Thông qua các kết quả nghiên cứu trên, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phầ khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân su khi thu hồi đất như sau:
(1) Về phía Nhà nước
- Sửa đổi các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Bổ sung yếu tố công khai trong nguyên tắc thu hồi đất. Theo đó việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và công khai.
- Hoàn thiện các quy định về mức bồi thường, hỗ trợ theo hướng hợp lý, phù hợp với giá thị trường để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người có đất bị thu hồi đồng thời việc thực hiện hỗ trợ cần phải có những hướng dẫn cụ thể để có sự thống nhất trong quá trình áp dụng.
- Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ
- Quy định cụ thể thời hạn cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi và chế tài xử lý đối với trường hợp chậm chi trả.
- Thành lập đơn vị tư vấn giá đất độc lập, đủ mạnh để tư vấ giá đất sát thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng khung giá đất phục vụ việc bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
- Có cơ chế ràng buộc trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhà đầu tư trong việc giải quyết chính
92
sách hỗ trợ, đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người nông dân bị mất đất. Thành lập Quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
(2) Về phía chính quyền địa phương
- Việc tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.
- Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường trách nhiệm của chính quyền nơi có đất bị thu hồi. Đầu tư cho việc đo vẽ bản đồ, lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo hướng chính quy, hiện đại, đầu tư thiết bị tin học đồng bộ cho việc quản lý hồ sơ địa chính, minh bạch trong việc triển khai các dự án.
- Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đất đai nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong việc quản lý đất đai trên địa bàn. Đối với các dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất phải rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Cách các thủ tục hành chính trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đảm bảo công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phương án, chính sách, đơn giá áp dụng. Tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, các ngành, cấp không đùn đẩy, né tránh.
(3) Về phía nhà đầu tư
-Tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính quyền địa phương và tổ chức làm việc bồi thường, tổ chức tư vấn thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.
93
- Xây dựng phương án định giá đền bù sao cho sát nhất với định giá trên thị trường, có sự tham gia của người dân.
- Tăng cường kết hợp với chính quyền địa phương nhằm xây dựng phương án hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là phương án đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm. Kết hợp xây dựng chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp, cam kết ưu tiên nhận các lao động trong vùng bị thu hồi nếu đạt yêu cầu về trình độ kĩ thuật.
(4) Về phía người dân
- Chủ động tìm hiểu, nâng cao các kiến thức về chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến các vấn đề về đất đai nhằm có những hiểu biết đúng và cơ bản về các chính sách thu hồi đất
- Có kế hoạch chi tiêu tiền đền bù, hỗ trợ một cách hợp lý, khoa học. Tập trung cho đầu tư sản xuất kinh doanh, học nghề....
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Ban chấp hành Trung ương- Ban Tuyên giáo (2012) Tài liệu nghiệp vụ: Việc nghiên cứu DLXH. Nhà xuất bản Thông tin Truyền thông.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) “Báo cáo về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp”
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004) “Nghị định của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất”
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Đảng ủy Phường Dương Nội (2013) “Báo cáo thống kê số lao động
tại địa phương”
6. Đặng Dũng Chí (2011), “Bảo đảm quyền lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, khu vực đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2011, Viện nghiên cứu quyền con người.
7. Hoàng Ngọc Hòa (2011) “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta”- Tạp chí Lý luận chính trị- số 8-2011, tr 42-47
8. Lê Anh Tuấn (2007), “Việc làm và thu nhập cho của người có đất bị
thu hồi ở Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
9. Lê Du Phong (2007) “ Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”, Nxb
Chính trị Quốc gia.
10. Lê Hiếu (2010) “Về vấn đề chuyển đỏi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa”- Tạp chí QLNN- số 174
95
11. Lê Ngọc Hùng (2008) “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”-Nhà XB
Đại học Quốc Gia Hà Nội
12. Lê Thanh Khuyên (2012)“Hoàn thiện chính sách đất đai trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”-Tạp chí Cộng Sản- Số 835 (5-
2012) tr49-55
13. Nguyễn Minh Phong, Phạm Thị Uyên (2009), “ Đào tạo nghề và việc làm cho nông dân - vấn đề bức xúc của hậu quả giải phóng mặt bằng”,
tạp chí kinh tế và dự báo số 13/7/2009/453.
14. Nguyễn Quý Thanh (2008) “Xã hội học về DLXH”, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Thị Diễn (2012) “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”- Nghiên cứu khoa học- Khoa lý luận chính trị xã hội- Trường Đại học
nông nghiệp Hà Nội
16. Nguyễn Thị Phượng (2010) “Về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất”- Tạp chí QLNN- số 176 (9-2010), tr 32-36
17. Nguyễn Văn Sửu (2011) “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị
hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam-trường hợp một làng ven đô Hà Nội, Đại
học Quốc gia Hà Nội
18. Phương Anh (2007), “Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh
tế và dự báo số 15
19. Quách Thị Kiều Dung (2012) “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân qua “thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội”, Luận
văn ThS ngành Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lư luận chính trị.
96
21. Tống Thị Lan Hương (2009) “ Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
22. Thanh tra Chính phủ (2012) “CV số 1673/TTCP-VP về việc báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012” www.thanhtra.gov.vn
23. Trịnh Duy Luân (2009) “Tái định cư trong phát triển đô thị và một
số vấn đề xã hội”- Tạp chí Xã hội học- số 3 (107)
24. UBND Phường Dương Nội (2014) “Báo cáo tình hình Kinh tế- Xã
hội 6 tháng đầu năm 2014”.
25. UBND Phường Phú Lương (2014) “Báo cáo tình hình Kinh tế- Xã
hội 3 tháng đầu năm 2014”
26. UBND quận Hà Đông (2009) “Báo cáo tổng kết tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại quận Hà Đông năm 2009”
27. UBND quận Hà Đông (2010) “Báo cáo tổng hợp rà soát quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội quận Hà Đông thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”
28. UBND quận Hà Đông (2012) “Báo cáo kết quả thực hiện việc GPMB qua các năm từ 2005 đến năm 2012 của Ban bồi thường GPMB quận Hà Đông.”
29. UBND TP Hà Nội (2012) “Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2012”
30. UBND TP Hà Nội (2014) “ Quyết định số 23 “Ban hành quy định
các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thi hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội”.
31. Vũ Hào Quang (2013) “Hiệu ứng “dòng xoáy im lặng” và định hướng dư luận xã hội”, tạp chí Tuyên giáo, số tháng 11 năm 2013
97
Tài liệu Tiếng Anh
32. Christopher A. Cooper và H. Gibbs Knotts (2007) “Public opinion
on Land use policies”.
33. Food and Agriculture Organization of The United Nation (2008) “Compulsory acquisition of land and compensation”
34. Moges Gobena (2010) “Effects of Large-scale Land Acquisition in
Rural Ethiopia- The Case of Bako-Tibe Woreda”, Swedish University of
Agricultural Sciences
35. Roberty. Shapiro (2011). Public opinion and American democracy. Public Opinion Quarterly, Vol. 75, No. 5, 2011, pp. 982–1017
36. WK, Ph.D. (2008). The Role of Salience on the Relationship between Public Policy and Public Opinion
98
99
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu số ...
(Người trả lời không phải ghi)
Kính thưa Ông (bà)!
Chúng tôi là những học viên cao học ngành Xã hội học - trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Dư luận xã hội về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay”
(Nghiên cứu tại phường Dương Nội và phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự tham gia của ông (bà) vào công tác nghiên cứu thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến của ông (bà) sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, những thông tin mà ông (bà) sẽ rất có ý nghĩa với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cách trả lời: Ông (bà) đọc kỹ những câu hỏi dưới đây và lựa chọn cho mình phương án trả lời phù hợp nhất với ý kiến của ông (bà) (đánh dấu vào ô vuông tương ứng), hoặc viết ra câu trả lời ở những chỗ được yêu cầu.
Ông (bà) không cần ghi tên vào phiếu này! Xin chân thành cảm ơn!
A. NỘI DUNG
Câu 1: Xin ông/bà cho biết gia đình đã di dời tái định cƣ theo hình thức nào dƣới đây?
100
1.2 Di dời – tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước 1.3 Di dời tái định cư theo hộ riêng của mình
Câu 2: Xin ông/bà cho biết diện tích đất ở, nhà ở khi bị thu hồi
+ Diện tích đất ở………..m2 + Diện tích nhà ở ………..m2
Câu 3: Xin ông/bà cho biết mức độ quan tâm về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hiện nay
3.1 Rất quan tâm 3.2 Quan tâm 3.3 Không quan tâm
Câu 4: Xin ông/bà cho biết mức độ quan tâm cụ thể đối với những vấn đề sau Stt Nội dung các vấn đề Mức độ quan tâm Rất quan tâm Có quan tâm Không quan tâm Ý kiến khác 4.1 Mức bồi thường, hỗ trợ 4.2 Khu vực tái định cư 4.3 Diện tích khu đất thu hồi 4.4 Lý do thu hồi đất
4.5 Kế hoạch di dời
Câu 5: Khi chuyển giao đất thì gia đình ông/bà đƣợc nhận bao nhiêu tiền đền bù?... triệu đồng
Câu 6: Xin ông/bà cho biết mức độ hài lòng về mức đền bù, hỗ trợ trên
6.1 Rất hài lòng 6.2 Hài lòng 6.3 Không hài lòng
Câu 7: Xin ông/bà cho biết thái độ của mình về công tác hỗ trợ, tái định cƣ trên địa bàn hiện nay
7.1 Hoàn toàn đồng ý 7.2 Đồng ý 7.3 Phân vân
7.4 Phản đối 7.5 Hoàn toàn phản đối
Câu 8: Đánh giá của ông/bà về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ hiện nay
8.1 Rất tốt 8.2 Tốt 8.3 Chưa tốt
Nếu chưa tốt trả lời câu hỏi 8.3.1
8.3.1. Nếu chưa tốt xin ông/bà cho biết lý do (có thể chọn nhiều phương án)
8.3.1.1 Còn tình trạng mất dân chủ 8.3.1.2 Không công bằng
8.3.1.3 Giải quyết không theo quy định hiện hành 8.3.1.4 Công tác đền bù, tái định cư còn chậm trễ
101 8.3.1.5 Cán bộ sách nhiễu dân
8.3.1.6 Lý do khác (.xin ghi
rõ)...
Câu 9: Nhận xét của ông/bà về việc đo đạc, kiểm đếm đất, tài sản của ngƣời dân khi bị thu hồi
(A: Rất tốt, B: Khá tốt, C: Bình thường, D: Hơi kém, E: Rất kém, F: Không biết, G: Không ý kiến)
Stt Nội dung A B C D E F G
9.1 Đo đạc
9.2 Kiểm định đất 9.3 Định giá đền bù 9.4 Thời gian chi trả 9.5 Bố trí nhà ở tái định cư
Câu 10: Tâm lý của ông/bà khi bị thu hồi đất và tái định cƣ sang nơi ở mới
10.1 Cảm thấy rất lo lắng 10.2 Bình thường 10.3 Phần nào lo lắng
Câu 11: Ông/bà cho biết những bất lợi đối với ngƣời dân khi bị thu hồi đất, tái định cƣ ( có thể chọn nhiều phƣơng án)
11.1 Tiền đền bù không thỏa đáng 11.2 Mất việc làm
11.3 Tệ nạn xã hội gia tăng
11.4 Ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, buôn bán 11.5 Làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa
11.6 Đáp án khác (ghi
rõ)...
Câu 12: Đánh giá của ông/bà về mức đền bù hỗ trợ, tái định cƣ
12.1 Hoàn toàn thỏa đáng 12.2 Thỏa đáng 12.3 Phân vân
12.4 Chưa thỏa đáng 12.5 Hoàn toàn chưa thỏa đáng
Câu 13: Khi trao đổi, thảo luận về việc bồi thường, tái định cư ông/bà thường trao đổi vấn đề này với ai?
Stt Đối tƣợng trao đổi, thảo luận
Mức độ trao đổi ý kiến Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
13.1 Trao đổi với người thân trong gia đình
102 13.3 Trao đổi với hàng xóm láng giềng 13.4 Trao đổi với bạn bè
13.5 Trao đổi với các cấp có thẩm quyền
13.6 Đối tượng khác
Câu 14: Quan điểm của ông/bà đối với việc thu hồi đất phụ vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (có thể chọn nhiều phƣơng án)
14.1 Làm mất nhà ở và bất lợi cho người dân
14.2 Dù mất đất nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người dân 14.3 Không có
14.4 Khác (xin ghi
rõ)...
Câu 15: Trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ ông/bà có tìm hiểu về Luật đất đai không?