Về nguyên tắc:

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố cần thơ (Trang 29 - 30)

- Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau.

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi

dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”

- Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, gìn giữ những giá trị truyền thống của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước

khẳng định việc bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa,

nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, am, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, trường tôn

giáo, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước

nghiêm cấm việc phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc

lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực để tuyên truyền chiến tranh.

- Chủ trương của Nhà nước là duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước với các

tổ chức tôn giáo.

- Các cấp Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội

và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Năm nguyên tắc trên được đặt ra làm nền tảng cho công tác quản lý nhà nước trong

lĩnh vực tôn giáo, có thể nói nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao

gồm:

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực

góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Không ngừng nâng cao trình độ văn

hóa, nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo.

- Hướng dẫn các tôn giáo, các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Ủng hộ và phát huy các yếu tố tích cực của tôn giáo nhằm thực hiện “tốt đời, đẹp đạo” và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn

của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân,

chống chủ nghĩa xã hội.

- Mọi quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo phải theo đúng đường lối và chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

Phải nắm vững quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo hiện nay. Đó là: “Tín

ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng, cộng đồng người có đạo là một phần của khối đại đoàn kết

toàn dân; cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, toàn bộ các tổ

chức trong hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải tăng cường quản lý công tác tôn giáo của Nhà nước. Đổi mới về nhận thức và thực hiện đúng đắn quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chân chính của người dân để phát huy mọi năng lực, sự sáng tạo của hàng chục

triệu đồng bào có đạo.”8

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố cần thơ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)