1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘCTHIỂU SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

6 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 20,9 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘCTHIỂU SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Sự đa dạng tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra những vấn đề gì trong công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới? Qua các phần trên, chúng tôi thấy có các vấn đề cơ bản sau đây đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra ở mức độ vi mô, cũng như ở mức độ vĩ mô, cẩn phải được quan tâm từ Trung ương đến cơ sở. 1. Trên bình diện tôn giáo học: Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Sau 30 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập với cộng đồng thế giới, bức tranh của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam nói chung, trong đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng đã có nhiều gam mầu mới. (Về cơ cấu tôn giáo, về nhân khẩu học tôn giáo về niềm tin tôn giáo, về văn hóa tôn giáo, về sinh hoạt tôn giáo v.v...). Nay, trong thời gian tới đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên bình diện tôn giáo học thuần túy – sẽ đặt ra những vấn đề gì? Theo chúng tôi, có 3 vấn đề cơ bản chủ yếu sau đây: 1.1. Vấn đề thay đổi từ tín ngưỡng đa thần sang tín ngưỡng độc thần đã diễn ra ở một số dân tộc, nhưng không diễn ra ở nhiều nơi Vấn đề này đã diễn ra trong lịch sử. Trong 30 năm qua (1986 – 2015) diễn ra với tốc độ nhanh trong một số dân tộc ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Đặc biệt với sự phát triển có tính bùng nổ của đạo Tin lành trong đồng bào HMông và một số cư dân chính trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vấn đề đặt ra là: Trong cộng đồng 54 thành phần dân tộc anh em, trừ dân tộc Kinh, 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ có một số dân tộc từ bỏ tín ngưỡng đa thần (tín ngưỡng dân gian truyền thống) để chấp nhận tín giáo độc thần (tôn giáo); còn đa số (như dân tộc Thái, Tày, Nùng, Lào, Vân Kiều…) Vẫn bảo lưu được tín ngưỡng truyền thống cùng văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vậy đâu là nguyên nhân của từng xu hướng trên?

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TS Tạ Văn Vĩnh Khoa QLNN vềXãhộIHVHànhchính

Sự đa dạng tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra những vấn đề gì trong công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới?

Qua các phần trên, chúng tôi thấy có các vấn đề cơ bản sau đây đã, đang và

sẽ tiếp tục đặt ra ở mức độ vi mô, cũng như ở mức độ vĩ mô, cẩn phải được quan tâm từ Trung ương đến cơ sở

1 Trên bình diện tôn giáo học:

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo Sau 30 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập với cộng đồng thế giới, bức tranh của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

ở việt nam nói chung, trong đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng đã có nhiều gam mầu mới (Về cơ cấu tôn giáo, về nhân khẩu học tôn giáo về niềm tin tôn giáo, về văn hóa tôn giáo, về sinh hoạt tôn giáo v.v )

Nay, trong thời gian tới đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên bình diện tôn giáo học thuần túy – sẽ đặt ra những vấn đề gì?

Theo chúng tôi, có 3 vấn đề cơ bản chủ yếu sau đây:

1.1 Vấn đề thay đổi từ tín ngưỡng đa thần sang tín ngưỡng độc thần đã diễn ra ở một số dân tộc, nhưng không diễn ra ở nhiều nơi

Vấn đề này đã diễn ra trong lịch sử Trong 30 năm qua (1986 – 2015) diễn ra với tốc độ nhanh trong một số dân tộc ở Tây Nguyên và Tây Bắc Đặc biệt với sự phát triển có tính bùng nổ của đạo Tin lành trong đồng bào HMông và một số cư dân chính trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Vấn đề đặt ra là: Trong cộng đồng 54 thành phần dân tộc anh em, trừ dân

tộc Kinh, 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ có một số dân tộc từ bỏ tín ngưỡng đa thần (tín ngưỡng dân gian truyền thống) để chấp nhận tín giáo độc thần (tôn giáo); còn

Trang 2

đa số (như dân tộc Thái, Tày, Nùng, Lào, Vân Kiều…) Vẫn bảo lưu được tín ngưỡng truyền thống cùng văn hóa truyền thống của dân tộc mình

Vậy đâu là nguyên nhân của từng xu hướng trên?

1.2 Vấn đề hiện tượng “tôn giáo mới”

Trong thời gian vừa qua, hiên tượng tôn giáo mới cũng đã xuất hiện trong một vài dân tộc (như “Đạo Vàng Trứ”, “Đạo Dương Văn Mình” trong người H’Mông, trong người Ba Na, “Đạo Thìn Hùng” trong người Dao ) ở một số vùng, miền nhất định (như Tây Bắc, Tây Nguyên)

Vậy đâu là nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng tôn giáo mới trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở từng vùng miền đặc trưng nói riêng

1.3 Các vấn đề khác như: Khoan dung tôn giáo? Đối thoại tôn giáo? Hội

nhập văn hóa tôn giáo? Thế tục hóa tôn giáo? Hiện đại hóa tôn giáo? Dân tộc hóa tôn giáo? v.v sẽ diễn ra như thế nào trong các tôn giáo đã có trong đồng bào dân tộc thiểu số, ở từng vùng trọng điểm trong cả nước (Vùng đồng bào Khomer Nam

bộ, vùng đồng bào Chăm, vùng Tây Nguyên và một số tụ điểm đông cư dân H’Mông và Dao ở Tây Bắc, Việt Bắc)

Tôn giáo học - với tư cách là một ngành khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo tuy còn non trẻ ở Việt Nam, song cần được tổ chức quy tụ lực lượng nghiên cứu cơ bản và tổng kết thực tiễn để sớm trả lời các vấn đề cơ bản nêu trên

2 Trên bình diện chính trị học:

Việt Nam vừa có nhiều thành phần dân tộc (54 thành phần dân tộc anh em); vừa có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo (tín ngưỡng đa thần và tín ngưỡng độc thần trong các dân tộc thiểu số) Trong thời gian tới vấn đề tôn giáo với dân tộc và ngược lại trong đồng bào dân tộc thiểu số; trên bình diện chính trị học sẽ đặt ra những vấn đề gì cần được Đảng và Nhà nước quan tâm?

Theo chúng tôi có 3 vấn đề cơ bản sau đây:

2.1 Về chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo gắn với chính sách dân tộc đối với từng đồng bào dân tộc thiểu số và ngược lại.

Trang 3

Nghiên cứu, hoạch địch đúng đắn chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với chính sách dân tộc và ngược lại theo tinh thần Hiến pháp 2013, cùng các Hiến định các Điều luật trong các Bộ luật Luật mới được sửa đổi theo tư tưởng Hiến pháp 2013 là vô cùng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản

lý Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo

2.2 Về thị trường tôn giáo.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay cũng như trong thời gian tới (2016 – 2020) cần được nghiên cứu tổng kết phân định:

Đâu là thị trường Đỏ (tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp)? Đâu là thị trường Đen (tin ngưỡng, tôn giáo bị cấm, bất hợp pháp, hoạt động bí mật)? Và đâu là thị trường Xám (vừa được coi là hợp pháp vừa được coi là bất hợp pháp, tức hoạt động với tư

cách pháp lý không rõ ràng về tổ chức, tín đồ và hoạt động)

Nghiên cứu, phân định đúng đắn chính xác 3 thị trường tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trên cơ sở vừa đảm bảo kết quả phân định 3 thị trường tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước, vừa chú ý đến đặc điểm đặc thù của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong từng dân tộc thiểu số ở từng vùng, miền có đông dân tộc thiểu số; chính là tạo nên định hướng, nội dung, phương pháp quản

lý Nhà nước thích hợp với từng thị trường tín ngưỡng tôn giáo

2.3 Về các vấn đề khác thuộc quan hệ giữa Nhà nước ta với đồng bào tôn giáo nói chúng với các tổ chức tôn giáo hợp pháp nói riêng trong vùng dân tộc thiểu số.

Theo chúng tôi loại vấn đề này chí ít có 5 khu vực cần xử lý đúng đắn là:

2.3.1 Việc công nhận tư cách pháp nhân và trao tư cách pháp nhân tín

ngưỡng tôn giáo theo Bộ luật Dân sự

2.3.2 Việc phải giải quyết đất đai tôn giáo cho các thể nhân và pháp nhân

tôn giáo hợp pháp theo Luật Đất đai

2.3.3 Việc các thể nhân và pháp nhân tín ngưỡng, tôn giáo tham gia:

Phát triển kinh tế (theo luật Đầu tư, luật Thương mại) phát triển giáo dục (theo Luật giáo dục) phát triển y tế (theo Luật Y tế) hoạt động từ thiện xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

Trang 4

2.3.4 Việc xây dựng, củng cố, phát triển vững mạnh khối đoàn kết tôn

giáo trong khối đoàn kết các dân tộc Trên cơ sở đó phòng ngừa và triệt tiêu có

hiệu quả xung đột đức tin giữa các tôn giáo khác nhau, có khả năng kéo theo sự xung đột giữa các tộc người, giữa các dân tộc đã đang tiềm ẩn hiện thực trong

từng gia đình, họ tộc, buôn, bản… do sự đa dạng tôn giáo (tức đa dạng đức tin) tạo

ra Thực tiễn mâu thuẫn giữa những người theo và không theo Tin lành Vàng Trứ hay Đạo Thìn Hùng trong người H’mông và người Dao ở Tây Bắc, Việt Bắc; giữa những người theo và không theo đạo Tin lành Đêga ở Tây Nguyên; giữa những người theo và không theo đạo Công giáo trong đồng bào Khemer Nam Bộ và đồng bào Chăm…; đã cho thấy những kinh nghiệm bổ ích về vấn đề quan trọng này

2.3.5 Việc phòng ngừa và chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn

đề tôn giáo, dân tộc trong vùng đồng bào thiểu số để hoạt động chính trị phản động.

Các cuộc bạo loạn chính trị phản cách mạng diễn ra tại Đắc Lắc (tháng 2/2001), tại Gia Lai (tháng 9/2002), Gia Lai và Đắc Lắc ngày 10/4/2004 núp dưới danh nghĩa Tin lành Đêga tại Tây Nguyên, hay tại Mường Nhe (Điện Biên) vào tháng 5/2011 bọn xấu đã kích động đồng bào H’Mông đi đón Vua, mưu đồ thành lập vương quốc H’Mông tự trị với Tin lành là quốc giáo v.v…; đã cho ta những bài học thực tiễn đắt giá về vấn đề này

Chính trị học ở đây với tư cách là một nhánh thuộc khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các dân tộc thiểu số nói chung, với các thị trường tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, cũng cần được huy động lực lượng đi sâu nghiên cứu giúp Đảng, Nhà nước xử lý đúng đán các vấn đề cơ bản nêu trên

3 Trên bình diện hành chính học:

Đường lối của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước ta đã xác định Nhà nước ta

là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Đồng thời Đảng và Nhà nước ta cũng đã nêu lên phương châm dân biết, dân làm, dân hưởng và dân kiểm tra

Vậy theo chúng tôi, trên bình diện hành chính học – tức quản trị quốc gia trong lĩnh vực dân tộc thiểu số và tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang đặt ra 3 vấn đề cơ bản dưới đây

Trang 5

3.1 Vấn đề chuyển đổi từ tư duy quản lý “kiểm soát” sang tư duy quản

lý “phục vụ”:

Phục vụ ở đây được hiểu là bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến

cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức nói riêng đang thực thi công

vụ trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta được diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước theo đúng tinh thần của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Mọi người, mọi tổ chức đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Nhà nước

Muốn vậy, vấn đề cốt tử luôn đặt ra là phải không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý Nhà nước để đủ sức điều chỉnh mọi mặt của đời sống tín ngưỡng tôn giao trong đồng bào dân tộc thiểu số trong hoàn cảnh mới và trong điều kiện mới

3.2 Về vấn đề liên tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản

lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo quy định tại Nghị đình 92/20012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, hiện có

54 loại công việc (phân cấp: 4 nội dung công việc do Thủ tướng chính phủ quyết định, 15 nội dung công việc do Ban Tôn giáo chính phủ đảm nhiệm, 18 nội dung công việc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm, 1 nội dung công việc do Ban tôn giáo cấp tỉnh đảm nhiệm, 9 nội dung công việc do Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm nhậm và 6 nội dung công việc do Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhận

Theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ và Thông tư

số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ “Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” có

đến 45 biểu mẫu khác nhau (trong đố có 10 biểu mẫu đối với cá nhân, tổ chức có liên quan)

Vấn đề đặt ra là phân cấp 54 loại công việc và 45 biểu mẫu ghi trên đã đáp ứng như thế nào vào quá trình nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở cả 3 thị trường (Đỏ, Đen và

Trang 6

Xám) trong đồng bào dân tộc thiểu số: để trên cơ sở đó cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cho thích hợp với thực tiễn cuộc sống

3.3 Về vấn đề giác ngộ hành chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo chúng tôi mặc dù có nhiều cố gắng song tình hình đang đặt ra 2 loại vấn đề chủ yếu sau đây:

3.3.1 Về các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước, nhất là ở cơ sở còn

chưa được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, có hệ thống về cả 2 loại kiến thức cần có:

- Kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo và dân tộc (ở góc độ tôn giáo học và dân tộc học)

- Kiến thức về chính sách, pháp luật, quản lý Nhà nước đới với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nói chung, với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng

3.3.2 Về các đối tượng quản lý Hành chính Nhà nước, còn chưa được

tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bài bản, cụ thể với từng đối tượng

- Với người dân tộc thiểu số có tín ngưỡng tôn giáo

- Với người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp

- Với các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo thuộc từng thị trường Đỏ, Đen, Xám

4 Tóm lại, xét trên 3 bình diện cơ bản trên đây (bình diện tôn giáo học, bình

diện chính trị học và bình diện hành chính học), chúng ta thấy có 9 loại vấn đề đang và sẽ đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian thời gian tới (2016-2020)

Ngày đăng: 23/03/2019, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w