Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 71 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Thời gian đồng hiện

Như đã trình bày ở trên, thủ pháp “dòng ý thức” được hiểu như “một dòng chảy, một dòng sông trong đó các ý nghĩ, cảm xúc, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau”. Trong quá trình hình thành tác phẩm thì hình thức kết cấu cũng có sự thay đổi. Trong văn xuôi nghệ thuật trước đây, các tác phẩm thường có kết cấu thời gian tuyến tính nghĩa là việc gì trước xảy ra trước việc gì sau xảy ra sau, cứ thế tiếp nối thành một mạch truyện hoàn chỉnh. Nhưng trong văn xuôi có sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” thì có sự đồng hiện về thời gian nghĩa là “đồng hiện thời gian cho phép sự đan cài hai loại thời gian: thời gian tuyến tính và thời gian phi tuyến tính. Trong văn học, thời gian phi tuyến tính còn được gọi là thời gian tâm lý, để phân biệt với thời gian vật lý. Thời gian phi tuyến tính có ba trạng thái cơ bản: thời gian ảo giác, thời gian giấc mơ và thời gian hồi tưởng” [26; 132]

Trong Thế giới xô lệch, thời gian nghệ thuật rất đa dạng và phức tạp. Đó là sự hòa trộn thực hư, quá khứ - hiện tại, thời gian đồng hiện,… Chính yếu tố thời gian nghệ thuật đã giúp cho dòng ý thức của nhân vật diễn tiến một cách dễ dàng, không gò bó và đạt hiệu quả cao trong việc phản ánh chính thế giới nội tâm của bản thân cũng như phóng chiếu vào các nhân vật khác. Chúng tôi sẽ làm rõ hai tuyến thời gian chủ yếu của phương pháp dòng ý thức trong Thế giới xô lệch của Bích Ngân. Đó là thời gian hòa trộn quá khứ - hiện tại và thời gian hiện tại đồng hiện trong tâm tưởng

dòng ý thức của nhân vật “tôi”. Thời gian đồng hiện xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm, nó thể hiện giống như lối quay của phim ảnh. Lúc thì cảnh ở nhà, lúc thì cảnh

ở cơ quan người cha làm việc, lúc thì ở căn tin cô vợ đang làm, hay ở cơ quan của chị gái, nhà anh trai,… Điều quan trọng nhất, thời gian hiện thực đồng hiện theo lối như điện ảnh đó đều tập trung thể hiện qua dòng ý thức, suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

Từ ngôi nhà cũ kĩ đang ở, anh thương binh quay số gọi cho cha mình ở một cơ quan nhà nước, cuộc gọi vừa kết thúc, đầu dây bên kia vọng lại tiếng tít…tít… thì lập tức dòng suy nghĩ của nhân vật diễn ra thật sống động cảnh sinh hoạt nơi cơ quan:

“[…] Trong mớ âm thanh vừa quen thuộc vừa vô cảm đó. Tôi thấy ba tôi đang gồng gánh cái khối công việc vừa cụ thể vừa vô hình. Ông đứng ngồi đi lại trong phòng làm việc đặt ở tầng hai của tòa nhà được làm trụ sở hành chánh, nơi có cửa sổ mở về hướng đông. Từ phòng làm việc, qua tấm rèm màu xanh da trời được kéo lên, ông có thể nhìn xuống khuôn viên biệt lập bởi cánh cổng sắt và hàng rào bê tông. Hàng rào cao khỏi đầu người và cũng được quét vôi màu xanh cùng màu với rèm cửa. Khuôn viên rộng có lối đi dành cho xe và lối cho người đi bộ. Trong khuôn viên, cây và hoa được trồng trong những cái bồn có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, dường như lúc nào cũng xanh, cũng ra hoa…

Từ khung cửa sổ, ba tôi còn nhìn thấy người và xe ngược xuôi trên những con đường, những con đường rẽ đi nhiều ngã […]” [30; 13-14]

Khi rỗi rảnh ở nhà hay những lúc nhặt rau giúp mẹ, nhân vật “tôi” lại hướng dòng suy nghĩ mình đến người vợ, anh hình dung quanh cảnh nơi căn tin vợ anh làm, thậm chí theo dòng ý thức của anh còn mở ra một số quanh cảnh khác nơi mà vợ anh đi qua:

“[…] Lúc này, cũng có thể, ở nhà bếp của cái căn tin có những dãy bàn phủ tấm nhựa in hoa như nhau và những chiếc ghế cũng giống hệt nhau, vợ tôi cũng đang lúi híu lặt rau như tôi nhưng tôi biết, tâm trí cô không nghĩ về người chồng tật nguyền ở nhà […]” [30; 246]

“[…] Tôi nhìn thấy cô, hình dung lúc cô làm việc ở căn tin, cái căn tin nằm sát góc đường tuy vẫn trong khuôn viên cơ quan, kê được mấy chục cái bàn, có mở thêm cánh cổng phụ nên khách bên ngoài vào ăn cũng khá đông. Tôi thấy cô lúc tất bật bưng bê, lúc rỗi việc lại lân la bắt chuyện với cánh lái xe và được anh tài xế “cái gì

mặt tía tai, lúc cười khúc khích. Rồi thấy cô trên đường đi, thấy cô ngủ gật trong lớp, thấy cô tươi tỉnh trong vòng tay của những gã bạn nhảy […]” [30; 220]

Qua những dòng suy tư của nhân vật “tôi” các cảnh quanh thời gian ở hiện thực đã hiện lên thật rõ nét. Thời gian hiện thực đồng hiện ngoài việc làm sinh động các bối cảnh tiểu thuyết, nó còn giúp ta thấy cái nhìn của nhân vật “tôi” đối với những nhân vật khác, đặc biệt là cô vợ. Hình ảnh cô vợ được sử dụng thời gian đồng hiện khá nhiều, chính vì nhân vật “tôi” luôn yêu thương, quan tâm và dõi theo vợ mình. Trong mọi hoạt động của mình nhân vật “tôi” đều liên tưởng đến vợ anh. Như hai dẫn chứng đã trình bày, chúng tôi cũng đưa ra thêm một dẫn chứng xúc động khác:

“[…] Đôi lúc tôi lại bào chữa cho vợ tôi mà thực ra là để xoa dịu chính mình, rằng, công việc làm một nhân viên phục vụ ở căn tin, cô không thể ra về đúng giờ được. Chờ mọi người ăn uống xong, cô còn phải bưng bê, dọn rửa, lau chùi; chưa kể phải đợi những gã lắm lời chẳng khác gì anh tài xế của ba tôi, cứ ngồi lẳng nhẳng bên chai bia.

Tôi hình dung ra cái công việc tất bật vất vả mỗi ngày của vợ và hình dung cả những tình huống khó chịu và khó xử mà vợ tôi phải đối mặt, lại thấy thương, thấy xót […]”

[30; 224-225]

Thời gian đa tuyến trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được bao phủ bởi những ám ảnh, những giấc mơ bất chợt ùa về. Ở đây, thời gian luôn đan xen nhau, có quá khứ trong hiện tại, quá khứ trong quá khứ, hồi tưởng trong hồi tưởng. Dòng hồi ức của nhân vật Kiên không tuân theo thời gian lịch sử, cùng lúc Kiên mộng mị cả về tình yêu và chiến tranh…Những kí ức của năm tháng chiến tranh được đặt bên cạnh những sự kiện đang diễn ra hiện tại đã tác động phá vỡ thời gian tuyến tính trong tác phẩm. Thời gian hồi tưởng trong tác phẩm bị xáo trộn: mùa mưa 1974, năm 1968, năm 1965, trước khi chiến tranh xảy ra trước năm 1965, cuối mùa thu năm 1976, sau năm 1976,… Thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh gắn liền với thời gian sự kiện là thời gian của các mốc lịch sử. Tuy nhiên do đi theo dòng ý thức của nhân vật Kiên nên tiến trình thời gian lịch sử ấy mờ đi thay vào đó là sự kiện tâm trạng nhân vật. Vì trôi chảy theo dòng cảm xúc của nhân vật nên thời gian thường bị nhòe đi, sự đan xen

thời gian quá khứ với thời gian hiện tại khiến cho người đọc cảm nhận được sự trôi chảy thời gian theo dòng cảm xúc của nhân vật chứ không đơn thuần là sự trôi chảy thời gian theo quy luật khách quan. Theo dòng thời gian hồi tưởng, Kiên nhớ về những năm tháng chiến tranh khốc liệt, những chiến sĩ hữu danh và vô danh, người còn sống sau chiến tranh và những người mãi mãi ở lại “gác rừng”… Kiên sống lại trong khoảng thời gian xảy ra những biến cố lịch sử: “Trong mưa đại bác vang rền nặng nề thúc giục dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một mùa mưa lung gỡ đang áp tới bên trời…Vào tháng chín ấy quân ta húc mạnh ở vòng đai phòng thủ thị xã Công Tum, chiến sự lớn lao làm chuyển rung như muốn bay bật từng thước vuông miền cánh Bắc [33; 15] . Đan xen với những kí ức chiến tranh, Kiên nhớ về mối tình đầu với Phương “Kiên nhớ rằng trong suốt đời lính B3 chỉ có đôi ba lần nỗi nhớ Phương thật sự biến thành ám ảnh” [33; 140] Tình yêu mà Kiên dành cho Phương là tình yêu vượt thời gian, bất chấp những núi non tội lỗi, những điều tiếng xấu xa mà người ta đồn về nàng “Phương của anh vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn ở ngoài mọi thời buổi. Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp”[33; 251]

Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh luôn có sự dao động giữa cõi thực và cõi mộng “người lái xe ngủ trong ca bin còn Kiên lên thùng xe nằm mắc võng một mình…Tự nhiên có cảm giác là tuồng như có tiếng xe bỗng dưng rời chỗ, im lìm lăn bánh, chạy êm ru, không động cơ, không cần người lái, một mình mộng du trên con đường rừng cô quạnh” [33; 5-6]. Để tạo nên sự đồng hiện, Bảo Ninh đã kết nối một số điểm giữa hiện tại và quá khứ tạo từ sự hữu thức và vô thức của nhân vật “Bữa đó Kiên uống suốt đêm nhưng mãi đến gần sáng đầu óc anh mới bắt đầu sóng sánh. Những bức tường kính như tan thành khói, nền nhà uốn sóng dập dềnh. Thốt nhiên, Kiên sững người. Cô gái hôm qua nằm chết trần truồng ở cửa Hải Nam, giờ đây đã vứt bỏ tấm vải liệm bằng rèm cửa sổ, và cả bộ đồ người ta mặc vào cho cô trước lúc đi chôn cũng rũ tuột, lõa lồ khủng khiếp bơi tới với anh. Bộ ngực trắng bệch, mái tóc lòa xòa rối rũ rượi, cặp mắt huyền đầy kiến, đôi môi méo mó nở nụ cười vàng ệch kinh khủng. Song, Kiên không thấy sợ, không thấy ghê tởm trước cái ảo giác lạnh cứng này, mà trái lại. Thương xót não nề, tim anh thắt đau. Đây là một con người bị

Như vậy thời gian hiện hữu (thời gian hiện tại, mốc lịch sử) và thời gian hồi tưởng (thời gian của kí ức chiến tranh, kí ức tình yêu) và thời gian giấc mơ của tác phẩm này tồn tại song song và đều được tái hiện theo dòng chảy ý thức của nhân vật. Thời gian đồng hiện trong Nỗi buồn chiến tranh góp phần khám phá chiều sâu trong tâm lý con người và góp phần tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến tranh vừa qua của dân tộc.

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)