1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế

21 1,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Nhiệm vụ của Nhà nước - Nhà nước phải bảo vệ được sự an toàn, yên ổn cho mọi công dân trong xãhội, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; - Đảm bảo cho xã hội phát t

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

PGS.TS Vũ Đình Tích

Nội dung chủ yếu của tài liệu này gồm có :

I Nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường

II Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế

I NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Khái niệm Nhà nước

Nhà nước là bộ máy thống trị (hay thiết chế quyền lực chính trị) của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội, đồng thời Nhà nước còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước lịch sử và các Nhà nước khác.

Như vậy, Nhà nước có hai thuộc tính cơ bản: Thuộc tính giai cấp và thuộctính xã hội

Trang 2

2 Nhiệm vụ của Nhà nước

- Nhà nước phải bảo vệ được sự an toàn, yên ổn cho mọi công dân trong xãhội, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ;

- Đảm bảo cho xã hội phát triển, các công dân đạt được nguyện vọng chính đáng của mình;

- Thay mặt xã hội tiến hành các hoạt động đối ngoại với các Nhà nước và các thực thể xã hội khác

Cũng có tài liệu khác nêu 4 nhiệm vụ của Nhà nước về kinh tế như sau :

- Thiết lập và bảo vệ khuôn khổ pháp luật;

- Ổn định kinh tế vĩ mô;

- Tác động đến sự phân bố nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế;

- Tác động đến việc phân phối thu nhập, đảm bảo ổn định và công bằng xã hội

3 Nền kinh tế thị trường

- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế mà ở đó việc

Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất để làm gì? phần lớn được quyết định thông qua thị trường

- Một cách phát biểu khác :Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ

cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi nhuận Bản chất của cơ chế thị trường

là cơ chế giá cả tự do hay đúng hơn là cơ chế giá cả tuân thủ quy luật cung cầu

- Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường:

1/ Quá trình lưu thông sản phẩm(vật chất và phi vật chất) từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán trên thị

trường, chịu sự điều tiết của thị trường

2/ Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa được tự do ( lựa chọn nội dung sản xuất, đối tác trao đổi, thỏa thuận giá cả…)

3/ Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích riêng của mình, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.4/ Tự do cạnh tranh là thuộc tính,là động lực thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội, có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng

5/ Chịu sự chi phối của các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, từ đóhình thành một trật tự nhất định về ứng xử trong quá trình sản xuất-lưu thông-phân phối-tiêu dùng: Quan hệ kinh tế được xác lập qua các hợp đồng; Tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế…

Trang 3

Đối với nền kinh tế thị trường hiện đại, ngoài các đặc trưng đã nêu, còn có thêm các đặc trưng sau đây:

6/ Có sự xích lại gần nhau giữa các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu xã hội

7/ Có sự quản lý của Nhà nước

8/ Có sự chi phối mạnh mẽ của hợp tác quốc tế

- Ưu điểm cơ bản của cơ chế thị trường :

+ Tạo động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển của sản xuất;

+ Có khả năng huy động tối đa, tự phân bổ và sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực xã hội;

+ Tạo ra tính phản ứng nhanh nhạy , thích ứng cao và tự trao dồi nâng cao năng lực của các chủ thể kinh tế ;

+ Đáp ứng các nhu cầu có thể thanh toán của xã hội một cách tự nhiên mà

không một bộ máy hoạch định nào có thể thay thế được

- Các khuyết tật chính của cơ chế thị trường :

+ Lợi ích của cá nhân hoặc một nhóm người có thể làm thiệt hại lợi ích của những người khác trong xã hội;

+ Gây ra những biến động bất thường ( sự vận động có tính chất chu kỳ)

làm thiệt hại cho sự phát triển kinh tế;

+ Tư nhân không muốn hoặc không đủ sức cung cấp các dịch vụ công cho

Các khuyết tật nói trên đặt ra yêu cầu phải được khắc phục

4 Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế

Chỉ có Nhà nước mới đủ sức hạn chế các khuyết tật, giải quyết các vấn đề mà thị trường không thể làm Bằng các công cụ pháp luật,chính sách và kinh tế, Nhà nước tác động để hạn chế, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của lợi ích nhóm đến lợi ích

xã hội, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng cho xã hội, điều hòa lợi ích giữacác nhóm dân cư trong xã hội và thay mặt xã hội quan hệ với các quốc gia khác , bảo

vệ lợi ích dân tộc Điều đó thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường Vai trò quản lý của Nhà nước không chỉ ở sự điều tiết, khống chế, định

Trang 4

hướng bằng pháp luật, các đòn bảy kinh tế, các chính sách, biện pháp kích thích, mà còn bằng thực lực kinh tế của Nhà nước.

5 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là cách nói vắn tắt của việc Quản lý của Nhà

nước đối với nền kinh tế quốc dân

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền

của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các

nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các

mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện mở rộng hội

nhập và giao lưu quốc tế.

Việc khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết tật của cơ chế thị

trường, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế này hoạt động có hiệu quả, không thể thiếu Nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhànước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành

kinh tế, các lãnh thổ kinh thế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý trên tầm vĩ mô, giải quyết những

quan hệ vĩ mô liên quan đến toàn bộ nền kinh tế Nhà nước không can thiệp,

không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể kinh tế (cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn…)

Quản lý nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng Quản lý nhà nước về kinh tế là một khoa học giáp ranh giữa kinh tế học, khoa học về quản lý và khoa học về nhà

nước pháp quyền Nhưng hơn thế nữa, quản lý nhà nước về kinh tế còn là một

nghệ thuật và là một nghề

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

II.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế

1 Khái niệm mục tiêu

Việc đầu tiên của quản lý nhà nước về kinh tế là xác định mục tiêu, đây

cũng là căn cứ của quá trình quản lý

Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế là chỉ ra các phương hướng và yêu cầu về số lượng cho các hoạt động quản lý nhằm giải quyết các vấn đề

Trang 5

cơ bản nhất như tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực…

Đặc điểm của mục tiêu quản lý(có 3), đó là :

- Tính vĩ mô: Chỉ những mục tiêu kinh tế quan trọng như tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, lạm phát, lao động và việc làm…liên quan đến toàn bộ nền kinh tế mới thuộc về mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế Như vậy, những vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô là không thuộc về phạm vi của quản lý nhà nước về kinh tế;

- Thống nhất giữa chất và lượng, tức là thống nhất giữa định tính và định lượng;

- Tính tích cực, tính trình tự , tính tương hỗ

2 Các mục tiêu cụ thể

1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

2 Mục tiêu công bằng kinh tế

3 Mục tiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp

II.2 Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế

1 Khái niệm

Để quản lý được nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải thực hiện rất nhiềuloại công việc khác nhau Những công việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương

hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân.

2 Các chức năng

2.1 Tiếp cận theo Tính chất tác động

1 Định hướng sự phát triển của nền kinh tế

Định hướng sự phát triển kinh tế là xác định con đường và hướng sự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến một đích nhất định (gọi là mục tiêu) căn

cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định Phạm vi định hướng phát triển kinh tế bao gồm : Toàn bộ nền kinh tế, Các ngành kinh tế, Các vùng kinh tế, Các thành phần kinh tế Nhà nước

Trang 6

không có chức năng định hướng phát triển cho từng doanh nghiệp ngoài nhà nước, mà căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế các doanh nghiệp

tự xác định hướng phát triển cho mình

Nội dung định hướng phát triển kinh tế bao gồm : Xác định mục tiêu chung dài hạn (có thể vài ba chục năm hoặc xa hơn); Xác định mục tiêu của từng thời kỳ (có thể 10,15,20 năm), từng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; Xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu; Xác định các giải pháp để đạt mục tiêu

Các công việc cần làm khi định hướng phát triển kinh tế : Phân tích đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiện tại, những nhân tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của nền kinh tế; Dự báo phát triển kinh tế; Hoạch định phát triển kinh tế bao gồm đường lối, chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương trình mục tiêu và dự án phát triển

2 Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế

Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điều kiện

tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế

Các loại môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế : Môi trường kinh

tế ( bao gồm chính sách nâng cao thu nhập cho dân cư, chính sách hấp dẫn đầu tư, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách giá cả, tiền tệ, tiết kiệm…); Môi trường pháp lý; Môi trường chính trị; Môi trường văn hóa-xã hội; Môi trường sinh thái; Môi trường kỹ thuật; Môi trường quốc tế…

Những việc Nhà nước cần làm để tạo lập các môi trường:

- Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại;

- Xây dựng và thực thi một cách nhất quán các chính sách kinh tế-xã hội theo hướng đổi mới;

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật;

- Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng;

- Xây dựng nền văn hóa…

3 Chức năng hỗ trợ phát triển và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển

Nhà nước phải đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế , các doanh nghiệp phát triển Sự hỗ trợ này không chỉ về pháp lý, quản lý, tạo lậpmôi trường … mà còn phải tạo dựng cơ sở vật chất , hạ tầng kinh tế kỹ thuật,đặc biệt là cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, bến cảng…đòi hỏi vốn đầu

tư rất lớn, từng chủ thể kinh tế ngoài Nhà nước không muốn làm hoặc không

đủ tiềm lực làm

Trang 7

4 Điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế

Nhà nước điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế là Nhà nước sử dụng quyền lực của mình chi phối các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy tắc đã định sẵn nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của nền kinh tế

Những nội dung điều tiết :

- Điều tiết các quan hệ lao động sản xuất, như quan hệ phân công và hợp tác trong nội bộ nền kinh tế, quan hệ với quốc tế trong đầu tư-thương mại, lựa chọn quy mô doanh nghiệp, điều tiết giá cả, lãi xuất…

- Điều tiết các quan hệ lợi ích, như quan hệ tiền công- tiền lương, phân chia thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập cá nhân…

- Điều tiết trong phân bổ các nguồn lực quốc gia…

5 Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế

Kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế là Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, theo dõi sự hoạt động kinh tế đúng hoặc sai so với các quy định pháp luật Để từ đó có các giải pháp xử lý nhằmđạt được mục tiêu quản lý

2.2 Tiếp cận theo Giai đoạn tác động

II.3 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về kinh tế

1 Khái niệm

Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế là các quy tắc chỉ đạo,

những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý nền kinh tế.

Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế do con người đặt ra, nhưng không phải do chủ quan mà phải tuân thủ 3 yêu cầu:

- Phù hợp vói mục tiêu quản lý;

- Phản ảnh đúng tính chất và các quan hệ quản lý;

- Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và được đảm bảo bằng pháp luật

2 Các nguyên tắc Có 9 nguyên tắc :

Trang 8

1- Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

2- Tập trung dân chủ

3- Kết hợp hài hòa các loại lợi ích

4-Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ5- Phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp: Về mục tiêu quản lý; Về quan hệ quản lý; Về đối tượng quản lý; Về công cụ quản lý; Về nguyên tắc

tổ chức quản lý

6- Tiết kiêm và hiệu quả

7- Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với yêu cầu cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ

8- Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội, đảm bảo định hướng

Công cụ quản lý có 3 đặc điểm:

- Tính chủ thể : Chủ thể sử dụng các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là các cơ quan quản lý của Nhà nước về kinh tế, chứ không phải là cơ quan quản lý của Nhà nước bất kỳ;

- Tính mục đích: Nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, chứ khôngphải là mục tiêu quản lý của từng ngành, từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp;

- Tính hệ thống: Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều chủng loại, trong đó có công cụ quản lý hữu hình và công cụ quản lý vô hình, công cụ quản lý trực tiếp và công cụ quản lý gián tiếp

2 Các công cụ Có 4 công cụ :

1 Pháp luật

Trang 9

Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắtbuộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.

Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế :

- Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự

ổn định lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững;

- Tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế;

- Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Pháp luật về kinh tế được thể hiện bằng các văn bản pháp luật do các cơ

quan quản lý nhà nước về kinh tế và các cơ quan quyền lực và cơ quan nhà nước khác ban hành Trong thực tế, có hai loại văn bản pháp luật điều chỉnhhoạt động quản lý nhà nước về kinh tế là văn bản quy phạm pháp luật và vănbản áp dụng quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có 3

+ Văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành

- Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật: Là những văn bản có tính chất cá

biệt, thường được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể : Bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, khen thưởng, điều động công tác…

2 Kế hoạch

- Kế hoạch theo nghĩa hẹp : Phương án hành động trong tương lai;

- Kế hoạch theo nghĩa rộng : Quá trình xây dựng , quán triệt, chấp hành, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai;

- Kế hoạch với tính cách là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung hoạt động, đó là :

+ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội;

+ Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội;

+ Kế hoạch 5 năm;

+ Kế hoạch hàng năm;

Trang 10

Chính sách là một hệ thống phức tạp gồm nhiều loại, có thể được chia thành 2 nhóm chủ yếu, đó là :

- Các chính sách kinh tế : Chính sách cơ cấu , chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại…

- Các chính sách xã hội : Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chínhsách lao động và việc làm, chính sách giáo dục, chính sách văn hóa, chính sách khoa học và công nghệ…

4 Tài sản quốc gia ( hay tiềm lực kinh tế quốc gia)

Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi nguồn lực của đất nước,

theo nghĩa hẹp là nguồn vốn và các phương tiện vật chất-kỹ thuật mà Nhà nước có thể sử dụng để tiến hành quản lý nền kinh tế quốc dân Ở đây ta xét theo nghĩa hẹp, đó là :

- Công sở,

- Ngân sách nhà nước,

- Tài nguyên thiên nhiên,

- Công khố ( kho bạc, dự trữ ngoại tệ, tiền mặt, vàng bạc, đá quý…; Có chứcnăng chủ yếu là dự trữ và bảo hiểm ),

- Kết cấu hạ tầng,

- Doanh nghiệp nhà nước,

- Hệ thống thông tin nhà nước

II.5 Phương pháp của quản lý nhà nước về kinh tế

1 Khái niệm

Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc

Ngày đăng: 20/05/2015, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w