1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam

62 172 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 92,66 KB

Nội dung

Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003Về công tác tôn giáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX cũng đã xác định một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là phải “tăng nư

Trang 1

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU Trang 01 Chương 1:

MẤY VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC,TỈNH QUẢNG NAM

1.1 Một số vấn đề về quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở nước ta

1.1.1 Khái niệm, chủ thể, khách thể, mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nướcđối với các hoạt động của tôn giáo

1.1.2 Nội dung quản lý 1.1.3 Pháp luật về quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo …….1.1.4 Về thẩm quyền quản lý

1.2 Tình hình tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển 1.2.2 Những hoạt động trong thời gian qua 1.2.3 Nhận xét chung về tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TÔN GIÁO Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

THỜI GIAN QUA

2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tình hình của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và Thực trạng hoạt động tôn giáo

2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tình hình của huyện Tiên Phước, Quảng Nam2.1.2 Thực trạng hoạt động tôn giáo của huyện Tiên Phước

2.2 Nhận xét chung

Trang 2

2.2.1 Ưu điểm

2.2.2 Hạn chế, khuyết điểm

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Dự báo tình hình hoạt động của tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo này trong thời gian tới 3.2 Một số giải pháp

3.2.1 Những giải pháp cơ bản

3.2.2 Những giải pháp cụ thể

KẾT LUẬN

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và tồn tại trong một giai đoạnnhất định của lịch sử loài người Trong quá trình hình thành và phát triển, tôngiáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạođức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia Tínngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, nhưng tôn giáo với tưcách là một thực thể xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội thì cũng phảiđược nhà nước quản lý như quản lý các lĩnh vực khác Vấn đề quản lý nhà nước

về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần thiết, bởi vì có được quản lý thì hoạtđộng tôn giáo mới thực sự diễn ra bình thường, quan hệ giữa các tôn giáo, giữacác tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôngiáo nào của công dân mới được đảm bảo và tôn giáo không bị lợi dung nhằmmục đích chính trị hay ý đồ xấu

Việt Nam là một quốc gia có mặt nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, đadạng về tổ chức, khác nhau về số lượng có nguồn gốc phát sinh, du nhập, pháttriển ảnh hưởng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội Trong những năm gầnđây, tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra khá sôi động, phức tạp, với sựtác động nhiều mặt của tình hình thế giới Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trongtình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chính sách đúng đắn vềtôn giáo nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổquốc, bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của phápluật; tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; phát huy được tính tích cực củatôn giáo để phục vụ lợi ích cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho quần chúng tín đồ,phù hợp với Hiến chương, pháp luật, với đạo đức, truyền thống của dân tộc…Đồng thời hạn chế, ngăn chặn những yếu tố tiêu cực của các tôn giáo như:Những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức, phản văn hóa; nhất là những hành vilợi dụng tôn giáo để gây phương hại đến an ninh quốc gia

Trang 4

Tiên Phước là một huyện trung du miền núi nằm ở phía tây của tỉnh QuảngNam, trên địa bàn huyện có đông chức sắc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo Với sựquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thểcác cấp về thực hiện các chính sách đối với tôn giáo, đã tác động tích cực, sâusắc đến các tầng lớp nhân dân - nhất là đồng bào có đạo - giúp các tôn giáo hoạtđộng theo đường hướng "tốt đời, đẹp đạo" Đời sống vật chất, tinh thần của tín

đồ được cải thiện làm cho đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo an tâm, phấnkhởi tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phầncủng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Tiên Phước ngày cànggiàu đẹp Tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh QuảngNam vẫn còn một số phần tử xấu có tư tưởng cực đoan, thù địch tiến hànhnhững hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nhằm chia rẽ khối đạiđoàn kết toàn dân Bên cạnh đó vẫn có tình trạng lúc này hay lúc khác hoạt độngcủa một số tôn giáo diễn ra không bình thường, vi phạm một số quy định củanhà nước về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, in ấn phát hành kinh sách, lợidụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để khuyếch trương thanh thế Hiện tượng bóitoán, mê tín còn diễn ra phổ biến Một số chức sắc các tôn giáo ngấm ngầmchống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Các dòng tu, hội đoàn,các tín đồ thông qua các hình thức sinh hoạt phong phú đã thu hút khá đôngthanh thiếu niên tham gia sinh hoạt tôn giáo Hoạt động truyền đạo trái phép củamột số tôn giáo vẫn còn xảy ra ở một số địa phương xa trung tâm huyện Việccác thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đốichính quyền vẫn còn ngấm ngầm diễn ra ở một số nơi

Trước tình hình đó, Huyện ủy đã tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước đốivới tôn giáo và đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên Công tác quản

lý nhà nước đối với tôn giáo còn nhiều hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành, các

Trang 5

cấp thiếu tập trung và đồng bộ, việc phân định chức năng quản lý của các cấpchính quyền chưa rõ ràng, còn đùn đẩy cho nhau Điều đó vô tình đã tạo ra sơ

hở, thiếu chặt chẽ, giải quyết không đúng thẩm quyền Nhận thức của một bộphận cán bộ, đảng viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôngiáo còn hạn chế Do đó, một số cơ quan quản lý nhà nước cũng còn vi phạmchính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở tình hình thực tế hoạt động của các tôn giáo và việc thực hiệnquản lý nhà nước đối với tôn giáo, tìm ra những phương hướng và giải pháp đểnâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Phước,tỉnh Quảng Nam nhằm vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh củaquần chúng, vừa đảm bảo cho cho chính sách tôn giáo không bị vi phạm, vừađấu tranh có hiệu quả chống địch lợi dụng tôn giáo là việc làm cần thiết Vớikiến thức cơ bản lĩnh hội được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện

Chính trị khu vực III tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của

tôn giáo tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp”

làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị khóa học 2013

-2015 với mong muốn được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cả về lý luận và thựctiễn về tôn giáo, chính sách tôn giáo, công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo…nhằm giúp cho bản thân có thêm những kiến thức, kinh nghiệmcần thiết trong quá trình công tác Đồng thời phát hiện, đúc rút được những vấn

đề trong thực tiễn để suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm gópphần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáotrên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác quản lý nhà nước của các

cơ quan làm công tác tôn giáo tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đối vớitôn giáo Đề tài chỉ tập trung vào các nội dung cụ thể của công tác này Hoạtđộng của tôn giáo tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cũng là một đối tượngnghiên cứu mà đề tài phải đề cập đến

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian giới hạn tại địa bàn huyệnTiên Phước, tỉnh Quảng Nam Về thời gian tập trung từ khi có Pháp lệnh tínngưỡng, tôn giáo (năm 2004) đến nay

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục tiêu: Thông qua tổng kết thực tiễn sau thời gian thực hiện Pháp lệnh

Tín ngưỡng, Tôn giáo rút ra một số kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nướcđối với hoạt động của các tôn giáo và nêu lên một số giải pháp đối với công tácnày trong thời gian đến

- Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ tập trung vào một số

nhiệm vụ chính sau:

+ Khảo sát hoạt động của tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với tôngiáo tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đồng thời chỉ ra những ưu điểm vàhạn chế trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong thời gianqua

+ Dự báo tình hình hoạt động của tôn giáo trong thời gian tới; đề xuất một

số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ởhuyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 7

Về mặt phương pháp luận xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước

ta về quản lý nhà nước đối với tôn giáo Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễnquản lý nhà nước đối với tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thờigian qua Về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, sử dụng phương pháp lịch

sử và logic

5 Ý nghĩa của đề tài:

Qua nghiên cứu thực hiện đề tài, sẽ nâng cao sự nhận thức của bản thân vềcông tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo Đối với địa phương, đề tài sẽ đềxuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáotại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Mấy vấn đề về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và tình hình

tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo ở

huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thời gian qua

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo trong thời gian tới

Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối vớithầy giáo hướng dẫn Th.S Văn Nam Thắng cùng các thầy, cô giáo giảng dạy tạiHọc viện Chính trị khu vực III Xin chân thành cảm ơn Phòng nội vụ huyện Tiên

Trang 8

Phước,Tỉnh Quảng Nam đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thựchiện luận văn này.

Tuy nhiên đây là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm trong tình hình hiện nay,trong khi đó kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn quá ít ỏi, nhận thức cònnhiều hạn chế, mong được sự chia sẽ, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo Xinchân thành cảm ơn!

Chương 1:

MẤY VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO

Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC,TỈNH QUẢNG NAM 1.1 Một số vấn đề về quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ Đổi mới ở nước ta:

1.1.1 Khái niệm, chủ thể, khách thể, mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo:

Trang 9

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọngcủa công tác tôn giáo Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo đềunhấn mạnh đến vai trò của công tác này Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003

Về công tác tôn giáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX cũng đã xác

định một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là phải “tăng

nước về tôn giáo, về mặt lý luận cần nhận thức rõ và thống nhất một số vấn đề

cơ bản sau:

Khái niệm “quản lý nhà nước” được hiểu ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹpnhư sau:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nước,

sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người do tất cả các cơ quan Nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tưpháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội

Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền lực

Nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật củacác cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp)

Vậy, chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lựcNhà nước tác động tới đối tượng quản lý Còn đối tượng quản lý nhà nước làtoàn bộ công dân Việt Nam và những người không phải là công dân Việt Namđang sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam cùng toàn bộ các lĩnh vực của đờisống xã hội

Từ các khái niệm quản lý nhà nước như trên, khái niệm quản lý nhà nướcđối với tôn giáo cũng được hiểu theo hai nghĩa, rộng và hẹp, cụ thể:

Nghĩa rộng: Đó là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo qui định của pháp luật đểtác động, điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo

Trang 10

của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu

cụ thể quản lý

Nghĩa hẹp: Đó là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp

luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và UBND các cấp)

để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổchức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng qui định của pháp luật

Theo đó, quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở cả 2 nghĩa rộng, hẹp, đều

tập trung, trước hết và chủ yếu là quản lý các “hoạt động tôn giáo” Cụ thể hơn,

đó là các hoạt động tôn giáo liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực củađời sống xã hội Tại khoản 5, điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã nêu:

“Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản

lý tổ chức của tôn giáo”

Truyền bá giáo lý, giáo luật (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền

những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo Thông qua hoạt động truyềnđạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ tôn giáo được tín đồ thựchiện, còn đối với những người chưa phải là tín đồ thì hoạt động truyền đạo giúp

họ hiểu, tin và theo tôn giáo Thông qua hoạt động truyền đạo để phát triển lựclượng tín đồ Tất nhiên, việc truyền đạo phải tuân thủ các quy định của pháp luật

và nội dung, phương pháp truyền đạo phải đúng với giáo lý của tôn giáo đó

Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ,

nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tintôn giáo của cá nhân tôn giáo hay của cộng đồng tín đồ

Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo nhằm thực hiện Hiến chương, điều

lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo

Trong các hoạt động đó, việc phân định ranh giới giữa hoạt động truyềnđạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tương đối, có không ít trường hợp tronghoạt động hành đạo có hoạt động truyền đạo

Trang 11

Từ đó chúng ta thấy, chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo nếu theo nghĩa

rộng của khái niệm, thì đó là các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống lập pháp,

hành pháp và tư pháp; còn theo nghĩa hẹp, nó chỉ gồm các cơ quan nhà nước

thuộc hệ thống hành pháp các cấp: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp Ngoài

ra còn có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyềnquản lý như Bộ nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đàotạo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Ban Tôn giáo Chính phủ

Còn khách thể quản lý nhà nước đối với tôn giáo, đó là hoạt động tôn giáo

của các tổ chức tôn giáo, của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành Là công dân ViệtNam, tín đồ, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chungcủa người Việt Nam, nhưng đồng thời cũng có những nét đặc trưng riêng củangười có đạo

Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ là những người tin theo mộttôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức

vụ, phẩm sắc trong tôn giáo Còn nhà tu hành, đó là tín đồ tự nguyện thực hiệnthường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin

theo Người làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, với họ, có một đòi

hỏi bắt buộc là phải nắm vững về đặc điểm của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, với

tư cách là khách thể quản lý nhà nước

Ở nước ta, tín đồ tôn giáo có đặc điểm là: Đa số họ là nông dân, vốn có

bản chất cần cù lao động, có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù kẻ xâm lược vàtầng lớp bóc lột Song bên cạnh đó, do cả vô thức và ý thức, một số tín đồ hoạtđộng tôn giáo chưa tuân thủ pháp luật, tai hại hơn, bị các thế lực thù địch lợidụng, nghe theo kẻ xấu tham gia vào các vụ việc phức tạp, điểm nóng tôn giáo.Một đặc điểm khác là, trong mỗi tín đồ đều có sự thống nhất (nhưng không đồngnhất) giữa mặt công dân và mặt tín đồ Là công dân, họ có mọi quyền và nghĩa

vụ đối với nhà nước như mọi công dân khác Là người có tín ngưỡng, tôn giáo,

họ có niềm tin ở Chúa, Phật , có quyền lợi và trách nhiệm đối với giáo hội Đâychính là đặc điểm quan trọng cần phải nắm vững

Trang 12

Còn chức sắc, nhà tu hành tôn giáo cũng có những đặc điểm chung củamột tín đồ, song họ còn có các đặc điểm riêng Đó là: Họ là những người được

tổ chức tôn giáo lựa chọn, đào tạo cơ bản, nên có năng lực quản đạo và trình độthần học cao; được tổ chức tôn giáo phong chức, phong phẩm Họ đại diện ởnhững mức độ khác nhau cho các tổ chức tôn giáo Họ vừa chăn dắt tín đồ, vừaquản lý nền hành chính đạo theo thẩm quyền Trong quan hệ với tín đồ, họ lànhững người rất gần gũi, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của tín đồ Nhưthế, họ có vị trí, vai trò và ảnh hưởng rất lớn, rất sâu sắc trong tín đồ, được tín đồyêu quí, trân trọng và bảo vệ

Tiếp nữa, người làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng phải nắm

vững đặc điểm của tổ chức tôn giáo Đó là: Tổ chức tôn giáo điều hành các hoạt

động tôn giáo; đại diện cho tín đồ trong quan hệ với Nhà nước và với các tổchức khác có liên quan Mỗi tôn giáo có bộ máy tổ chức riêng, hoạt động theoHiến chương, Điều lệ của mình Các tôn giáo có tư cách pháp nhân đều thể hiệnđường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Đa số các tổ chức tôngiáo có liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo nước ngoài

Ngoài ra, khách thể quản lý nhà nước về tôn giáo còn có cả cơ sở vật chấtphục vụ các sinh hoạt tôn giáo Trong đó, cơ sở thờ tự không đơn giản chỉ là mộtthực thể vật chất, mà còn bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, hội họp, văn hóa Còn

đồ dùng việc đạo như kinh sách, tượng thờ, tranh ảnh, hoành phi, câu đối, lưhương, chuông mõ, nhạc cụ,…mỗi thứ có chức năng, công dụng riêng trong sinhhoạt tôn giáo, nhưng đều có đặc điểm là có giá trị vật chất và có ý nghĩa biểuđạt Ngoài ra, phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo cộng đồng còn có vườn hoa,trường học, nhà dòng, cơ sở từ thiện, nhà trẻ, bệnh xá,… Nó là tài sản của giáohội và là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, được Nhà nước cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, giao cho tổ chức tôn giáo quản lý

Như vậy, việc nắm chắc những đặc điểm của khách thể quản lý là một yêucầu tiên quyết đối với chủ thể quản lý, giúp cho công tác quản lý nhà nước vềtôn giáo có hiệu lực mạnh và hiệu quả cao

Trang 13

1.1.2 Nội dung quản lý

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được xác định trên hainguyên tắc: Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ thuần túy tôn giáocủa các giáo hội và của các tổ chức tôn giáo; mọi tôn giáo bao gồm thể nhân tôngiáo (tức người có niềm tin theo một tôn giáo và đã gia nhập vào một tôn giáonào đó - được hiểu bao gồm cả tín đồ, nhà tu hành, chức sắc của các tổ chức tôngiáo có tư cách pháp nhân hoặc chưa được Nhà nước công nhận và cho phéphoạt động) và pháp nhân tôn giáo (tức các tổ chức giáo hội, các tổ chức tôn giáo

ở Trung ương và ở các cơ sở được Nhà nước cho phép hoạt động) đều phải hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và chịu sự quản lýcủa Nhà nước

Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tôn giáo được ghi nhận tại Pháplệnh tín ngưỡng, tôn giáo và được cụ thể hoá tại Nghị định số 22 của Chính phủ,hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh này và Nghị định số92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo Còn trước Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước ta mới chỉ có

Nghị định số 69 (năm 1991), Quy định về các hoạt động tôn giáo, và Nghị định

số 26 (năm 1999), Về các hoạt động tôn giáo Như vậy, cho đến thời điểm này,

công cụ trực tiếp cho quản lý nhà nước về tôn giáo chính là Pháp lệnh tínngưỡng, tôn giáo, còn luật thì chưa có

Vì thế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ở nội dung tôngiáo, Báo cáo chính trị đã nêu: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tínngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng Phát huy những giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc,tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinhhoạt theo Hiến chương, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công

Trang 14

nhận, đúng quy định của pháp luật Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyếtđấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ,

phá hoại khối đoàn kết dân tộc”

Còn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước - bổ sung, phát triển, năm 2011khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và khôngtín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật Đấu tranh và xử

lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụngtín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”

Theo đó, quan điểm về vấn đề tôn giáo có những điểm mới là “Tiếp tụchoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểmcủa Đảng”; “quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạttheo Hiến chương, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước côngnhận, đúng quy định của pháp luật”

Từ đó, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, từ mục tiêu, nguyên tắc vànội dung cho đến phương pháp, cần phải được xác định rõ ràng và bổ sung chophù hợp với quan điểm của Đảng

Về mục tiêu, đó là:

Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với tôn giáo trước hết phải bảo đảm được

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của côngdân, để các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường, theo hướng tuân thủpháp luật Rằng: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thựchành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt,phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo"

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy được

những giá trị văn hoá và mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế, tiêu cựccủa tôn giáo trong sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo phải thực hiện

được mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có

Trang 15

tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện nhiệm vụxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, quản lý nhà nước về tôn giáo phải đảm bảo tăng cường được vai

trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo

Với mục tiêu đó, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo phải đượcdựa trên 3 nguyên tắc sau:

Một, phải đứng vững trên đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước về tôn giáo

Hai, phải đảm bảo để mọi tôn giáo hoạt động theo hướng tuân thủ Hiến

pháp, pháp luật; để những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, vì lợi ích chínhđáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo; hoạt động mê tín dị đoan phải bịphê phán và loại bỏ

Ba, phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo

để chống phá chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, xuấtphát từ quan điểm của Đảng và theo quy định pháp luật, có thể khái quát nhưsau:

Trước hết, với tính cách là một quy trình của quản lý nhà nước đối với tôngiáo thì bao gồm những nội dung (nội dung quản lý chung):

- Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm thuộc lĩnhvực tôn giáo;

- Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

Trang 16

- Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong công tácquản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức làm công tác tôn giáo;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về hoạt động tôn giáo

Tất cả những nội dung trên đều có ý nghĩa xác định cụ thể, nhưng lại cómối quan hệ mật thiết với nhau, vì thế không thể xem nhẹ một nội dung nào

Tiếp theo, quản lý nhà nước về tôn giáo với tính cách là giải quyết bằngquyền lực nhà nước các hoạt động tôn giáo ở những lĩnh vực cụ thể khác nhau,thì nó bao gồm các nội dung sau (nội dung quản lý cụ thể):

- Quản lý nhà nước các hoạt động tín ngưỡng;

- Quản lý việc đăng kí hoạt động của tổ chức tôn giáo và công nhận tổchức tôn giáo;

- Quản lý việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc;

- Việc đăng kí người vào tu và hoạt động của dòng tu, tu viện, hội đoàntôn giáo;

- Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; cáchchức, bãi nhiệm, thuyên chuyển trong tôn giáo;

- Quản lý về đại hội, hội nghị, đăng ký Hiến chương, điều lệ sửa đổi (nếucó) của tổ chức tôn giáo;

- Về việc đăng kí hoạt động tôn giáo (thường xuyên, đột xuất, ngoài cơ sởtôn giáo);

- Quản lý việc xây, sửa, cải tạo các công trình tôn giáo, công trình phụ trợthuộc cơ sở tôn giáo;

- Về đất đai, tài sản tôn giáo;

Trang 17

- Về hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo;

- Quản lý việc kinh doanh, xuất, nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùngviệc đạo;

- Quản lý việc mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt độngtôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trường đào tạo; quản lý đối với trường trongviệc tuyển sinh người Việt Nam và người nước ngoài

- Quản lý việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo;

- Quản lý việc quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo;

- Quản lý về việc đình chỉ hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước đối với tôn giáo có một số phương pháp chủ yếu được

áp dụng như: Phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính,phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế và phương pháp tổng hợp

Như vậy, quản lý nhà nước đối với tôn giáo là tất yếu, không chỉ ở nước ta

mà còn đối với các nước khác Tuy nhiên, về mục đích, nội dung cụ thể củaquản lý nhà nước về tôn giáo cũng khác nhau qua mỗi giai đoạn Vậy, chủ thểquản lý cần nắm vững quan điểm lịch sử cụ thể để công tác này có hiệu quả,hiệu lực cao nhất

1.1.3 Pháp luật về quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo:

Từ năm 1945 đến nay, pháp luật về tôn giáo đã có bước phát triển đáng

kể Trong mỗi giai đoạn pháp luật về tôn giáo đã kịp thời thể chế hóa những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo Đặc biệt trong côngcuộc đổi mới đất nước hiện nay, pháp luật về tôn giáo đã có những đóng gópquan trọng trong việc củng cố sự đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàndân tộc trong phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị- xã hội Thể chếhóa Nghị quyết 25 tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về công tác tôn giáo, ngày 18-6-2004, tại phiên họp thứ 19 Ủy ban

Trang 18

thường vụ Quốc hội (khóa XI) đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;ngày 29-6-2004, Chủ tịch nước đã ký lệnh số: 18/2004/L/CTN công bố, Pháplệnh có hiệu lực từ ngày 15/11/2004 Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố: 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo và gần đây nhất là Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biệnpháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 01-01-2013thay thế Nghị định 22 Đây là những văn bản quy phạm pháp luật cao nhất đểlàm cơ sở về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Trong đó, có một sốnội dung quy định về tôn giáo cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành:

Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi,quản lý tổ chức của tôn giáo Điều 9, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nêu rõ:

“Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thứcthờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễnghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo; hoạt động tôn giáophải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tínngưỡng, tôn giáo của người khác, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáokhông cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, hoạt động tínngưỡng, tôn giáo bảo đảm an toàn tiết kiệm, tôn trọng quy định của cơ sở tôngiáo và tuân thủ quy định của pháp luật” Điều 11: xác định quyền của chức sắc,nhà tu hành: “Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm

vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo” Trong trườnghợp giảng đạo, truyền đạo của chức sắc nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo phải cóvăn bản đề nghị gửi Uỷ ban nhân dân huyện nơi dự kiến thực hiện Kèm theovăn bản đề nghị là ý kiến của tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáotrực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành

Về nghĩa vụ: Nhà nước khuyến khích chức sắc, nhà tu hành giáo dục chotín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, ý thức chấp hànhpháp luật Đồng thời, yêu cầu người phụ trách tổ chức tôn giáo ở cơ sở cần đăng

Trang 19

ký chương trình hoạt động tôn giáo mỗi năm một lần để chính quyền biết và tạođiều kiện giúp đỡ các sinh hoạt tôn giáo Những gì đã đăng ký, thì không phảixin phép lần hai, trừ một số trường hợp ngoại lệ như quy mô của cuộc lễ quálớn, các sinh hoạt nghi thức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo thìphải thông báo cho chính quyền xã, huyện biết trước và khi được chấp thuậnmới được tổ chức hoạt động.

- Về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, nhà tu hành:

Theo quy định của pháp luật, đây là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo;

tổ chức tôn giáo thực hiện phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cửtheo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức mình đã được Nhà nước phê duyệt (Điều22) Những người được xem xét phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử,suy cử do tổ chức tôn giáo lựa chọn, quyết định phải đáp ứng các điều kiện theoquy định của pháp luật: là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt, có tinhthần đoàn kết, hòa hợp dân tộc và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhànước Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với

cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương (Ban tôn giáo Chính phủ).Sau khi thực hiện phong chức, phong phẩm hoặc bầu cử, tổ chức tôn giáo cótrách nhiệm đăng ký về người được phong với chính quyền sở tại để họ có đầy

đủ tư cách hoạt động tôn giáo trong chức trách được giao

Về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành:Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành tổ chức tôngiáo có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng kývới Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đến Thông báo thuyên chuyển phải bằngvăn bản và gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đi chậm nhất 03 ngày làmviệc kể từ ngày có quyết định thuyên chuyển Về đăng ký thuyên chuyển, tổchức tôn giáo phải gửi đầy đủ hồ sơ theo quy định đến Uỷ ban nhân dân huyệnnơi đến, sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấphuyện nơi đến không có ý kiến khác thì chức sắc, nhà tu hành có quyền hoạt

Trang 20

động tôn giáo theo nội dung đã đăng ký Trường hợp vi phạm pháp luật về tôngiáo mà đã bị chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc

đã bị xử lý hình sự thì khi thuyên chuyển phải được sự chấp thuận của Uỷ bannhân dân cấp tỉnh nơi đến

- Về tổ chức tôn giáo:

Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo

lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất đinh được Nhà nước côngnhận Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm Ban

hộ tự hoặc Ban quản trị chùa của đạo Phật, Giáo xứ của đạo Công giáo, Chi hộicủa đạo Tin lành, Họ đạo của đạo Cao đài, Ban trị sự xã, phường, thị trấn củaPhật giáo Hòa Hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác

Đến hết năm 2014, ở nước ta đã có 14 tôn giáo với 40 tổ chức tôn giáo và

1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, cấp dăng ký hoạt động với gần

26 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước) Tuy nhiên, đến nay vẫn cònmột số tôn giáo, trong đó có tổ chức tôn giáo có đông tín đồ, một số “tôn giáomới” xuất hiện đang được Nhà nước ta xem xét cụ thể Để từng bước giải quyếtvấn đề này, Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đưa ra 5 điều kiện cần và đủ

để một tổ chức được công nhận là một tổ chức tôn giáo bao gồm: Là tổ chức củanhững người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái vớithuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; có hiến chương, điều lệ thể hiện tônchỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quyđịnh của pháp luật; có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổnđịnh; có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp; có tên gọi không trùng vớitên gọi của tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận

Trong các điều kiện trên thì “có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động

tôn giáo ổn định” là một trong những điều kiện quan trọng, một tổ chức trước

khi được công nhận là tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động và đã có quátrình hoạt động tuân thủ pháp luật trong một thời gian nhất định cộng với hội đủcác điều kiện còn lại thì sẽ được công nhận về mặt tổ chức; theo thẩm quyền luật

Trang 21

định Trường hợp tổ chức tôn giáo đó có đăng ký hoạt động và đã được cấp giấyđăng ký song chưa đủ thời gian hoạt động ổn định thì chưa được công nhận vềmặt tổ chức Tuy nhiên tín đồ tôn giáo đó được phép sinh hoạt bình thường;được thực hiện lễ nghi tôn giáo theo truyền thống; song vì chưa đủ điều kiệnpháp nhân hoàn chỉnh nên họ không được mở trường lớp đào tạo, không đượcgiao đất, xây dựng nơi thờ tự hoặc phong chức, phong phẩm như các tôn giáođược Nhà nước bảo hộ và công nhận.

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, quy định trên đây là rất cần thiết vàcũng rất tiến bộ, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, lại vừa đảm bảo quyền tự

do tôn giáo của nhân dân

Về đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải có hồ sơ gửi Ban Tôn giáoChính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh

Về tổ chức cơ sở tôn giáo: Thì điều 17, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đãquy đinh rõ: cho phép tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợpnhất các tổ chức trực thuộc của mình theo Hiến chương, Điều lệ hoặc giáo luật.quy định này sẽ giúp cho các tổ chức tôn giáo điều chỉnh về mặt “hành chínhđạo” được phù hợp với thực tiễn, nhất là nhiều bức xúc đang diễn ra ở đơn vị cơ

sở của tổ chức tôn giáo Quy định mới đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng củacác giáo hội và bà con tín đồ các tôn giáo trong xu thế khách quan là tôn giáođang tự đổi mới về tổ chức để tồn tại và thích nghi với hoàn cảnh mới Chế địnhnày đã mở ra cơ hội thông thoáng hơn về mặt tổ chức cơ sở cho hoạt động tôngiáo, đồng thời cũng giúp công tác quản lý được chặt chẽ hơn, giảm thiểu cáctrường hợp “bung ra”, tự phát về tổ chức đơn vị mà chủ thể quản lý không kiểmsoát được

- Vấn đề tài sản thuộc cơ sở tôn giáo:

Vấn đề tài sản tôn giáo là một thực thể khách quan Trong pháp lệnh chỉnêu lên nguyên tắc chung: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáođược pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó” (Điều 26) “Cơ

Trang 22

sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng,cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhânngoài nước theo quy định của pháp luật” (Điều 28) Riêng vấn đề tài sản đấtđược khẳng định: Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, đấtthuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo nhữngngười chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác củatôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động, được sử dụng ổn định lâu dài, việcquản lý và sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai (Điều27) Việc giải quyết nhà đất tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng do lịch sử để lại về cơbản được xử lý theo Nghị quyết số 23/2003/QHXI và Chỉ thị: 1940/CT-TTgngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình tín ngưỡng,tôn giáo theo quy định của pháp luật về xây dựng, khi xây dựng loại công trìnhnày bắt buộc phải có giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Vì công trình tínngưỡng, tôn giáo là công trình đặc thù, thường mang tính ổn định lâu dài, có tínhvăn hóa, tính nghệ thuật kiến trúc Trong trường hợp mà công trình buộc phải didời theo yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội thì chính quyền phải traođổi trước với người đại diện hợp pháp tại cơ sở đó và thực hiện đền bù theo quyđịnh của pháp luật

Ngoài ra, pháp luật còn cho phép tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp,nhận tài sản hiến, tặng trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và

tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật Việc tổ chức quyêngóp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sửdụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Uỷ ban nhân dân nơi tổ chứcquyên góp Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhânhoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật (Điều 28)

- Về hoạt động xã hội của tổ chức, cá nhân tôn giáo

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ: Đối với tổ chức tôn giáo, Nhànước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo hỗ trợ phát triển các

Trang 23

hình thức mở trường, lớp nhà trẻ, mẫu giáo, hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dụcmầm non, tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng không đượcnhân danh tổ chức tôn giáo đứng tên trực tiếp mở trường lớp; hỗ trợ cơ sở chămsóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhânphong, tâm thần và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạophù hợp với Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của phápluật.

Còn đối với chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo với tư cách công dânđược Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội hóa về giáo dục, y

tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật (Điều 33)

- Về chống truyền đạo trái phép:

Truyền đạo trái phép là việc truyền đạo trái pháp luật và trái quy ước,hương ước của thôn, ấp, làng, bản Đây là một chủ đề lớn được đề cấp trongNghị quyết Trung ương Tuy nhiên, vấn đề chống truyền đạo trái phép trongPháp lệnh mới có những quy định khung, chưa có những quy định cụ thể đầy đủ

và hiệu lực để giải quyết cụ thể Các điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh và điều 2trong Nghị định 92 chỉ có các quy định nghiêm cấm (không được làm) đối vớicác hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền phá hoạihoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyềnchiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽnhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hạiđến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trởviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thựchiện các hành vi vi phạm pháp luật khác Một chế định khác có chế tài rõ rànghơn đó là việc đình chỉ hoạt động tôn giáo đối với tổ chức, cá nhân khi hoạtđộng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tựcông cộng hoặc môi trường; tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyềnthống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm,

Trang 24

danh dự, tài sản của người khác; có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọngkhác

Việc đình chỉ sẽ bằng các quyết định hành chính của chính quyền áp dụngcác điều khoản của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính tương tự

- Về quan hệ quốc tế của tổ chức cá nhân tôn giáo:

Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạtđộng quan hệ quốc tế theo quy định của Hiến chương, Điều lệ hoặc giáo luật của

tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam, phải tôn trọng nguyên tắc độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau (Điều 34)

Có một số trường hợp khi tiến hành các hoạt động quan hệ quốc tế phải có

sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ mới được thực hiện Đó là khi mời

tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động trao đổi,hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo; hai là khi tham gia hoạt động tôn giáohoặc cử người tham gia khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài như đi học ngắnhạn hoặc dài hạn (Điều 35) Ngoài ra, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo ra nướcngoài du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh được thực hiện như những công dânkhác theo pháp luật về xuất nhập cảnh

Pháp lệnh cũng có hai quy định đối với người nước ngoài cư trú hợp pháptại Việt Nam Đó là khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; đượcmang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhucầu của bản thân; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín

đồ tôn giáo Việt Nam; khi họ có nhu cầu bức thiết thực hiện các nghi thức tôngiáo cho bản thân mình thì được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam đếngiúp đỡ thực hiện

Còn đối với chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại

cơ sở tôn giáo của Việt Nam nếu được tổ chức tôn giáo Việt Nam đề nghị vàđược cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương chấp thuận, phải tôn

Trang 25

trọng quy định của tổ chức tôn giáo của Việt Nam và tuân thủ quy định của phápluật Việt Nam.

1.1.4 Về thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, huyện, xã:

Về thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo Pháp lệnh tínngưỡng, tôn giáo và Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể nhưsau:

a) UBND cấp tỉnh:

Có 18 nội dung công việc, gồm:

* 10 Chấp thuận:

- Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng quy định tại điều 4 khoản 2 (Điều 5 khoản 3)

- Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở (Điều

- Việc cải tạo, nâng cấp xây dựng mới công trình tôn giáo (Điều 34 khoản 4)

- Các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từnhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc từ nhiều tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (Điều 31 khoản 2)

- Hiến chương, Điều lệ sửa đổi (Điều 30, khoản 1)

Trang 26

- Việc tập trung để sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam củangười nước ngoài (Điều 40, khoản 3)

- Thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt

ra ngoài một huyện (Điều 36, khoản 2 điểm c)

- Đăng ký người đi học ở nước ngoài về được phong chức, phong phẩm, bổnhiệm, bầu cử, suy cử (Điều 38, khoản 3)

* 02 Cấp đăng ký:

- Cấp đăng ký, hoạt động của hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trongmột tỉnh (Điều 12 khoản 3)

- Cấp đăng ký, hoặc không cấp đăng ký hoạt động cho dòng tu, tu viện

hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một tỉnh (Điều

13 khoản 2)

* Có trách nhiệm quản lý hành chính đối với trường đào tạo những ngườichuyên hoạt động tôn giáo trên địa bàn (Điều 15, khoản 3, điểm a)

b) Cơ quan quản lý tôn giáo cấp tỉnh (Ban tôn giáo tỉnh) :

* Có 01 công việc là Cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có phạm

vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc TW (Điều 6 khoản 3 điểm b)

c) Ủy Ban nhân dân cấp huyện, thị:

Trang 27

có 9 nội dung công việc, gồm:

* 02 Cấp đăng ký:

- Cấp đăng ký cho Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 12 khoản 3)

- Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có

phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (Điều 13 khoản2)

* 4 Chấp thuận:

- Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ

sở (Điều 25 khoản 1 điểm b)

- Việc tổ chức Hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cấp cơ sở (Điều 27khoản 2)

- Việc tổ chức các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo của tổ chức tôn giáo

có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện (Điều 31 khoản 1)

- Việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo(Điều 32 khoản 2)

* 01 Tiếp nhận đăng ký:

- Thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành (Điều 23khoản 2)

* 02 Tiếp nhận thông báo:

- Thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành (Điều 22khoản 1)

- Tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra trongphạm vi một huyện (Điều 36 khoản 2 điểm b)

Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn:

Có 10 nội dung công việc, gồm:

Trang 28

* 02 tiếp nhận đăng ký:

- Chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở(Điều 24 khoản 2)

- Người vào tu (Điều 26, khoản 1)

* 05 tiếp nhận thông báo:

- Thông báo người đại diện hoặc ban quản lí cơ sở tín ngưỡng (Điều 3,khoản 1)

- Thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng vào nămsau (Điều 3, khoản 2)

- Tổ chức lễ hội tín ngưỡng không thuộc quy định tại điều 4 khoản 2 (Điều

4 khoản 5)

- Thông báo việc sửa chữa nhỏ cơ sở tôn giáo (Điều 35)

- Tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vimột xã (Điều 36 khoản 2 điểm a)

* Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo (Điều

1.2 Tình hình tôn giáo ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Trang 29

1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển:

Trên địa bàn huyện Tiên Phước hiện nay có 07 tôn giáo được côngnhận đang hoạt động với quá trình du nhập và phát triển khác nhau

* Phật giáo:

Phật giáo Việt Nam vào Tiên Phước từ năm 1935, ban đầu thành lập

02 chùa cùng ở Tiên Kỳ là chùa Phật giáo Tiên Kỳ và chùa Phật giáoHữu Lâm (Tiên Kỳ) Sau đó, lần lượt các chùa khác cũng được thành lập

ở các xã như: năm 1957 thành lập chùa Thọ Quang (xã Tiên Thọ), năm

1958 thành lập chùa Phước Lâm (xã Tiên Hiệp), năm 1960 thành lậpchùa Tiên Mỹ (xã Tiên Mỹ), năm 1961 thành lập chùa Tiên Cảnh (xãTiên Cảnh) Phật giáo du nhập vào Tiên Phước sớm nhất so với các tôngiáo khác, tín đồ và tổ chức tôn giáo này hoạt động ổn định đúng phápluật Hiện nay, hầu hết các nhà chùa đã được trùng tu, sửa chữa, nângcấp rất đẹp và khang trang

* Nam Tông Phật đường: năm 1939 thành lập chùa Tế Nam (Tiên

Kỳ)

* Cao đài:

Cao đài xuất hiện tại Tiên Phước vào năm 1938, tiến hành xây dựngThánh thất Trung Hòa (xã Tiên Lãnh); đến năm 1945 thành lập thêm 02thánh thất: Thánh thất Khánh Vân (Tiên Kỳ); Thánh thất Trung Phước(xã Tiên An); năm 2011, thành lập 02 điểm sinh hoạt là Thánh xá ĐồngNga (xã Tiên Thọ) và Thánh xá Trung Bình (xã Tiên Cảnh)

* Tin lành:

Tin lành du nhập vào Tiên Phước từ năm 1937 và thành lập chi hộiQuế Phương (xã Tiên Lập), do chiến tranh nên chi hội chuyển về sinhhoạt với chi hội Tiên Thọ, đến năm 2008 xin thành lập lại và tổ chứcsinh hoạt tại xã Tiên Lập.Năm 1939 thành lập chi hội Tiên Thọ (xã TiênThọ); năm 1942 thành lập chi hội Tiên Kỳ (thị trấn Tiên Kỳ); năm 1943

Trang 30

thành lập chi hội Tiên Lãnh (xã Tiên Lãnh), do chiến tranh nên khôngcòn sinh hoạt và cơ sở thờ tự cũng bị hư hỏng, đến năm 2012 mới xinthành lập lại và tổ chức sinh hoạt tại xã Tiên Lãnh; năm 1945 thành lậpchi hội Tiên Hiệp (xã Tiên Hiệp).

* Công giáo:

Công giáo du nhập vào Tiên Phước năm 1961, tiến hành xây dựnggiáo xứ Tiên Phước (thị trấn Tiên Kỳ).Ở giai đoạn này, tôn giáo này chủyếu phục vụ việc đi lễ cho lính Mỹ, Đại Hàn, gia đình binh lính ngụy vàmột số hộ dân gần nhà thờ Sau ngày giải phóng năm 1975, việc đi lễ ởnhà thờ của giáo dân lắng xuống,chỉ còn số ít sùng đạo tham gia Từ khi

có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng,tôn giáo thì các Linh mục bắt đầu vận động số giáo dân cũ tham gia trởlại và phát triển thêm số mới

1.2.2 Những hoạt động tôn giáo trong thời gian qua:

- Phật giáo: Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 chùa Phật giáo, 01

điểm nhóm, 05 vị đại đức trụ trì với hơn 1785 tín đồ theo đạo Phật, 1 banhướng dẫn nhóm Gia đình phật tử cấp huyện dưới sự điều hành của Bantrị sự Phật giáo huyện gồm 11 người do Đại đức Thích Minh Định làmtrưởng Ban trị sự phật giáo huyện (đã biên tịch vào ngày 08/10/2014),hiện tại do đại đức Thích Pháp Chương, Phó Ban trị sự phật giáo huyệnphụ trách Nhìn chung trong thời gian qua, các chức sắc, chức việc trongđạo phật và quần chúng tín đồ phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dântộc, chấp hành đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, các chùa đang tiến hành sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại cơ

sở thờ tự, tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo có đông tín đồ tham dự như:

Vu lan, Đại lễ Phật Đản Tuy nhiên, vần còn một số vấn đề nổi lên như:Việc Đại đức Thích Tịnh Minh thường xuyên đi cúng ở nhiều địa phươngkhác nhau gây khó khăn cho công tác quản lý; Việc Đại đức Thích HạnhToàn trong thời gian qua tu luyện theo phương pháp mật tông, giải tán

Trang 31

Ban hộ tự, mời Đại đức Thích Nhật Ý và đạo hữu Nguyễn Thị Cẩm Thy

về ăn, ở, sinh hoạt tại chùa, có mối quan hệ không rõ ràng đã gây ranhiều ảnh hưởng xấu, bị Ban hộ tự và tín đồ phản ứng

- Cao đài: Hiện có 03 thánh thất, 6 lễ sanh với hơn 524 tín đồ tập

trung chủ yếu ở các địa bàn: Thị trấn Tiên Kỳ (thánh thất Khánh Vân),

xã Tiên Lãnh (thánh thất Trung Hòa), xã Tiên An (thánh thất TrungPhước) Hiện tại, chức sắc và tín đồ cao đài hoạt động tôn giáo thuầntúy, không có hoạt động nào nghi vấn xâm phạm an ninh quốc gia,thường xuyên tăng cường củng cố niềm tin, tuyên truyền lôi kéo ngườivào đạo, tập trung chủ yếu ở người già neo đơn, người đã nhạt đạo Bêncạnh đó, vẫn còn vấn đề nảy sinh như: Tình hình nội bộ của thánh thấtTrung Hòa có mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết nên việc Hội thánh làmthủ tục phong lễ sanh cho ông Võ Đình Diện bất thành

- Công giáo: Trên địa bàn huyện có 01 giáo xứ thiên chúa giáo Tiên

Phước, 03 linh mục (Lê Văn Vui, Vũ Đồng Tùng và Lê Thanh Thiện Đạt)với 09 giáo họ (ở Tiên Phước: 07, Bắc Trà My: 02) và hơn 1392 tín đồ.Các chức sắc phát huy được vai trò, vị trí của mình đối với giáo hội,quần chúng tín đồ, “sống tốt đời, đẹp đạo”, tổ chức tốt các hoạt động tôngiáo thường niên như: làm lễ vào các ngày chủ nhật, lễ Noel, lễ Phụcsinh Tuy nhiên Giáo xứ thiên chúa giáo Tiên Phước vẫn ẩn chứa nhiềuyếu tố phức tạp như: vào tháng 10/2007 Linh mục Nguyễn Ngọc Tuấnlàm đơn gửi đến chính quyền (Uỷ ban nhân dân huyện và Ủy ban nhândân tỉnh) để đòi lại 10 cơ sở thờ tự trong huyện; việc các linh mục ra sứccủng cố đức tin, tuyên truyền phát triển đạo tại các xã vùng xâu, vùng

xa, tổ chức sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự không xin phép chínhquyền địa phương và đặc biệt, hiện tại có 03 linh mục thuộc Dòng Chúacứu thế đang quản lý tại giáo xứ luôn là vấn đề phức tạp tại địa bàn

- Tin lành: Hiện nay có 06 hệ phái Tin lành đang hoạt động trên

địa bàn: Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), cơ đốc

Ngày đăng: 30/10/2019, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ (2005), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướngdẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Tôngiáo
Năm: 2005
2. Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quyđịnh chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXBTôn giáo
Năm: 2012
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ khoá IX. Nxb CTQG. Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯkhoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội 2003
Năm: 2003
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo- Cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động tôn giáo- Cơ sở lý luận và thựctiễn
Tác giả: Bùi Đức Luận
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2005
6. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2004
7. Phòng Nội vụ ( 2012, 2013, 2014), Báo cáo kết quả công tác tôn giáo, tài liệu lưu trữ, huyện Tiên Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác tôn giáo
9. GS. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ởViệt Nam
Tác giả: GS. Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc gia
Năm: 2007
8. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w