Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh tiền giang (Trang 95)

8. Đóng góp của luận văn

3.3.6. Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh tế đòi hỏi cần phải có sự liên kết, liên ngành và có tính xã hội hóa cao. Chính vì vậy, dể góp phần nâng cao loại hình du lịch này đòi hỏi cần phải có sự tham gia phối hợp của cộng đồng địa phương có điểm du lịch.

Hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp du lịch có qui mô nhỏ nâng cao năng lực trong việc tiếp cận và giao tiếp với khách quốc tế. Đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về môi trường và nghệ thuật quản lý cộng đồng.

Nhận thức của cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng, cần tập huấn người dân về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây, bảo vệ mội trường sinh thái cũng như kỹ năng giao tiếp để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Nâng cao vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch là một điều cực kỳ quan trọng, nếu người dân không cộng tác với chúng ta thì sẽ không có một điểm du lịch hoàn chỉnh đem lại lợi nhuận cao nhất.

Khuyến khích người dân địa phương duy trì và phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm lại nhà dân (homestay) nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hướng du khách tham gia vào các hoạt động du lịch khám phá dân dã như ăn, ngủ, sinh hoạt hái trái cây, thả lưới bắt cá,…giống người nông dân địa phương.

Cần tập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây ăn trái, bảo vệ môi trường sinh thái tài nguyên du lịch cũng như kỹ năng giao tiếp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho du khách khi chọn tham gia loại hình du lịch này.

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với lợi thế miệt vườn, cảnh quan sông nước hữu tình, lại không ở quá xathành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang là một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh nhất ở các tỉnhĐồng bằng Sông Cửu Long. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ, tỉnh có 32 km bờ biển và 120 km chiều dàisông Tiền, có khả năng thu hút du khách theo hướng du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”.

Trải dài theo dòngsông Tiền, Tiền Giang có nhiều kênh rạch chằng chịt, đan xen với những cù lao như: cồn Cổ Lịch, cồn Tân Phong, cồn Ngũ Hiệp, cồn Thới Sơn (cồn Lân), cồn Tân Long, cồn Ngang... tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa với những sản phẩm nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, cam, quýt, bưởi, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sơri Gò Công,... Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” và hiện nay Tiền Giang rất thành công với loại hình du lịch này.

Thông qua kết quả nghiên cứu và đánh giá nêu trên ta có thể kết luận như sau:

Luận văn đã tổng quan hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”, các đặc điểm đặc trưng của loại hình du lịch miệt vườn. Đồng thời, đã nhận định và đánh giá về mức độ hài lòng lòng của du khách khi đến tham gia loại hình du lịch này ở địa phương.

Thông qua quá trình khảo sát thực tế, cũng như thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề hài lòng của du khách và dựa trên những thực trạng của loại hình du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang. Tác giả thấy nổi bậc lên những vấn đề sau đây:

Ngành du lịch Tiền Giang hiện nay đang trên đà phát triển. Mặc dù gặp không ít trở ngại và khó khăn trong thời gian qua nhưng với phương hướng sáng tạo và tìm kiếm cái mới trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” đã trở thành loại hình du lịch đặc thù đã và đang mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của địa phương.

Tuy nhiên, ngành du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch “miệt vườn – sông nước” nói riêng hiện vẫn đang gặp không ít khó khăn. Đó chính là việc giữ chân du khách khi đến với Tiền Giang. Việc tạo nên sự hài lòng cho du khách chưa thật sự sâu sắc, một số địa điểm du lịch sinh thái còn chưa là du khách hài lòng khi đến tham quan du lịch tại địa phương. Trong đó, một trong những yếu tố dẫn đến du khách không thật sự hài lòng như đã phân tích

95

bên trên đo chính là yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật du lịch. Đặc biệt, là yếu tố về cơ sở hạ tầng đường giao thông tại các địa điểm du lịch. Ngoài những yếu tố trên thì nhân tố đem lại sự hài lòng cho du khách nhiều nhất đó chính là yếu tố phong cảnh miệt vườn du lịch và hình thức và kỹ năng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tạ địa phương. Vì đây là hai nhân tố có hệ số điểm hồi quy cao nhất. Bên cạnh đó, để đạt được sự hài lòng tối ưu cho du khách thì chúng ta cũng cần phải để ý đến nhân tố cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và giá cả chi phí các dịch vụ phục vụ du lịch.

Tỉnh chưa có các khu vui chơi giải trí với quy mô lớn, nên rất cần các nhà đầu tư đến để đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí phục vụ du khách tại khu du lịch Thới Sơn, Khu du lịch biển Tân Thành, Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, và khu đô thị Mỹ Tho.

Từ những vần đề nêu trên, luận văn cũng đã xây dựng và đưa ra những định hướng cũng như giải pháp mang tính đồng bộ, có hiệu quả kinh tế khả thi nhằm góp phần phát triển loại hình du lịch “miệt vườn – sông nước” thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tiền Giang nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

2. Kiến nghị

Miệt vườn – sông nước” là một loại hình du lịch sinh thái đã và đang được khai thác có hiệu quả tại Tiền Giang những năm gần đây. Tuy nhiên, để đem lại sự hài lòng cho du khách khi lựa chọn loại hình du lịch sinh thái này, thì đòi hỏi chúng ta cần phải tổ chức thực hiện cũng như quy hoạch sao cho có hiệu quả và mang tính thực thi đồng bộ. Dựa trên những kết quả phân tích và dánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đến tham quan du lịch tại Tiền Giang trong những năm qua. Đồng thời, dựa trên những cơ sở để góp phần phát triển loại hình du lịch này trong thời gian sắp tới. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Cần khảo sát và đánh gia lại tiềm năng phát triển du lịch “miệt vườn – sông nước”

của các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm vườn du lịch nằm ven sông Tiền như: Cù lao Thới Sơn, cù lao Ngũ Hiệp, cù lao Tân Long,…và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang nhằm phát huy hết tiềm năng du lịch của địa phương. Đồng thời, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, xã hội hóa giáo dục du lịch cũng nhằm nâng cao tính cộng đồng dân cư, tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và các giá trị nhân văn của địa phương phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

96

- Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và công tác xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần nâng cao tính hấp dẫn và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tiền Giang.

- Tích cực phối hợp trong việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 đến năm 2020” và Quy hoạch phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Công An Tiền Giang và UBND các huyện, thị, thành tăng cường công tác phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để kiểm tra các hoạt động kinh doanh, nhất là chấn chỉnh tình trạng cò mồi, chèo kéo và niêm yết giá bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các danh nghiệp thực hiện việc giảm giá kích cầu. Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Tiền Giang trên các trang website của Sở.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm qui hoạch vùng chuyên canh các loại trái cây đặc sản Tiền Giang, gắn phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Tiền Giang.

- Trung tâm Xúc tiến ĐT-TM-DL tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp và mời gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch, nhất là các dự án phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn.

- Yếu tố tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Tiền Giang đó chính là mức giá cả hay chi phi du lịch. Chính vì vậy, chính quyền tỉnh cũng như chính quyền địa phương cần phải có biện pháp quản lý về giá cả sao cho hợp lý và đồng bộ giữa các điểm điểm, khu vực du lịch. Tránh tình trạng tăng giá, làm giá trong mùa du lịch diễn ra tại các công ty du lịch, các cơ sở lưu trú, phục vụ du lịch. Thực hiện tốt vấn đề này thì du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” nói riêng mới có thể tạo được một ấn tượng đẹp và sâu sắc trong lòng du khách, tạo được sự hài lòng cho du du khách mỗi khi đến với sông nước Tiền Giang.

- Yếu tố tác động thứ hai đến sự hài lòng của du khách khi đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang đó chính là phong cảnh thiên nhiên nơi du khách đến, mà cụ thể ở đây đó chính là miệt vườn và cảnh quan vùng sông nước miền Tây. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng như người dân tham gia hoạt động du lịch cần phải ra sức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái du lịch.

97

- Đối với hướng dẫn viên du lịch, các công ty du lịch cần quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nhằm trang bị cho các hướng dẫn viên những kiến thức chuyên ngành cũng như vốn ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ vừa thiếu vừa yếu (Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Tây Ban Nha,...). Trong đó quan tâm nhiều nhất là thái độ thân thiện, chân thành, nhiệt tình của hướng dẫn viên đối với du khách vì đây là thái độ tác động lớn nhất đến thái độ của hướng dẫn viên. Điều này góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách trong chuyến tham quan tại địa phương.

- Yếu tố tác động cuối cùng đến sự hài lòng của du khách đó là mực độ tiện nghi, cơ sở lưu trú và không gian du lịch tại địa phương. Đây là yếu tố khá quan trọng đối với du khách khi đi tham quan. Chính vì vậy, đòi hỏi các cơ sở lưu trú, địa phương có cơ sở lưu trú cần phải hoàn thiện hệ thống cơ sở. Đặc biệt chú ý đến hai yếu tố quan trọng nhất là nhà vệ sinh rộng rãi, sạch sẽ và phòng nghỉ diện tích rộng thoáng mát. Điều này sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của du khách khi đến nghỉ lại cơ sở lưu trú.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, Nxb khoa học và kỹ thuật.

2. Nguyễn Hồng Giang (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, ĐH Cần Thơ

3. Đinh Phi Hổ (2010), “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân

cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp – Trường hợp nghiên cứu điển hình tỉnh Bến Tre”, Phát triển kinh tế, số 237 tháng 7 năm 2010.

4. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – Nông nghiệp, kiến thức kinh tế, Nxb Phương Đông.

5. Bùi Thị Lan Hương (2010), Phát triển du lịch miệt vườn từ vườn cây ăn trá.

6. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiển ở Việt Nam, Nxb giáo dục Hà Nội.

7. Sơn Nam (1992), Văn Minh Miệt Vườn, Nxb Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Quốc Nghi (chủ nhiệm đề tài) (2012), Đánh giá tác động của phát triển loại hình du lịch homestay đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL, báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, ĐH Cần Thơ. 9. Quan Minh Nhựt (chủ nhiệm đề tài) (2011), Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng đào

tạo nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long của trường Đại học Cần Thơ, Báo cáo đề tài khoa học cấp trường, ĐH Cần Thơ.

10. Vũ Quốc Thái (2011), Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển khu công nghiệp Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, ĐH Mở TP. HCM.

11. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1996), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Phạm Văn Thông (2012), Nghiên cứu các tiềm năng du lịch miệt vườn tỉnh Tiền Giang,

Luận văn thạc sĩ, ĐH Huế.

13. Đoàn Ngọc Phả và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống Kê

14. Phan Văn Phùng (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống nhà hàng - khách sạn thành phố Vĩnh Long, đề tài NCKH cấp trường, ĐH Cửu Long.

99

15. Phan Văn Phùng (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Đánh giá mức độ thích ứng với công việc của sinh viên ngành quản trị du lịch và lữ hành trường Đại học Cửu Long vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề tài NCKH cấp trường, ĐH Cửu Long.

16. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb giáo dục Hà Nội.

17. Tổng cục du lịch (2010), “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

18. Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch Tiền Giang (2011), Báo cáo hoạt động kinh doanh du lịch năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

19. Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch Tiền Giang (2011), Thống kê khách du lịch đến các địa điểm du lịch (2005 – 2011).

Tiếng Anh

20. D.Randall Brandt (1996), “Customer satisfaction indexing”, Conference Paper,

American Marketing Association.

Một số trang website tham khảo

21. Bộ văn hóa thể thao và Du lịch (2010), “Hấp dẫn du lịch sinh thái miệt vườn”. http://www.cinet.gov.vn. 7/2013

22. Bùi Quốc Dũng (2013), Du lịch lịch sử văn hóa, miệt vườn sông nước Cửu Long.

http://www.nhandan.com.vn. 7/2013.

23. Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (2010), “Thông tin tổng quan về tỉnh Tiền Giang”, 7/2013

24. Hoài Sơn (2013), Du lịch miệt vườn ở Phong Điền. http://www.thesaigontimes.vn/. 7/2013.

25. Tin tức du lịch trực tuyến (2010), “Du lịch sinh thái miệt vườn Cái Bè”. http://www.dulichvietnam.com.vn, 7/2010.

26. Thanh Thủy (2013) Quy hoạch - Đầu tư ĐBSCL: Du lịch sông nước và miệt vườn sẽ là

sản phẩm chính, http://vhttdlkv3.gov.vn. 7/2013.

27. Viet Nam business forum (2013), “Phát huy lợi thế du lịch sinh thái - sông nước miệt vườn”. http://vccinews.vn/?page=detail&folder=112&Id=9857. 7/2013

100

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

BẢN CÂU HỎI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC”

TỈNH TIỀN GIANG

I. PHẦN GIỚI THIỆU

Tên đáp viên:……… Giới tính: nam nữ

Địa chỉ:………. Ngày phỏng vấn:……….

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh tiền giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)