Luận văn gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Dư luận xã hội về việc đền bù và hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất trên địa bàn phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chương 3: Dư luận xã hội về hệ quả và nguyên nhân gây bức xúc trong nhân dân về việc việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất.
27
NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm
1.1.1. Dư luận xã hội
Có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm DLXH, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì có thể hiểu một cách đơn giản nhất dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của công chúng.
Theo Hadley Cantril, DLXH có 4 đặc tính cơ bản: khuynh hướng (DLXH luôn tỏ thái độ đồng tình hay phản đối, lưỡng lự), cường độ (sức căng về ý kiến của DLXH), phạm vi (số lượng cá nhân hay nhóm xã hội mà DLXH bao phủ), mức độ sâu sắc (mức độ cắm rễ của DLXH trong suy nghĩ của một nhóm hay cá nhân)
Nghiên cứu DLXH là việc hết sức cần thiết vì DLXH có những chức năng tích cực rất quan trọng:
- Chức năng đánh giá.
- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội - Chức năng giáo dục
- Chức năng giám sát
- Chức năng tư vấn, phản biện - Chức năng giải tỏa tâm lý xã hội
Trong quá trình tiến hành việc nghiên cứu DLXH, người nghiên cứu rất dễ nhầm lẫn giữa khái niệm DLXH và tin đồn, do đó việc phân biệt hai khái niệm có ý nghĩa quan trọng giúp việc nghiên cứu được chính xác [14; tr 66]
28
Những tiêu chí DLXH Tin đồn Tính kiểm chứng
của vấn đề đƣợc đề cập
Vấn đề thường liên quan đến lĩnh vực công cộng
Nguồn kiểm chứng thông tin có thể qua hai nguồn: các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông Có thể là vấn đề của cá nhân cũng có thể là vấn đề của công cộng Mang tính khó kiểm chứng Mức độ tham gia của yếu tố tinh thần
Mức độ tham gia cao Mức độ tham gia thấp
Kênh phổ biến Chủ yếu qua kênh truyền thông đại chúng
Chủ yếu qua kênh giao tiếp cá nhân
Tính ổn định Có sự ổn định cao Dễ thay đổi
1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp
Theo Từ điển giải thích Luật học thì “Thu hồi đất là việc cơ quan NN có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng đất để NN giao cho người sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bị lấn chiếm. Trường hợp cần thiết, NN thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.”
Theo khoản 5, điều 4 Luật Đất đai (2003) thì “ Thu hồi đất là việc NN ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”
Như vậy, từ những khái niệm và định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là việc NN ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này vì mục đích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
29
1.1.3. Bồi thường
Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định “Bồi thường khi NN thu hồi đất là việc NN trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thể hiểu bồi thường đối với hộ gia đình, cá nhân khi NN thu hồi đất nông nghiệp là việc NN trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi.
Từ các khía cạnh trên có thể hiểu “Bồi thường khi NN thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là việc NN hoặc tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anh ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế, phải bù đắp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp những thiệt hại vật chất do thu hồi đất gây ra.
Trong Luật Đất đai năm 2013, nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi bị Nhà nước thu hồi được quy định thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Về phương thức bồi thường có nhiều đổi mới so với trước đây. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường, thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất. Đặc biệt, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với QSD đất tại Việt Nam, mà có giấy chứng nhận QSD đất, giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở, giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo quy định mà chưa được cấp, khi Nhà nước thu hồi đất, thì được bồi thường, như sau:
(1) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; Trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.
30
(2) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
(3) Trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác, thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Ngoài việc được bồi thường về đất, còn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất đối với các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác (Điều 77, Điều 78, Điều 80 và Điều 81). Ngoài ra, đối với các loại đất được Nhà nước giao, cho thuê không thu tiền hoặc được miễn thu tiền giao đất, tiền thuê đất; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất.
Cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại được quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất. Đặc biệt, việc xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất sử dụng có thời hạn không chỉ căn cứ vào loại đất, đối tượng sử dụng mà còn phải căn cứ thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với loại đất đó. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn cũng đã bổ sung các trường hợp bồi thường đối với các dự án đặc biệt, như: đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
1.1.4. Hỗ trợ
Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định “ Hỗ trợ khi NN thu hồi đất là việc NN giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”. Qua khái niệm hỗ trợ
31
khi NN thu hồi đất kể trên có thể hiểu hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi NN thu hồi đất nông nghiệp là việc NN giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới.
Nội dung hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi NN thu hồi đất nông nghiệp gồm:
Thứ nhất là hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:
- Hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi NN thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống như sau:
+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đển các địa bàn có KT-XH khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng.
+ Nếu thu hồi trên 70% thì các thời gian này lần lượt là 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng
+ Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại các điểm trên được tính bằng tiên tương đương 30kg gạo trong 1 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
- Hộ gia đình được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ.
Thứ hai là hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP bằng 5 lần ( đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) và 3,5 lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán
32
căn hộ chung cư) giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất của UBND TP Hà Nội đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
Ngoài ra các hộ gia đình, cá nhân còn được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm, vay vốn, hỗ trợ thuê nhà, địa điểm di chuyển tạm cư, hỗ trợ đối với các gia đình đang được hưởng trợ cấp xã hội....
1.1.5. Tái định cư
Cũng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là : Người sử dụng đất khi NN thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở th́ì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.
Luật Đất đai 2013 đã quy định:
- Tái định cư trước khi thu hồi đất. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất, tránh tình trạng người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa bố trí vào khu tái định cư.
- Hạ tầng khu tái định cư tập trung phải được đảm bảo. Luật cũng quy định cụ thể về khu tái định cư tập trung phải xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở, hoặc cơ sở vật chất hạ tầng của khu tái định cư.
-Tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất. Luật hiện hành cũng bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở, mà phải di chuyển chỗ ở. Cụ thể người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
33
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.1. Thuyết dòng xoáy im lặng
Thuyết dòng xoáy im lặng được nghiên cứu và đề xuất năm 1974 bởi nhà xã hội học người Đức Noell- Neumann. Đây là một mô hình giải thích tại sao con người không sẵn sàng bày tỏ công khai quan điểm của mình khi họ tin rằng mình thuộc về thiểu số. Theo theo thuyết này thì mọi người trong xã hội có một đặc tính chung là họ giữ thái độ im lặng khi họ cảm thấy rằng quan điểm của mình là thiểu số. Thuyết này được xây dựng trên ba giả thuyết chính sau (1) Mọi người đều có khả năng tiền thống kê hay giác quan thứ 6 trong quá trình tương tác xã hội (2) Trong xã hội con người luôn sợ bị cô lập và biết thái độ và hành vi nào để dẫn đến nguy cơ bị cô lập (3) Con người rất kín đáo và khéo léo khi bày tỏ qua điểm thiểu số của họ khi sợ bị cô lập và bị ruồng bỏ khỏi tập thể, xã hội. Về mặt lý thuyết thì dòng xoáy im lặng xuất hiện khi có quan điểm trái chiều hoặc chưa đồng thuận trong tập thể hay xã hội nói chung. Xu hướng tạo ra dòng xoáy im lặng là khi ý kiến cá nhân càng gần với dư luận đang thịnh hành thì cá nhân càng có xu hướng thích bày tỏ trước công chúng quan điểm đó. Ngược lại, khi khoảng cách giữa ý kiến cá nhân và dư luận xã hội càng xa thì cá nhân càng không muốn bày tỏ quan điểm của mình, thậm chí cố ý che giấu nó một cách tế nhị. Khi ý kiến của nhóm đa số được một người nào đó, đặc biệt là nhân vật thủ lĩnh dư luận hay người có uy tín cao trong xã hội khẳng định trước công chúng thì ý kiến của nhóm đa số càng được củng cố vững chắc hơn và ý kiến của nhóm thiểu số càng bị đẩy lùi sâu hơn, khi đó nhóm thiểu số càng sợ bị cô lập [30; tr 62]
Lý thuyết dòng xoáy im lặng được vận dụng để lý giải rất nhiều hiện tượng trong đời sống xã hội đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến dư luận xã hội nói chung và dư luận xã hội về đất đai nói riêng. Cụ thể, trong dư luận xã hội về đất đai thì lý thuyết này phần nào chứng minh được cho một thực tế đang xảy ra hiện nay đó là hầu hết tại tất cả các dự án GPMB để thực hiện các
34
dự án phát triển kinh tế- xã hội đều có hiện tượng phần lớn người dân đều không hài lòng với mức bồi thường của chủ đầu tư. Cùng với quá trình thực hiện dự án thì số lượng người dân biểu tình cũng ngày càng tăng lên từ một nhóm nhỏ ban đầu đến những nhóm lớn tập trung khiếu kiện đông người. Nhưng trên thực tế khi đi sâu nghiên cứu thì vẫn thấy có một bộ phận nhỏ người dân cảm thấy khá hài lòng với mức bồi thường, tuy nhiên, họ không