1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

11 367 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 33,28 KB

Nội dung

VỤ TRƯỞNG BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo có nguồn gốc, lịch sử, đặc trưng và quá trình phát triển khác nhau, nhưng có nhiều điểm tương đồng. Điểm chung đáng quý nhất của các tôn giáo ở Việt Nam là sự tôn trọng và chung sống hài hòa giữa các tôn giáo trong một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng. Tuy nhiên, do tác động và ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động tôn giáo đã bộc lộ theo những chiều hướng khác nhau. Cùng với các tôn giáo hoạt động thuần túy tôn giáo, còn có tôn giáo bị chính trị lợi dụng đã từng nảy sinh không ít phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội ở nước ta. Gần đây trong bối cảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với CNXH đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một số phần tử cực đoan trong nước và nước ngoài, tổ chức những hoạt động xuyên tạc, chống đối chính quyền, dựng nên các sự kiện liên quan tới tôn giáo, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền về tôn giáo, tạo ra những trở ngại làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực trạng đó cùng với nhu cầu phát triển của đất nước đang đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan tới tôn giáo cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu tự do tôn giáo của người có đạo thực hiện hoạt động tôn giáo bình thường với việc ngăn chặn sự xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi dụng. Ở góc độ văn hóa, đạo đức, mâu thuẫn của việc giữ gìn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo với trào lưu của các tôn giáo mới mang theo văn hóa và đạo đức phi truyền thống được sự hậu thuẫn khá tinh vi của các lực lượng lợi dụng dân chủ và cơ chế thị trường....Giải quyết được những vấn đề ấy trong tôn giáo bên cạnh công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên công tác này còn nhiều bất cập. Về lý luận, nhận thức vai trò, ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội còn các luồng ý kiến khác biệt, điều kiện thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều mặt còn hạn chế, từ công cụ quản lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh tới chủ thể quản lý với bộ máy còn thiếu tính chuyên nghiệp,... Điều đó đang đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam, chỉ ra những thách thức từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lý luận và thực tiễn.

Trang 1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS Bùi Hữu Dược

Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ

Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo có nguồn gốc, lịch sử, đặc trưng và quá trình phát triển khác nhau, nhưng có nhiều điểm tương đồng Điểm chung đáng quý nhất của các tôn giáo ở Việt Nam là sự tôn trọng và chung sống hài hòa giữa các tôn giáo trong một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng

Tuy nhiên, do tác động và ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động tôn giáo đã bộc lộ theo những chiều hướng khác nhau Cùng với các tôn giáo hoạt động thuần túy tôn giáo, còn có tôn giáo bị chính trị lợi dụng đã từng nảy sinh không ít phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội ở nước ta Gần đây trong bối cảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với CNXH

đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một số phần tử cực đoan trong nước và nước ngoài, tổ chức những hoạt động xuyên tạc, chống đối chính quyền, dựng nên các sự kiện liên quan tới tôn giáo, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền về tôn giáo, tạo ra những trở ngại làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Thực trạng đó cùng với nhu cầu phát triển của đất nước đang đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan tới tôn giáo cần giải quyết Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu tự do tôn giáo của người có đạo thực hiện hoạt động tôn giáo bình thường với việc ngăn chặn sự xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi dụng Ở góc độ văn hóa, đạo đức, mâu thuẫn của việc giữ gìn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo với trào lưu của các tôn giáo mới mang theo văn hóa và đạo đức phi truyền thống được sự hậu thuẫn khá tinh vi của các lực lượng lợi dụng dân chủ và cơ chế thị trường Giải quyết được những vấn đề ấy trong tôn giáo bên cạnh công tác vận

Trang 2

động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng Tuy nhiên công tác này còn nhiều bất cập Về lý luận, nhận thức vai trò, ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội còn các luồng ý kiến khác biệt, điều kiện thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều mặt còn hạn chế, từ công cụ quản lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh tới chủ thể quản lý với bộ máy còn thiếu tính chuyên nghiệp, Điều đó đang đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài

Nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam, chỉ ra những thách thức từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn

giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lý luận và thực tiễn

1.Khái niệm[1]

1.1 Tôn giáo:

Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định

số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ, tôn giáo nảy sinh rất sớm

từ trong xã hội nguyên thủy

1.2 Tổ chức tôn giáo:

Là tổ chức của những người cùng chung một tôn giáo, có Hiến chương, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ mục đích được nhà nước phê duyệt, có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, có trụ sở giao dịch của tổ chức, có tên gọi không trùng tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận

1.3 Quản lý nhà nước về tôn giáo:

Nghĩa rộng, là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý

Nghĩa hẹp, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của

các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp) để

Trang 3

điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật

Như vậy, QLNN về TG là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Nhà nước quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trước pháp luật, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở để các tôn giáo thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật

2 Thực trạng tôn giáo và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước với tôn giáo ở Việt Nam.

2.1 Thực trạng

Hiện tại Việt Nam có 14 tôn giáo với 38 tổ chức tôn giáo, 01 pháp môn tu hành đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, trong đó có 7 tôn giáo ngoại nhập và 7 tôn giáo nội sinh Trên 26 ngàn cơ sở thờ tự, hơn 24 triệu tín

đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), gần 83.000 chức sắc, nhà tu hành, 250.000 chức việc Tín đồ các tôn giáo phần đông là nhân dân lao động, gắn bó với quê hương đất nước Sau chiến tranh một bộ phận tín đồ chức sắc các tôn giáo di tản ra nước ngoài, bởi vậy nhiều chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước có quan hệ với người thân ở nước ngoài Ở nước ngoài, số đông người sau thời gian hiểu về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, họ hướng về đất nước, cùng đồng bào trong nước chung tay xây dựng quê hương Số ít do lôi kéo, kích động của các phần tử xấu đã quay lưng lại với dân tộc, chống phá tiến trình xây dựng CNXH của Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho QLNN về TG trong nhiều năm đã qua

Việt Nam trong thời gian mấy thập kỷ gần đây số lượng tín đồ và số lượng các tổ chức tôn giáo tăng rất nhanh, nhất là đạo Tin lành ở khu vực miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên Bên cạnh các tôn giáo, Việt Nam có hệ thống tín ngưỡng dân gian rất phong phú, như thờ Tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Anh hùng dân

Trang 4

tộc, thờ Mẫu,… thu hút đông đảo người dân tham gia Mỗi năm có trên 8.000 lễ hội lớn nhỏ [2]

2.2 Nhân tố tích cực:

Thứ nhất, có nhà nước chuyên chính vô sản với hệ thống lý luận của chủ

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt

Nam Thứ hai, QLNN về TG là một bộ phận trong quản lý xã hội, hệ thống quản lý

xã hội đã được xây dựng phát triển qua thử thách của cách mạng Thứ ba, QLNN

về TG được đông đảo nhân dân ủng hộ Thứ tư, Đoàn kết tôn giáo là một trong

những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng đại đoàn kết dân tộc để cùng nhau

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Thứ năm, Những tiến bộ của khoa học kỹ

thuật đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa các phương tiện, kỹ thuật quản lý Việt Nam đã khá tiến bộ, tích cực trong tiến trình hội nhập quốc tế

2.3 Nhân tố hạn chế:

Thứ nhất, những hạn chế, yếu kém của Đảng và Nhà nước trong tổ chức,

quản lý quá trình xây dựng xã hội mới [3] Thứ hai, mặt trái của sự phát triển khoa

học kỹ thuật, giúp cho tôn giáo lan truyền nhanh với tốc độ khó kiểm soát đã mang

theo không ít hệ lụy cho bảo tồn văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia Thứ ba,

quan hệ quốc tế mở rộng đã tạo nên nhiều cơ hội cho làn sóng tôn giáo mới, đạo lạ, làm xói mòn lối sống, văn hóa truyền thống

3 Một số vấn đề đặt ra cho QLNN về TG ở Việt Nam.

Thực trạng QLNN về TG ở Việt Nam đang đặt ra cho lý luận và thực tiễn nhiều vấn đề, xin đi vào một số vấn đề cụ thể:

3.1.Nhận thức về tôn giáo

Là quốc gia đa tôn giáo, nhiều tôn giáo có từ xa xưa nhưng hiểu về tôn giáo của nhân dân nói chung và cán bộ nói riêng còn khá khiêm tốn Vì ít hiểu tôn giáo nên ứng xử với tôn giáo không phù hợp, trong lĩnh vực QLNN về TG còn có nhiều hạn chế Hiểu về tôn giáo không đúng, không đầy đủ thì không thể có ứng xử đúng với tôn giáo, không tham mưu xây dựng pháp luật phù hợp với hoạt động tôn giáo, không chủ động trong giải quyết vấn đề tôn giáo Vì lẽ đó trước hoạt động sôi động của các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ QLNN về TG

Trang 5

lúng túng, bị động.

3.2 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo:

Đối với văn bản pháp quy liên quan tới QLNN về TG, quản lý hoạt động tôn giáo được quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004), ngoài ra còn được quy định ở khá nhiều văn bản pháp luật khác nên khi thực hiện gặp không ít khó khăn Nhiều nội dung của pháp luật về các lĩnh vực như: cơ sở vật chất, nhà, đất của tôn giáo; đào tạo chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; hoạt động nhân đạo, từ thiện; mở trường lớp;… chưa hướng dẫn chi tiết, thếu cụ thể khiến việc triển khai thực hiện chưa đồng nhất làm cho QLNN về TG gặp khó khăn

3.3 Tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong QLNN về TG:

Kết quả đánh giá QLNN về TG ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay cho thấy

tính chuyên nghiệp trong QLNN về TG chưa cao Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về TG chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao Chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn Điều đó đang đặt ra cho QLNN về TG cần phải nhận thức đúng về QLNN về TG và có điều chỉnh cho phù hợp

3.4 Vị trí của cơ quan chuyên trách QLNN về TG:

Hiện nay vị trí cơ quan chuyên trách QLNN về TG đã bộc lộ những bất cập, đang là vấn đề đặt ra cần quan tâm Cơ quan chuyên trách tôn giáo trực thuộc ngành Nội vụ như hiện tại với sự điều chỉnh chức năng và làm rõ cơ chế quan hệ, hay đặt ở một ngành khác mang tính độc lập hơn để hiệu quả QLNN về TG cao hơn là vấn đề cần được giải quyết Trong những năm nhập cơ quan QLNN về TG vào ngành Nội vụ, thực hiện được việc giảm đầu mối hành chính Tuy nhiên không giảm biên chế và hiệu quả công việc chưa có chuyển biến tích cực thậm chí còn bộc lộ một số hạn chế so với thời gian trước đó vì những bất cập trong trực thuộc hành chính[4]

4 Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo:

4.1 Điều chỉnh nhận thức về tôn giáo

Để nâng cao hiệu quả QLNN về TG, thì đều chỉnh nhận thức về tôn giáo đối với cán bộ đảng viên nói chung và người làm công tác tôn giáo nói riêng là vấn đề quan trọng, cấp thiết hiện nay Do nhận thức phiến diện về tôn giáo, sự định kiến

Trang 6

ngay từ đầu đã đặt ra hướng tiếp cận thiếu khoa học với tôn giáo Bởi thế, trong một thời gian khá dài chúng ta tìm hiểu về tôn giáo và đặt ra chính sách tôn giáo, thường thiên về tìm hiểu mặt trái của tôn giáo Chính điều đó đã dẫn tới việc nhìn nhận và hiểu biết thiên lệch về tôn giáo Ứng xử với tôn giáo chủ yếu qua việc đối phó với tính tiêu cực hạn chế mà chưa đi sâu khai thác, khuyến khích tính tích cực của tôn giáo, làm cho khoảng cách trong quan hệ của tôn giáo với Nhà nước ít được cải thiện, mặt tích cực của tôn giáo ít được phát huy Tạo nên khoảng cách trong quan hệ Nhà nước với tôn giáo, do vậy trong nước, nội lực từ tôn giáo ít được phát huy; ngoài nước, kẻ thù lợi dụng quan hệ Nhà nước với tôn giáo có vấn

đề để chống phá tiến trình xây dựng đất nước Việt Nam

4.2 Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo:

Để quản lý tốt hoạt động tôn giáo cần thực hiện vai trò của Nhà nước pháp quyền, QLNN về TG bằng pháp luật Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam Trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các tôn giáo ở Việt Nam cũng như tính chất nhạy cảm, phức tạp của nó đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đó là điều kiện quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về TG

Hiện đang có một số quan điểm khác nhau trong việc xây dựng pháp luật

tôn giáo ở Việt Nam Quan điểm thứ nhất, cho rằng: đối với tôn giáo, hệ thống

pháp luật của Việt Nam còn quá lỏng, nên nhiều vi phạm trong hoạt động tôn giáo

đã diễn ra nhưng Nhà nước không xử lý được, bởi vậy cần thiết phải xây dựng bộ

Luật tín ngưỡng, tôn giáo để làm cơ sở cho QLNN về TG có hiệu quả hơn Quan

điểm thứ hai, cho rằng không nên xây dựng bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo, bởi vì

nếu có riêng Luật tín ngưỡng, tôn giáo sẽ càng khẳng định sự phân biệt về ứng xử đối với tôn giáo, điều mà Việt Nam đã và đang bị các thế lực thiếu thiện chí khai thác để chống ta về tự do nhân quyền Mặt khác cần thấy rõ đối với lĩnh vực QLNN về TG Việt Nam chưa chuẩn bị tốt cho việc ra bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo

ở nhiều khía cạnh: thứ nhất, chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trực tiếp làm

QLNN về TG, có tính chuyên nghiệp cao, có trình độ chuyên môn thành thạo, theo

cách thường gọi là những “chuyên gia” đủ để thực hiện QLNN về TG theo luật.

Trang 7

Chúng ta có nhiều nhà nghiên cứu lý luận về tôn giáo rất sâu, rộng, nhưng những người QLNN về TG có kinh nghiệm, hiểu lý luận và thực hành thành thạo thì rất

ít Trong khi đó xây dựng pháp luật về tôn giáo phần chuyên môn tôn giáo do những người có thực tiễn đề xuất xây dựng là rất quan trọng Không có chuyên gia sâu về thực tiễn thì khó để đề xuất đúng Bởi vậy việc tham mưu xây dựng bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo sẽ rất hạn chế nếu không đồng thời hoặc phải đi trước một bước là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn Và nếu đòi hỏi làm sớm, làm nhanh, để có luật thì khi ra được luật cũng rất khó giải quyết theo luật, vì nó không đồng bộ, khi đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng vào luật

Thứ hai, bộ máy hành chính hiện tại còn khá nhiều hạn chế trong quản lý, nhất là

quản lý đối với tôn giáo một lĩnh vực có đặc thù riêng, rất nhạy cảm và luôn được quốc tế quan tâm Nếu chưa nâng khả năng quản lý nhà nước lên ngang tầm với đòi hỏi của luật mà đã đưa ra bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì việc ra đời luật này

chỉ là hình thức không có lợi cho QLNN về TG ở nước ta Thứ ba, QLNN về TG ở

Việt Nam đang chủ yếu là vận động và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nếu không có

sự thay đổi về phương pháp quản lý đối với lĩnh vực này hoặc thay đổi thiếu triệt

để thì hiệu lực của thực hiện QLNN về TG theo luật cũng rất thấp

Tuy nhiên, dù có xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo riêng hay ẩn những quy định cho hoạt động tôn giáo vào các bộ luật khác Theo chúng tôi, để QLNN về TG hiệu quả, cần sớm có điều khoản chế tài, không chỉ quy định cho tổ chức và cá nhân tôn giáo, mà phải có chế tài quy định xử lý đối với tổ chức, cá nhân quản lý hoặc gián tiếp QLNN về TG, không thực hiện đúng chức trách, làm ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo và cộng đồng, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho quốc gia, dân tộc Để làm được việc đó phải có chính sách tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu và làm QLNN về TG đúng pháp luật tôn giáo, việc này cần làm đồng bộ với việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật

4.3 Nâng cao tính chuyên nghiệp trong QLNN về TG

Cơ quan QLNN về TG ở Việt Nam đã có quá trình thực hiện nhiệm vụ tròn

60 năm, kể từ khi thực hiện Nghị định số 566/TTg ngày 02/8/1955 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập Ban tôn giáo trung ương, cơ quan chuyên trách

Trang 8

QLNN về TG là một đơn vị trong Ban Nội chính của Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng phủ, Tuy nhiên từ đó cho tới nay đội ngũ QLNN về TG tính chuyên nghiệp chưa cao, thể hiện qua một số lĩnh vực QLNN về TG đã được phân tích

Nâng cao tính chuyên nghiệp cho QLNN về TG thực chất là để công tác QLNN về TG có hiệu quả và tiết kiệm cho xã hội trong nội dung này xin đề xuất hai sự thay đổi mang tính căn bản:

Thứ nhất, nâng cao tính chuyên môn trong QLNN về TG

Thứ hai, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về TG tinh thông nghề

nghiệp, gắn bó với chuyên môn

4.4 Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về tôn giáo

Những hạn chế trong công tác QLNN về TG thời kỳ vừa qua có nguyên nhân bởi phương thức quản lý chưa phù hợp trong hoàn cảnh mới Trước yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra cho QLNN về TG phải đổi mới phương thức quản lý Cơ

sở cho việc đổi mới phương thức quản lý tôn giáo là lý luận đã được phân tích và thực tiễn yêu cầu cần đổi mới đang đặt ra:

Thứ nhất, QLNN về TG theo hướng chủ động, là một trong những yếu tố

quan trong để thay đổi phương thức quản lý Trước tới nay QLNN về TG thường bị động, chạy theo, giải quyết sự vụ, nguyên do chưa có Pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ đối với hoạt động của tôn giáo

Thứ hai, đổi mới phương thức QLNN về TG theo hướng tăng cường quản lý

tổ chức giáo hội các tôn giáo Các tổ chức tôn giáo có bộ máy hành chính đạo, có các quy định như Điều lệ, Hiến chương, Nội quy, , có chức sắc, chức việc Thông qua pháp luật điều chỉnh đối với tổ chức giáo hội các tôn giáo, điều chỉnh các quy định của tổ chức giáo hội nhằm nâng cao trách nhiệm tự quản trong nội bộ của tổ chức giáo hội tôn giáo

Thứ ba, QLNN về TG từ cơ sở Mọi diễn biến về tôn giáo diễn ra ở cơ sở

nhưng cơ sở gần như không có cán bộ chuyên trách về tôn giáo mà chủ yếu là kiêm nhiệm Tăng cường trách nhiệm cho địa phương và giao trách nhiệm cho cán

bộ QLNN về TG ở cơ sở nhiều hơn theo phương châm phòng, chống không để các

Trang 9

điểm nóng về tôn giáo xảy ra, những vấn đề nãy sinh được giải quyết ngay từ cơ

sở, vấn đề sẽ đơn giản hơn, ít tốn kém hơn

4.5 Điều chỉnh quan hệ Nhà nước đối với tôn giáo

Công tác xã hội, công tác từ thiện là nhu cầu và là tâm nguyện của chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã được trình bày, phản ánh với Đảng và Nhà nước từ lâu Nhu cầu đó nếu được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật sẽ góp phần phát huy nội lực của các tầng lớp nhân dân, của các tôn giáo tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, góp phần giảm tải sức ép và gánh nặng về nguồn lực đầu tư, tài chính và quản lý cho các cơ quan Nhà nước, dành ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển, cho đào tạo nguồn lực con người, cho cải cách chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức,…

Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định trong hệ thống pháp luật tôn giáo để giải quyết về vấn đề này Theo đó cần xem xét, từng bước đưa các trường, lớp đào tạo của tôn giáo vào hệ thống giáo dục quốc dân như nhiều nước trên thế giới đã làm để phát huy những giá trị tích cực và đóng góp của tôn giáo trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, giáo dục đạo đức, văn hóa, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, giáo dục trong các trường tôn giáo, thông qua cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

Khía cạnh khác, trong điều chỉnh quan hệ Nhà nước với tôn giáo, cần tăng cường đối thoại của tôn giáo với Nhà nước Để các tổ chức tôn giáo được tham gia nhiều hơn nữa ý kiến phản biện xã hội, góp phần xây dựng đất nước

Hiện nay, nước ta đang chủ động hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, nên ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài đến làm ăn, sinh sống, học tập, du lịch dài ngày ở Việt Nam, trong số đó có nhiều người theo tôn giáo Bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng cho người nước ngoài ở Việt Nam cũng là một nhân tố góp phần thúc đẩy việc thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức, phương pháp quản lý và phát triển kinh

tế - xã hội, mở rộng đối ngoại nhân dân của Việt Nam

Trang 10

PHỤ LỤC

Thống kê cơ sở thờ tự các tôn giáo theo địa phương năm 2015

T

T Tên tỉnh

Ph.

giáo

C.

giáo

Cao đài T.lành PGHH H.giáo

TG khác Tổng

Ngày đăng: 23/03/2019, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w