Các giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo (Trang 50 - 59)

a. Giải pháp huy động vốn đầu tư:

* Về vốn ngân sách:

Tam Đảo là huyện mới được thành lập nên Chính phủ và tỉnh cần có chính sách đầu tư ngân sách cho huyện để nhanh chóng đưa huyện Tam Đảo hội nhập với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt các mục tiêu quy hoạch của tỉnh.

Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, Chính phủ và tỉnh cho phép huyện thực hiện “phương thức đổi đất lấy hạ tầng và coi đó là nguồn vốn ngân sách dầu tư. Tuy nhiên, việc đổi đất lấy hạ tầng cần phải có quy hoạch đồng bộ và một quyết sách đặc biệt trong việc sử dụng đất đai của các cấp, các ngành.

* Về các nguồn vốn khác:

Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư cần tiếp tục đổi mới chính sách thu hút đầu tư với mục tiêu đa dạng hoá nguồn vốn và hình thức đầu tư. Vốn đầu tư của Nhà nước tập trung vào các công trình trọng điểm và các công trình phúc lợi chung tạo nhân tố hạt nhân, lan toả. Mở rộng hình thức “ Nhà

nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân hưởng lợi và quản lý thành quả”. Thu hút mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện cùng tham gia trong quá trình đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi và có các chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kinh tế tại địa bàn để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài huyện.

b. Giải pháp về thị trường tiêu thụ:

Thị trường luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngành sản xuất. Việc đầu tư phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất theo hướng hàng hoá đòi hỏi phải có các biệ pháp hữu hiệu nhằm tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ. Các giải pháp về phát triển thị trường đối với huyện Tam Đảo được đưa ra trong thời gian tới là:

* Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác các lợi thế so sánh và các lợi thế về thị trường:

Trong tương lai Tam Đảo sẽ trở thành huyện du lịch trọng điểm của Vĩnh Phúc và các tỉnh phía Bắc. Đây là lợi thế riêng có của Tam Đảo, do vậy cần phải triệt để khai thác lợi thế này để điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp. Đối với nông nghiệp cần lựa chọn đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước. Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng cần phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất hướng vào việc phục vụ các nhu cầu du lịch. Riêng đối với sản phẩm của khu công nghiệp tập trung cần tính đến thị trường xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu qua biên giới).

* Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để thu hút nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm quan chế biến:

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ với chủng loại hàng hoá đa dạng để thu hút nông sản nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua chế biến. Các sản phẩm chế biến nông sản cũng nên đi theo hướng khai thác lợi thế về thị trường khách du lịch tới địa bàn ngày càng nhiều hơn.

* Tăng cường đầu tư cho công tác thông tin thị trường, quảng cáo và xúc tiến thương mại:

Phát triển hệ thống thông tin thương mại và thương mại điện tử để kịp thời cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin thị trường cho người sản xuất. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử để mở rộng phạm vi quảng bá các loại sản phẩm sản xuất ra.

Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng cáo, triển lãm sản phẩm. Từng bước tiến tới đăng ký chất lượng và xây dựng thương hiệu hàng hoá.

* Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại:

Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như các trung tâm giao dịch thương mại, phát triển các trung tâm tiểu vùng, các thị trấn, thị tứ làng xã và quy hoạch các chợ.

Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông và dịch vụ vận tải để phục vụ tốt công tác lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.

c. Giải pháp về phát triển du lịch của huyện:

Với tiềm năng sẵn có, nếu biết phát huy những lợi thế ấy sẽ đưa Tam Đảo trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm. Để đạt được điều đó cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đầu tư tu bổ các khu du lịch bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc vốn đầu tư. Xây dựng hệ thống giao thông vận tải phục vụ du khách đến tham quan du lịch.

- Mở hành lang thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư vào các khu du lịch để cải tạo và nâng cấp các khu du lịch ấy.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện sao cho có hiệu quả nhất.

d. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cơ bản và lâu dài, có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với hàm lượng khoa học công nghệ ngày càng cao. Do đó, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần phải có các chính sách ưu tiên đặc biệt. Các giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đó là:

- Hỗ trợ ngân sách trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho cấp xã.

- Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Nội dung giáo dục hướng nghiệp nên căn cứ vào lợi thế trong phát triển kinh tế của địa bàn để lựa chọn hướng đào tạo cho phù hợp.

- Tăng cường công tác giáo dục thường xuyên để kịp thời cập nhật những kiến thức mới về khoa học - kỹ thuật và quản lý cho người sản xuất.

- Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ cho người sản xuất bằng nhiều hình thức.

e. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ:

Lựa chọn các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ phù hợp với các điều kiện thực tế của địa bàn để chuyển giao cho người sản xuất theo phương thức kết hợp tiếp cận từ dưới lên trên và từ trên xuống. Trong công

tác chuyển giao cần đa dạng các hình thức chuyển giao, trong đó chú trọng áp dụng các hình thức chuyển giao mang tính hiển thị cao.

Các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trọng điểm cần lựa chọn để chuyển giao trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2010 là các tiến bộ về kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thâm canh. Tiến tới cần xây dựng các khu nông nghiệp kỹ thuật cao phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

Trong tiểu thủ công nghiệp, cần đẩy mạnh việc đào tạo n, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhằm khai thác tối đa thị trường du lịch.

f. Giải pháp về xử lý và bảo vệ môi trường:

Phát triển sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là vấn đề mang tính toàn cầu. Các giải pháp về xử lý và bảo vệ môi trường ở Tam Đảo trong giai đoạn tới bao gồm:

- Tiếp tục tăng cường công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để nâng cao độ che phủ và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời giảm bớt lũ quét.

- Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải của các cơ sở y tế phải được xử lý trước khi tiêu ra song, suối.

- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm quy định bảo vệ môi sinh, môi trường.

- Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các phương án xử lý ô nhiễm môi trường đối với các dự án đầu tư mới. Kiên quyết không cấp phép đầu tư cho các dự án không có phương án xử lý ô nhiễm một cách rõ rang, cụ thể. Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt và kiên quyết thi hồi giấy

phép kinh doanh đối với các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm các quy chế quản lý môi sinh, môi trường.

g. Các giải pháp về cơ chế, chính sách:

* Chính sách đất đai:

Thực hiện tốt các chính sách về đất đai hiện hành như: Chính sách giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài cho nông dân; chính sách ưu tiên tạo mặt bằng phát triển công nghiệp (QĐ 132 – TTg).

Triển khai việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo Nghị định 168 CP làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.

Khuyến khích nông dân thực hiện phương thức dồn điền, đổi thửa để chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Nâng cao vai trò của lãnh đạo Chính quyền cấp xã trong việc thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách “đổi đất lấy hạ tầng” phù hợp với điều kiện của địa phương tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn nhằm thu hút các nguồn lực như chính sách miễn, giảm thuế, cung cấp lao động tay nghề cao cho khu công nghiệp tập trung.

* Chính sách khoa học – công nghệ:

Chủ động phối hợp với các trường, Viện nghiên cứu để lựa chọn và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất mà trọng tâm là ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở sản xuất và các hộ nông dân, giúp họ tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển

kinh tế trang trại hoặc chuyển đổi phương hướng kinh doanh từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. Các giải pháp bao gồm: Cho vay vốn ưu đãi có ân hạn; miễn giảm thuế, ưu tiên hỗ trợ đầu tư và nâng cấp đất sản xuất…

Khuyến khích các chủ doanh nghiệp và bản than người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh.

Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích các cán bộ khoa học – công nghệ tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến công cơ sở. Gắn chặt lợi ích của đội ngũ cán bộ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ với kết quả do các hoạt động chuyển giao đem lại.

* Chính sách tài chính, tín dụng:

Thực hiện tốt các chính sách tài chính, tín dụng hiện hành nhằm đáp ứng tốt nhất các dịch vụ về tài chính, tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh và thương mại, dịch vụ. Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo để họ có điều kiện sản xuất và cải thiện đời sống.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tài chính, đa dạng hoá các loại hình tín dụng, cho phép thành lập các công ty đầu tư tài chính tư nhân nhằm huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

* Chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế:

Khuyến khích tính năng động, sáng tạo của kinh tế hộ gia đình, thực hiện đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân và kinh tế tiểu chủ.

Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, các công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tiếp tục đổi mới và nội dung hoạt động của các HTX nông nghiệp và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết kinh tế.

Ưu tiên tạo mặt bằng sản xuất và cung ứng đầy đủ các dịch vụ cho các nhà đầu tư ngoài huyện đến tham gia đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

h. Giải pháp về tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện là giải pháp hết sức quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu nêu ra trong phương án quy hoạch. Các giải pháp về tổ chức thực hiện như sau:

* Triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành:

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo mới chỉ là những định hướng cơ bản cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2010 đặt trong tầm nhìn đến năm 2020 nên không thể chi tiết cho tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhưng những phương hướng, mục tiêu và những tính toán tổng quát trong phương án quy hoạch tổng thể cần được chi tiết hoá đối với từng ngành, từng lĩnh vực.

Để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những nội dung cơ bản của quy hoạch tổng thể cần khẩn trương hoàn chỉnh và xây dựng các đề án quy hoạch chi tiết theo hướng sau:

- Tiến hành rà soát và điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt cho sát với những mục tiêu, phương hướng nên ra trong đề án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của UBND huyện.

- Xây dựng các đề án quy hoạch chi tiết theo danh mục các dự án ưu tiên để trình UBND huyện phê duyệt.

* Phổ biến công khai quy hoạch tổng thể và vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các mục tiêu mà quy hoạch tổng thể đã nêu ra:

Sau khi đề án quy hoạch tổng thể được phê duyệt cần tổ chức phổ biến công khai phương án quy hoạch tổng thể cho toàn thể nhân dân được biết. Sau khi đã phổ biến công khai đề án quy hoạch tổng thể cần có sự tiếp thu có chọn lọc các ý kiến phản hồi của nhân dân để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi của phương án đã quy hoạch.

Đại biểu Hội đồng nhân dân và chính quyền cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc phổ biến quy hoạch tổng thể và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.

* Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện: Nền kinh tế nước ta nói chung và Tam Đảo nói riêng đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, đánh giá bằng sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Trước bối cảnh đó, vấn đề đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Tăng cường vai trò của chính quyền huyện, xã và thị trấn trong công tác quản lý đô thị, đặc biệt là công tác quản lý đất đai, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng và công tác an ninh quốc phòng.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện và xã, thị trấn. Cần có sự phân định rõ hơn, hợp lý hơn về vai trò của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Đây là các nội dung của cơ chế phân cấp, phân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w