Hiện nay, hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam được Nhà nước công nhận đều có những đường hướng hành đạo ngày càng gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, thông qua việc thực hiện các phư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV : 5062520 Lớp:Luật Tư Pháp 3-K32
Cần Thơ, Tháng 04/2010
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG 10
1.1 Khái niệm chung về tôn giáo 10
1.1.1 Lược sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo” 10
1.1.2 Khái niệm tôn giáo 10
1.1.3 Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo 11
1.2 Khái niệm tín ngưỡng 12
1.2.1 Tín ngưỡng phồn thực 12
1.2.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 12
1.2.3 Tín ngưỡng sùng bái con người 13
1.3 Lịch sử hình thành và tình hình tôn giáo ở Thành phố Cần Thơ 13
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo ở Cần Thơ 14
1.3.1.1 Phật giáo 14
1.3.1.2 Công giáo 15
1.3.1.3 Đạo Tin Lành 16
1.3.1.4 Đạo Cao Đài 17
1.3.1.5 Phật giáo Hòa Hảo 18
1.3.2 Đặc điểm chung của các tôn giáo ở thành phố Cần Thơ 19
1.3.2.1 Cần Thơ là một thành phố đa tôn giáo 19
1.3.2.2 Tính dung hợp, đan xen, hòa đồng về tín ngưỡng, tôn giáo 20
1.3.2.3 Thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng, với nước 20
1.3.3 Tình hình tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay 20
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 23
2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.23 2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo 23
2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo 25
2.2 Quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo 26
2.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 28
2.3.1 Về nguyên tắc: 29
2.3.2 Các chính sách cụ thể: 30
Trang 52.3.2.1 Đối với tín đồ tôn giáo: 31
2.3.2.2 Đối với chức sắc, nhà tu hành: 31
2.3.2.3 Đối với các tổ chức tôn giáo 31
2.3.2.4 Đối với các hoạt động tôn giáo 31
2.3.2.5 Đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo: 32
2.3.2.6 Đối với hoạt động đối ngoại của tổ chức tôn giáo: 32
2.3.3 Đặc điểm của đối tượng quản lý 32
2.3.3.1 Đặc điểm của tín đồ: 33
2.3.3.2 Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc: 33
2.3.3.3 Đặc điểm của nơi thờ tự: 34
2.3.3.4 Đặc điểm của đồ dùng việc đạo: 34
2.3.3.5 Đặc điểm của cơ sở vật chất khác: 34
2.3.3.6 Đặc điểm của sinh hoạt tôn giáo: 34
2.3.3.7 Đặc điểm của tổ chức tôn giáo: 35
2.4 Vai trò quản lý Nhà nước về tôn giáo 35
2.4.1 Quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước đối với tôn giáo 36
2.4.1.1 Mục tiêu quản lý: 36
2.4.1.2 Chủ thể, khách thể quản lý 36
2.4.1.3 Các phương pháp quản lý 36
2.4.2 Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay 37
2.4.2.1 Công tác ban hành văn bản liên quan đến công tác quản lý tôn giáo 37
2.4.2.2 Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng 38
2.5 Bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo 49
2.5.1 Cấp Trung ương 49
2.5.2 Cấp địa phương 51
2.5.2.1 Quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 51 2.5.2.2 Quản lý nhà nước về tôn giáo cấp quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 51
2.6.2.3 Quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban cấp xã, phường, thị trấn: 52
2.6 Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố Cần Thơ 52
2.6.1 Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Tôn giáo: 52
2.6.2 Nhiệm vụ quyền hạn Phòng tôn giáo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: .54
Trang 6CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ TÔN
GIÁO 56
3.1 Chủ trương của Đảng bộ thành phố Cần Thơ về công tác tôn giáo 56
3.2 Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong năm 2009 56
3.3 Thành tựu, kết quả đạt được trong năm qua: 59
3.4 Một số hạn chế: 60
3.5 Nâng cao vai trò quản lý tôn giáo ở thành phố Cần Thơ và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo 61
3.5.1 Nâng cao chất lượng công tác quản lý tôn giáo ở thành phố Cần Thơ 61
3.5.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo 64
KẾT LUẬN 65
Trang 7
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa Ngay từ những ngày đầu dựng nước và trãi qua hàng nghìn năm giữ nuớc hơn 54 dân tộc anh em đã cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ với nhiều nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống khác nhau tạo nên những sắc thái đặc biệt cho mỗi tộc người và cũng xây dựng nên một nền văn hóa đặc sắc và đa dạng cho đất nước
Ý thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa dân tộc nói chung và đời sống tâm linh nói riêng, mà tín ngưỡng, tôn giáo là một phần tạo nên giá trị văn hóa đó
mà Hiến Pháp qua các giai đoạn 1946, 1959, 1980, 1992 đã ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như là một quyền cơ bản của công dân Theo đó, công dân có quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật (Đoạn 1, Điều 70 Hiến Pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001)
Những năm gần đây, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng đang phục hồi và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Rõ ràng tôn giáo không mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội mà ngược lại nó đang có chiều hướng phát triển Hiện nay, hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam được Nhà nước công nhận đều có những đường hướng hành đạo ngày càng gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, thông qua việc thực hiện các phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và xã hội chủ nghĩa”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, từ đó đã thắt chặt thêm tình đoàn kết lương giáo và làm cho mối quan hệ giữa tôn giáo và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó hơn Mặt khác, gần đây do điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, do tác động của nền kinh tế thị trường mà trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng phát sinh những vấn đề cần quan tâm như: tình trạng truyền đạo trái phép, xây dựng sửa chữa nơi thời tự không phải chỉ thuần túy cho tu hành mà nhằm ý đồ mở rộng thân thế để lôi kéo tín đồ, một số người còn hành nghề mê tín dị đoan, thương mại hóa các hoạt động tôn giáo Bên cạnh đó, do chưa hiểu đầy đủ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên một số chức sắc, tín đồ còn nghi ngại, số ít người bị tác động của kẻ địch và các phần tử xấu dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, thậm chí bất chấp chính quyền địa phương Ngày nay, các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đang thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề lợi dụng tôn giáo, chúng gắn
với vấn đề dân chủ nhân quyền và được thực hiện qua nhiều thủ đoạn làm ảnh hưởng
không nhỏ đến trật tự xã hội, mất lòng tin của nhân dân nói chung và các tín đồ nói riêng
Trang 8đối với Đảng và Nhà nước Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp lý và tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là hết sức cần thiết Trước tình hình
đó, người viết đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở thành phố Cần Thơ” để
nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này thì đã có nhiều tư liệu, đề tài khoa học viết về
lý luận trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo và lấy thực tiễn ở một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long Các tư liệu mà người viết tham khảo phản ánh được nhiều góc nhìn khác nhau về tình hình tôn giáo đang diễn ra đồng thời cũng nêu lên được những vấn đề cần phải giải quyết trong công tác quản lý từ trung ương đến địa phương
3 Mục đích nghiên cứu:
Trong khuôn khổ nội dung của luận văn này, người viết tập trung vào tìm hiểu những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, cụ thể là ở thành phố Cần Thơ
Khái quát quá trình du nhập, phát triển các tôn giáo lớn ở thành phố Cần Thơ, tình hình hoạt động của các tôn giáo, những thành tựu đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại Tìm hiểu phương thức hoạt động cũng như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo Từ đó, có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý đồng thời đề ra phương thức phát huy vai trò quản
lý của nhà nước về tôn giáo
4 Đối tượng nghiên cứu:
Là các vấn đề lý luận chung về tôn giáo, vai trò của Nhà nước trong vấn đề quản lý tôn giáo, tín ngưỡng Trong đó, người viết tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu tôn giáo
và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở phạm vi khu vực thành phố Cần Thơ
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo như Pháp lệnh, Nghị định,…Luận văn chọn lọc những thành tựu nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn liên quan của các tác giả và các đề tài nghiên cứu khoa học
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó có chủ nghĩa xã hội khoa học, áp dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện mục đích của đề tài
Trang 96 Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Những vấn đề chung về tôn giáo, tín ngưỡng
Chương 2: Vai trò quản lý của nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng
Chương 3: Thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố Cần Thơ và một số
giải pháp nhằm phát huy vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG
1.1 Khái niệm chung về tôn giáo
1.1.1 Lược sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo”
Thuật ngữ “tôn giáo” không phải là một từ thuần Việt mà nó có nguồn gốc từ phương Tây “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh) và từ này bắt nguồn từ tiếng Latinh “legere” có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh thêm siêu nhiên Xét
về phương diện nội dung khi khái niệm này được phổ biến trên toàn thế giới nó đã vấp phải những khái niệm truyền thồng không thống nhất của các nền văn minh khác nhau Ở phương Tây, “tôn giáo” là một thuật ngữ nhằm chỉ hai tôn giáo cùng thờ một Chúa là đạo Kitô (Thiên Chúa giáo) và đạo Tin Lành
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản
từ thế kỷ XVIII và sau đó du nhập sang Trung Hoa Tuy nhiên ở Trung Hoa, từ thế kỷ XIII, “Tông giáo” lại có ý nghĩa hoàn toàn khác, nó chỉ nhằm chỉ đạo Phật, “Tông” là lời của đệ tử Đức Phật, “Giáo” là lời thuyết giảng của Đức Phật
Thuật ngữ “Tông giáo” được truyền vào Việt Nam từ cuốn thế kỷ thứ XIX nhưng
do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo” Như vậy, thuật ngữ tôn giáo bắt đầu được sử dụng ở Châu Âu chỉ hai nhánh của Thiên Chúa giáo nhưng sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo
1.1.2 Khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều Ở đây, người viết đưa ra một số quan điểm về tôn giáo của một số nhà nghiên cứu
Đối với C.Mac tôn giáo lại mang bản chất xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự
1 C.Mác – Ph.Ănghen, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, T20, Tr 437
Trang 11Theo từ điển tiếng Việt, thì tôn giáo được định nghĩa như sau: “Tôn giáo là sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào
hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó”
Như vậy, tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm khác nhau nhưng dù theo ý nghĩa nào thì nó luôn luôn đề cập đến vấn đề hai thế giới cùng tồn tại: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của vật thể vô hình và hữu hình Chính vì thế mà gần như các khái niệm trên ít nhiều cũng có những đặc điểm chung và từ đó ta có thể hiểu tôn giáo qua các yếu tố sau:
- Tôn giáo là một sản phẩm ra đời do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội
- Là niềm tin vào ảo tưởng để sống và phải sống trong thế giới trần gian có nhiều đau khổ và bế tắc
- Là chỗ dựa cho lòng tin, hướng con người tới cuộc sống lương thiện
- Tôn giáo đi vào cuộc sống trở thành nghi thức, sinh hoạt văn hóa và duy trì qua nhiều thế hệ
- Là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người
1.1.3 Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo
Như đã trình bày, tôn giáo là một là một từ có nguồn gốc từ phương Tây, trước khi
nó du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng đã có những từ có ý nghĩa tương đồng với
nó Đó là:
- Đạo: từ này xuất phát từ Trung Hoa, tuy nhiên cần phải hiểu “đạo” không hoàn toàn đồng nghĩa với tôn giáo, mặt khác, đạo có thể hiểu là con đường học thuyết hoặc là cách ứng xử làm người như: đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò,…
- Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể như Phật giáo, Thiên chúa giáo, “giáo” là giáo hóa, là dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo
- Thờ: có nghĩa bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu nhiên, thần linh, tổ tiên, đồng thời có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ hay một người nào đó mà mình mang ơn
Thờ thường đi đôi với cúng Cúng cũng có nhiều ý nghĩa, vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục Cúng theo tôn giáo có thể hiểu là hiến tế, hiến dâng lễ vật cho thần linh, cho người đã khuất, nhưng cúng với ý nghĩa trần tục là đóng góp cho công ích, từ thiện
Trang 121.2 Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng cũng là một hình thức của sự sùng bái, tôn thờ các lực lượng siêu nhiên của con người Tín ngưỡng là nét văn hóa lâu đời và là yếu tố quan trọng nhất của tôn giáo vì tôn giáo ra đời là dựa vào niềm tin nào đó có sẵn trong sự tín ngưỡng Trong quá trình truyền đạo, những nhà hoạt động tôn giáo luôn tìm cách củng cố lòng tin để từ
đó phát triển thêm tín đồ Đó là tín ngưỡng tôn giáo Bên cạnh tín ngưỡng tôn giáo, ở Việt Nam còn có các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người
1.2.1 Tín ngưỡng phồn thực
Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là nhu cầu thiết yếu nhất của con người Đối với đất nước có nền văn hóa nông nghiệp như nước ta, điều đầu tiên muốn phát triển sự sống thì cần cho người sinh sôi và cần cho mùa màng tươi tốt Chính vì vậy
mà hai hình thức sản xuất lúa gạo và sản xuất con người được chú trọng phát triển Từ thực tiễn đó, tư duy của cư dân nông nghiệp vùng Nam Á nói chung đã phát triển theo hướng đi tìm quy luật để giải thích hiện thực Đối với những trí tuệ sắc sảo, họ đã tìm được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì thấy ở hiện thực một sức mạnh siêu nhiên bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực Phồn là nhiều và thực là nảy nở Triết lý âm dương và tín ngưỡng phồn thực đã từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam
1.2.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Với người Việt, sống bằng nghề lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên ngày càng lâu dài và bền chặt, việc phụ thuộc vào yếu tố khác nhau của tự nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp là một sự tất yếu trong quá trình phát triển của con người dẫn đến hậu quả trong nhận thức của ông cha ta là lối tư duy tín ngưỡng đa thần
Trước hết, là thần Trời, thần Đất, thần Nước - những thần cai quản các hiện tượng
tự nhiên gần gũi nhất đối với cuộc sống của người dân trồng lúa nước Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá Đến khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, các thần Mây – Mưa - Sấm - Chớp cai quản những hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong cuộc sống thì nhóm thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp, bao gồm: Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp) Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp
Trang 13có sức mạnh to lớn, đến nỗi dưới thời Lý, nhiều lần triều đình đã rước tượng Pháp Vân
Trong mảng tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có việc thờ động vật và thực vật Chim, rắn, cá, sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước và do vậy nên chúng được sùng bái hàng đầu.Bên cạnh đó, thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn tôn sùng thực vật nhất là cây lúa Khắp nơi dù là người Việt hay các vùng, các dân tộc đều có tín ngưỡng thờ thần Lúa, Hồn Lúa…kế đến là các loại cây xuất hiện sớm như cây Cau, cây Đa,…
1.2.3 Tín ngưỡng sùng bái con người
Trong con người có hai mặt tồn tại song song với nhau là cái vật chất và cái tinh thần Cái tinh thần khó nắm bắt nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn” và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng của người Việt
Người Việt quan niệm, cái chết là cơ thể từ trạng thái động trở thành tĩnh, cho nên theo triết lý âm dương thì phần hồn đi từ cõi dương (dương gian) sang cõi âm (âm phủ)
Đó là một thế giới khác, là nơi của ông bà tổ tiên, nhưng dù xa lìa cõi dương nhưng ông
bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom con cháu, phù hộ cho con cháu đó cũng là cơ
sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc thù của của vùng văn hóa này, nhưng đối với người Việt nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, nhiều nơi còn gọi là đạo ông bà, ngay cả những người không tin thần thánh cũng đặt bàn tổ tiên trong nhà
1.3 Lịch sử hình thành và tình hình tôn giáo ở Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm kinh tế - chính
đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi chằng chịt, cách biển Đông 75 km, dân số là 1.187.000 người Trong lĩnh vực lịch sử văn hóa, vùng đất nơi đây nổi tiếng về bề dày bậc nhất của cả vùng Nam Bộ Hiện nay, thành phố Cần Thơ có năm đơn vị hành chính quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt và bốn đơn vị hành chính huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh Có bốn dân tộc lớn cùng sinh sống
là Kinh, Khmer, Hoa, Chăm Tuy mới trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 1976
và là thành phố trực thuộc Trung ương năm 2004 nhưng Cần Thơ đã có những điều kiện nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sự hình thành và phát triển các tôn giáo ở Cần Thơ khá đa dạng, có lịch sử hình thành và
2 Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Ths Lê Đình Bích, Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ, năm 2006, Tr 50
Trang 14phát triển khác nhau Hiện tại có 5 tôn giáo cùng tồn tại đó là: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Cao Đài Trong đó có hai tôn giáo khai sinh trong nước là Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, ba tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào là Phật giáo, Công Giáo và Tin Lành Riêng Phật giáo, có hai nhánh cùng tồn tại song song là Phật giáo Nam Tông (Tiểu Thừa) và Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa)
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo ở Cần Thơ
1.3.1.1 Phật giáo
Đạo Phật hình thành ở vương quốc Nêpan (Ấn Độ ngày nay) vào khoảng cuối thế
kỷ thứ VI TCN Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn (Brahmanisme) và nạn kỳ thị màu da, đẳng cấp, đòi tự do, bình đẳng xã hội Phật giáo ra đời lý giải căn nguyên của nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Sidharta (Tất- đạt- đa), họ là Gotama (Cồ đàm hay còn gọi là Cù đàm), thuộc bộ tộc Sakyamuni, là con của vua Tịnh Phạn
Điểm khác biệt của Phật giáo và các tôn giáo khác là Phật giáo không đề cập đến thần sáng tạo ra thế giới và con người Phật giáo có hệ thống triết học rất phát triển, gồm thế giới quan và nhân sinh quan, trong đó đề cao vai trò của con người, thiên về một triết
lý sống, một phương pháp rèn luyện nhân cách hướng thiện Giáo lý Phật giáo là cả một
hệ thống đồ sộ, tập trung trong tam tạng kinh điển bao gồm: kinh tạng, luận tạng và luật tạng với nhiều nội dung đa dạng và sâu sắc, trong đó có một số nội dung cơ bản như: tứ diệu đế, lý duyên khởi và thập nhị nhân duyên, thuyết vô thường, vô ngã, luân hồi, nghiệp báo, niết bàn
Về cơ bản, Phật giáo có hai giới luật quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà những người theo đạo Phật phải tuân theo Người theo đạo Phật chia thành hai loại:
- Người tu hành: thoát khỏi gia đình và sinh hoạt xã hội, đi tu ở chùa theo quy định Nam gọi là tăng, nữ gọi là ni
- Người tu tại gia: Thờ Phật, lễ Phật tại nhà theo ngũ giới và thập thiện gọi là cư sĩ hay phật tử
Trang 15Đạo Phật có hai hệ phái: Tiểu Thừa và Đại Thừa hay còn gọi là Nam Tông và Bắc Tông Từ hai phái đó, mỗi phái chia làm nhiều tông nên người ta gọi là tông phái
Phật giáo có mặt tại Cần Thơ ngay từ khi vùng đất này được khai mở và là tôn giáo
có mặt sớm nhất tại thành phố Cần Thơ do những cuộc di dân từ miền Bắc, miền Trung vào miền đất mới Đạo Phật của phái Tiểu thừa hay còn gọi là Phật giáo Théravada là tôn giáo chính thống của đồng bào Khmer vốn sinh sống xen kẽ lâu đời với người Việt và người Hoa ở vùng Nam Bộ Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1920-1970), ngày 01/01/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời Tại tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ) hình thành một ban đại diện tỉnh và sáu ban đại diện quận của giáo hội địa phương Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1981 Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam long trọng khai mạc ở thủ đô Hà Nội đã đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của của tăng, ni, phật tử Trong bối cảnh chung ấy, tháng 12 năm 1983 Ban trị sự Tôn giáo Cần Thơ được thành lập do Hòa thượng Thích Phước Minh làm trưởng ban
Trong các giai đoạn lịch sử, các thế lực phản động và bọn xâm lược luôn tìm cách lợi dụng, chi phối Phật giáo Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, thực dân Pháp luôn tìm cách lôi kéo, thao túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo để thực hiện mưu toan tập hợp lực lượng làm chỗ dựa chính trị Đế quốc Mỹ tìm cách chi phối xu hướng “hiện đại hóa Phật giáo”, mua chuộc, lôi kéo tăng ni xa rời dân tộc, tạo sự phân hóa trong Phật giáo Khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dù âm mưu của kẻ thù có thâm độc thì phong trào yêu nước trong giới Phật giáo ở Cần Thơ vẫn vững mạnh Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều tăng ni tham gia trong hàng ngũ kháng chiến, hàng ngàn phật tử tham gia dân quân du kích, gia nhập bộ đội, trực tiếp cầm súng đánh giặc, phục vụ chiến đấu Nhiều cơ sở Phật giáo trong thành phố Cần Thơ là nơi nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng, chôn dấu vũ khí, tài liệu, nơi hội họp,…
Giáo hội được điều hành bởi hàng giáo phẩm, thực hiện theo giáo luật Giáo hoàng cai quản giáo hội toàn cầu và là quốc trưởng của Nhà nước Vaticăn Các giám mục cai quản các giáo phận ở địa phương Giám mục tuyệt đối phải phục tùng Giáo hoàng Các linh mục cai quản các giáo xứ, phải tuyệt đối phục tùng giám mục
Trang 16Công giáo có một hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ rất phức tạp và chặt chẽ Công giáo được các giáo sĩ người Pháp truyền vào Cần Thơ khá sớm, khoảng cuối thế kỷ XIX Linh mục người Pháp, Vicent Gonet đã mở đầu công cuộc truyền giáo ở đất Cần Thơ Những xứ đạo được thành lập sớm ở Cần Thơ như Trà Lồng (1878) nay thuộc xã Long Phú huyện Long Mỹ, họ đạo Đức Bà (1880), họ đạo Nàng Rền nay thuộc xã Hương Phú, thị xã Ngã Bảy,…Trước năm 1883, tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt đã tồn tại một họ đạo, vào thời vua Tự Đức cấm đạo, đồng bào Công giáo nơi đây tản mác, một số trôi dạt về vùng Thất Sơn (tỉnh An Giang) Năm 1883, linh mục Domont về Bò Ót (Thốt Nốt) quy tụ một số giáo dân cũ, mở rộng truyền giáo xây dựng nhà thờ Bò Ót Năm 1889, linh mục Duquet khởi công xây dựng nhà thờ Cần Thơ, nay là nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, một số linh mục và giáo dân bị lợi dụng, tiếp tay cho chính quyền thực dân đi ngược lại quyền dân tộc Sau hiệp định Giơnevơ, hơn nửa triệu người Công giáo đã bị Mỹ Diệm cưỡng ép vào Nam Tiếp đó, Mỹ-ngụy thực hiện âm mưu biến vùng có đồng bào Công giáo thành vùng trắng, xây dựng đồn bót ngay tại khuôn viên nhà thờ Tuy nhiên, phong trào yêu nước của đồng bào Công giáo Cần Thơ vẫn liên tục đấu tranh, ban đầu là tự phát nhưng từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phong trào yêu nước được tổ chức chặt chẽ và phát triển mạnh Năm 1945, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, một số tu sĩ, linh mục đã vào vùng giải phóng động viên tham gia kháng chiến như Trần Quang Nghiêm, Võ Thành Trinh,… dưới sự hướng dẫn của Mặt trận Việt Minh, hầu hết họ đạo trong thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban chấp hành Công giáo cứu quốc, Liên đoàn Công giáo Trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, giới Công giáo Cần Thơ cũng có nhiều gia đình nuôi chứa cán bộ cách mạng
1.3.1.3 Đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ cuối XIX đầu thế kỷ XX
do Tổ chức Tin Lành “Liên hiệp phúc âm truyền giáo” truyền vào Đến năm 1930, một tổ chức thứ hai là Giáo hội cơ đốc Phục lâm được truyền vào nước ta
Nhìn chung, về nội dung cơ bản đạo Tin Lành vẫn giữ nguyên như Công giáo nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi, ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân
Giáo lý cơ bản của đạo Tin Lành: đạo Tin Lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó
là chuẩn mực duy nhất của đức tin sự hành đạo Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin Lành chỉ công nhận 36 trong tổng cộng 46 cuốn Cựu Ước Khác với Công giáo, đạo Tin Lành không coi kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người được quyền giảng giải
mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin Lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo kinh thánh
Trang 17Đạo Tin Lành tin rằng Đức Mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng không xem bà là mẹ Thiên Chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Thiên Chúa Bên cạnh đó, đạo Tin Lành còn tin thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như Công giáo Tin có thiên đàng và địa ngục nhưng không coi trọng nó như một công cụ để khuyến khích hay răn đe, trừng phạt con người
Về mặt tổ chức: Đạo Tin Lành không lập Giáo hội duy nhất cho toàn đạo mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau, tùy theo hệ phái và từng quốc gia Nhà thờ đạo Tin Lành tuy có cấu trúc hiện đại nhưng có sự bày trí đơn giản
Đạo Tin Lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hằng ngày như khuyên con người sống văn minh, loại bỏ những hủ tục trong may chay, cưới hỏi, cúng lễ,… quy định những điều cấm kỵ như không được rượu chè, ma túy, đánh chửi nhau… nên dễ lôi kéo quần chúng theo đạo Đạo Tin Lành còn có một đặc điểm nữa là không chấp nhận điều gì trái với kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội…đều bị xem là khác điều Chúa dạy Vì lẽ đó mà nhiều dân tộc theo đạo Tin Lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Đạo Tin Lành được phát triển đến Cần Thơ năm 1921 do mục sư người Pháp Herbert A.Jackson được cử đến Cần Thơ làm công việc truyền giáo Các giáo sĩ mướn một căn phố đối diện với Tòa án (nay là đường Phan Đình Phùng) làm nơi sinh hoạt tôn giáo Đạo Tin Lành phát triển mạnh vào thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới tại miền Nam (1954-1975), đế quốc Mỹ lợi dụng đạo Tin Lành vào các mục tiêu chính trị, dành cho Hội Thánh Tin Lành nhiều đặc quyền đặc lợi, đưa nhiều sĩ quan
Mỹ núp dưới danh nghĩa mục sư nhằm can thiệp và chi phối Giáo hội Tin Lành Việt Nam Tuy nhiên, nhiều tín đồ Tin Lành đã nhận rõ âm mưu của Mỹ nguyh nên đã bí mật tham gia cách mạng, các nhà thờ lần lượt được xây dựng lại, tín đồ gia tăng, một số Hội thánh được thành lập: Chi hội Cái Răng (1962), Chi hội An Phú (1966), Chi hội Thới Hòa (1972)…
1.3.1.4 Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là đạo Cao Đài ra đời ở Tây Ninh vào năm
1926 Đạo ra đời gắn liền với tên tuổi của các ông Ngô Minh Chiêu, Lê Minh Trung, Phạm Công Tắc,… Đạo Cao Đài là điển hình của tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật- Lão- Nho) Đạo Cao đài do một số người thuộc tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu
tư sản), công chức chủ trương, ban đầu vốn là một trào lưu chính trị với mục đích thành lập đạo để tập hợp lực lượng quần chúng mà chủ yếu là nông dân chống lại sự kỳ thị, bóc
Trang 18lột, chèn ép của thực dân Pháp Song sau đó trào lưu này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tại Nam bộ cho đến tận ngày nay
của các tôn giáo đã có Đạo Cao Đài có chủ trương “Quy nguyên tam giáo” và có ý đồ
“hợp nhất ngũ chi” thống nhất năm ngành đạo (nhân đạo- Khổng Tử, thần học- Khương Thái Công, thánh đạo- Giêsu, tiên đạo- Lão Tử, Phật đạo- Thích Ca Mâu Ni) Từ đó, đạo Cao Đài bộc lộ ý đồ là “tôn giáo của tôn giáo” và làm cho giáo lý mang tính dung hợp phức tạp
Về luật lệ, nghi lễ: đạo Cao Đài đặt ra nhiều quy định về luật lệ, lễ nghi để hướng dẫn người theo đạo tu tập và xử thế Luật đạo có nhiều nhưng có một số nội dung quan trọng là: “ngũ giới cấm”, “tứ đại điều quy”,…Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ Đạo Cao Đài có đạo phục chung là màu trắng, khăn đóng đen
Về tổ chức: có hai cấp là trung ương và cơ sở Tương ứng với bộ máy tổ chức ấy, đạo Cao Đài có một hệ thống chức sắc bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau với những qui định về số lượng khá cụ thể
Do khác nhau về phương hướng hành đạo trong năm 1926, ông Ngô Minh Chiêu người nổi bật nhất trong 12 vị sáng lập đạo Cao Đài đã từ chức về Cần Thơ Đạo Cao Đài đến Cần Thơ sớm nhất là phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi
Cao Đài Tây Ninh truyền đến Cần Thơ năm 1930 do ông Lê Văn Sĩ người làng Nhơn Ái, quận Châu Thành đi Tây Ninh học đạo và trở về quê phổ biến đạo lý.Giữa năm
1930, thánh thất Cao Đài Tây Ninh đầu tiên được thành lập tại Nhơn Ái
1.3.1.5 Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo gọi tắt là đạo Hòa Hảo Người sáng lập ra đạo này là ông Huỳnh Phú Sổ, còn gọi là Đức Huỳnh Giáo Chủ (vì ông là nhân vật được xem như giáo chủ của đạo Hòa Hảo) Ông sinh năm 1920 tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu , tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang) trong một gia đình địa chủ giáo chủ giàu có Đạo Hòa Hảo là một đạo cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với tín ngưỡng cư dân Nam bộ, lan tràn khắp các tỉnh miền Tây cùng với một số đạo khác tồn tại đến ngày hôm nay
Về giáo lý: giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cũng là một sự tổng hợp của các giáo lý khác, nhưng lại mang một ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với cuộc sống hơn nhất là cuộc sống của những người nông dân nghèo Với từng bước tu tập từ thấp lên cao, nếu muốn học làm Phật trước phải học làm người thông qua tiến trình “Học Phật -Tu Nhân” Phần học Phật chủ yếu dựa vào tư tưởng của Phật giáo nhưng có giản lược và có đôi chỗ sửa đổi
Trang 19cho phù hợp với thực tiễn Phần tu nhân là phần thực hành đạo đức “tứ ân hiếu nghĩa” bao gồm ân tổ tiên cha mẹ; ân đất nước; ân tam bảo; ân đồng bào và nhân loại
Phật giáo Hòa Hảo không hình thành thiết chế giáo quyền, không chủ trương xây dựng chùa chiền không thờ tượng ảnh Việc thờ phụng và hành đạo rất thô sơ, chủ yếu được tiến hành tại gia đình Mỗi gia đình thờ tấm Trần điều tại trang thờ đặt ở gian chính giữa và xây dựng một bàn thông thiên ở trước sân nhà
Phật giáo Hòa Hảo truyền đến Cần Thơ năm 1940 và phát triển mạnh ở hai huyện Thốt Nốt và Ô Môn Trong hai cuộc kháng chiến, đại bộ phận tín đồ sống trong vùng địch kềm kẹp, khủng bố ác liệt nhưng bà con tín đồ luôn phát huy truyền thống yêu nước, nuôi chứa, bảo vệ cách mạng đóng góp cho công cuộc kháng chiến thắng lợi
1.3.2 Đặc điểm chung của các tôn giáo ở thành phố Cần Thơ
1.3.2.1 Cần Thơ là một thành phố đa tôn giáo
Cần Thơ là nơi giao lưu văn hóa Đông- Tây, nên có sự du nhập của nhiều tôn giáo nội sinh và ngoại sinh Cho đến nay, thành phố Cần Thơ có năm tôn giáo chính, bên cạnh
đó còn có một bộ phận dân cư khác vẫn giữ nguyên tín ngưỡng dân gian, truyền thống
Sự phân bố tôn giáo ở thành phố Cần Thơ cũng khác nhau: có những nơi tín đồ sống thành cộng đồng tương đối tập trung như tín đồ Công giáo tập trung chủ yếu ở thành phố Cần Thơ, Phật giáo Hòa Hảo tập trung ở huyện Thốt Nốt và quận Ô Môn,…cũng có nơi tín đồ tôn giáo sống xen kẽ với nhau hoặc xen kẽ với quần chúng không theo tôn giáo
Qua quá trình phát triển, Cần Thơ cũng từng bước khẳng định vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long Chính vì vậy mà các tôn giáo cũng theo hướng chọn tỉnh Cần Thơ làm nơi phát triển, thiết lập các tổ chức, trụ sở quan trọng của tổ chức tôn giáo như:
- Đối với Công giáo, địa phận Cần Thơ được thành lập năm 1955, năm 1960, tòa thánh Vaticăn nâng giáo phận tỉnh Cần Thơ thành giáo phận chính tòa Tòa giám mục, nhà thờ chánh tòa đặt tại thành phố Cần Thơ Năm 1988, đại chủng viện Thánh Quý của Đạo công giáo được thành lập tại thị trấn Cái Răng, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, là nơi đào tạo linh mục cho giáo hội Công giáo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
- Đạo Tin Lành Việt Nam thành lập địa hạt Tây Nam Bộ năm 1972 Địa hạt Tây Nam Bộ của Tin Lành Việt Nam gồm các tỉnh phía Tây sông Hậu, trụ sở đặt tại đường Nguyễn Trãi thành phố Cần Thơ
- Đạo Cao Đài, phái Chiếu Minh Long Châu ra đời năm 1956, Tòa thánh Long Châu được xây dựng tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành,…
Trang 201.3.2.2 Tính dung hợp, đan xen, hòa đồng về tín ngưỡng, tôn giáo
Tính hòa hợp, đan xen của tín ngưỡng, tôn giáo ở Cần Thơ được thể hiện khá rõ nét qua những đặc điểm sau:
- Trên điện thờ của một số tôn giáo dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị thần thánh…của các tôn giáo khác; tín đồ của một tôn giáo dễ tham gia vào các hành vi tôn giáo khác
- Đối với nhiều người dân thành phố Cần Thơ, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo
cụ thể của họ Không ít người sẵn sàng chấp nhận cả thần, thánh, tiên, phật, … họ tham gia các lễ nghi tôn giáo lớn nhưng vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên Bên cạnh việc theo các tôn giáo, nhiều người còn tin vào hình thức ma thuật, bói toán, tướng số,… những hiện tượng này ít nhiều dẫn đến sự giảm sút vẻ linh thiêng, thanh khiết của tôn giáo
1.3.2.3 Thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng, với nước
Tín ngưỡng, tôn giáo ở Cần Thơ có từ rất sớm, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo ngoại sinh Hệ thống tín ngưỡng Cần Thơ rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau đan xen với các lễ thức từ cưới xin, ma chay, đến các ngày rằm hằng tháng, lễ Tết Nguyên đán , trong các lễ hội nông nghiệp, các hội làng diễn ra hằng năm
Đối với người Cần Thơ, thờ cúng tổ tiên không đơn thuần chỉ biểu hiện tình cảm nhớ ơn những người có công sinh thành, nuôi dưỡng con cháu trưởng thành mà còn quan niệm ông bà, tổ tiên như những vị thần hộ mệnh cho con cháu khỏe mạnh, hưởng phúc cho con cháu tránh tai họa Bên cạnh đó, người Cần Thơ còn thờ những người đã có công với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ quê hương, vùng đất Cần Thơ
1.3.3 Tình hình tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay
Ở thành phố Cần Thơ hiện nay có năm tôn giáo lớn đó là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo Trong đó, Phật giáo có hai hệ phái cùng tồn tại
là Phật giáo Tiểu Thừa (Nam Tông) của đồng bào dân tộc Khmer và Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông) của người Hoa Qua quá trình sống cộng cư hỗn hợp đã làm cho thành phố Cần Thơ trở thành một vùng đất đa dạng về tôn giáo Thành phố Cần Thơ hiện nay có đến
29 tôn giáo, hệ phái, số người có đạo hoặc có tín ngưỡng dân gian là 384.358 người, chiếm 32,3 % tổng số dân thành phố Cần Thơ Theo thống kê năm 2009 của Ban tôn giáo
3
Thống kê tôn giáo thành phố Cần Thơ năm 2009 của Ban Tôn giáo ( biểu số 1)
Trang 21STT Tôn Giáo Cơ sở tôn giáo Chức sắc, nhà
Trong năm qua, các cuộc đại hội, hội nghị tôn giáo lớn được tổ chức trang trọng như Đại giới đàn Huệ quang do Ban Trị sự Phật giáo tổ chức (tháng 11 năm 2009); Hội đồng điều hành Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tổ chức tổng kết năm học; Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Cần Thơ đại hội nhiệm kỳ; Ban quy ước các phái Cao Đài
tổ chức Hội nghị phát động cuộc vận động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;….song song đó, các cuộc đại lễ cũng đã được tổ chức trang trọng như Đại lễ Phật đản, lễ trao kinh sách Phật giáo Nam Tông Khmer; Ban trị sự Phật giáo thành phố tổ chức văn nghệ Bông hồng tặng mẹ nhân dịp Đại lễ Vu Lan, nhân dịp Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27/7) Ban đoàn kết Công giáo phối hợp tổ chức lễ cầu nguyện cho các Linh mục, tu sĩ và nhân dân đã hy sinh vì Tổ quốc; Phật giáo Hòa Hảo tổ chức lễ đản sinh Đức Hhuỳnh Phú Sổ; các cơ sở thờ tự Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức tết CholchnamThmay, lễ Sen Đôl-ta và lễ Dâng y Kathina trong không khí vui tươi, tiết kiệm…
Hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức tôn giáo được các tổ chức, cá nhân
:
Hòa Hảo
Xây dựng nhà tình thương, bắt mới cầu
Trang 22
2 Công giáo
Đóng góp làm đường nông thôn, xây dựng nhà tình thương, cấp học bổng sách vở, tặng quà cho hộ nghèo,…
Tuy nhiên, những hoạt động vi phạm cần lưu ý như một số trường hợp xây dựng chùa, dựng tượng Phật không xin phép hoặc không đúng với giấy phép đã cấp, một số nơi điều trị bênh mang tính chất mê tín dị đoan,và gân đây nhất là truyền đạo trái phép của Đặng Thành Định và Đặng Văn Nghĩa ở phường Phước Thới quận Ô Môn lợi dụng danh nghĩa tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để truyền đạo trái phép gây mất trật tự xã hội và làm giảm sút lòng tin của tín đồ đối với tôn giáo này đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra và làm rõ
Trang 23CHƯƠNG 2 VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo
2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo
Tất cả các nhà triết học trước Mác, kể cả những nhà duy vật đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm đời sống và xã hội, vì họ chỉ mới dừng lại một sự thật là xã hội vận hành theo cách riêng của nó hoặc theo ý chí của một đấng siêu nhiên có nhân tính (như Đức Chúa) Xuất phát từ cách nhìn duy tâm đó, tôn giáo – một hình thái ý thức xã hội đã ra đời và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ thời kỳ công xã nguyên thủy cho đến ngày nay
Ở tác phẩm “Chống Đuyhrinh” Ănghen đã đưa ra những nhận định quan trọng của những người cộng sản về công tác tôn giáo, ông định nghĩa “Tôn giáo là sự phản ánh hư
ảo – vào trong đầu óc con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ…” Với Mác, ông cho rằng tôn giáo cũng thể hiện là lời phản kháng của quần chúng bị áp bức, cho dù đó chỉ là một sự phản kháng yếu ớt trong cái xã hội áp bức, bóc lột của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Bởi lẽ đem theo lòng hy vọng khắc phục tình trạng khổ ải hiện thực bằng một phép lạ bên ngoài cho nên tôn giáo đã tồn tại trong niềm tin tuyệt đối của nhân dân Từ đó, Mác rút ra kết luận “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”5
Với Lênin, “Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn
và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì lao động suốt đời cho
Chính sự bất lực của giai cấp
bị bóc lột, hay cũng như chính sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để từ đó con người bắt đầu hình thành lòng tin vào những phép màu, thần thánh, lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện thực khách quan Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng thừa nhận vai trò của tôn giáo, thừa nhận tôn giáo còn tồn tại lâu dài, và cần phải tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Để giải quyết vấn đề tôn giáo cần một thời gian dài, gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến
Trang 24xã hội và nâng cao nhận thức quần chúng Quan điểm chung của chủ nghĩa Mác – Lênin
về việc giải quyết vấn đề tôn giáo gồm các vấn đề sau:
- Thứ nhất, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với cuộc vận động đoàn kết các tín đồ tôn giáo trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định tôn giáo là một hình thức xã hội nên muốn thay đổi nó trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội, phải xóa bỏ những nguồn gốc gây ra ảo tưởng, những ước mơ về thiên đường hư ảo Muốn được như vậy thì con người cần phải xây dựng một xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội
- Thứ hai, tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân Tự do, tín ngưỡng là một trong những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong chủ nghĩa xã hội, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng là một nguyên tắc Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn thể hiện trong đời sống xã hội
- Thứ ba, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo Trong những thời kỳ khác nhau, vai trò và tác động của mỗi tôn giáo đối với xã hội là hoàn toàn khác nhau và quan điểm, thái độ của giáo sĩ và giáo dân đối với các lĩnh vực xã hội cũng không hoàn toàn thống nhất Vì vậy, khi thực hiện nhất quán nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử cần phải có quan điểm lịch sử khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với các vấn đề có liên quan với tôn giáo Có những tôn giáo mới ra đời được coi như là một phong trào bảo vệ, bênh vực quyền lợi của những người nghèo, những người bị áp bức nhưng sau một thời gian tồn tại, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp thống trị, bóc lột Vì vậy, đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể
Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ ràng hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo Trong xã hội công xã nguyên thủy, tôn giáo chỉ thuần túy về mặt tư tưởng, phản ánh nhận thức cảm tính của con người trước thế giới tự nhiên Khi xã hội xuất hiện giai cấp, tôn giáo không chỉ thể hiện mặt tư tưởng mà còn ở mặt chính trị Mặt
tư tưởng thể hiện tín ngưỡng trong tôn giáo Mặt chính trị, bên cạnh ước nguyện giải phóng của quần chúng chống lại sự nô dịch của các thế lực thống trị bóc lột, mặt chính trị còn thể hiện ở việc lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng của những phần
tử phản động đội lốt tôn giáo
Trang 252.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta mà còn có những điểm mới, những phát triển mới
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị đạo đức của các tôn giáo là những tinh thần quý giá của nhân loại Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hóa Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng
có quá trình hình thành, phát triển với những đặc điểm riêng, tồn tại đan xen ảnh hưởng lẫn nhau
Hồ Chí Minh đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết tôn giáo Sau ngày độc lập 2/9/1945, ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Hội đồng chính phủ
“Về những vấn đề cấp bách của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” trong đó Người đề nghị Chính phủ ra tuyên bố “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”7 Đối với tôn giáo, hơn bao giờ hết cần đoàn kết thực lòng và bền vững Người cho rằng việc đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đoàn kết dân tộc Bên cạnh đó phải phân biệt được đức tin chân chính và bộ phận lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cá nhân, lợi dụng tôn giáo để chống phá đoàn kết đoàn kết dân tộc Muốn có được sự đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo thì cần phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết đồng thời phải xóa bỏ những định kiến, mặc cảm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo
Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân làm trung tâm của chính sách tôn giáo Quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng là một quyền chính đáng của con người Hạn chế và vi phạm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo là đi ngược với xu thế của tiến bộ xã hội Sự tôn trọng ấy không phải chỉ thể hiện bằng văn bản, qua lời nói mà nó còn được thể hiện qua những hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi
7 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000, Tập 8, Tr 403
Trang 26dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm không hợp lý về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược đoàn kết lương giáo, Người chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ phận với toàn thể, giữa cá nhân với xã hội Một mặt, Người triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa quyền đó thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Mặt khác, Nhà nước phải có trách nhiệm thường xuyên chăm
lo đời sống của đồng bào có đạo, bởi suy cho cùng, mục đích của cách mạng là làm cho dân khỏi đói, khỏi rét, khỏi áp bức, bóc lột,…
Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin và lòng yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không mâu thuẫn nhau Mỗi người vừa là một tín đồ chân chính vừa là một công dân yêu nước Theo Người, nước nhà có độc lập thì tôn giáo mới được tự do vì vậy mọi người phải làm cho nước nhà được độc lập Khi có được độc lập rồi thì phải quan tâm đến đời sống nhân dân vì độc lập
sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân vẫn còn đói khổ
Tóm lại, thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra những động lực chủ yếu, trực tiếp cho chiến lược đoàn kết lương giáo, làm thất bại mọi âm mưu và hành động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết lương giáo, xóa bỏ thành kiến, mặc cảm giữa dân tộc và đồng bào theo đạo Có thể nói, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo đã ra đời khá lâu nhưng đến nay, tư tưởng của Người vẫn còn giá trị, là di sản tư tưởng vô cùng quý giá giúp Đảng và Nhà nước ta
có cơ sở lý luận hoạch định chính sách tôn giáo
2.2 Quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo
Về vấn đề tôn giáo, Đại hội toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng đã đề ra một cách tiếp cận mới làm cơ sở cho việc đổi mới tư duy về tôn giáo và công tác tôn giáo: Nhấn mạnh lấy yếu tố con người làm mục đích cao nhất cho mọi hoạt động và khẳng định
sự cần thiết phải chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp cho xã hội mới, cụ thể hóa và thực hiện đúng chính sách tự do hạnh phúc
Chủ trương trên là cơ sở để Bộ Chính trị ra Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 và mới đây nhất là Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung Ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đánh dấu
sự đổi mới một cách căn bản của Đảng về lĩnh vực này, làm cho tiến trình đổi mới đất nước trở nên đồng bộ và toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội Có thể nói việc đổi mới công tác tôn giáo góp phần vào sự nghiệp đổi mới đấtt nước Cùng với việc đổi mới
Trang 27tư duy về kinh tế và đổi mới tư duy trên các lĩnh vực khác, đối với tôn giáo, Đảng ta cũng
có những đổi mới quan trọng trong nhận thức, làm cơ sở lý luận cho việc đổi mới công tác tôn giáo trong thực tế Quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo được thể hiện trong Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX là:
- Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Lần đầu tiên trong Nghị quyết 24 ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị đưa ra quan điểm tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân và chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục khẳng định quan điểm đó là một bước tiến mới về nhận thức lý luận của Đảng ta Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết tâm theo đuổi một chính sách nhất quán là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Tôn giáo tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Lịch sử cho thấy tôn giáo có quan hệ mật thiết với muôn mặt trong cuộc sống trần thế của nhân dân Tôn giáo là sản phẩm do con người tạo ra trong những điều kiện lịch sử nhất định Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra những căn nguyên về kinh tế - xã hội, về nhận thức, tâm lý của việc xuất hiện ý thức tôn giáo và khẳng định, tôn giáo không dễ dàng mất
đi khi xã hội đang tồn tại chưa giải quyết được những bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội
- Sự cần thiết phải phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo Trong thời kỳ đổi mới, một trong những điểm mới quan trọng, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc là việc Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo Luận điểm này là kết quả của quá trình nghiên cứu lịch sử, tổng kết thực tiễn của Đảng ta Một là, tôn giáo không có nguồn gốc thần thánh
mà do con người sáng tạo ra trong những điều kiện nhất định Hai là, trãi qua quá trình tồn tại lâu dài trong lịch sử nhiều giá trị văn hóa, đạo đức của xã hội được đưa vào hệ thống pháp lý, luật lệ tôn giáo Mặc dù cái siêu nhiên là đối tượng được thờ phụng dưới
vô vàn những quy định chuẩn mực, song bản thân tôn giáo cũng vì vậy mà chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa cho con người và xã hội Ba là, trong lịch sử nhân loại, tôn giáo để lại dấu ấn sâu đậm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trên phương diện văn hóa, đạo đức Bốn là, biện chứng lịch sử cho thấy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nhân
tố trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta mới có được nền văn hóa mới nếu như không kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc Năm là, lịch sử cho thấy mọi nền văn hóa có bản sắc
Trang 28đều là tổng hợp của nhiều giá trị rất đa dạng Vì vậy để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra không thể không phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo và việc phát huy các giá trị đó không chỉ góp phần làm phong phú nền văn hóa mới mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa đạo và đời
- Thực hiện chiến lược đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc Người Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú, từ lâu đã trở thành chỗ dựa tinh thần và là nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận nhân dân Trong chiến lược đoàn kết toàn dân thì đoàn kết tôn giáo là một bộ phận quan trọng, đó là một vấn đề được cả xã hội quan tâm
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, có liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống Do đó, công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để không ngừng hoàn thiện chính sách tôn giáo, thực hiện công tác vận động quần chúng, chức sắc, tổ chức quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và các tổ chức tôn giáo
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng Sỡ dĩ xác định như vậy là vì đại đa số quần chúng lao động, có tinh thần yêu nước và gắn bó với dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống hạnh phúc
Từ việc chăm lo những lợi ích trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, các chính sách và việc làm cụ thể của Đảng và Nhà nước ta sẽ thuyết phục, lôi cuốn, tập hợp
bộ phận dân cư có đạo tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc Mọi thái độ đối xử thô bạo, mệnh lệnh, áp đặt một chiều hoàn toàn xa lạ với công tác vận động quần chúng
2.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Nhằm thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
ta đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh Nghị quyết số NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa
25-IX “Về công tác tôn giáo”, ngày 18/6/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 19 khóa XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo kể
từ ngày Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Pháp lệnh đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân thực hiện
Trang 29quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời không chỉ làm cho đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo yên tâm, phấn khởi mà còn là lời tuyên bố với bạn bè năm châu, với quốc tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam, qua đó củng cố uy tín của Việt Nam trên quốc tế, đẩy lùi những mưu toan lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước ta
2.3.1 Về nguyên tắc:
- Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật Không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, điều 70 ghi rõ:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
- Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, gìn giữ những giá trị truyền thống của tín ngưỡng, tôn giáo Nhà nước khẳng định việc bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, am, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, trường tôn giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo Nhà nước nghiêm cấm việc phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực để tuyên truyền chiến tranh
- Chủ trương của Nhà nước là duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước với các
tổ chức tôn giáo
- Các cấp Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội
và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Năm nguyên tắc trên được đặt ra làm nền tảng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, có thể nói nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao gồm:
- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở luật pháp
Trang 30- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo
- Hướng dẫn các tôn giáo, các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật Ủng hộ và phát huy các yếu tố tích cực của tôn giáo nhằm thực hiện “tốt đời, đẹp đạo” và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
- Không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống chủ nghĩa xã hội
- Mọi quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo phải theo đúng đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Thực hiện bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước
Phải nắm vững quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo hiện nay Đó là: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng, cộng đồng người có đạo là một phần của khối đại đoàn kết toàn dân; cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải tăng cường quản lý công tác tôn giáo của Nhà nước Đổi mới về nhận thức và thực hiện đúng đắn quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chân chính của người dân để phát huy mọi năng lực, sự sáng tạo của hàng chục
2.3.2 Các chính sách cụ thể:
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 được ban hành dựa trên quan điểm đổi mới trong công tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW và đặc biệt là những nội dung về công tác tôn giáo được xác định trong Nghị quyết 25/NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm 6 chương 41 điều Đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh này là hai loại hoạt động, đó là: hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo Pháp lệnh quy định những vấn đề cụ thể đối với tôn giáo hiện nay như sau:
8 Trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Trang 312.3.2.1 Đối với tín đồ tôn giáo:
Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ nghi lễ tôn giáo tại cơ
Chức sắc, nhà tu hành là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, được tự
do hoạt động trong phạm vi mình phụ trách, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tôn giáo diễn ra trong phạm vi phụ trách
Chức sắc, nhà tu hành được Nhà nước khuyến khích tổ chức các hoạt động từ thiện, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật Được hưởng các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của công dân, được Nhà nước xét khen thưởng công lao đóng góp trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chức sắc, nhà tu hành nước ngoài được phép giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận
Bên cạnh đó, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo còn có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng chức trách, chức vụ tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm tôn giáo
đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận
- Động viên tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước
2.3.2.3 Đối với các tổ chức tôn giáo
Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích và đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được Nhà nước bảo hộ
Tổ chức tôn giáo hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động, các cá nhân
có trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật
2.3.2.4 Đối với các hoạt động tôn giáo
Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự đã đăng ký thì thực hiện trong khuôn viên
cơ sở thờ tự thì không phải xin phép
Trang 32Nhà nước cho phép xuất bản, sản xuất và bảo hộ các loại kinh sách tôn giáo và các giáo phẩm tôn giáo Cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành và tàng trữ sách báo, văn hóa phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc
Các đại hội, hội nghị tôn giáo cấp toàn quốc hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Những đại hội, hội nghị tôn giáo ở các cấp địa phương phải được phép của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Các tổ chức tôn giáo hoạt động từ thiện theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước
và các cơ quan chức năng
2.3.2.5 Đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo:
Nhà nước bảo hộ nơi thờ tự của tổ chức tôn giáo Các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự
Việc tu bổ, trùng tu lại không làm thay đổi cấu trúc thì tổ chức thực hiện sau khi thông báo với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sở tại Việc sửa chữa lớn làm thay đổi kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, khôi phục, xây dựng các công trình thờ tự phải được phép của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tổ chức tôn giáo được phép nhận nguồn tài chính quyên góp từ sự ủng hộ tự nguyện của các cá nhân, tổ chức và từ những thu nhập hợp pháp khác để tiến hành tu sửa
nơi thờ tự Việc tổ chức quyên góp phải được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép
2.3.2.6 Đối với hoạt động đối ngoại của tổ chức tôn giáo:
Hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị
Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước mời tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo phải được sự chấp thuận của Ban tôn giáo Chính phủ
Tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước tham gia làm thành viên của tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động tôn giáo hoặc có liên quan đến các tôn giáo nước ngoài thực hiện theo quy định của Ban tôn giáo Chính phủ
2.3.3 Đặc điểm của đối tượng quản lý
Đối tượng của lĩnh vực quản lý Nhà nước về tôn giáo bao gồm tín đồ, nhà tu hành, chức sắc, và các tổ chức tôn giáo, hoạt động của các tín đồ, nhà tu hành, chức sắc, nơi thờ
tự, đồ dùng việc đạo, các cơ sở vật chất tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo
Trang 332.3.3.1 Đặc điểm của tín đồ:
Do những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa nên Việt Nam có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, theo ước tính có khoảng 80% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, hơn 21 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn, chiếm ¼ dân số cả nước9
Đa số đồng bào tín đồ tôn giáo là nông dân Theo ước tính của Ban tôn giáo Chính phủ, tín đồ của Phật giáo là 10 triệu người, đạo Cao Đài có số lượng tín đồ khoảng 2,3 triệu người, Hòa Hảo là 1,2 triệu người Điều này cho thấy, số lượng tín đồ của các tôn giáo khá đông và ngày càng có xu hướng tăng lên vì thế nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân Đồng bào tín đồ tôn giáo vừa là công dân nhà nước vừa là tín đồ của tôn giáo Cùng với việc thực hiện quyền nghĩa
vụ của một công dân đối với Nhà nước, với xã hội, họ còn thực hiện trách nhiệm của một tín đồ với tôn giáo mà họ theo
Về mặt công dân: Tín đồ tôn giáo cũng là công dân, phần lớn là nhân dân lao động bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân
Về mặt tín đồ: Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một công dân người có tín ngưỡng, tôn giáo, còn có quyền lợi và nghĩa vụ do giáo hội quy định Mặt công dân và mặt tín đồ tuy không đồng nhất với nhau nhưng có sự hài hòa để có được sự “tốt đời-đẹp
đạo” mà Nhà nước ta và các tổ chức tôn giáo đều muốn hướng đến
2.3.3.2 Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc:
Thể hiện ở ba đặc điểm sau:
- Mặt công dân: Chức sắc, nhà tu hành cũng là người công dân, phần lớn là những người chuyên lo việc đạo Họ cũng bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân
- Mặt hành đạo: Được giáo hội đào tạo, tấn phong và bổ nhiệm giữ các phẩm sắc khác nhau trong các chức thánh và chức vị thẩm quyền, có quyền uy khác nhau tùy theo chức vụ, phẩm sắc, năng lực hành đạo,…
- Mặt đại diện: Đại diện ở mức độ khác nhau trong sứ mệnh của đấng tối cao trong tôn giáo của mình quản lý khi hành lễ Chức sắc đại diện cho tổ chức tôn giáo ở mức độ khác nhau do giáo hội giao cho trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ đạo - đời
Chức sắc, nhà tu hành trước hết họ là một tín đồ của một tôn giáo nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một tín đồ Họ là những người ưu tú trong tôn
9 Theo thống kê của Viện Nghiên cứu tôn giáo năm 2008- Trích từ Tạp chí Quản lý Nhà nước số 154 (11-2008)