7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng điểm nhìn trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [19; 113]. Nói một cách khác, việc lựa chọn chỗ đứng để nhìn và quan sát của nhà văn có thể tạo ra khả năng nhìn thấy được những điều mà người khác không thấy, tạo nên sự mới mẻ, độc đáo cho tác phẩm. Chính vì vậy, điểm nhìn là một trong những vấn đề quan trọng của tự sự học hiện đại. Trong những năm gần đây, lý luận điểm nhìn nghệ thuật đã được giới nghiên cứu văn học
quan tâm, vận dụng để phân tích những tác phẩm có sự cách tân về phương diện thi pháp.
Trong văn xuôi nghệ thuật truyền thống, do đề cao tuyệt đối vai trò của mình, nhà văn thường đứng ở điểm nhìn bên trong và toàn tri. Nhà văn là người “biết tuốt”, thông suốt mọi thứ và “chỉ đạo” hành động, tâm lí, ngôn ngữ của nhân vật đến sự tiếp nhận của độc giả. Nhưng đến với thời kì đổi mới văn xuôi nghệ thuật đương đại đã chối từ vị trí độc tôn của nhà văn và theo đó điểm nhìn cũng được đa dạng hóa, trao cho nhiều đối tượng, tạo ra một cục diện đa chiều, đa âm, phức tạp hơn trước. Có điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và sự dịch chuyển cũng như gấp bội điểm nhìn. Và thủ pháp “dòng ý thức” đã giúp cho điểm nhìn trần thuật trở nên linh hoạt hơn.