Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc tạo dựng thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 69 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc tạo dựng thời gian nghệ thuật

Văn học nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động của con người, một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh, cải tạo bản thân và thế giới chung quanh theo quy luật của cái đẹp. Chính bởi sáng tạo và hoạt động theo quy luật đặc thù đó nên các phạm trù thời gian, không gian nghệ thuật cũng mang những nét khu biệt. Khác với các hình thái ý thức xã hội khác (như khoa học, chính trị, đạo đức,…) nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người. Trong đó, nghệ thuật ngôn từ thuộc nhóm các nghệ thuật động, là nghệ thuật thời gian, hình tượng văn học, về mặt hình thức được khai triển trong thời gian (tính tuần tự của văn bản). Tìm hiểu thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu văn học. Đây là một phạm trù mĩ học tuy chưa có tính phổ biến rộng rãi nhưng hoàn toàn không xa lạ bởi nó toát lên từ các nguyên lí cơ bản của mĩ học, xem văn học là thế giới nghệ thuật đặc thù, không đồng nhất với thế giới thực tại. Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu tố của nó. Thời gian

nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học,thời gian nghệ thuật là “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật” [19; 264]. Trong tiểu luận “Những hình thức thời gian và không – thời gian trong tiểu thuyết” (1937 – 1938), M.Bakhtin là người đầu tiên đề xuất khái niệm “chronotope” như một thuật ngữ công cụ trong nghiên cứu văn học: Chúng ta dùng khái niệm chronotope (không – thời gian để chỉ mối liên hệ bản chất giữa không gian và thời gian được thể hiện một cách nghệ thuật trong văn học. Thuật ngữ này được vay mượn từ trong toán học, nó là một yếu tố quan trọng trong thuyết tương đối của Einstein. Trong khung không – thời gian của các tác phẩm văn chương, các tín hiệu không gian và thời gian hòa quyện lại trở thành một chỉnh thể cụ thể, cảm tính và mang tính tổ chức cao. Thời gian trở nên ken dày, hữu hình một cách nghệ thuật, và không gian cũng có độ căng và phản ứng theo những vận động của thời gian và cốt truyện. Như vậy, trong mối quan hệ này, thời gian đóng vai trò là phạm trù nền, phạm trù căn bản (primacy category). Tùy theo sự chiếm lĩnh thời gian trong văn học mà sẽ có một hình thức, một kiểu tổ chức không gian tương ứng với nó.

Thời gian là phương thức tồn tại của tác phẩm văn học. Hình tượng thời gian là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tiếp nhận toàn vẹn thế giới nghệ thuật và cấu trúc của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Truyện bao giờ cũng có chuyện nói về một thời kì và ở vào một thời điểm nhất định nào đấy. Thực chất việc tái hiện thời gian trong văn học là sự miêu tả sự vận động của cuộc sống, là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm lí của con người trước các biến cố, sự kiện. Với những khao khát khám phá và tái hiện chân thật thế giới tâm hồn phức tạp và bí ẩn của con người, tiểu

biểu nhằm thể hiện những dòng suy nghĩ vô cùng hỗn độn của con người. Thời gian bị cắt khỏi trục của nó, không trôi đi theo cách thông thường nữa. nhằm tái hiện những khoảnh khắc trong suy nghĩ, tâm tưởng của con người, các chiều thời gian trong hiện tại bị cắt bớt đi, chỉ còn giây phút hiện tại luôn tồn tại vĩnh cửu. Khi khoảnh khắc hiện tại thâu tóm vào nó cả ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai, đó chính là thời gian hòa trộn, đồng hiện – một nét đặc sắc của nghệ thuật thời gian thế kỉ XX. Đây là một thủ pháp độc đáo gắn liền với dòng ý thức. Dòng ý thức đã cắt bỏ các chiều của thời gian để thể hiện sự trôi chảy không ngừng của các ý nghĩ như nó vốn thế.

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 69 - 71)