NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO CỦA CÁC TÔN GIÁO Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG Vai trò QLNN của chính quyền các cấp trong hoạt từ thiện nhân đạo của các tôn giáo tại các tỉnh miền trung Công tác từ thiện nhân đạo của các tôn giáo có thể tách thành 2 mảng đó là: hoạt động của các dòng tu và hoạt động của cộng đồng tín đồ, giáo hội. Hoạt động của các dòng tu, chùa thường tập trung vào hoạt động giáo dục, y tế mang tính tập trung, tham gia trực tiếp xã hội hóa giáo dục, y tế, bảo trợ. Hoạt động của các cộng đồng giáo hội thường tập trung vào mảng cứu tế và an sinh xã hội. Chính sự phân lập đó đã tạo ra bức tranh sinh động thể hiện sự đóng góp tích cực của các tôn giáo và lĩnh vực này. Hầu hết các dòng tu, tổ chức tôn giáo tham gia vào lĩnh vực này đều tuân thủ quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92NĐCP ngày 08112012 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Các hoạt động từ thiện, nhân đạo đều có đăng ký, tuân thủ các quy định của chính quyền, chịu sự quản lý của các ngành chủ quản (Giáo dục, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội...), chịu sự điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật có liên quan (Qui chế mở trường lớp mầm non, nhà trẻ; Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân; Nghị định của Chính phủ về việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội…). Hoạt động từ thiện, nhân đạo thực sự đã và đang có những đóng góp nhất định về cả nguồn lực kinh tế và giá trị tinh thần đối với các đối tượng được tác động trong xã hội...
Trang 1NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN NHÂN ĐẠO CỦA CÁC TÔN GIÁO Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
TS Ngô Văn Trân Học viện Hành chính cơ sở miền trung
1 Vai trò QLNN của chính quyền các cấp trong hoạt từ thiện nhân đạo của các tôn giáo tại các tỉnh miền trung
Công tác từ thiện nhân đạo của các tôn giáo có thể tách thành 2 mảng đó là: hoạt động của các dòng tu và hoạt động của cộng đồng tín đồ, giáo hội Hoạt động của các dòng tu, chùa thường tập trung vào hoạt động giáo dục, y tế mang tính tập trung, tham gia trực tiếp xã hội hóa giáo dục, y tế, bảo trợ Hoạt động của các cộng đồng giáo hội thường tập trung vào mảng cứu tế và an sinh xã hội Chính sự phân lập đó đã tạo ra bức tranh sinh động thể hiện sự đóng góp tích cực của các tôn giáo
và lĩnh vực này
Hầu hết các dòng tu, tổ chức tôn giáo tham gia vào lĩnh vực này đều tuân thủ quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/NĐ-CP ngày
08/11/2012 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo Các hoạt động từ thiện, nhân đạo đều có đăng ký, tuân
thủ các quy định của chính quyền, chịu sự quản lý của các ngành chủ quản (Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội ), chịu sự điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật có liên quan (Qui chế mở trường lớp mầm non, nhà trẻ; Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân; Nghị định của Chính phủ về việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội…) Hoạt động từ thiện, nhân đạo thực sự đã và đang có những đóng góp nhất định về cả nguồn lực kinh tế và giá trị tinh thần đối với các đối tượng được tác động trong xã hội
Theo đó, các ngành chức năng thực hiện công tác QLNN trên lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động thương binh và xã hội đã có quá trình quản lý và theo dõi các hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo Nhìn từ góc độ QLNN, các hoạt
Trang 2động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo đặc biệt là Phật giáo và Công giáo ở các tỉnh miền Trung có nhiều mặt tích cực, tuân thủ pháp luật
Đối với lĩnh vực y tế, hệ thống phòng khám Tuệ Tĩnh đường Phật giáo và Phòng khám nhân đạo của Công giáo, Tin Lành đã góp phần tăng cường lực lượng y tế địa phương để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn Các cơ sở đã góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho y tế nhà nước trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng cao Hằng năm, bình quân các cơ sở đã khám được hàng chục ngàn người, phục hồi chức năng cho hàng trăm trẻ bị khuyết tật… với chi phí cho điều trị miễn phí hàng trăm triệu đồng (kể cả nội viện và ngoại viện) Các hoạt động ngoại viện tại các vùng nghèo khó, vùng sâu, vùng xa
đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế để phát hiện sớm các bệnh tật, giảm dần sự quá tải trong các cơ sở y tế nhà nước Qua các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, các cơ sở tôn giáo ngày càng tạo sự gắn bó giữa người thầy thuốc với cộng đồng, giữa “đạo với đời”, vừa mang ý nghĩa nhân văn, vừa mang tính “xã hội hóa” cao về công tác y tế thông qua sự huy động các nguồn lực đóng góp cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân trên địa bàn các tỉnh
Đối với lĩnh vực giáo dục, trong điều kiện hiện nay, khi việc đầu tư kinh phí của Nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị và trả lương cho đội ngũ giáo viên đối với ngành học mầm non còn hạn chế, việc thực hiện công tác xã hội hóa đối với ngành học này thu hút sự tham gia của các tôn giáo là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa, nhất là trong việc xây dựng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, bổ sung các trang thiết bị cho trường học Việc các tôn giáo mở các lớp mầm non đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn đã góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng tỷ lệ cháu được học ở bậc mầm non
Đối với lĩnh vực bảo trợ xã hội và dạy nghề: Tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các cháu được nuôi dưỡng tốt, nguồn kinh phí nuôi dưỡng khá ổn định, có cơ sở còn có khả năng tự mua, cấp bảo hiểm y tế cho các cháu đang đi học Các cháu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh về vật chất cũng như tinh thần Có nhiều cháu đã
Trang 3trưởng thành, trở thành công dân tốt, hòa nhập cộng đồng Các cơ sở dạy nghề do các tôn giáo mở đã thu hút một số lượng đông đảo các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tham gia học Trong đó có nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những tay nghề xuất sắc, làm ra được những sản phẩm có giá trị
Tóm lại, việc tham gia vào lĩnh vực hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo đã có những tác dụng tích cực trong cộng đồng, luân được chính quyền các cấp, các ngành chức năng ủng hộ, hướng dẫn và điều chỉnh theo qui định của pháp luật Nhiều tổ chức tôn giáo đồng hành với chính quyền các cấp trong giải quyết các vấn
đề an sinh xã hội, tham gia xã hội hóa giáo dục, y tế không chỉ dừng lại việc phát triển tôn giáo, mà còn chấp hành pháp luật, góp phần hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
2 Một số bất cập
Bên cạnh những mặt đạt được của các tôn giáo vềhoạt động từ thiện nhân đạo, vẫn còn nhiều bất cập, cần nghiên cứu, giải quyết
- Trong quản lý nhà nước còn thiếu những những qui định cụ thể, đầy đủ về việc các tôn giáo, dòng tu, hội đoàn tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về chính sách về cấp quyền sử dụng đất theo tinh thần xã hội hóa, về bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, về xử lý cấp giấy phép, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức này khi tham gia vào lĩnh vực an sinh xã hội… còn nhiều lung túng, bất cập đối với bộ máy chính quyền các cấp
- Trong lĩnh vưc y tế: Một số cơ sở trong quá trình hoạt động chưa thực hiện tốt các qui định chuyên môn như khống chế nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc an toàn
và báo cáo hoạt động định kỳ Nguồn thuốc phục vụ cấp phát và điều trị miễn phí của các cơ sở phần lớn do các tổ chức nhân đạo nước ngoài và thân nhân ở trong nước gửi về từ nhiều nguồn gốc khác nhau, cho nên có một số thuốc không đảm bảo chất lượng (hạn dùng) và không đúng qui chế về dược Trong công tác khám chữa bệnh ngoại viện, nhất là khi có đoàn nhân đạo nước ngoài đến khám chữa bệnh ở các vùng sâu, vùng xa, các cơ sở chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Chính quyền, các ban ngành địa phương để thực hiện nhằm đảm bảo về mặt an ninh
Trang 4- Trong lĩnh vực giáo dục: bên cạnh việc xây dựng bộ máy quản lý, đội ngũ thầy
cô giáo đảm bảo chất lượng sư phạm, vẫn còn một số trường, lớp mầm non của tôn giáo sử dụng tu sĩ, tín đồ chưa được đào tạo cơ bản vào việc giảng dạy, chăm sóc học sinh Một số nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tạm bợ nên ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dạy, sức khỏe và sự an toàn của trẻ em Một số trường nhận số lượng cháu quá qui định so với điều lệ
- Các cơ sở dạy nghề còn phân tán, nhỏ bé về qui mô, nghèo nàn về cơ sở vật chất, trang thiết bị; chủ yếu đào tạo các ngành nghề ngắn hạn, các ngành nghề giản đơn Chất lượng giáo viên hạn chế về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và sư phạm Nhìn chung, các cơ sở đào tạo nghề của các tôn giáo chưa có khả năng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động
3 Kiến nghị
Từ thực tiễn tham gia của các tôn giáo trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo ở các
tỉnh miền Trung, có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục nghiên cứu để có sự đổi mới hơn nữa các chủ trương, chính sách đối với các hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo, đặc biệt là chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội Theo đó, nghiên cứu, xây dựng chính sách cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia sâu hơn trong việc xã hội hóa y tế, giáo dục như đầu tư, thành lập bệnh viện, trường học phổ thông
- Chính quyền và các ban ngành chức năng ở địa phương thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các cơ sở từ thiện xã hội của các tôn giáo nhân các ngày lễ trọng, tết cổ truyền dân tộc Chính quyền địa phương giúp đỡ và hướng dẫn cho các chức sắc, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện các chương trình cứu tế an sinh đúng qui định của pháp luật
- Các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương và trung ương cần mở chuyên mục, đưa tin về các hoạt động từ thiện xã hội, gương người tốt, việc tốt của các cá nhân, tổ chức tôn giáo
- Các ngành chức năng (Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội) thường xuyên tăng cường QLNN, thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động từ thiện
Trang 5nhân đạo nhất là ở tại các cơ sở từ thiện xã hội của tôn giáo Trong công tác quản lý cần có kế hoạch giúp đỡ và hướng dẫn các cơ sở này về các mặt: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, y bác sĩ; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Mặc dù còn những tồn tại, song những đóng góp trong các hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo tại các tỉnh miền Trung cần phải đáng lưu ý và ghi nhận Với đặc trưng riêng của tôn giáo, việc tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội
đã tạo them nguồn lực quan trọng trong chia sẽ những khó khăn của cộng đồng, góp phần tích cực nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân, cần được khuyến khích, tạo điều kiện và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động này được pháp triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
2 Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ qui định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
3 Cơ sở HVHC khu vực miền Trung (2015), Đánh giá công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo ở các tỉnh khu vực miền Trung, Báo cáo tổng kết Khoa học và công
nghệ cấp Học viện, Tài liệu lưu hành nội bộ
4 Cơ sở HVHC khu vực miền Trung (2015), Một số vấn đề trong công tác QLNN về tôn giáo tại một số tỉnh miền Trung hiện nay”, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học, Tài liệu
lưu hành nội bộ
5 Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về Tín ngưỡng - Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6 Đoàn Triệu Long (2013), Đạo Tin Lành ở miền Trung Tây Nguyên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
Trang 67 ThS Lê Ngọc Tình (2015), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận động và quản lý hội đoàn công giáo tại Thừa Thiên Huế Đề tài khoa học
cấp Bộ
8 Ngô Văn Trân (2015), Đạo đức Phât giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại TT Huế hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội