Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, xu hướng phát triển dịch vụ, nhất là về thương mại và du lịch đang ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng phát triển. Tuy vậy, nước ta là một nước đang phát triển, hơn nữa trong cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về thương mại, dịch vụ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, thương mại, du lịch nước nhà cũng chưa thực sự được khai thác một cách có hiệu quả. Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi phía Bắc tập trung một số lượng khá lớn dân tộc thiểu số. Hơn nữa, tỉnh cũng mới được tái lập (1997) nên nhìn chung cả về kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh các cấp, ban, ngành cũng đề ra rất nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa nguồn lợi của tỉnh và sau 10 năm thành lập, kinh tế huyện Tam Đảo đã đạt được những kết quả đáng kể. Ngoài ra, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì Tam Đảo được coi là một khu vực rất có tiềm năng phát triển, nhất là về du lịch. Chính vì vậy, mà huyện Tam Đảo được thành lập để tạo điều kiện cho việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các tài nguyên thiên nhiên của ấy. Nhận thấy được tầm quan trọng của thương mại, du lịch đối với tỉnh nhà nên sau thời gian thực tập tại Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo và được sự hướng dẫn của cô giáo em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài của em gồm các nội dung chính sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương. Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Em xin cảm ơn cô giáo – PGS.TS. Phan Tố Uyên, các thầy cô và các anh chị trong Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này. Do thời gian thực tập và kiến thức của em còn hạn chế, hơn thế nữa vì huyện mới thành lập nên việc tìm kiếm các thông tin và số liệu còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà bài viết của em còn nhiều sơ sài. Em rất mong các thầy cô và các cô chú góp ý và giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG. 1.1. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch. a. Khái niệm chung về quản lý Nhà nước. Theo nghĩa rộng thì: Quản lý Nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước từ cơ quan Nhà nước có quyền lực như: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban hành chính Nhà nước; cơ quan kiểm soát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các viện Kiểm sát nhân dân các cấp… Từ khái niệm trên, ta có thể thấy việc Quản lý Nhà nước hiểu theo nghĩa này chính là nói đến chức năng tổng thể của Bộ máy Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực mang tính chất pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, Quản lý Nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở phòng ban chuyên môn. Như vậy, theo nghĩa hẹp thì Quản lý Nhà nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước mà đó là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của quyền hành pháp và của hệ thống tổ chức hành chính. Từ việc nghiên cứu các khái niệm Quản lý Nhà nước ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về Quản lý Nhà nước, đó là: Quản lý Nhà nước là Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP sự tác động mang tính quyền lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật. b. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch. Quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại, du lịch trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý. Quản lý thương mại, du lịch là một quá trình thực hiện phối hợp bốn loại chức năng: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. c. Vai trò của thương mại, du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. * Vai trò của thương mại: Thương mại đóng vai trò trung gian của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Nhờ có thương mại mà khoảng cách giữa người sản xuất và tiêu dùng được kéo ngắn lại. Trước đây, khi thương mại chưa phát triển người sản xuất kiêm luôn cả vai trò lưu thông làm cho hiệu quả kinh tế không cao vì phải đầu tư cả tiền của, công sức và kiến thức, kinh nghiệm cũng như nguồn lực vào nhiều lĩnh vực nên vừa tốn kém lại vừa thiếu hiệu quả. Vì vậy, mà thương mại ra đời đáp ứng toàn bộ những bất cập trên. Thương mại ra đời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Một số lượng lớn người lao động được tham gia vào hoạt động thương mại làm cho lượng lao động thất nghiệp của xã hội giảm đi ít nhiều. Thương mại ra đời đóng góp vào GDP một lượng không nhỏ. Thương mại ra đời đã góp phần mở rộng mối quan hệ kinh tế không chỉ giữa vùng này với vùng khác, giữa miền này với miền khác mà còn cả giữa nước này với nước khác và với toàn thế giới. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP * Vai trò của du lịch: Du lịch phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước dễ dàng tìm đến và được thoả mãn nhờ những dịch vụ hoàn hảo mà họ nhận được khi đến tham quan, du lịch tại những địa điểm du lịch. Du lịch phát triển tạo điều kiện cho thương mại phát triển vì thương mại và du lịch đều là lĩnh vực dịch vụ nói chung. Hơn nữa, giữa thương mại và du lịch lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì, ở các khu du lịch vẫn cần có hoạt động thương mại để cung cấp hàng hoá phục vụ du khách đến tham quan, du lịch. Đối với Tam Đảo cũng vậy, khách du lịch khi đến đây tham quan đều được tiếp cận với các sản phẩm của thương mại đem lại, nhất là các loại đặc sản như: Rau Su su, bánh củ mài…. Hệ thống các hàng quán được xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác cũng được hình thành nhằm phục vụ một cách tốt nhất khách du lịch đã giải quyết một lượng lao động không nhỏ. Khi du lịch phát triển mạnh thì đây sẽ là lĩnh vực đóng góp vào GDP một lượng lớn. Đối với nước ta, một nước có nguồn lực phát triển du lịch nhờ có đường bờ biển dài và du lịch sinh thái sẽ là điểm đến của rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển du lịch là điều hết sức quan trọng và cần thiết. d. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch: Nước ta là một nước có nền kinh tế tập trung, mọi hoạt động của nền kinh tế đều chịu sự điều tiết của Nhà nước. Chính vì vậy, không chỉ riêng thương mại, du lịch hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước mà tất cả các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân đều rất cần có sự quản lý ấy để nền kinh tế nước nhà đi theo đúng định hướng. Đối với hoạt động thương mại, du lịch được thể hiện ở các mặt sau: Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại, du lịch phát triển, đảm bảo về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho sự phát triển ấy. Đối với hoạt động thương mại, Nhà nước thực thi các cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng… Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường. Về du lịch, Nhà nước cũng có các dự án đầu tư xây dựng, củng cố các khu du lịch, có những phương thức quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cũng tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho thương mại và du lịch có điều kiện phát triển. Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại, du lịch. Sự định hướng này được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng, dẫn dắt sự phát triển của thương mại, du lịch còn được đảm bảo bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức, quản lý thương mại, du lịch từ Trung ương đến địa phương. Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại, du lịch của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện cả về kinh tế - xã hội. Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP e. Đặc điểm về thương mại, du lịch của Vĩnh Phúc nói chung và Tam Đảo nói riêng. Được tái lập năm 1997 với xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông với tỷ trọng GDP từ Nông nghiệp chiếm trên 50%, Công nghiệp chỉ chiếm 12% còn đâu là các lĩnh vực khác. Thu ngân sách chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng. Đến nay sau 10 năm phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng thời phát huy lợi thế địa lý và tự nhiên mà Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, được ghi nhận như một “sự kiện” ở miền Bắc: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hiện nay là trên 15%/năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển biến tích cực với tỷ trọng Công nghiệp đạt gần 60%, thương mại, dịch vụ đạt trên 20%, tỷ trọng Nông nghiệp chỉ còn dưới 20%, thu Ngân sách đạt trên 5.000 tỷ đồng, giải quyết cho hàng trăm ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Dòng đầu tư vào tỉnh tiếp tục tăng mạnh, đã hình thành 13 Cụm, khu Công nghiệp với trên 100 dự án FDI có số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD và 350 dự án DDI với số vốn gần 20 ngàn tỷ đồng, đồng thời với gần 1.400 Doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ trong môi trường đầu tư hiệu quả đã và đang tạo thế và lực mới cho việc tiếp tục khẳng định về một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Với vị trí là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô, một trong “Tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa, thộc vùng chuyển tiếp từ vùng núi trung du phía Bắc xuống đồng bằng với địa hình phong phú. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã xác định đưa Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP công nghiệp các tỉnh phía Bắc và đầu tư cho du lịch Vĩnh Phúc như đối với các khu du lịch trọng điểm quốc gia. Đối với huyện Tam Đảo, một huyện miền núi có nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội nhưng lại có vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Do nằm sát với thành phố Vĩnh Yên, một thành phố trẻ nhưng không hề khiêm tốn bởi những đóng góp của mình vào sự phát triển chung của kinh tế nước nhà. Ngoài ra, Tam Đảo còn được thiên nhiên ban tặng cho không ít những địa điểm du lịch lý tưởng cho cả hiện tại và tương lai, như: Chùa Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm – Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, sân golf, Hồ Xạ Hương, thác Thậm Thình, hồ Đại Lải… Trong mấy năm trở lại đây, thương mại và du lịch của Tam Đảo cũng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương tới địa phương. Mà một sự kiện gây sự chú ý lớn nhất đó là việc xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm - Tây Thiên. Sở dĩ Thiền Viện được xây dựng là nhờ có lịch sử truyền lại rằng: Từ năm 58 trước công nguyên, các vị cao tăng đạo hạnh người Thiên Chúc đã tìm tới Tam Đảo. Rồi đến thế kỷ thứ III tại trung tâm Huy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh), Phật giáo phát triển mạnh; tất yếu, các tín đồ phật tử đã nhiều lần tìm đến Tây Thiên. Để chứng minh lịch sử ấy, tháng 2 – 2004, thượng toạ Thích Kiến Nguyệt đã cùng đoàn khảo sát mở lối, khai đường, vượt qua bao thác ghềnh quyết tìm cho được dấu vết văn hoá lịch sử. Và cuối cùng đoàn khảo sát đã tìm thấy nền chùa cổ Thiên Ân thiền Tự ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Hình thù nền móng cũ còn rõ ràng, diện phẳng vuông vắn. Ngày 14 – 4 – 2004, Lễ đặt đá xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm – Tây Thiên – Tam Đảo đã bừng dậy như một ngày hội lớn. Gần một vạn người từ khắp nơi, bao gồm các tăng ni phật tử, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP quốc gia và cấp tỉnh cùng nhân dân khắp nơi đã về dự. Hiện nay, Thiền vẫn đang được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Đây là một trong những nơi thu hút lượng khách đến với Tam Đảo nhiều nhất. 1.1.2. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. Thương mại, du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù, nó không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó lại góp phần rất lớn trong việc phục vụu nhu cầu và lợi ích của moi người. Tuy vậy cũng chính vì nó không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nên việc quản lý nhiều khi cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải tăng cường quản lý để hoạt động thương mại, du lịch đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất. Thương mại, du lịch là lĩnh vực mang tính liên ngành, vì vậy mỗi cá nhân không thể xử lý một cách tốt đẹp các mối quan hệ được mà cần có sự điều tiết, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây cũng là một lĩnh vực chứa đựng nhiều mâu thuẫn của đời sống kinh tế - xã hội, chính vì thế nếu có sự điều tiết của Nhà nước thì mẫu thuẫn ấy sẽ được khắc phục. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có những hoạt động mà doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có những vị trí mà Nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Hơn thế nữa trong hoạt động thương mại - dịch vụ còn có cả các doanh nghiệp Nhà nước tham gia. Vì thế, lại càng cần có sự quản lý của Nhà nước. Đối với hoạt động du lịch nói riêng cũng vậy, đây là hoạt động mang tính đặc thù. Vì vậy, để bảo tồn, phát triển du lịch nước ta thì Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Hiện nay, nhiều người, nhất là dân địa phương, còn chưa nhận thức được việc thu hút khách du lịch đến với nước ta không chỉ một lần. Do đó, mà Nhà nước cần có các biện pháp thu hút khách đến với Việt Nam, nhằm khai thác tối đa lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng. 1.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. Quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch bao gồm các nội dung sau: - Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. - Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại. - Tổ chức thu thập thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước. - Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. - Điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và theo quy định của pháp luật. - Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hang hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Tổ chức hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại. - Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại. - Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại. - Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại. - Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hang giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại. Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 10 [...]... huyện 18 Tam Đảo Khách sạn Hạ Long – Chi nhánh Khu I – TT Tam Đảo - huyện 16 công ty TNHH vật liệu nổ công Tam Đảo 19 20 21 22 23 nghiệp Khách sạn Hồ Xanh Khu I – TT Tam Đảo - huyện Khách sạn Hương Sơn Nhà nghỉ Ánh Dương Tam Đảo TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo Khu I – TT Tam Đảo - huyện Nhà hàng Thanh Bình Nhà nghỉ Tư Phương Tam Đảo TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo Nguồn: Số... ty khai thác công trình thuỷ 2 lợi Tam Đảo 3 Khách sạn Bưu điện Tam Đảo 4 Khách sạn Hạ Long 5 6 Địa chỉ Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo Thôn I – TT Tam Đảo- huyện Tam Đảo Thôn I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo Lâm trường Tam Đảo Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo Nhà máy Hoá chất 95 Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo Nguồn: Theo số liệu thống kê của Phòng Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 CHUYÊN ĐỀ TỐT... trục lợi cho bản thân nên nhiều khi hoạt động thương mại, du lich không thực sự đi được đúng theo hướng đã định Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 35 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI – DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC 3.1 Phương hướng phát triển thương mại, du lịch của huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong thời gian tới... sự quản lý sát sao của Phòng Thương mại – Du lịch mà hoạt động Thương mại – Du lịch của huyện được hoạt động đúng hướng, tình trạng gian lận Thương mại cũng dần được giảm bớt Đối với du lịch: Cũng nhờ có sự cố gắng của các cấp, ban, ngành và nhân dân mà hàng năm du lịch Tam Đảo đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch Năm 2004 lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến với Tam Đảo. .. Tam Đảo, Phòng Thương mại – Du lịch được thành lập ra với chức năng chính là quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thương mại – Du lịch trên địa bàn toàn huyện, đồng thời tham mưu với với Uỷ ban nhân dân huyện để đề ra những đường lối, chính sách, phương hướng chỉ đạo nhằm thắt chặt việc quản lý Nhà nước về Thương mại – Du lịch để làm sao cho hoạt động Thương mại – Du lịch của huyện được phát triển Để cho hoạt. .. tới quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương 1.3.1 Nhân tố khách quan - Việc quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch do rất nhiều yếu tố tác động tới Đối với các nhân tố khách quan, ta có thể kể đến như: - Sự tăng trưởng, ổn định và phát triển chung của nền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng lớn tới chính sách phát triển thương mại, du lịch của các địa phương - Sự ổn định của. .. cuộc xây dựng nước nhà theo xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ để nâng cao đời sống của nhân dân Sau ba năm hoạt động, Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo với nỗ lực hết mình đã đạt được nhiều kết quả đáng kể Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần được xem xét giải quyết 2.2 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc... bàn huyện STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ 1 Công ty cổ phần du lịch Tam Đảo TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 2 Công ty TNHH du lịch và thương TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo mại Hồ Xanh – Khách sạn Hương 3 Rừng Công ty TNHH cơ khí và xây lắp Thôn Tân Long – xã Hồ Sơn - 4 điện Tuấn Hùng Công ty TNHH Hồng Hoa huyện Tam Đảo Thôn Đồi Thông - Hợp Châu – 5 Công ty TNHH Tấn Tài Tam Đảo Xóm Cầu Tre - Hồ Sơn – Tam 6 Đảo. .. Nhưng nhìn chung, với tình hình như hiện nay thì việc quản lý khó tránh khỏi những khó khăn nhất định Lý Thị Huệ Lớp TM KV16 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát về Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Nhận thấy tầm quan trọng của thương mại, du lịch trong thời... – Vĩnh Phúc Như chúng ta đã biết, Phòng chỉ là một cơ quan cấp huyện với những chức năng khá là eo hẹp Hơn thế nữa, đối với Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo thì khó khăn ấy lại càng nghiều hơn do huyện mới thành lâp, cơ cấu tổ chứcbộ máy có thể còn chưa thực sự đầy đủ và hợp lý nên việc thực hiện nội dung về quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch chỉ nằm trong phạm vi nhất định . về quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương. Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. dẫn của cô giáo em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện