Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang.. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hưng
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Văn Hưng
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào trước đây
Tác giả
Lê Văn Hưng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy tôi trong khoảng thời gian học tập vừa qua (2011 – 2013) Đặc biệt, để bài luận văn đi đúng hướng và hoàn thành đúng
kế hoạch, tôi đã được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.ĐẶNG VĂN PHAN Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, cảm ơn Thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em làm luận văn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thư Viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ; đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể hoàn thành bài luận văn này
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Địa Lý Học – K22; các bạn bè; đã có những đóng góp ý kiến bổ sung vô cùng bổ ích để bài Luận Văn của tôi được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến Sở VHTT và Du Lịch tỉnh Tiền Giang, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang và các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã giúp tôi trong việc cung cấp tài liệu, số liệu để bài luận văn đảm bảo được độ chính xác và khoa học Cảm
ơn đến tất cả các du khách đã giành khoảng thời gian quí báo của mình để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Văn Hưng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
5 Quan điểm nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 11
7 Cấu trúc luận văn 17
8 Đóng góp của luận văn 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 18
1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch 18
1.1.1 Khái niệm Du lịch 18
1.1.2 Khái niệm khách du lịch 19
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 19
1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái 23
1.3 Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn 24
1.4 Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 25
1.4.1 Khái niệm “miệt vườn” 25
1.4.2 Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 25
1.4.3 Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 26
1.4.4 Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” 26
1.5 Sự hài lòng 27
1.6 Tổng quan đề tài nghiên cứu 28
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG 29
2.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang 29
2.1.1 Vị trí địa lý 29
2.1.2 Dân cư 29
Trang 62.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng 29
2.1.4 Khí hậu 31
2.1.5 Thủy văn 31
2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 32
2.2.1 Điều kiện kinh tế – xã hội 32
2.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 33
2.2.3 Hệ thống dịch vụ xã hội 35
2.2.4 Nguồn nhân lực 36
2.3 Hiện trạng hoạt động du lịch 37
2.3.1 Khách du lịch 37
2.3.2 Cơ cấu nguồn khách du lịch 37
2.3.3 Doanh thu du lịch 39
2.3.4 Đầu tư phát triển du lịch 40
2.3.5 Cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 41
2.3.6 Một số điểm vườn du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 43
2.4 Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang 47
2.4.1 Đặc điểm khách du lịch đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang theo kết quả khảo sát 48
2.4.2 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang 57
2.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chung của du khách bằng phương pháp hồi qui tương quan đa biến 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG 80
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 80
3.1.1 Những tồn tại và nguyên nhân của loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang 80
3.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 83
3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 86
3.2 Các nhóm giải pháp chung 87
3.2.1 Giải pháp về an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách 87
3.2.2 Giải pháp về kinh tế 88
3.2.3 Chính sách phát triển du lịch 88
3.3 Các nhóm giải pháp cụ thể 89
Trang 73.3.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 89
3.3.2 Hợp tác đầu tư cùng với các tỉnh ĐBSCL và thu hút vốn đầu tư nước ngoài 91
3.3.3 Xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” 91
3.3.4 Xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” thành loại hình du lịch đặc trưng 92
3.3.5 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 92
3.3.6 Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
Trang 8Hòa cùng với “nhịp đập” phát triển kinh tế của quốc gia, Tiền Giang là một trong
những tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch Được thiên nhiên và tạo hóa ưu ái với tài nguyên tự nhiên phong phú, Tiền Giang đã hình thành nên ba vùng sinh thái rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất
là du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” “Nằm dọc sông Tiền của các huyện Cái Bè,
Cai Lậy, Châu Thành là vùng sinh thái nước ngọt với các cù lao cây trái xanh tươi, các khu dân cư và những kênh, rạch chằng chịt, mênh mông sông nước Về phía Biển Ðông là vùng sinh thái ngập mặn của khu du lịch biển Tân Thành - Hàng Dương, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ biển và nối tuyến với Cồn Ngang, một cù lao hoang sơ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách Tỉnh còn có vùng sinh thái ngập mặn Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, có hệ sinh thái độc đáo, nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, dành cho các nhà nghiên cứu và các du khách ưa tìm hiểu, khám phá”
Dựa trên thế mạnh du lịch sinh thái, lòng mến khách cùng cuộc sống hiền hòa vùng sông nước, Tiền Giang hội đủ những yếu tố thu hút du khách Ðến đây, họ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền và đắm
Trang 9mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong cách Nam Bộ, vừa trữ tình, vừa phóng khoáng
Từ những thế mạnh nêu trên, du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” nói riêng đã và đang đem lại sự hài lòng cho du khách hay chưa? Yếu tố
nào quyết định sự hài lòng cho du khách? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài Đánh giá mức độ
hài lòn g của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang để đánh giá, phân tích làm rõ vấn đề này
2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chung của đề tài là đi sâu nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của du khách đối
với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tại địa bàn khảo địa là tỉnh Tiền
Giang Qua đó, bằng các phương pháp phân tích, đánh giá khoa học nhằm làm sáng tỏ mức
độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch này Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số
định hướng và giải pháp thúc đẩy ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch “Miệt vườn – Sông nước” của tỉnh Tiền Giang nói riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
2.2 Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng quan một số vấn đề lí luận về du lịch, du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” và sự hài lòng của du khách Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang
- Đánh giá và phân tích sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái
“Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang
- Đề xuất những định hướng và các giải pháp nhằm mục đích kích thích, phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn sự hài lòng của du khách
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách thông qua khách du
lịch trong và ngoài nước đã và đang tham gia tour du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông
nước” tại tỉnh Tiền Giang
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 10Đề tài chỉ tập trung đánh giá và phân tích mức độ hài lòng của du khách đối với loại
hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” nhằm mục đích phát triển du lịch
- Phạm vi thời gian: Thực hiện trong 12 tháng
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đây là đề tài du lịch “Miệt vườn – Sông nước” ở
tỉnh Tiên Giang nên không gian nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung trên địa bàn của tỉnh Cụ
thể đó là các địa điểm du lịch “Miệt vườn – Sông nước” như: Cù lao Thới Sơn; Cù lao Tân
Phong; Cù Lao Ngũ Hiệp; Chợ nổi Cái Bè; Vườn cây ăn trái Cái Bè; Sông Tiền;… Đây là những địa danh tập trung thu hút nhiều du khách du lịch tham quan nhất, làm cở sở nghiên cứu của đề tài
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ không kém phần quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia Cùng với nền kinh tế thị trường trong thời
kỳ hội nhập đã làm cho đời sống của người dân ngày một tăng lên Nhu cầu về du lịch cũng như nghiên cứu về du lịch sinh thái ngày càng nhiều, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như:
Tổng cục du lịch – Hội thảo du lịch sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long –
TP Long Xuyên An Giang năm 2006 Đề tài tóm tắt vấn đề thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái – văn hoá ở đồng bằng sông Cửu Long
Dương Quế Nhu – Ðánh giá mức dộ thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách quốc tế tại Cần Thơ – ÐHCT năm 2004 Ðề tài đưa ra những cơ sở lý luận, những nhận xét đánh giá của khách quốc tế về du lịch sinh thái TP Cần Thơ và giải pháp phát triển
Phạm Lê Hồng Nhung – Ðánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch
H omestay ở Tiền Giang – ÐHCT năm 2006 Ðề tài đưa ra những cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch Homestay ở Tiền Giang
Nguyễn Thanh Sang – Đánh giá tiềm năng phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu – Luận văn cao học năm 2006 Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu Trong đó, các yếu tố trọng tậm là:
- Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu
- Đánh giá tính hấp dẫn và tính đa đạng sinh học của các tuyến điểm du lịch
- Đánh giá cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các tuyến điểm du lịch
Trang 11- Đề xuất các tuyến điểm du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn – Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù lao tỉnh Tiền Giang để phát triển bền vững, Tuyển tập báo cáo Hội
nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện ST&TNSV – Viện KH&CN phía Nam Báo cáo đã phân tích hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững báo cáo cho rằng: Tiền Giang có những lợi thế về điều kiện tự nhiên: sông nước mênh mông, trên cù lao cây trái bạt ngàn,…tạo sự hấp dẫn cho du khách đến tham quan Vườn nhà ở cù lao không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho cư dân nơi đây bằng những sản vật từ nông ngư nghiệp, mà việc kết hợp phát triển du lịch hợp lý trên mảnh vườn cây ăn trái, tận dụng thời gian nông nhàn đã góp phần tăng thu nhập đáng kể cho một số hộ nhà vườn nơi đây
Hội thảo quốc gia về phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch – Vườn cây ăn trái gắn với du lịch miệt vườn, 21/4/2010 tại Tiền Giang Nội dung tham luận của các nhà quản
lý, nhà nghiên cứu du lịch, nhà kinh doanh du lịch và nhà vườn đã đánh giá đúng tình hình thực tế của du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long Bên cạnh những mặt đạt được thì du lịch miệt vườn vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ sở hạ tầng yếu kém, hoạt động kinh doanh du lịch còn đơn điệu, đội ngũ tiếp viên chưa chuyên nghiệp, các hoạt động lưu trú, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức Hội thảo còn là dịp để các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà vườn gặp nhau giao lưu và tham quan thực tế mô hình làm du lịch miệt vườn tại Tiền Giang
Cao Thị Tuyết Lan – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Đề tài đã khái quát hệ thống lý
luận về đặc điểm, vai trò của du lịch sinh thái Đặc trưng cơ bản trong sản phẩm du lịch sinh thái là yếu tố tự nhiên, để đưa du khách trở về gần với thiên nhiên núi rừng, sông suối và cảnh những sinh hoạt văn hóa, hoạt động sản xuất của người dân bản địa Đề tài cũng đã phân tích sự phân bố các tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh của vùng ĐBSCL,
và chỉ ra các tuyến du lịch mà vùng có thể khai thác làm du lịch sinh thái như: tuyến du lịch Long An – đồng Tháp; tuyến Tiền Giang – Bến Tre; tuyến Cần Thơ – Châu Đốc – An Giang; …Qua đó tác giả cũng đưa ra nhiều kiến nghị trên cơ sở các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách có tính khả thi cao
Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông (2011) – Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ Đề tài cho
Trang 12rằng, vườn quốc gia Tràm Chim là vườn quốc gia đầu tiên ở vùng ĐBSCL Trong những năm qua, vườn quốc gia đã được quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc phát triển du lịch ở đây như: sản phẩm du lịch trùng lắp giữa các tuyến, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ, cơ sở vật chất cò thiếu,…Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
Ngoài ra, còn có rất nhiều tài liệu khác nghiên cứu về du lịch sinh thái trong nước và trên thế giới Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ mạng tính chất khái quát, định hướng chung dựa trên các cơ sở lý luận và số liệu thu thập để đưa ra những giải pháp phát triển cho ngành du lịch Các đề tài thường chú trọng đến khía cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở các hệ sinh thái tự nhiên Chưa có đề tài nào nghiên cứu đi sâu vào
mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”
ở tỉnh Tiền Giang Đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái
“Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách
khoa học, thiết thực và toàn diện về vấn đề hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch đặc trưng của miệt vườn, sông nước mà những nơi khác không có được Bên cạnh đó, đây còn là cơ sở cho việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung và loại hình du lịch miệt vườn, sông nước nói riêng
5 Quan điểm nghiên cứu
5.1 Quan điểm tổng hợp
Những đặc điểm về ngành dịch vụ du lịch chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động
và hỗ trợ qua lại lẫn nhau Chính vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề này cũng như để cho ngành du lịch phát triển lâu dài thì chúng ta không chỉ xem xét vấn đề một cách phiến diện, thiên về tự nhiên hay là thiên về các điều kiện kinh tế - xã hội, mà chúng ta cần phải đặt chúng trong mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển
Một biểu hiện cụ thể mà chúng ta có thể thấy rõ là trong quá trình hoạt động du lịch Nếu như chúng ta chỉ có các yếu tố như: cảnh quan vườn cây ăn trái; sông nước hữu tình;…mà thiếu đi sự hỗ trợ của các phương tiện như: Tàu thuyền vận chuyển; du khách đến
Trang 13tham quan; nhân viên phục vụ;… thì ngành du lịch sẽ khó có điều kiện để họat động và phát triển tốt
Nhưng ngược lại, nếu như có sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố trên thì kết quả đạt được cũng sẽ ngược lại, tức là chất lượng dịch vụ du lịch sẽ cao hơn, du khác đến tham quan nhiều hơn và đảm bảo được sự hài lòng, tính ổn định lâu dài trong quá trình hoạt động cũng như trong quá trình phát triển ngành du lịch của địa phương
5.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Cũng giống như các ngành kinh tế khác, du lịch cũng có những lúc thăng trầm của mình trong quá trình hoạt động phát triển Chính vì vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực này ta cũng cần phải có sự hiểu biết về ngành du lịch, các loại hình du lịch của tỉnh trong quá khứ
và hiện tại
Trên cơ sở đó, ta mới có thể xác định mục tiêu phương hướng cụ thể để khắc phục khó khăn, đồng thời đưa ra những định hướng cho sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” trong tương lai được hoàn thiện hơn, vững chắc hơn Qua đó,
có thể đem lại sự hài lòng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước và đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp phân tích cho từng nhiệm vụ
Đối với nhiệm vụ 1 sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp các phương pháp
sơ đồ, bản đồ để làm rõ vấn đề
Đối với nhiệm vụ 2 sử dụng phương pháp kiểm định thang đo Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp phương pháp hồi qui
đa biến để đánh giá sự hài lòng của du khách
Dựa trên những kết quả đánh giá và phân tích, đề xuất những giải pháp thực hiện nhiệm vụ thứ 3
Trang 14tạp chí du lịch Việt Nam,… ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ báo đài, Internet, ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, chính quyền địa phương và những nguồn cơ sở dữ liệu có liên quan
Thông qua nguồn tư liệu này, tác giả đã tổng hợp, đúc kết và chọn lọc những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2.2 Số liệu sơ cấp
Du lịch là một trong những ngành khá phức tạp, chính vì vậy mà sản phẩm du lịch cũng mang tính trừu tượng Do đó, việc đánh giá đúng một sản phẩm cũng như một hình thức du lịch không thể dựa vào định tính, mà cần phải thông qua kết quả từ khách du lịch
Đối với bài nghiên cứu này, số liệu sơ cấp được tác giả thiết lập trên cơ sở bảng câu hỏi phỏng vấn, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhằm hạn chế tối đa việc sai số trong quá trình thu thập thông tin từ đối tượng du lịch Bảng hỏi được tác giả chuẩn bị
kỹ theo một cấu trúc nhất định về số lượng câu hỏi cũng như nội dung Bảng hỏi được phát trực tiếp cho đối tượng, đối tượng có thể trả lời trực tiếp bằng cách nghe câu hỏi mà chọn đáp án sau khi phỏng vấn viên đọc câu hỏi hoặc tự điền vào phiếu sau đó phỏng vấn viên sẽ
thu phiếu lại sau khoảng thời gian nhất định
Về kích cở mẫu (phiếu phỏng vấn): Theo các nhà nghiên cứu thì để có được kích cở mẫu có ý nghĩa thì số mẫu điều tra phải đạt từ 50 mẫu trở lên Dựa vào thực trạng khách du
lịch sinh thái tham quan du lịch “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang những năm gần
đây, tác giả đã xác định kích cở mẫu cần điều tra là 300 mẫu
Trong đó, 2 điểm du lịch thu hút khách nhiều nhất tham gia loại hình du lịch này là khu du lịch sinh thái miệt vườn Cù lao Thới Sơn (Cồn Lân) và khu du lịch sinh thái miệt vườn Cái Bè Ngoài ra, còn có cù lao Tân Phong; cù lao Ngũ Hiệp cũng là những địa phương thu hút nhiều du khách tham quan du lịch miệt vườn Theo thống kê của Sở VHTT
và Du Lịch thì đến cuối năm 2012 tổng số lượt khách du lịch đến tham quan tại 2 khu du lịch này đạt 688.234 lượt khách (chiếm khoảng 58.9%) tổng số khách đến Tiền Giang
Bảng 1 Khách du lịch phân theo khu vực giai đoạn 2007 – 2012
2
Trang 15(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Tiền Giang)
Căn cứ vào bảng trên, ta có thành phần khách du lịch sinh thái miệt vườn năm 2012 như sau: Khu du lịch cù lao Thới Sơn (cồn Lân) 594 112 lượt : Khu du lịch Cái Bè 94 122
lượt, tương ứng với tỷ lệ 1: 0,16 Vì vậy, theo tỷ lệ có được nếu muốn có 300 mẫu du khách
đến tham quan du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang thì tác giả cần phỏng vấn 259 mẫu
ở KDL cù lao Thới Sơn và 41 mẫu ở KDL Cái Bè
Bên cạnh đó, trong 594 112 lượt khách đến KDL cù lao Thới Sơn thì có đến 478 634 lượt khách quốc tế chiếm 80,6% Do đó, để thu thập 259 mẫu ở Thới Sơn thì tác giả cần phải thu thập 209 mẫu khách quốc tế và 50 mẫu khách nội địa
Ở KDL Cái Bè trong tổng số 94 122 lượt khách du lịch thì có 64 058 lượt khách quốc
tế chiếm 68,1% Do đó, để thu thập 41 mẫu ở Cái Bè thì tác giả cần phải thu thập 28 mẫu khách quốc tế và 13 mẫu khách nội địa Ta có bảng phân phối số mẫu điều tra cụ thể như sau:
Bảng 2 Phân phối số mẫu điều tra khách du lịch “Miệt vườn – sông nước”
Điểm/Khu du lịch miệt vườn Số mẫu phát ra
(Mẫu) Tỷ lệ (%)
Số mẫu đạt yêu cầu (Mẫu)
Tỷ lệ (%)
Trang 16(Nguồn: Phân tích mẫu phỏng vấn của tác giả, 2013)
Với bảng phân phối số mẫu điều tra như trên, tác giả đã phát ra 300 mẫu Trong đó,
số mẫu thu về đạt yêu cầu nghiên cứu là 295 mẫu Như vậy, số mẫu thực tế tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là 295 mẫu (295 phiếu phỏng vấn điều tra trực tiếp du khách)
6.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Để phân tích số liệu hay các thông tin định lượng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 Các đáp án trả lời sẽ được mã hóa và sử dụng các phép tính trong SPSS để tính toán chính xác, nhằm khẳng định các số liệu thu được có đảm bảo tin cậy, chính xác và có nhiều lợi ích hay không Qui trình xử lý và phân tích số liệu tiến hành như sau:
Bảng 3 Tiến trình thực hiện xử lý số liệu
1
- Khai báo biến
- Mã hóa câu hỏi thành các biến độc lập
- Mã hóa tên biến
2
- Nhập số liệu và làm sạch số liệu
- Loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu
- Loại bỏ các trường hợp trả lời bất thường
- Kiểm tra độ chính xác của số liệu nhập
3
- Phân tích các biến dữ liệu
- Chọn kiểu thang đo
- Đánh giá mức độ phù hợp của từng biến
- Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha
4
- Ứng dụng phép toán thống kê mô tả, kiểm định mức độ tin cậy của câu hỏi
- Tính tần suất (%), trung bình, độ lệch chuẩn
- Phân tích nhân tố khám phá EFA, ANOVA giữa các nhóm mẫu
- Phân tích hồi quy tương quan đa biến
5 - Lập các bảng biểu, đánh giá và giải thích kết quả
(Nguồn: Tác giả)
6.3.1 Phương pháp Thống kê mô tả (phân tích tần số)
Thống kê mô tả hay phân tích tần số là một trong những phương pháp nhằm thống kê
dữ liệu Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số,
Trang 17đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này
Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn
Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK ta có kết quả
6.3.2 Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach Alpha
Kiểm định thang đo Cronbach Alpha nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các biến quan sát với các biến tiềm ẩn nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu để thang đo đạt độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho phép qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha Theo các nhà khoa
học, hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt độ tin cậy khi có hệ số > 0.60 và hệ số tương quan biến – tổng > 0.30 thì thang đo được đánh giá là đạt tiêu chuẩn và có độ tin cậy cao
Tiến trình kiểm định thang đo trong phần mềm SPSS như sau: Nhập dữ liệu -
chọn menu Analyze - chọn Scale - chọn Reliabillity Analysic - chọn các chi tiết trong
hộp thoại - chọn Statistics – chọn Ok ta có kết quả
6.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
EFA là một phương pháp định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998)
Nói cách khác, phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một biến)
Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến
- Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến
- Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến
Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung F1= wi1x1 + wi2x2 +…+wikxk
Trong đó:
F1 :Ước lượng nhân tố
w: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố
k: Số biến
Trang 18Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai Các nhân tố có thể được ước lượng điểm nhân tố của nó Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai…
Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu
Analyze - chọn Data Reduction - chọn Factor - chọn các chi tiết trong hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scores and options, - chọn Ok ta có kết quả
6.3.4 Phương pháp hồi qui đa biến tuyến tính bội
Phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính bội nhằm mục đích kiểm định mối quan
hệ giữa mức độ hài lòng với các nhân tố và khẳng định tầm quan trọng của từng nhân tố không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung Từ đó có những gợi ý chính sách tác động
cụ thể và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc ra quyết định
Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu
Analyze - chọn Regression - chọn Linear - chọn các chi tiết trong hộp thoại Linear Regression – chọn các chi tiết trong Statistics - chọn Ok ta có kết quả
6.4 Phương pháp biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu
Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu là một phương pháp mang tính chất khoa học Đó là những con số cụ thể được biểu diễn dưới hình thức những bảng số liệu chung, là những biểu đồ, bản đồ mang tính chất minh họa vấn đề Việc sử dụng biểu đồ, bản
đồ, bảng số liệu sẽ góp phần đem lại tính trực quan, sinh động cho bài nghiên cứu Sử dụng các biểu đồ và bản đồ để khái quát, phân tích và nhận xét làm rõ vấn đề đặt ra trong đề tài Đồng thời, đây cũng chính là những yếu tố mang tính chất minh chứng cho vấn đề đã đặt ra trong bài nghiên cứu, là cơ sở toán học giúp cho bài nghiên cứu đảm bảo được tính chính xác, logic và khoa học
6.5 Phương pháp điều tra thực địa
Thực địa là phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu các
vấn đề địa lý du lịch Đây là phương pháp truyền thống của địa lý học, với việc tiếp cận thực
tế địa phương (vùng nghiên cứu) người nghiên cứu sẽ tích lũy tài liệu thực tế một cách chính xác, cụ thể và khoa học nhất làm cơ sở cho việc hoàn thành luận văn
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành đi thực địa tìm hiểu cụ thể thực tế địa phương đó là tỉnh Tiền Giang Đặc biệt, đó là Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, các cơ quan, công ty du lịch đóng trên đại bàn khảo địa và du khách tham gia đi tour du lịch sinh
Trang 19thái “Mi ệt vườn – Sông nước” Tác giả còn tiến hành trao đổi với du khách, tiếp xúc với chủ
cơ sở điểm vườn du lịch để hiểu thêm về phong tục tập quán, và những chính sách của địa phương đối với việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế cho loại hình du lịch này
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương Cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận về du lịch, du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” và sự
hài lòng của du khách
Chương 2 Đánh giá và phân tích sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch
sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang
Chương 3 Giải pháp nâng cao mức dộ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang
8 Đóng góp của luận văn
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang là bài nghiên cứu khoa học Với mục tiêu làm sáng tỏ
mức độ thỏa mãn sự hài lòng của du khách, cũng như các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách Chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể về những gì mình đã đạt được và những
gì chưa đạt được đối với một loại hình sinh thái đặc trưng nhất của miền Tây Nam Bộ –
“Miệt vườn – Sông nước” đã và đang được khai thác trên địa bàn có tiềm năng lớn nhất là
tỉnh Tiền Giang Qua đó, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh nhà Đồng thời, đề tài cũng là một trong những công trình nghiên cứu
khoa học, có ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các ngành khoa học có liên quan, đóng góp vào việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang và giúp cho các sinh viên, học viên cao học có thể sử dụng nghiên cứu trong học tập
Việc nghiên cứu đề tài này là cơ hội để tác giả có thể đúc kết kinh nghiệm về kỹ năng lẫn kiến thức trong nghiên cứu khoa học Đề tài còn mở ra cơ hội trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà chuyên môn về lĩnh vực du lịch, nhà môi trường với nhau trên cơ sở xây dựng một ngành du lịch bền vững
Trang 20C HƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH
KHÁCH
1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch
1.1.1 Khái niệm Du lịch
Khái niệm “Du Lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và phong phú Theo nhiều tác giả nghiên cứu: Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống thường ngày của mình để nghĩ ngơi, công tác và các lý do khác” (WTO, 2002)
Thuật ngữ “Du Lịch” theo từ điển tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi
dạo Du lịch gắn liền với việc nghĩ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự di chuyển của họ
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất vì có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch
Theo I.I Pirôgionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời nên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Theo luận thuyết về du lịch của John Urry (2002: “Sự ngắm nhìn của du khách” lần đầu được xuất bản năm 1990 Nội dung như sau: “Sự ngắm nhìn của du khách hướng trực tiếp đến nét nổi bậc của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của họ thường không có” các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác nhau xa với trải nghiệm thường ngày”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Trang 21Tóm lại, du lịch là một khái niệm mở và có nhiều cách tiếp xúc Vì vậy, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể sự dụng các khái niệm cho phù hợp
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
*Điều kiện chung:
- Thời gian nhàn rỗi: một trong những tiêu chí được xác định trong khái niệm du lịch
là chuyến đi du lịch được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người (thời gian nghĩ phép; ngày nghĩ cuối tuần; thời gian nhàn rỗi khi đi công tác;…) Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được chuyến đi
- Thu thập và trình độ văn hóa: nền kinh tế phát triển sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên, do đó khả năng thanh toán cho những nhu cầu trong đó có nhu cầu du lịch trong nước và ra nước ngoài sẽ gia tăng Để có thể đi du lịch và tiêu dùng dịch vụ du lịch,
người ta phải có phương tiện vật chất đầy đủ Chính vì vậy, người đi du lịch không chỉ cần
có thời gian mà cần phải có đủ điều kiện mới có thể thực hiện được chuyến đi
- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triền du lịch
là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch Theo các chuyên gia của Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch
Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng như tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để cho sự hình thành và
ra đời của ngành du lịch địa phương Trên thực tế cho thấy, ở những quốc gia đang phát triển có nền kinh tế kém, lạc hậu mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng
Trang 22ngành du lịch vẫn không thể phát huy hết tiềm năng Vì vậy điều kiện kinh tế đóng vai trò quan trọng góp phần cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho du lịch
- Hệ thống giao thông vận tải: giao thông vận tải là “mạch máu” cho ngành du lịch
phát triển Từ lâu, giao thông vận tải đã trở thành nhận tố chính cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Trong những năm gần đây, với sự phát triển ngày càng hiện đại của lĩnh vực giao thông vận tải đã tạo nên bước ngoặc quan trọng đưa du lịch cũng như quảng bá du lịch đến quốc tế Giúp khách du lịch di chuyển nhanh hơn, đảm bảo được sự an toàn trong vận chuyển hoặc vận chuyển với giá rẽ
- Sự ổn định chính trị quốc gia:
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các
quốc gia, các vùng với nhau Nền chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của
du lịch quốc tế Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Nhật Bản là đất nước giàu
và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khăn cho phát triển du lịch,
có chăng chỉ phát triển du lịch bị động Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bị huỷ hoại nặng nề Bên cạnh đó, là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét
Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của
ngành du lịch Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiến tranh xung đột sẽ đảm bảo
cho việc thu hút khách du lịch Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có nền chính trị ổn định,
Trang 23hòa bình thường thu hút đông đảo khách du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn,
an toàn hơn cho tính mạng và tài sản của họ Ngược lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịch không phát triển được
*Điều kiện đặc trưng riêng
- Điều kiện tự nhiên: là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tiềm
năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phương Điều điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nước, sinh vật,…Cụ thể như sau:
+ Vị trí địa lý: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch Một điểm du lịch nằm
ở khu vực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện lý tưởng thu hút khách du lịch Ngược lại, với một vị trí không thuận lợi sẽ hạn chế lượng khách du lịch
+ Địa hình: địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa
chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh) Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người
Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái v.v…
+ Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó tác
động tới du lịch ở hai phương diện :
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch
- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch
+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh
+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao
+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú
Trang 24Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220
C – 270C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian
và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian
+ Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Đối với du lịch
thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun… Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000km đường bờ biển thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa)
Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một cửa sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10km trở lên Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ Chúng
ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v… Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ
+ Thảm thực vật: đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn
lớn khách du lịch Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống Hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), …
- Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn khác:
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó Mặt thứ hai
Trang 25có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục
vụ du lịch Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến)
Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi thu hút khách du lịch Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đời sống nơi cư trú của
cư dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hương, tham gia lễ hội,…
1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một số người, du lịch sinh thái đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép du lịch và sinh thái vốn đã quen thuộc Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, leo núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natourism – Based Tourism)
- Du lịch môi trường (Enviromental Tourism)
- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism )
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
Trang 26- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Tổ chức The International Ecotourism Society định nghĩa: du lịch sinh thái là loại hình du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương
Luật du lịch (2005) định nghĩa: du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
Theo Tổng cục du lịch (1999): Du lịch sinh thái ở Việt Nam có nghĩa là “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”
1.3 Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn
Theo GS.TSKH.Võ Huy Bá thì Ðất đai ÐBSCL ngày xưa dư thừa rất cần người canh tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi khác nữa Tá điền được cất nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một cuộc, một “cơ ngơi” rộng,
họ sống xa nhau Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng, có bầy trâu năm bảy con, có gia nhân nhưng trước sau họ sống hòa thuận, dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc như miền Bắc Từ đó “miệt vườn” hình thành, nơi đây nhà nào cũng có trồng cây trái quanh nhà, có đào ao nuôi cá nuôi tôm Người có tiền lên liếp, đào mương lập vườn chuyên trồng
dừa, cam quít thu lợi nhiều mà nhàn hạ hơn làm ruộng
Như vậy, có thể thấy rằng nền "văn minh miệt vườn" có lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với những vườn cây ăn trái xum xuê Từ đó, "miệt vườn" trở nên đặc trưng hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy hay vùng bưng, vùng trảng đặc trưng ở miền Đông Nam Việt Ngày nay, nghề vườn ở đây đã biết kết hợp kinh nghiệm lâu đời với khoa học kỹ thuật để lai tạo thêm giống mới nhằm vừa tăng cả về chất và lượng, vừa phòng chống dịch bệnh hữu hiệu hơn cho các loại hoa quả Hơn nữa, do hoa quả rất dễ bầm dập, thối, khó có thể tồn kho lâu ngày nên việc vận chuyển hoa quả nhanh chóng đến các đầu mối tiêu thụ đã khiến nảy sinh nhu cầu phát triển hệ thống giao thông vận tải trên sông lẫn đường bộ và mạng lưới phân phối kịp thời Từ đó hình thành một nền kinh tế phát triển
Trang 27sinh động hơn với những nhu cầu sinh hoạt đặc trưng mà nhiều người thường gọi là nền
"văn minh miệt vườn" để phân biệt với những vùng địa lý tự nhiên và kinh tế khác của nước ta
Đến ngày nay, “miệt vườn” đã trở nên gần gũi với người dân, đặc biệt là người dân ở
phía Nam và “miệt vườn” đã trở thành một hình thức du lịch người ta quen gọi là “du lịch miệt vườn”
1.4 Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”
1.4.1 Khái niệm “miệt vườn”
“Miệt vườn” là danh từ xuất hiện rất lâu đời trong văn hóa người dân Nam Bộ Ngày
nay, danh từ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực du lịch
Theo nhà văn Sơn Nam thì miệt vườn là: “cách gọi tổng quát của vùng đất cao ráo,
có vườn cam, vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.”[7]
Tác giả Phạm Trung Lương cũng đưa ra khái niệm miệt vườn như sau: “Miệt vườn: Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Miệt vườn là các khu chuyên canh cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh …rất hấp dẫn với khách du lịch Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn với tính cách giữa người nông dân và tiểu thương Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là văn minh miệt vườn và cùng với cảnh quan miệt vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc.” [6]
1.4.2 Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Theo tác giả Bùi Lan Hương thì: “Du lịch miệt vườn là loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có qui mô tương đối lớn và phải gắn với cảnh quan sông nước.” [5]
Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về du lịch sinh thái“miệt vườn – sông nước” Tuy nhiên có thể nói rằng: “Du lịch“miệt vườn – sông nước” là hình thức du lịch
d ựa vào những điều kiện tự nhiên sẵn có như sông ngòi; kênh rạch kết hợp với những vườn cây ăn trái; làng nghề truyền thống;…của cư dân địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm là các khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại ven sông,…nhằm phục
vụ cho sự phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế, tôn vinh bảo tồn giá trị truyền
Trang 28thống của cư dân địa phương” Hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam
Trong đó Tiền Giang là tỉnh đã và đang khai thác thành công loại hình du lịch sinh thái này
Từ đó đã hình thành nên một nét rất đặc trưng cho du lịch vùng Nam bộ
1.4.3 Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Xét về mặt sinh thái, “miệt vườn – sông nước” là một hệ sinh thái do con người tạo
ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các yếu tố tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi,…hợp thành hệ sinh thái miệt vườn Bao gồm các yếu tố khí tượng như: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió,… tác động lẫn nhau
và tác động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vườn cây Bên cạnh đó, các yếu tố như: nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của các yếu tố khí tượng để cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng
Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện pháp kỹ thuật do các tác động của con người vào điều kiện khí tượng, vào đất, vào cây trồng hay vào quần thể sinh vật trong vườn cây thông qua các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc,…tất cả các yếu tố trên đều tác động tương hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các vườn cây ăn trái trĩu quả, là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch Có thể nói, đây là một hệ sinh thái vừa tự nhiên, vừa nhân tạo Vì vậy, hệ sinh thái này rất cần được bảo vệ bởi nếu
con người dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi của miệt vườn mà canh tác và khai thác chúng quá mức dễ dàng sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái và mất cân bằng
Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng, khiến du khách đã đến một lần không thể lỡ hẹn lần sau Các tour du lịch thường kết hợp dã ngoại, thăm vườn và tham quan di tích văn hóa lịch sử
1.4.4 Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”
Khác với khách du lịch thông thường, khách du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” là những người quan tâm hơn cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những
khu vực thiên nhiên hoang dã Những đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái này là:
- Đó thường là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao có giáo dục và có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên
Trang 29- Khách du lịch sinh thái thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên, yêu thích và gần gủi với cảnh quan thiên nhiên, dân dã
- Khách du lịch sinh thái thường không chú trọng đến các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, họ không đòi hỏi thức ăn và nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này
1.5 S ự hài lòng
Có khá nhiều khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên dường như các tác giả đều đồng ý với các ý kiến khác nhau Sự hài lòng hay không hài lòng của du khách là trạng thái tình cảm thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng dịch vụ với
mong đợi của khách hàng (Philip, Kotler, 2001) Theo đó, sự hài lòng của khách hàng là
một hàm số của chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ ñược thoả mãn hoặc là thoả mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ (Oliver, 1997)
Theo Cadotte, Woodruff, và Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng là sự
so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”
Theo Mohr, Kathrin (1992) đã đưa ra 4 yếu tố cấu thành sự hài lòng của du khách đó là: i) sự mong đợi; ii) sự thực hiện; iii) sự xác nhận hoặc không xác nhận và iv) sự thỏa mãn
* Tại sao phải làm hài lòng du khách
Sự hài lòng du khách có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể Các doanh nghiệp hiểu được du khách có cảm giác như thế nào sau khi tham gia tour du lịch
và các sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng được sự mong đợi của du khách hay không
Du khách, có được sự mong đợi chủ yếu từ những kinh nghiệm du lịch trong quá khứ, thông tin từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, ngoài ra còn có các thông tin từ hoạt động marketing Nếu sự mong đợi của du khách không được đáp ứng, họ sẽ không hài lòng
và rất có thể họ sẽ kể cho những người khác nghe về đó
Trang 301.6 Tổng quan đề tài nghiên cứu
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH
Tiềm năng
du lịch
Thực trạng
du lịch Tiền Giang
Mô hình nghiên cứu
Mô hình điều chỉnh theo EFA
Trang 31C HƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI
VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG
NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang
2.1.1 Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, nằm trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP Hồ Chí Minh
+ Phía Tây giáp Đồng Tháp
+ Phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long
+ Phía Đông giáp biển Đông
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7%
diện tích cả nước; dân số năm 2011 là khoảng 1,68 triệu người (mật độ dân số 671 người/km2), chiếm khoảng 9,8% dân số Vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169 đơn vị hành chính cấp xã, trong
đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2
2.1.2 Dân cư
Theo Tổng cục thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2011, tỉnh Tiền Giang có dân số trung
bình 1.682,6 nghìn người, mật độ 671 người/km2 Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số
2.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m Nhìn chung, toàn
Trang 32vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau :
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo) Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m
- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp
và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định) Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông) Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh
Trang 332.1.4 Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm
Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8)
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân
bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%
Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s
/s - Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s
- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định,
Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông
từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ
độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 -
Trang 341,8m/s Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121
- 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978)
2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
2.2.1 Điều kiện kinh tế – xã hội
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 8.232 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011 Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 2 năm trước liền kề
So với 6 tháng đầu năm 2011, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 5,6%, trong đó nông nghiệp tăng 6,2% Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,1%, tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,9%, trong đó công nghiệp tăng 18,1% Khu vực dịch vụ tăng trưởng 10,4%, tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,8% Cơ cấu kinh
tế của tỉnh chuyển dịch chậm, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tỷ trọng nông nghiệp giảm Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,3%, khu vực dịch vụ chiếm 26,5%
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 4.126 tỷ đồng, tăng 9,6% so
cùng kỳ Tính đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 19.546 tỷ đồng, tăng 2.301 tỷ đồng so đầu năm và tăng 21,7% so cùng kỳ Dư nợ cho vay là
( Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012
Trang 3516.039 tỷ đồng giảm 37 tỷ so đầu năm và tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.552 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay Nợ xấu 6 tháng qua có xu hướng tăng lên, tăng 421 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 3,7% trong tổng dư nợ
GDP theo giá thực tế năm 2012 đạt 55.508 tỷ đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt 32,8 triệu đồng, (năm 2011 là 28,3 triệu đồng/người/năm)
2.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.2.2.1.Giao thông
Với vị trí nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, lại có sông, có biển, Tiền Giang có mạng lưới giao thông thủy bộ khá thuận lợi
Đường bộ: tỉnh có quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các xã phường đều có đường ô tô đến
tận trung tâm Ngoài quốc lộ 1A, tỉnh còn có 3 tuyến quốc lộ khác nối các huyện thị trong tỉnh với các tỉnh lân cận như: quốc lộ 60 từ thành phố Mỹ Tho đi Bến Tre; quốc lộ 50 từ Mỹ Tho đi Chợ Gạo, Gò Công, Long An; quốc lộ 30 từ Cái Bè đi Vĩnh Long, Đồng Tháp Đầu năm 2010, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương khánh thành, nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Mỹ Tho, giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông trên quốc lộ 1A Hiện tại, tuyến cao tốc thứ 2 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận cũng đang được thi công, khi hoàn thành, hệ thống đường bộ trên địa bàn Tiền Giang sẽ mang diện mạo mới
Đường thủy: mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, Tiền Giang có lợi thế để trở
thành đầu mối của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về giao lưu vận tải biển với cả nước
và các nước trong khu vực Đông Nam Á Cảng Mỹ Tho, nằm ở khu công nghiệp Mỹ Tho,
có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn vào cảng
2.2.2.2 Cấp điện
Hệ thống cấp điện trong tỉnh chủ yếu được sự điều phối của Công ty Điện lực Tiền Giang và các chi nhánh điện lực trung tâm các huyện trực thuộc Công ty Điện lực Tiền Giang là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có chức năng tiếp nhận, phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý vận hành, cải tạo lưới điện phân phối; sửa chữa đại tu thiết bị điện, gia công cơ khí các loại phụ kiện; kinh doanh vật tư, thiết
bị điện; tư vấn, khảo sát thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp, lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu chỉnh
Trang 36thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; kiểm định phương tiện đo; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Đơn vị được thành lập từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, lúc đó đặt tên là
Sở quản lý và phân phối điện tỉnh Tiền Giang rồi Sở Điện lực Tiền Giang, từ ngày 30/6/1993 thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước đặt tên là Điện lực Tiền Giang, đến ngày 14/4/2010 đổi tên là Công ty Điện lực Tiền Giang cho đến nay Trụ sở chính tọa lạc tại số
07 đường Học Lạc, Phường 8 TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Các Điện lực trực thuộc: Điện lực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, TP Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Thị Xã Gò Công, Gò Công Đông
2.2.2.3 Bưu chính viễn thông, ngân hàng
Được sự hỗ trợ và đầu tư của Tổng công ty Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam trong những năm qua Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp đầu tư Theo thống kê của VNPT – Viễn Thông Tiền Giang, hiện trên toàn địa bàn tỉnh
có khoảng 45 bưu điện đang hoạt động ngoài ra còn có 18 cửa hàng dịch vụ viễn thông và các siêu thị điện thoại trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.1 Mạng lưới bưu điện tỉnh Tiền Giang (Đơn vị: cơ sở)
Năm 2005 2006 2010 2011
Bưu điện trung tâm 1 1 1 1
Bưu điện quận/huyện 9 9 10 10
Bưu điện khu vực 48 48 49 50
(Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang)
Đến năm 2010, dịch vụ bưu điện tiết kiệm, chuyển tiền xuống đến tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã và dự kiến đến năm 2020 có khoản 100% các khu phố, các ấp có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính, viễn thông Tính đến cuối năm 2010 mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 69 máy/100 dân, thuê bao internet đạt 13 thuê bao/100 dân Năm 2011, số thuê bao cố định trên địa bàn tỉnh đạt 322.830 cái; số thuê bao di động đạt 59.047 cái; số thuê bao trung bình/100 dân đạt 19,2 cái; internet đạt 52.378 thuê bao Dự kiến đến năm 2020 mật độ thuê bao điện thoại đạt
35 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 79 thuê bao/100 dân; thuê bao internet đạt 20 thuê bao/100 dân
Trang 37Về lĩnh vực tài chính Ngân hàng, hệ thống ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng 2 cấp:
+ Cấp quản lý có ngân hàng nhà nước tỉnh là cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn các tỉnh
+ Cấp kinh doanh gồm các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp như: NH NN và PTNN tỉnh, có hội sở chính tại TP Mỹ Tho và 23 chi nhánh tại các thị xã, khu vực; NH Công thương; NH đầu tư và phát triển; NH phát triển nhà ở ĐBSCL; NH chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có 14 quỹ
y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Bệnh viện Đa Khoa trung tâm Tiền Giang có 650 giường bệnh và hơn 600 cán bộ công nhân viên, với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại (CT Scanner, máy siêu âm, máy mổ nội soi, các máy xét nghiệm tự động đa thông số ) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân Hai bệnh viện khu vực (Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của tỉnh Các bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần) phục vụ công tác khám chữa bệnh theo chuyên khoa Tiền Giang, cũng có bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên được xây dựng, là bệnh viện Anh Đức, trên đường Thủ Khoa Huân, phường 1, thành phố Mỹ Tho
2.2.3.2 Các cơ sở văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình
Trang 38Tính đến năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh có10 Đài truyền thanh và truyền hình địa phương cá huyện, thị xã và thành phố; trong đó Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Tiền Giang được xem là cơ quan ngôn luận báo chí có nhiệm vụ thực hiện tiếp sóng chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định; tổ chức sản xuất, khai thác các chương trình phát thanh - truyền hình và chịu trách nhiệm về nội dung theo quy định của pháp luật
2.2.4 Nguồn nhân lực
Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh Tiền Giang là 1.682,6 nghìn người, mật độ dân số là 671 người/km2 Trong đó, dấn số Nam khoảng 829,5 người, dân số Nũ khoảng 853,1 người Với dân số trên Tiền Giang là tỉnh có dân số khá đông xếp thứ 14 so với cả nước, và đứng thứ 3 đồng bằng sông Cửu Long sau tỉnh Kiên Giang
Với dân số hơn 1,68 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên Tiền Giang có một nguồn lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân Tỷ lệ lao động
từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng số dân số phân theo địa phương đạt 57,2 % Riêng lao động làm việc trong các hệ thống nhà hàng khách sạn là 19.943 người (2007), lao động làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống lưu trú là 23 291 người (2011)
Bảng 2.2 Dân số trung bình các tỉnh ĐBSCL năm 2011
2 Kiên Giang 1.714,1 9 Cần Thơ 1.200,3
4 Đồng Tháp 1.673,2 11 Trà Vinh 1.012,6
5 Long An 1.449,6 12 Bạc Liêu 873,3
6 Sóc Trăng 1.303,7 13 Hậu Giang 769,2
7 Bến Tre 1.257,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Về hướng dẫn viên du lịch: có 158 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 71 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 87 hướng dẫn viên du lịch nội địa, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền
Trang 39Giang là tỉnh có trình độ học vấn của dân cư bình quân cao nhất Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt
2.3 Hiện trạng hoạt động du lịch
2.3.1 Khách du lịch
Du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” nói riêng
đã và đang được tỉnh đầu tư phát triển Được thiên nhiên và tạo hóa ưu ái, với những phong cảnh đa dạng, hữu tình của miền sông nước Tây Nam Bộ Vì vậy, lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng qua các năm Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm
2011 Tiền Giang đón 1.058.650 lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế là 525.000 lượt khách Chỉ riêng trong tháng 8/2011, tỉnh đón 71,1 ngàn lượt khách, tăng 0,7%
so với tháng trước, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2010
Cũng theo Cục thống kê của tỉnh, năm 2012 lượng khách đến tỉnh đạt hơn một triệu lượt người, tăng bình quân 12,33% , trong đó khách quốc tế là 542.692 lượt, tăng 7,91% Lượng khách tăng trưởng chậm do tình hình kinh tế khó khăn nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch của người dân có phần tính toán nơi nào mới hoặc có lợi ích cho sức khỏe, tâm linh ở Tiền Giang Các hình thức kinh doanh không đổi mới gây nhàm chán, tour giữa các doanh nghiệp thì tương đối giống nhau, doanh nghiệp ở tỉnh ít tạo ra các tour cho mình mà chủ yếu
nối tour từ các doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM và các tỉnh bạn, Tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành thực hiện được 278.601 tỷ đồng, tăng 19,80% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành là 105.626 tỷ đồng chiếm 38% tổng doanh thu du lịch trong năm 2012
2.3.2 Cơ cấu nguồn khách du lịch
Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2007 - 2012
Trang 40(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Tiền Giang)
- Khách du lịch quốc tế: Theo báo cáo thống kê của Sở VHTT và Du Lịch tình Tiền
Giang, tính đến năm 2012 lượng khác du lịch quốc tế đến Tiền Giang lên đến 542.692 lượt khách Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ khách du lịch cao nhất (17,01%); Trung Quốc (tính luôn Hồng Kông): (11%); Pháp (10,1%); Anh (9,8%) và một vài quốc gia khác như: Mỹ, Đức, Đài Loan, Ý và Australia
Trong đó, hầu hết đều là khách du lịch đến Tiền Giang lần đầu tiên (chiếm khoảng 80% tổng số khách quốc tế) Lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai là 20 % và chủ yếu là khách châu Á
- Khách trong nước: Năm 2012 số lượng khách du lịch trong nước khoảng 626.593
lượt khách, chiếm tỷ lệ 53,6% tổng lượng khách đến Tiền Giang
Bảng 2.4 Khách du lịch quốc tế đến Tiền Giang giai đoạn 2007 - 2012