Quản lý nhà nước về tôn giáo ở việt nam từ năm 1975 đến nay

166 1K 10
Quản lý nhà nước về tôn giáo ở việt nam từ năm 1975 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Hữu Dược MỤC LỤC Trang : Lời cam đoan 02 2 Mục lục 03 Các chữ viết tắt sử dụng trong luận án 04 Danh mục các bảng trong luận án 05 Danh mục các Biểu đồ trong luận án 06 MỞ ĐẦU 07 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11 1.1. Tổng quan tài liệu 11 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 17 1.3. Lý thuyết nghiên cứu 22 1.4. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án 24 Chương 2: CƠ SỞ CHO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 30 2.1. Cơ sở lý luận 30 2.2. Cơ sở thực tiễn 45 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY 70 3.1. Quản lý nhà nước về tôn giáo từ trước năm 1975 đến năm 1990 70 3.2 Quản lý nhà nước về tôn giáo từ năm 1990 đến nay 78 3.3. Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam 115 Chương 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 119 4.1. Dự báo tình hình tôn giáo Việt Nam 119 4.2. Khuyến nghị đối với quản lý nhà nước về tôn giáo 129 KẾT LUẬN 148 CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 170 CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 3 Ban Tôn giáo Chính phủ : BTGCP Chủ nghĩa xã hội : CNXH Giáo hội Phật giáo Việt Nam : GHPGVN Khoa học xã hội : KHXH Nhà xuất bản : Nxb Trang : tr Quản lý nhà nước : QLNN Quản lý nhà nước về tôn giáo : QLNN về TG Xã hội chủ nghĩa : XHCN Xã hội học : XHH Ủy ban nhân dân : UBND 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 2.1 Các văn kiện quốc tế Việt Nam đã tham gia bảo đảm quyền con người. 46 2 3.2 Tốc độ gia tăng tín đồ Công giáo ở Tây Nguyên 112 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 2.1 Số lượng các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận qua từng giai đoạn. 62 2 2.2 Số lượng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam (năm 2012) 63 3 2.3 Phát triển tín đồ Tin lành ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2012. 64 4 3.4 Phát triển tín đồ Công giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2012. 101 5 3.5 Phát triển tín đồ Phật giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2012. 102 6 3.6 Phát triển dân số Việt Nam năm 1975 và năm 2012. 102 7 3.7 Chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo ở Việt Nam (năm 2012). 103 8 3.8 Cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được công nhận ở Việt Nam (năm 2012). 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 6 Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo có nguồn gốc, lịch sử, đặc trưng và quá trình phát triển khác nhau, nhưng có nhiều điểm tương đồng. Điểm chung đáng quý nhất của các tôn giáo ở Việt Nam là sự tôn trọng và chung sống hài hòa giữa các tôn giáo trong một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn của lịch sử, do tác động và ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động tôn giáo đã bộc lộ theo những chiều hướng khác nhau. Cùng với các tôn giáo hoạt động thuần túy tôn giáo, còn có tôn giáo bị chính trị lợi dụng đã từng nảy sinh không ít phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội ở nước ta. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo tới đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Sau năm 1975, kết thúc cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập dân tộc nhưng Việt Nam phải giải quyết rất nhiều những vấn đề do hậu quả chiến tranh để lại, trong đó có vấn đề tôn giáo. Tiếp đến trong bối cảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với Chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một số phần tử cực đoan trong nước và nước ngoài, tổ chức những hoạt động xuyên tạc, chống đối chính quyền, dựng nên các sự kiện liên quan tới tôn giáo, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền về tôn giáo, tạo ra những trở ngại làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan tới tôn giáo cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu tự do tôn giáo của người có đạo thực hiện hoạt động tôn giáo bình thường với việc ngăn chặn sự xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi dụng. Ở góc độ văn hóa, đạo đức, mâu thuẫn của việc giữ gìn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo với 7 trào lưu của các tôn giáo mới mang theo văn hóa và đạo đức phi truyền thống được sự hậu thuẫn khá tinh vi của các lực lượng lợi dụng dân chủ và cơ chế thị trường Giải quyết được những vấn đề ấy trong tôn giáo bên cạnh công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Song công tác này còn nhiều bất cập. Về lý luận, nhận thức ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội còn các luồng ý kiến khác biệt, điều kiện thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều hạn chế. Từ hệ thống lý luận làm cơ sở cho quản lý nhà nước về tôn giáo cho tới cơ sở cho quản lý tôn giáo như: việc xác định chủ thể quản lý, nội dung, phương pháp, cách thức quản lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chủ thể quản lý với bộ máy còn thiếu tính chuyên nghiệp, đang đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, vừa cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng đang là một trong những yêu cầu cấp thiết, quan trọng của sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong hiện tại và lâu dài. Việc nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương, chính sách đối với tôn giáo đã được nhiều nhà lý luận - chính trị quan tâm. Song trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo, do tính nhạy cảm, do đặc thù phức tạp và đa dạng của các tôn giáo mà ít người đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Trước thực trạng ấy, việc tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lý luận và thực tiễn. Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay”, làm để tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học, với mong muốn góp phần giải quyết 8 một số khía cạnh của lý luận và đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích nghiên cứu, nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về tôn giáo (QLNN về TG) ở Việt Nam; từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN về TG giáo ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, hệ thống hóa quan điểm của Đảng và sự pháp điển hóa quan điểm ấy đối với QLNN về TG Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về TG ở Việt Nam Thứ ba, đánh giá, phân tích thực trạng kết quả QLNN về TG ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay Thứ tư, khái quát về những vấn đề đặt ra, dự báo và khuyến nghị đối với QLNN về TG ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận án Về đối tượng, luận án nghiên cứu QLNN về TG ở Việt Nam theo chuyên ngành tôn giáo học, luận án nghiên cứu sâu về chủ thể quản lý và các yếu tố để thực hiện quản lý mà không đi sâu về đối tượng quản lý. Về phạm vi, chủ thể quản lý, bao gồm cơ quan nhà nước các cấp thực hiện QLNN về TG, thông qua chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Thời gian nghiên cứu từ năm 1975 cho đến nay (năm 2013). 4. Phương pháp nghiên cứu của Luận án Luận án vận dụng những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Tôn giáo học và các phương pháp nghiên cứu liên 9 ngành, như Quản lý học, Luật học, Chính trị học, Sử học… và vận dụng các phương pháp cụ thể: khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, v.v Đối với đề tài do tính nhạy cảm của tôn giáo và những quy định trong việc sử dụng tài liệu, vì vậy trong luận án một số tài liệu nghiên cứu sinh chỉ nêu tư tưởng mà không trích dẫn đầy đủ. 5. Đóng góp mới của Luận án. Luận án đánh giá và khái quát về kết quả QLNN về TG ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Luận án đưa ra khuyến nghị có tính giải pháp, nhằm góp phần đưa QLNN về TG giai đoạn tới có hiệu quả hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, luận án góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu đổi mới QLNN về TG, trong quan hệ giữa Nhà nước XHCNvới tôn giáo ở Việt Nam . Về thực tiễn, từ đánh giá kết quả QLNN về TG thời gian qua, chỉ ra vấn đề cần quan tâm, đưa ra dự báo và khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩy QLNN về TG ở Việt Nam đạt hiệu quả hơn. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Tôn giáo và QLNN về TG, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu tôn giáo học và một số lĩnh vực liên quan tới tôn giáo. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 04 chương và 12 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tài liệu 1.1.1. Tài liệu kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo và quan hệ Nhà nước với tôn giáo 10 Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng những tài liệu của chủ nghĩa Mác - Lênin viết về tôn giáo ở những nội dung: nguồn gốc, bản chất tôn giáo, ứng xử và giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH,… đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá về mối quan hệ giữa chính trị, nhà nước với tôn giáo. Tài liệu gồm các tác phẩm kinh điển, các công trình khảo luận, sưu tầm giới thiệu quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo như: Ăngghen, (1886), Lút - vích phoi - ơ - bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức; C. Mác, (1844), Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1994; Thái độ của người cộng sản với tôn giáo, V.I. Lê nin, Toàn tập, tập 17, Nxb. Tiến bộ, Matxcva, 1979; Nguyễn Đức Sự, (2001), Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo, (tuyển chọn và biên soạn), Nxb tôn giáo; 1.1.2. Tài liệu của Hồ Chí Minh về tôn giáo và ứng xử của Nhà nước với tôn giáo. Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản quý giá, trong số đó có tư tưởng về tôn giáo. Với tư cách là học trò của C. Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu mà còn vận dụng sáng tạo tư tưởng, lý luận tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời còn bổ sung vào tư tưởng, lý luận ấy những tư tưởng mới qua thực tiễn cách mạng và xử lý vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam. Tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh với tôn giáo được tập hợp trong các cuốn sách Hồ Chí Minh toàn tập, do Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản. Trong các tài liệu nghiên cứu, biên soạn của các tác giả: GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb tôn giáo; Hoàng Minh Đô, (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo và sự vận dụng để giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện 11 [...]... đảm bảo năm yếu tố: - Giáo chủ, người sinh ra tôn giáo hay người khai sáng 24 - Giáo lý (lý thuyết tính thiêng), triết lý tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo lý riêng - Giáo luật, luật lệ, giới răn của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo luật riêng - Giáo lễ, nghi lễ của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo lễ riêng - Giáo hội, tổ chức của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo hội riêng Tổ chức tôn giáo: là tổ chức của những... tưởng sâu rộng của Hồ Chí Minh về tôn giáo và đặt ra những yêu cầu vận dụng tư tưởng của Người vào công tác tôn giáo ở Việt Nam Nguyễn Thanh Xuân, (2005), Một số chuyên đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, phản ánh bức tranh khá toàn diện về các tôn giáo ở Việt Nam GS.TS Đỗ Quang Hưng, (2006), Nhà nước và Giáo hội: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. .. (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; (2009), Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, đã tổng kết những vấn đề cơ bản về lý luận tôn giáo ở Việt Nam Ban Tôn giáo Chính phủ, (2005, 2010), Báo cáo công tác QLNN về TG nhân kỷ niệm 50 năm và 55 năm thành lập ngành QLNN về TG (1955 2005),... ở Việt Nam trong thời gian tới 1.3 Lý thuyết nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu Với đề tài luận án: Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Cơ sở cho QLNN về TG ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Đánh giá kết quả QLNN về TG ở Việt Nam từ 1975 đến nay? Câu hỏi 3: Đóng góp của việc nghiên cứu đề tài cho QLNN về TG hiệu quả hơn? 1.3.2 Lý thuyết... viên ở cơ sở, Tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia GS Đặng Nghiêm Vạn, (2005) Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Nguyễn mạnh Cường, (2007), Sách trắng tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2 Ngô Văn Thạo (chủ biên), (2008) Vấn đề tôn. .. (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXH; (2008), Kitô giáo ở Hà Nội, Nxb Tôn giáo; (2008), Công giáo Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Tôn giáo, đã cho thấy một phần khá cơ bản bức tranh Công giáo Việt Nam và mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Công giáo trong giai đoạn đã qua; (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. .. thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với công tác tôn giáo và QLNN về TG 29 Chương 2 CƠ SỞ CHO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 2.1 Cơ sở lý luận Có nhiều quan điểm khác nhau đối với QLNN về TG Có quan điểm cho rằng, hoạt động tôn giáo là công việc nội bộ của những người có đạo, tôn giáo là hoạt động tự quản nên không cần Nhà nước phải quản lý, điều... đời sống tôn giáo ở Việt Nam gần đây 22 Thứ hai: Dựa vào lý thuyết khoa học quản lý để làm rõ QLNN về TG ở Việt Nam Trong vai trò chủ thể, QLNN về TG là một chuyên ngành thuộc hệ thống QLNN, đồng thời QLNN về TG ở Việt Nam là một phần của công tác tôn giáo Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Về khách thể là các tổ chức tôn giáo với... kiện đại hội các tôn giáo các cấp… để hiểu về đặc điểm từng tôn giáo, qua đó có cơ sở đánh giá chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với tôn giáo có phù hợp hay không Ngoài ra còn những tài liệu do tác giả là người của tôn giáo viết về tôn giáo của chính họ [145], hay họ viết về tôn giáo khác ví dụ nhóm Giao Điểm đứng trên lập trường Phật giáo viết về Công giáo, Phật giáo viết về Phật giáo Hòa hảo,…... tộc”, Hạ Long, Quảng Ninh, tháng 11/2013, với nhiều bài viết về sự gắn bó và ảnh hưởng của Phật giáo với đời sống xã hội 1.2.3 Những công trình nghiên cứu pháp luật về tôn giáo, kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của các nước Từ góc độ tôn giáo học, một số cơ quan nghiên cứu hoặc các học giả đã bàn đến tôn giáo, pháp luật về tôn giáo ở nước ngoài, như: 19 Francois Houtart (GS Đại học Louvain - . TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY 70 3.1. Quản lý nhà nước về tôn giáo từ trước năm 1975 đến năm 1990 70 3.2 Quản lý nhà nước về tôn giáo từ năm 1990 đến nay 78 3.3 cho quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam 115 Chương 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 119 4.1. Dự báo tình hình tôn giáo Việt Nam. quả quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lý luận và thực tiễn. Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay ,

Ngày đăng: 10/07/2014, 10:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • Chương 2

  • 2.2. Cơ sở thực tiễn

    • STT

    • Văn kiện quốc tế của Liên hợp quốc

    • Liên hợp quốc thông qua năm

    • Việt Nam phê chuẩn hoặc gia nhập

    • 1

    • Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

    • 1948

    • 2

    • Công ước liên quan đến vị thế người tị nạn

    • 1951

    • 3

    • Công ước UNESCO chống lại sự phân biệt trong giáo dục

    • 1960

    • 4

    • Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

    • 1965

    • 1981

    • 5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan