Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố cần thơ (Trang 64 - 67)

Theo quan điểm người viết, để quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng bên cạnh việc đề xuất những giải pháp cụ thể để phát huy

vai trò của nhà nước đối với việc quản lý một đối tượng nhất định chúng ta cần phải có

chính sách nhất quán và ổn định. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 và những văn bản

pháp luật hướng dẫn pháp lệnh được ban hành từ trung ương đến địa phương trong thời gian qua đã trở thành một cơ sở pháp lý vững chắc cho các tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng được ổn định và phát triển.

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa văn hóa chính vì vậy mà đời sống tín ngưỡng,

tâm linh của nhân dân cũng rất đa dạng. Với số lượng tín đồ đông đảo (khoảng hơn 21

triệu người), chiếm ¼ dân số cả nước và có xu hướng tăng lên cho thấy được tầm quan

trọng và vị trí của tôn giáo đối với xã hội Việt Nam là rất lớn. Song song đó, trong quá

trình hội nhập hiện nay, nhu cầu giao lưu quốc tế, mở rộng tầm ảnh hưởng của các tổ

chức tôn giáo đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về

vấn đề này. Việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình và nâng pháp lệnh

trở thành “Luật về tín ngưỡng, tôn giáo” là điều hết sức cần thiết, thể hiện quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo nói riêng . Nó tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tạo nên sự phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong đồng bào tín đồ, chức sắc và tổ chức tôn giáo. Đồng thời pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một công cụ hữu hiệu giúp công tác quản lý đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo để xây dựng đất nước giàu mạnh.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập quốc tế, như một xu thế tất yếu Việt Nam đã và đang đạt được những sự đổi mới trên nhiều phương diện, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên và vấn đề quan niệm, tư tưởng của, nhu cầu về tôn giáo của nhân dân cũng có xu hướng phát triển. Chính vì thế mà ảnh hưởng của tôn giáo ngày càng chiếm một vị

trí không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân.

Cùng với sự phát triển của các tôn giáo, các hoạt động xâm nhập của các thế lực

thù địch cũng ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị ở nước ta . Trong những giao đoạn nhất định, chúng đã triệt để lợi dụng tôn giáo một cách trắng trợn. Về hình thức, mức độ có thay đổi, tùy theo ý đồ chính trị và hoàn cảnh khác nhau mà chúng có thể

lợi dụng những hoạt động nhưng từ thiện, có khi là tranh giành quyền lợi…, các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng vấn đề lợi dụng tôn giáo, coi đây là yếu tố xung kích trong việc

thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Việc lợi dụng tôn giáo, dùng tôn giáo làm ngọn cờ tập hợp, xây dựng lực lượng đối lập

với Nhà nước ta được các thế lực thù địch hết sức coi trọng. Ở thành phố Cần Thơ tuy

không có những tranh chấp tôn giáo lớn nhưng vấn đề lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của

các thế lực phản động trong và ngoài nước cũng phần nào gây mất đoàn kết giữa các tôn

giáo, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội của thành phố Cần Thơ.

Sự can thiệp của các thế lực này đã làm cho tính phức tạp của vấn đề tôn giáo ngày càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo,

vừa không thể dùng biện pháp hành chính để quản lý tôn giáo, đồng thời cũng không thể

từ bỏ vai trò quản lý đối với các hoạt động của tôn giáo mà cần tăng cường làm tốt công

tác tôn giáo của Đảng, đoàn kết chặt chẽ phần lớn những người theo tôn giáo xung quanh Đảng và chính quyền, cùng phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001

2. Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IX ngày12/03/2003

3.Nghị định 26/CP “Về các hoạt động tôn giáo” 14/04/1999

4. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo 2004 ngày 18/06/ 2004

5 Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004

6. Quyết định 134/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2009 Quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực

thuộc Bộ Nội vụ

7. Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

8. Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, GS-TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, NXB Tôn giáo 2003

10. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

11. Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2009, nhiệm vụ năm 2010”

12. Tỉnh ủy Cần Thơ, “ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về công tác tôn giáo”

13. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Quyết định 33/2007/QĐ-UBND ngày 16/1/2007 về phân cấp quản lý và thẩm quyền giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

14. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Những vấn đề chung về luật hành chính, Ts.Phan Trung Hiền, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, năm 2003

15. Đỗ Quang Hưng, “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn ”,

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về tôn giáo ở thành phố cần thơ (Trang 64 - 67)