0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 -26 )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta mà còn có những điểm

mới, những phát triển mới.

Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giữa độc lập dân

tộc với chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị đạo đức của các tôn giáo là những tinh thần quý giá của nhân loại. Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lê

nin, Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không

phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hóa Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng

có quá trình hình thành, phát triển với những đặc điểm riêng, tồn tại đan xen ảnh hưởng

lẫn nhau.

Hồ Chí Minh đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết tôn giáo. Sau ngày độc lập

2/9/1945, ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Hội đồng chính phủ

“Về những vấn đề cấp bách của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” trong đó Người đề

nghị Chính phủ ra tuyên bố “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”7. Đối với tôn giáo, hơn bao giờ hết cần đoàn kết thực lòng và bền vững. Người cho rằng việc đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó phải phân biệt được đức tin chân chính và bộ phận lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cá nhân, lợi dụng tôn giáo để chống phá đoàn kết đoàn kết dân tộc. Muốn có được sự đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo thì cần phải đặt lợi ích

dân tộc lên trên hết đồng thời phải xóa bỏ những định kiến, mặc cảm, nâng cao đời sống

vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân làm trung tâm của chính sách tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng là một quyền chính đáng của con người. Hạn chế và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là đi ngược với xu thế của tiến bộ xã hội. Sự tôn trọng ấy không

phải chỉ thể hiện bằng văn bản, qua lời nói mà nó còn được thể hiện qua những hoạt động

thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi

dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm không hợp lý về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nhằm thực hiện thắng lợi

chiến lược đoàn kết lương giáo, Người chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ

phận với toàn thể, giữa cá nhân với xã hội. Một mặt, Người triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa quyền đó thông qua hệ thống

pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Mặt khác, Nhà nước phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo đời sống của đồng bào có đạo, bởi suy cho cùng, mục đích của cách mạng là làm cho dân khỏi đói, khỏi rét, khỏi áp bức, bóc lột,…

Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin và lòng yêu nước. Chủ tịch Hồ

Chí Minh quan niệm rằng giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không mâu thuẫn nhau.

Mỗi người vừa là một tín đồ chân chính vừa là một công dân yêu nước. Theo Người, nước nhà có độc lập thì tôn giáo mới được tự do vì vậy mọi người phải làm cho nước nhà

được độc lập. Khi có được độc lập rồi thì phải quan tâm đến đời sống nhân dân vì độc lập

sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân vẫn còn đói khổ.

Tóm lại, thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra những động lực chủ yếu, trực tiếp cho chiến lược đoàn kết lương giáo, làm thất bại mọi âm mưu và hành động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết lương

giáo, xóa bỏ thành kiến, mặc cảm giữa dân tộc và đồng bào theo đạo. Có thể nói, tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo đã ra đời khá lâu nhưng đến nay, tư tưởng

của Người vẫn còn giá trị, là di sản tư tưởng vô cùng quý giá giúp Đảng và Nhà nước ta có cơ sở lý luận hoạch định chính sách tôn giáo.


Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 -26 )

×