NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Toàn cầu hóa và những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về dân tộc thiểu số ở ta cần được làm rõ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ...Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” Ở những quốc gia đa tộc người thì lý luận về quản lý nhà nước về dân tộc thiểu số luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận quản trị và phát triển quốc gia. Quốc gia đa dân tộc (tộc người) chắc chắn phải có một hệ thống lý luận quản lý và phát triển khác với quốc gia đơn dân tộc (tộc người). Tộc người là một cơ cấu xã hội đặc biệt của cơ cấu xã hội tổng thể. Khác với các cơ cấu xã hội thông thường, tộc người là cơ cấu xã hội cơ bản nhất để kết cấu nên quốc gia dân tộc ngay từ buổi đầu lập nước, gắn với sự thăng trầm, biến thiên hoặc tồn vong của quốc gia dân tộc trong suốt cả chiều dài lịch sử. Trong thực tế, quốc gia dân tộc có thể thay đổi hoặc biến mất, nhưng dân tộc tộc người vẫn tồn tại. Vì vậy, lý luận về dân tộc tộc người bao giờ và ở đâu cũng là bộ phận trọng yếu nhất trong hệ lý luận về quốc gia dân tộc. Nó đụng chạm đến các vấn đề cốt lõi nhất của lý luận quản lý và phát triển đất nước.
Trang 1NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
PGS.TS Hoàng Văn Chức
Khoa QLNN về xã hội Học viện Hành chính quốc gia
1 Toàn cầu hóa và những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước
về dân tộc thiểu số ở ta cần được làm rõ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”
Ở những quốc gia đa tộc người thì lý luận về quản lý nhà nước về dân tộc thiểu số luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận quản trị và
phát triển quốc gia Quốc gia đa dân tộc (tộc người) chắc chắn phải có một hệ thống lý luận quản lý và phát triển khác với quốc gia đơn dân tộc (tộc người) Tộc
người là một cơ cấu xã hội đặc biệt của cơ cấu xã hội tổng thể Khác với các cơ cấu xã hội thông thường, tộc người là cơ cấu xã hội cơ bản nhất để kết cấu nên
quốc gia - dân tộc ngay từ buổi đầu lập nước, gắn với sự thăng trầm, biến thiên
hoặc tồn vong của quốc gia - dân tộc trong suốt cả chiều dài lịch sử Trong thực tế, quốc gia - dân tộc có thể thay đổi hoặc biến mất, nhưng dân tộc - tộc người vẫn tồn tại Vì vậy, lý luận về dân tộc - tộc người bao giờ và ở đâu cũng là bộ phận trọng yếu nhất trong hệ lý luận về quốc gia - dân tộc Nó đụng chạm đến các vấn đề cốt lõi nhất của lý luận quản lý và phát triển đất nước
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc - tộc người, với 54 dân tộc - tộc người, trong đó người Kinh là dân tộc - tộc người đa số, còn lại 53 dân tộc - tộc người thiểu số chiếm 14,27% dân số cả nước (2009) Các tộc người ở nước ta cư trú xen
kẽ, có dân số và trình độ phát triển không đồng đều Trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hình lý luận về dân tộc, rồi cụ thể hóa thành các nguyên tắc, chính sách chỉ đạo giải quyết
Trang 2vấn đề dân tộc, xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc Hệ lý luận đó đã đặt ra và giải quyết tốt vấn đề dân tộc để phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh khôi phục độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và bước đầu xây dựng lại đất nước
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề dân tộc không chỉ ở khía cạnh
bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ , mà còn là phát triển quốc gia - dân tộc và quản trị phát triển quốc gia - dân tộc Hai nội dung này có
quan hệ biện chứng với nhau Cả hai mặt độc lập dân tộc và phát triển dân tộc trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi phải tư duy lại vấn đề dân tộc - tộc người một cách
cơ bản, có hệ thống, trên cơ sở kế thừa các thành tựu mới của nhiều ngành khoa học Các nguy cơ đe dọa đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập có thể chuyển hóa thành an ninh, dẫn tới xung đột tộc người và chủ nghĩa ly khai
Phát triển tộc người trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì lý luận về đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người sẽ khác nhiều so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa và nước ta chư thm gia hội nhập Khi tham gia hội nhập cần làm sáng rõ một số vấn đề sau:
- Phát triển tộc người trong sự phát triển quốc gia - dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Vấn đề tộc người trong đảm bảo an ninh quốc gia (độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ);
- Xung đột tộc người gắn với tôn giáo;
- Vấn đề phát triển tộc người với tổ chức lãnh thổ và phát triển vùng;
- Quan hệ tộc người ở nước ta trong điều kiện các tộc người cư trú xen kẽ, phân tầng xã hội sâu sắc;
- Vấn đề bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người trong điều kiện mới;
- Vấn đề dân tộc - tộc người trong điều kiện một đảng cầm quyền, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, định hướng xã hội chủ nghĩa;
Trang 3- Vấn đề dân tộc - tộc người trong toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế;
- Vấn đề dân tộc - tộc người trong điều kiện phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu;
- Vấn đề đức tin ở các dân tộc trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa;
- Các mối quan hệ lớn trong phát triển tộc người: tộc danh và nhóm địa phương, công bằng xã hội và bình đẳng tộc người, quyền và nghĩa vụ, ý thức tộc người và ý thức quốc gia - dân tộc, quản trị hành chính - lãnh thổ và tự quản truyền thống, vốn tài chính và phi tài chính cho phát triển tộc người
2 Quản lý nhà nước về dân tộc-tộc người cần tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số đã và đang nảy sinh trong thực tiễn
Từ khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (1989), chính sách dân tộc đã được coi trọng và đổi mới Nhờ đó, đời sống các dân tộc có nhiều chuyển biến, nhất là cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, viễn thông , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, mở rộng dịch vụ giáo dục, y tế và diện bao phủ đối tượng thụ hưởng các dịch vụ xã hội bằng hỗ trợ của nhà nước, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số, coi trọng bản sắc văn hóa các dân tộc, đảm bảo an ninh-quốc phòng vùng biên giới Tuy nhiên, đã và đang xuất hiện những vấn đề cần được nhận diện và có giải pháp quản lý kịp thời:
- Trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị đẩy ra xa hơn giữa các dân tộc - tộc người, giữa các tộc người thiểu số với dân tộc đa số trong nội bộ tộc người và giữa các vùng
- Bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một
- Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc đang đứng trước các thách thức mới khi đối diện với các tôn giáo ngoại sinh
- Chất lượng giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe và chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 4- Môi trường sống và không gian sinh tồn của các tộc người đang bị đe dọa nghiêm trọng
- Di cư tự do vẫn tiếp tục gia tăng; di cư xuyên biên giới diễn biến phức tạp
- Các tổ chức, cá nhân phản cách mạng trong và ngoài nước đã và đang ra sức, tìm mọi cách, lợi dụng những khó khăn phức tạp trong vùng DTTS để kích động, tập hợp lực lượng gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội
Quản lý nhà nước về dân tộc còn nhiều hạn chế về nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc; chính sách dân tộc chưa toàn diện, chưa phù hợp với tình hình phát
triển xã hội hiện nay Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vùng DTTS thiếu và năng
lực còn nhiều hạn chế Hệ thống tổ chức công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc và miền núi còn bất cập, lúng túng, dẫn đến hiệu quả đạt được của chính sách so với mục tiêu đề ra chưa cao Trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội Tuy nhiên, xem xét những vấn đề dân tộc cấp bách hiện nay và qua thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc cho thấy hệ thống chính sách đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2 Phan Hữu Dật (và các tác giả) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
3 Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4 Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế - xã hội miên núi, Nxb Chính trị Quốc gia và Nxb Văn hóa dân tộc H.
5 Phan Văn Hùng, Hoàng Hữu Bình, Đào Huy Khuê (2013), Một số vấn đề
về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc”, Nxb Chính trị.
Trang 56 Hoàng Xuân Lương, Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển, Đề tài cấp Bộ