8. Đóng góp của luận văn
2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.2.2.1.Giao thông
Với vị trí nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, lại có sông, có biển, Tiền Giang có mạng lưới giao thông thủy bộ khá thuận lợi.
Đường bộ: tỉnh có quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các xã phường đều có đường ô tô đến
tận trung tâm. Ngoài quốc lộ 1A, tỉnh còn có 3 tuyến quốc lộ khác nối các huyện thị trong tỉnh với các tỉnh lân cận như: quốc lộ 60 từ thành phố Mỹ Tho đi Bến Tre; quốc lộ 50 từ Mỹ Tho đi Chợ Gạo, Gò Công, Long An; quốc lộ 30 từ Cái Bè đi Vĩnh Long, Đồng Tháp. Đầu năm 2010, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương khánh thành, nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Mỹ Tho, giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông trên quốc lộ 1A. Hiện tại, tuyến cao tốc thứ 2 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận cũng đang được thi công, khi hoàn thành, hệ thống đường bộ trên địa bàn Tiền Giang sẽ mang diện mạo mới.
Đường thủy: mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, Tiền Giang có lợi thế để trở
thành đầu mối của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về giao lưu vận tải biển với cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cảng Mỹ Tho, nằm ở khu công nghiệp Mỹ Tho, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn vào cảng.
2.2.2.2. Cấp điện
Hệ thống cấp điện trong tỉnh chủ yếu được sự điều phối của Công ty Điện lực Tiền Giang và các chi nhánh điện lực trung tâm các huyện trực thuộc. Công ty Điện lực Tiền Giang là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có chức năng tiếp nhận, phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý vận hành, cải tạo lưới điện phân phối; sửa chữa đại tu thiết bị điện, gia công cơ khí các loại phụ kiện; kinh doanh vật tư, thiết bị điện; tư vấn, khảo sát thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp, lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu chỉnh
34
thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; kiểm định phương tiện đo; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Đơn vị được thành lập từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, lúc đó đặt tên là Sở quản lý và phân phối điện tỉnh Tiền Giang rồi Sở Điện lực Tiền Giang, từ ngày 30/6/1993 thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước đặt tên là Điện lực Tiền Giang, đến ngày 14/4/2010 đổi tên là Công ty Điện lực Tiền Giang cho đến nay. Trụ sở chính tọa lạc tại số 07 đường Học Lạc, Phường 8 TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Các Điện lực trực thuộc: Điện lực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, TP. Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Thị Xã Gò Công, Gò Công Đông.
2.2.2.3. Bưu chính viễn thông, ngân hàng
Được sự hỗ trợ và đầu tư của Tổng công ty Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam trong những năm qua. Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp đầu tư. Theo thống kê của VNPT – Viễn Thông Tiền Giang, hiện trên toàn địa bàn tỉnh có khoảng 45 bưu điện đang hoạt động ngoài ra còn có 18 cửa hàng dịch vụ viễn thông và các siêu thị điện thoại trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.1 Mạng lưới bưu điện tỉnh Tiền Giang (Đơn vị: cơ sở)
Năm 2005 2006 2010 2011
Bưu điện trung tâm 1 1 1 1
Bưu điện quận/huyện 9 9 10 10
Bưu điện khu vực 48 48 49 50
(Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang)
Đến năm 2010, dịch vụ bưu điện tiết kiệm, chuyển tiền xuống đến tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã và dự kiến đến năm 2020 có khoản 100% các khu phố, các ấp có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính, viễn thông. Tính đến cuối năm 2010 mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 69 máy/100 dân, thuê bao internet đạt 13 thuê bao/100 dân. Năm 2011, số thuê bao cố định trên địa bàn tỉnh đạt 322.830 cái; số thuê bao di động đạt 59.047 cái; số thuê bao trung bình/100 dân đạt 19,2 cái; internet đạt 52.378 thuê bao. Dự kiến đến năm 2020 mật độ thuê bao điện thoại đạt 35 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 79 thuê bao/100 dân; thuê bao internet đạt 20 thuê bao/100 dân.
35
Về lĩnh vực tài chính Ngân hàng, hệ thống ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng 2 cấp:
+ Cấp quản lý có ngân hàng nhà nước tỉnh là cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn các tỉnh.
+ Cấp kinh doanh gồm các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp như: NH NN và PTNN tỉnh, có hội sở chính tại TP. Mỹ Tho và 23 chi nhánh tại các thị xã, khu vực; NH Công thương; NH đầu tư và phát triển; NH phát triển nhà ở ĐBSCL; NH chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có 14 quỹ.