8. Đóng góp của luận văn
2.2.4. Nguồn nhân lực
Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh Tiền Giang là 1.682,6 nghìn người, mật độ dân số là 671 người/km2. Trong đó, dấn số Nam khoảng 829,5 người, dân số Nũ khoảng 853,1 người. Với dân số trên Tiền Giang là tỉnh có dân số khá đông xếp thứ 14 so với cả nước, và đứng thứ 3 đồng bằng sông Cửu Long sau tỉnh Kiên Giang.
Với dân số hơn 1,68 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên Tiền Giang có một nguồn lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng số dân số phân theo địa phương đạt 57,2 %. Riêng lao động làm việc trong các hệ thống nhà hàng khách sạn là 19.943 người (2007), lao động làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống lưu trú là 23. 291 người (2011).
Bảng 2.2. Dân số trung bình các tỉnh ĐBSCL năm 2011
TT TỈNH DÂN SỐ
(nghìn người) TT TỈNH
DÂN SỐ
(nghìn người)
1 An Giang 2.151,0 8 Cà Mau 1.214,9 2 Kiên Giang 1.714,1 9 Cần Thơ 1.200,3
3 Tiền Giang 1.682,6 10 Vĩnh Long 1.028,6 4 Đồng Tháp 1.673,2 11 Trà Vinh 1.012,6 5 Long An 1.449,6 12 Bạc Liêu 873,3 6 Sóc Trăng 1.303,7 13 Hậu Giang 769,2 7 Bến Tre 1.257,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Về hướng dẫn viên du lịch: có 158 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 71 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 87 hướng dẫn viên du lịch nội địa, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền
37
Giang là tỉnh có trình độ học vấn của dân cư bình quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt.