Bằng những phương pháp quản lý như tuyên truyền vận động, phương pháp hành
chính, kinh tế, cưỡng chế… cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo còn kết hợp
thêm một số phương pháp khác như điều tra, thống kê, …để phục vụ cho công tác quản lý. Trong đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong công tác tôn giáo bằng các quy định của pháp
luật. Như vậy, pháp luật về hoạt động tôn giáo là công cụ bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo của công dân, quyền được bảo hộ các hoạt động tôn giáo theo đúng tinh thần của
pháp luật.
Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo thì Nhà nước quản lý các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo trên các mặt sau:
- Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng:
Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn
thờ , tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ
tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu
cho những giá tị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Những lễ hội tín ngưỡng khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi diễn ra lễ hội. Trước thời hạn tổ chức chậm nhất là 30 ngày, người tổ chức lễ hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh đối
với những lễ hội sau đây:
- Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu
- Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung , thời gian, địa điểm so với truyền thống.
Các trường hợp lễ hội tín ngưỡng không thuộc các trường hợp trên thì trước khi tổ
chức 15 ngày, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân
cấp xã, phường, thị trấn về thời gian, địa điểm, nội dung lễ hội và danh sách Ban tổ chức
lễ hội. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh trật tự mà việc tổ chức lễ hội có
thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và kịp thời thông báo lại với Ban tổ chức lễ hội.
- Đăng ký hoạt động của tổ chức tôn giáo:
Bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào muốn tồn tại đều phải hoạt động. Hoạt động tôn
giáo bao gồm ba nội dung hành đạo, truyền đạo và quản đạo. Vì vậy, để được hoạt động
tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
Ban Tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động rộng ở
nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức.
Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh đăng ký cho tổ chức có phạm vi
hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách
nhiệm đăng ký cho tổ chức.
Trong hai trường hợp trên, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối đăng ký
hoạt động cho tổ chức tôn giáo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hoạt động tôn giáo ổn định được hiểu như sau: thời gian hoạt động ổn định là khoảng thời gian mà tổ chức tôn giáo đó thực hiện chức năng hoạt động mà tổ chức đã
đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp mà tổ chức tôn giáo đó được xác nhận là hoạt động ổn định.
+ Đối với các tổ chức tôn giáo thành lập sau ngày Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
có hiệu lực (ngày 15/11/2004) thì thời gian hoạt động ổn định là 20 năm kể từ ngày đăng
ký hoạt động.
+ Đối với các tổ chức tôn giáo thành lập trước ngày Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn
giáo có hiệu lực từ 20 năm trở lên thì thời gian hoạt động ổn định là một năm. Riêng các tổ chức tôn giáo đã hình thành ở Việt Nam chưa đủ 20 năm tính đến ngày Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thì thời gian hoạt động ổn định được tính từ lúc hình thành
đến lúc Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực cộng cho thời điểm tổ chức đăng ký
hoạt động cho đến khi đủ 20 năm.
- Công nhận tổ chức tôn giáo
Hiện nay, Nhà nước ta đã cho 10 tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận
22 tổ chức tôn giáo. Trong 10 tổ chức được đăng ký hoạt động, có 5 tổ chức thuộc đạo
Tin lành (Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam; Hội thánh Tin lành Trưởng lãoViệt Nam;
Hội thánh Liên hữu Cơ đốc; Hội thánh Bắp-tít Việt Nam (Ân điển – Nam Phương; Hội
thánh Mennonite Việt Nam) và các tổ chức khác là đạo Ba hải, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
Phật đường Nam tông Minh sư đạo (đạo Minh sư), Minh lý đạo Tam tông miếu, Bửu sơn
kỳ hương. Trong 22 tổ chức tôn giáo đã được công nhận, bao gồm: Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, mười một tổ chức của đạo Cao Đài, bốn tổ
chức thuộc đạo Tin lành, hai tổ chức Islam giáo, một tổ chức đạo Bà ni, tổ chức tịnh độ cư
sĩ Phật hội và Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo.
Ngoài các tổ chức được đăng ký hoạt động và được công nhận, còn có một số hệ
phái tôn giáo mới xuất hiện chưa được Nhà nước công nhận về tổ chức. Theo quy định tại điều 16 của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo 2004 tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi
không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc.
+ Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn
bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật.
+ Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định.
+ Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp
+ Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Thẩm quyền công nhận:
Sau khi tổ chức tôn giáo đã được cấp đăng ký hoạt động, tổ chức tôn giáo có trách
nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận tổ chức tôn
giáo:
+ Thủ tướng Chính phủ công nhận cho tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở
nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định công nhận tổ chức tôn giáo.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
ương. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ra quyết định công nhận tổ chức tôn
giáo.
+ Trong trường hợp không công nhận tổ chức tôn giáo thì phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
Ngoài những điều kiện cơ bản về đường hướng hành đạo, mục đích, giáo lý, giáo
luật phải phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục thì điều kiện người đại diện cho tổ
chức tôn giáo đó phải là người đại diện hợp pháp. Người đại diện hợp pháp ở đây có thể
hiểu là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam, là người có quốc
tịch Việt Nam và là người có được uy tín của đa số tín đồ của tổ chức tôn giáo mình quản
lý. Như vậy, điều kiện “hợp pháp” là một điều kiện cần thiết để xét công nhận một tổ
chức tôn giáo, thể hiện tinh thần cảnh giác của Nhà nước ta đối với các chính sách, âm mưu lợi dụng tôn giáo cho các mục đích chính trị thông qua các vị đứng đầu các tổ chức
tôn giáo.
Vấn đề công nhận tổ chức tôn giáo không phải là một nội dung mới, tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 26/1999/NĐ-CP về hoạt động tôn giáo quy định : “Tổ chức tôn
giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ”. Tuy nhiên, với quy định mới của Pháp lệnh sẽ mở ra để tiếp tục giải quyết đối với một số tôn giáo, trong đó tiếp tục giải quyết đối với những tôn giáo có đông tín đồ, một số “tôn giáo mới”
xuất hiện. Điều này nói rõ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước ta đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc: phải đáp ứng các điều
kiện sau:
+ Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo
+ Tổ chức được sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc hệ thống tổ chức quy định trong hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước chấp thuận.
+ Văn bản đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực
thuộc phải nêu rõ những nội dung dưới đây:
+ Tên tổ chức trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước
khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất;
+Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm thành lập; số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Phạm vi hoạt động tôn giáo.
Đây là quy định mới và quy định này sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo tổ chức,
sắp xếp lại các tổ chức tôn giáo trực thuộc đáp ứng yêu cầu của hoạt động tôn giáo.
- Cơ sở vật chất, trụ sở của tổ chức:
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, các tổ chức tôn giáo phải được sự
chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tổ chức tôn giáo
hoạy động trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong thời hạn 45
ngày kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
và trả lời tổ chức tôn giáo.
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo có địa bàn trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn
giáo.
- Việc đăng ký hoạt động của Hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác:
Hội đoàn tôn giáo được xác định là một hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn
giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo, những hội đoàn được lập ra không vì mục đích phục vụ hoạt động tôn giáo thì không phải là hội đoàn tôn giáo.
Những hội đoàn được lập ra nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo thì không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trái lại thì hội đoàn chỉ được hoạt động sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau thời hạn 45 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan Nhà nước
không có ý kiến khác thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký.
- Về hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể:
Nếu như Điều 19 của Nghị định 26/1999/NĐ-CP quy định: dòng tu, tu viện hoặc
các tổ chức tu hành tập thể tương tự muốn hoạt động phải xin phép và được sự chấp thuận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Điều 20 của Pháp lệnh đã có những sửa đổi cơ
bản. Theo quy định mới, các tổ chức này chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Tôn giáo Chính
phủ) là có quyền hoạt động hợp pháp. Những dòng tu, tu viện đã đăng ký trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không cần đăng ký lại
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập
thể khác. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do và phải trả lời bằng văn bản.
- Thành lập trường đào tạo, bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động tôn giáo:
Trường đào tạo, bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động tôn giáo là trường do tổ
chức tôn giáo thành lập nhằm đào tạo chuyên môn cho những người chuyên hoạt động
của tôn giáo mình.
Trình tự thủ tục thành lập trường được quy định như sau:
+ Tổ chức tôn giáo muốn thành lập trường phải có văn bản gửi đến Thủ tướng
Chính phủ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo.
+ Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thành lập trường; Đề án thành lập trường, trong
đó nêu rõ: tên tổ chức tôn giáo, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ sơ về đất đai, khả năng đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, chương trình giảng dạy, dự thảo quy chế hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh,
chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban giám hiệu hoặc Ban giám đốc kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến đội ngũ giáo viên; Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
dự kiến địa điểm đặt trường.
Trong chương trình đào tạo, môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là môn học chính khóa. Nội dung, chương trình, đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học
trên do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
+ Tổ chức tôn giáo trong trường hợp giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ lý do, phương
thức giải thể. Đất đai, tài sản của trường khi giải thể được xử lý theo quy định của pháp
luật hiện hành..
+ Tổ chức tôn giáo mở lớp bồ dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo có
trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn
bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm mở lớp, nhu cầu mở lớp, thời gian học, nội dung chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và trả lời cho
tổ chức tổ giáo.
- Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo:
Về thuần túy đây là việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước phê duyệt. Trước đây theo Điều
20 của Nghị định 26/1999/NĐ-CP quy định những việc này phải được Thủ tướng Chính