8. Đóng góp của luận văn
1.3. Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn
Theo GS.TSKH.Võ Huy Bá thì Ðất đai ÐBSCL ngày xưa dư thừa rất cần người canh tác, chủ điền cho tá điền lãnh canh, bao canh, thu lúa ruộng rẻ và nhiều ưu đãi khác nữa. Tá điền được cất nhà lập vườn trong ruộng, mỗi người làm chủ một cuộc, một “cơ ngơi” rộng, họ sống xa nhau. Có nhiều tá điền trở nên giàu, có ruộng riêng, có bầy trâu năm bảy con, có gia nhân... nhưng trước sau họ sống hòa thuận, dựa vào nhau, không có bóc lột hà khắc như miền Bắc. Từ đó “miệt vườn” hình thành, nơi đây nhà nào cũng có trồng cây trái quanh nhà, có đào ao nuôi cá nuôi tôm. Người có tiền lên liếp, đào mương lập vườn chuyên trồng dừa, cam quít... thu lợi nhiều mà nhàn hạ hơn làm ruộng.
Như vậy, có thể thấy rằng nền "văn minh miệt vườn" có lẽ đã phát sinh từ khi người Việt di dân đến vùng phù sa nước ngọt ở hai bờ sông Cửu Long để khai khẩn, hạ phèn rồi lập vườn và ngày càng mở mang với những vườn cây ăn trái xum xuê. Từ đó, "miệt vườn" trở nên đặc trưng hơn, khác với miệt ruộng, miệt rẫy hay vùng bưng, vùng trảng đặc trưng ở miền Đông Nam Việt. Ngày nay, nghề vườn ở đây đã biết kết hợp kinh nghiệm lâu đời với khoa học kỹ thuật để lai tạo thêm giống mới nhằm vừa tăng cả về chất và lượng, vừa phòng chống dịch bệnh hữu hiệu hơn cho các loại hoa quả. Hơn nữa, do hoa quả rất dễ bầm dập, thối, khó có thể tồn kho lâu ngày nên việc vận chuyển hoa quả nhanh chóng đến các đầu mối tiêu thụ đã khiến nảy sinh nhu cầu phát triển hệ thống giao thông vận tải trên sông lẫn đường bộ và mạng lưới phân phối kịp thời. Từ đó hình thành một nền kinh tế phát triển
25
sinh động hơn với những nhu cầu sinh hoạt đặc trưng mà nhiều người thường gọi là nền "văn minh miệt vườn" để phân biệt với những vùng địa lý tự nhiên và kinh tế khác của nước ta.
Đến ngày nay, “miệt vườn” đã trở nên gần gũi với người dân, đặc biệt là người dân ở phía Nam và “miệt vườn” đã trở thành một hình thức du lịch... người ta quen gọi là “du lịch miệt vườn”.