1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí nhà nước về tôn giáo ở việt nam từ năm 1975 đến nay

172 267 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Tiếp đến trong bốicảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với Chủ nghĩa xãhội đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một sốphần tử cực đoa

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI HỮU DƯỢC

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

Chuyên ngành : Tôn giáo học

Mãsố : 62.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết luận khoa học của luận án chưa công bố trên bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Bùi Hữu Dược

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Tra ng : 02 Mục lục 03

Các chữ viết tắt sử dụng trong luận án 04

Danh mục các bảng trong luận án 05

Danh mục các Biểu đồ trong luận án 06

1.4 Một số khái niệm được sử dụng trong luận án 24

Chương 2: CƠ SỞ CHO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở

VIỆT NAM

30

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước và tôn giáo ở 62 Việt Nam

VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

70

3.1 Quản lý nhà nước về tôn giáo từ trước năm 1975 đến 70 năm 1990

3.2 Quản lý nhà nước về tôn giáo từ năm 1990 đến nay 78 3.3 Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo ở 115 Việt Nam

ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT

119

NAM

4.1 Dự báo tình hình tôn giáo Việt Nam 119 4.2 Khuyến nghị đối với quản lý nhà nước về tôn giáo 129

CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 150

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Ban Tôn giáo Chính phủ : BTGCP

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo có nguồn gốc, lịch

sử, đặc trưng và quá trình phát triển khác nhau, nhưng có nhiều điểm tươngđồng Điểm chung đáng quý nhất của các tôn giáo ở Việt Nam là sự tôn trọng

và chung sống hài hòa giữa các tôn giáo trong một đất nước đa dân tộc, đa tínngưỡng

Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn của lịch sử, do tác động và ảnh hưởng

từ nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động tôn giáo đã bộc lộ theo nhữngchiều hướng khác nhau Cùng với các tôn giáo hoạt động thuần túy tôn giáo,còn có tôn giáo bị chính trị lợi dụng đã từng nảy sinh không ít phức tạp, làmảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội ở nước ta

Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam luônquan tâm chăm lo tới đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiệnđoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng nhau bảo vệ vàxây dựng đất nước

Sau năm 1975, kết thúc cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược,giành độc lập dân tộc nhưng Việt Nam phải giải quyết rất nhiều những vấn đề

do hậu quả chiến tranh để lại, trong đó có vấn đề tôn giáo Tiếp đến trong bốicảnh quốc tế hóa, dân chủ được đề cao, các thế lực thù địch với Chủ nghĩa xãhội đã lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, lôi kéo, xúi giục, kích động một sốphần tử cực đoan trong nước và nước ngoài, tổ chức những hoạt động xuyêntạc, chống đối chính quyền, dựng nên các sự kiện liên quan tới tôn giáo, vucáo Việt Nam vi phạm nhân quyền về tôn giáo, tạo ra những trở ngại làm ảnhhưởng tới công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đặt Việt Namđứng trước hàng loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan tới tôn giáo cần giải quyết

Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu tự do tôn giáo của người có đạo

Trang 8

thực hiện hoạt động tôn giáo bình thường với việc ngăn chặn sự xâm lấn củacác trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi dụng Ởgóc độ văn hóa, đạo đức, mâu thuẫn của việc giữ gìn bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo vớitrào lưu của các tôn giáo mới mang theo văn hóa và đạo đức phi truyền thốngđược sự hậu thuẫn khá tinh vi của các lực lượng lợi dụng dân chủ và cơ chếthị trường Giải quyết được những vấn đề ấy trong tôn giáo bên cạnh côngtác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì công tác quản lýnhà nước về tôn giáo ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng Song côngtác này còn nhiều bất cập Về lý luận, nhận thức ảnh hưởng của tôn giáo đốivới xã hội còn các luồng ý kiến khác biệt, điều kiện thực hiện quản lý nhànước về tôn giáo còn nhiều hạn chế Từ hệ thống lý luận làm cơ sở cho quản

lý nhà nước về tôn giáo cho tới cơ sở cho quản lý tôn giáo như: việc xác địnhchủ thể quản lý, nội dung, phương pháp, cách thức quản lý, hệ thống văn bảnpháp luật chưa đồng bộ, chủ thể quản lý với bộ máy còn thiếu tính chuyênnghiệp, đang đặt ra cho quản lý nhà nước về tôn giáo nhiều vấn đề cần quantâm giải quyết, vừa cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước vềtôn giáo nói riêng đang là một trong những yêu cầu cấp thiết, quan trọng của

sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tronghiện tại và lâu dài Việc nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương, chính sách đốivới tôn giáo đã được nhiều nhà lý luận - chính trị quan tâm Song trong lĩnhvực quản lý nhà nước về tôn giáo, do tính nhạy cảm, do đặc thù phức tạp và

đa dạng của các tôn giáo mà ít người đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước

về tôn giáo ở Việt Nam Trước thực trạng ấy, việc tập trung nghiên cứu quản

lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp góp phần nâng

Trang 9

cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lýluận và thực tiễn.

Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay”, làm để tài nghiên cứu cho luận

án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học, với mong muốn góp phần giải quyếtmột số khía cạnh của lý luận và đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước về tôngiáo ở Việt Nam trong giai đoạn tới

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích nghiên cứu, nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những

vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về tôn giáo (QLNN về TG) ở Việt Nam;

từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN về TG

giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiệm vụ của luận án:

Thứ nhất, hệ thống hóa quan điểm của Đảng và sự pháp điển hóa quan

điểm ấy đối với QLNN về TG

Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về TG ở Việt Nam Thứ ba, đánh giá, phân tích thực trạng kết quả QLNN về TG ở Việt

Nam từ năm 1975 đến nay

Thứ tư, khái quát về những vấn đề đặt ra, dự báo và khuyến nghị đối

với QLNN về TG ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận án

Về đối tượng, luận án nghiên cứu QLNN về TG ở Việt Nam theo

chuyên ngành tôn giáo học, luận án nghiên cứu sâu về chủ thể quản lý và cácyếu tố để thực hiện quản lý mà không đi sâu về đối tượng quản lý

Về phạm vi, chủ thể quản lý, bao gồm cơ quan nhà nước các cấp thực

hiện QLNN về TG, thông qua chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nướcđối với tôn giáo, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể

Trang 10

Thời gian nghiên cứu từ năm 1975 cho đến nay (năm 2013).

4 Phương pháp nghiên cứu của Luận án

Luận án vận dụng những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng phương phápnghiên cứu chuyên ngành Tôn giáo học và các phương pháp nghiên cứu liênngành, như Quản lý học, Luật học, Chính trị học, Sử học… và vận dụng cácphương pháp cụ thể: khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,v.v Đối với đề tài do tính nhạy cảm của tôn giáo và những quy định trongviệc sử dụng tài liệu, vì vậy trong luận án một số tài liệu nghiên cứu sinh chỉnêu tư tưởng mà không trích dẫn đầy đủ

5 Đóng góp mới của Luận án Luận án đánh giá và khái quát về kết

quả QLNN về TG ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay Luận án đưa

ra khuyến nghị có tính giải pháp, nhằm góp phần đưa QLNN về TG giai đoạntới có hiệu quả hơn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về lý luận, luận án góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu đổi mới

QLNN về TG, trong quan hệ giữa Nhà nước XHCNvới tôn giáo ở Việt Nam

Về thực tiễn, từ đánh giá kết quả QLNN về TG thời gian qua, chỉ ra vấn

đề cần quan tâm, đưa ra dự báo và khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩyQLNN về TG ở Việt Nam đạt hiệu quả hơn

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Tôn giáo và QLNN

về TG, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu tôn giáo học và một số lĩnh vực

liên quan tới tôn giáo

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cókết cấu gồm 04 chương và 12 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Tài liệu kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo và quan hệ Nhà nước với tôn giáo

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng những tài liệucủa chủ nghĩa Mác - Lênin viết về tôn giáo ở những nội dung: nguồn gốc, bảnchất tôn giáo, ứng xử và giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựngCNXH,… đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu vàđánh giá về mối quan hệ giữa chính trị, nhà nước với tôn giáo Tài liệu gồmcác tác phẩm kinh điển, các công trình khảo luận, sưu tầm giới thiệu quanđiểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo như: Ăngghen, (1886),

Lút - vích phoi - ơ - bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức; C Mác,

(1844), Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C Mác Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội 1994; Thái độ của người

-cộng sản với tôn giáo, V.I Lê nin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcva,

1979; Nguyễn Đức Sự, (2001), Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo, (tuyển chọn và biên soạn), Nxb tôn giáo;

1.1.2 Tài liệu của Hồ Chí Minh về tôn giáo và ứng xử của Nhà nước với tôn giáo.

Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản quý giá, trong số đó

có tư tưởng về tôn giáo Với tư cách là học trò của C Mác - Lênin, Hồ ChíMinh không chỉ tiếp thu mà còn vận dụng sáng tạo tư tưởng, lý luận tôn giáocủa chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đồngthời còn bổ sung vào tư tưởng, lý luận ấy những tư tưởng mới qua thực tiễn

Trang 12

xử lý vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam Tài liệu về tư tưởng Hồ ChíMinh với tôn giáo được tập hợp trong các cuốn sách Hồ Chí Minh toàn tập, doNxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản Trong các tài liệu nghiên cứu, biênsoạn của các tác giả: GS.TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ

(đồng chủ biên), (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn

giáo, Nxb tôn giáo; Hoàng Minh Đô, (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo và sự vận dụng để giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 9; Lê Bá Trình, (2012), Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng quan điểm đó vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay, Luận án tiến

16/10/1990, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết

số 25/NQ - TW ngày 12/3/2003, Về công tác tôn giáo; … Đây là căn cứ để

xác định và đánh giá quan hệ chính trị, Nhà nước với tôn giáo ở Việt Namtrong khoảng thời gian mà luận án nghiên cứu

1.1.3.2 Tài liệu là các văn bản pháp quy về tôn giáo và QLNN về TG.

Theo báo cáo 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, từ khi thành

lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tới tháng 12/2012, cấp trung ương ban

Trang 13

văn bản có hiệu lực thi hành, như vậy tới nay (2013) số văn bản pháp quy vềtôn giáo khá nhiều Đó là căn cứ để xác định và đánh giá quan hệ Nhà nướcvới tôn giáo ở Việt Nam trong khoang thời gian luận án nghiên cứu [Xem

phụ lục, Tên các văn bản pháp quy về tôn giáo ở Việt Nam]

1.1.4 Tài liệu của các nhà nghiên cứu về tôn giáo, chính sách, pháp luật tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam

Nhiều tác giả hoặc tập thể đã có công trình nghiên cứu, phân tích, đánhgiá, biên khảo về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôngiáo ở những góc độ và phạm vi khác nhau, điển hình như:

PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, (1992) Vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; (chủ biên), (2007), Lý luận về tôn

giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; (2009), Tôn giáo Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính

-trị - Hành chính

Viện nghiên cứu tôn giáo, (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay,

Nxb KHXH

Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã

hội Tôn giáo và đời sống hiện đại, (1995), tập 1 và tập 2, Thông tin chuyên

đề Lưu hành nội bộ.

GS Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt

Nam hiện nay, Nxb KHXH; (chủ biên), (1996), Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb KHXH; (1998), “Tôn giáo và đời sống tôn giáo Tây Nguyên”, Tạp chí Dân vận, Số Xuân Mậu Dần; (1998), Những vấn đề lý luận

và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb KHXH.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, (1997), "Tôn giáo và hiện thực - Một số vấn

đề đặt ra hiện nay", Tạp chí Triết học, Số 2.

Trang 14

GS.TS Nguyễn Tài Thư, (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và

tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

Viện Thông tin Khoa học, Bộ môn Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn

giáo, (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam,

Thông tin chuyên đề, Lưu hành nội bộ

PGS.TS Ngô Hữu Thảo chủ biên, (1998), Mối quan hệ giữa chính trị

và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp bộ, Trung tâm

Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh, Lưu hành nội bộ

Trần Minh Thư, (1999), Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối

với hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam, Luận án thạc sĩ tại Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nhiều tác giả, (2001), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương trình chuyên đề dùng cho cán bộ, Đảng

viên ở cơ sở, Tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

GS Đặng Nghiêm Vạn, (2005) Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn

giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

Nguyễn mạnh Cường, (2007), Sách trắng tôn giáo và chính sách tôn

giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2.

Ngô Văn Thạo (chủ biên), (2008) Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn

giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Nxb Lao động Xã hội

Nguyễn Thị Minh Ngọc, (2009), Tổ chức tư gia Gia đình Phật tử Việt

Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 7 và 8.

Trang 15

Nguyễn Tất Đạt, (2010), Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam

giai đoạn 1981 đến nay, Luận án tiến sĩ triết học.

Nguyễn Quốc Tuấn, (2011), Trở lại mối quan hệ Tôn giáo Văn hóa

-Chính trị, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2.

Nguyễn Phú Lợi, (2012), Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về

vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3;…

Đó là những tài liệu tra cứu, đối chiếu để làm rõ hơn những vấn đề màluận án quan tâm thực hiện

1.1.5 Tài liệu của các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, tín đồ tôn giáo

Luận án đã dựa vào các văn bản quy định về nguyên tắc hoạt động củacác tổ chức tôn giáo như: Hiến chương, Điều lệ, Nội quy, Quy định, Nghịquyết và các báo cáo tổng kết hoạt động thường niên của các tổ chức tôngiáo hoặc báo cáo các sự kiện lớn của tôn giáo như: Kỷ niệm 30 năm thànhlập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; Đại Hội Năm Thánh của Công giáo; ĐạiHội đồng của Tin Lành; văn kiện đại hội các tôn giáo các cấp… để hiểu vềđặc điểm từng tôn giáo, qua đó có cơ sở đánh giá chính sách pháp luật củaĐảng và Nhà nước với tôn giáo có phù hợp hay không Ngoài ra còn nhữngtài liệu do tác giả là người của tôn giáo viết về tôn giáo của chính họ [145],hay họ viết về tôn giáo khác ví dụ nhóm Giao Điểm đứng trên lập trường Phậtgiáo viết về Công giáo, Phật giáo viết về Phật giáo Hòa hảo,… là những tàiliệu luận án tham khảo để hiểu hơn về tôn giáo và quan hệ tôn giáo với tôngiáo, giúp cho việc đánh giá QLNN về TG sát thực hơn

1.1.6 Tư liệu thực tế qua điền dã

Đó là các cuộc phỏng vấn sâu nhân sĩ, chức sắc tôn giáo, để biết ý kiếncủa họ về vấn đề luận án quan tâm đồng thời có đối chứng so sánh, từ đó có

Trang 16

thêm cơ sở để đánh giá khách quan những vấn đề luận án nghiên cứu [Xem

phụ lục, kết quả xử lý phiếu điều tra XHH ]

1.1.7 Tài liệu quốc tế, luật pháp, mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo ở một số nước trên thế giới

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đây là những tài liệu quan trọng để đốichiếu, so sánh quan hệ Nhà nước và tôn giáo của Việt Nam với một số nước

khác Trong đó, những tài liệu quốc tế quan trọng như: Tuyên ngôn toàn thế

giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966); Tuyên ngôn Viena và chương trình hành động (1993); Đối với

các nước có: Luật liên bang Nga về tự do tín ngưỡng và hiệp hội tôn giáo

(1997); Thỏa ước năm 1801 giữa Tòa thánh và chính phủ Pháp; Luật tách rời nhà thờ và nhà nước của Cộng hòa Pháp (1905); Bộ luật chống tà giáo của Cộng hòa Pháp (2001); Bộ luật duy trì hòa hợp tôn giáo của Singapor (1991);

Viết về vấn đề luận án quan tâm có:

Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh, (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia; (1998), Văn kiện quốc tế về Quyền con người; Nxb Chính

trị Quốc gia

Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Viện thông tin khoa học

thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (2000), Văn kiện Quốc tế về

Quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia.

Viện nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, (2002), Tuyên ngôn thế giới và Hai công ước 1966 về quyền con

người, Lưu hành nội bộ.

Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh - Khoa Luật châu Á Thái bình dương thuộc Đại học Tổng

Trang 17

hợp Sydney, (2004), Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và

Australia, Nxb Lý luận Chính trị.

Viện nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, (2007), Các văn kiện Quốc tế và luật của một số nước về tiếp

cận thông tin (Sách tham khảo) Nxb Công an Nhân dân.

GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, (2010), Quyền con người tiếp cận đa

ngành và liên ngành khoa học xã hội (2 quyển), Nxb KHXH.

PGS TS Mai Hồng Quỳ (chủ biên), (2010), Hành trình của quyền con

người - Những quan điểm kinh điển và hiện đại, Tài liệu tham khảo tại Đại

Đặng Nghiêm Vạn, (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, chỉ ra bức tranh tôn giáo ở Việt Nam và một

số mâu thuẫn trong quan hệ tôn giáo và Nhà nước cần được quan tâm giảiquyết

Nguyễn Văn Giang, (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên

vùng có đồng bào công giáo ở các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử…

GS, TS Đỗ Quang Hưng, (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng

Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã bàn đến

những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối vớitiến trình nhận thức của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo trong giai

Trang 18

Đặng Mạnh Trung, (2011), Công tác vận động đồng bào Công giáo

của đảng bộ một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến năm 2006,

Luận án tiến sĩ Lịch sử

1.2.2 Những công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thực hiện chính sách tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Trần Hồng Liên, (1993), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam

bộ Việt Nam (Từ thế kỷ XVII đến 1975), Luận án phó tiến sĩ khoa học.

Hồ Trọng Hoài, (1995), Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ.

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, (1999), Bước đường hội nhập văn hoá

dân tộc của Công giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1; (2002), Nhà nước ta với Công giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5; (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXH;

(2008), Kitô giáo ở Hà Nội, Nxb Tôn giáo; (2008), Công giáo Việt Nam một

số vấn đề nghiên cứu, Nxb Tôn giáo, đã cho thấy một phần khá cơ bản bức

tranh Công giáo Việt Nam và mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với

Công giáo trong giai đoạn đã qua; (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về

tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc

gia; (2013), Cơ sở khoa học tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong quá

trình phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài

khoa học cấp Bộ, , là những tài liệu rất giá trị khi nghiên cứu về quan hệNhà nước với các tôn giáo ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Lữ - GS.TS Lê Hữu Nghĩa, (2003), Tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, tập hợp căn bản

những bài viết quan trọng phản ánh tư tưởng sâu rộng của Hồ Chí Minh vềtôn giáo và đặt ra những yêu cầu vận dụng tư tưởng của Người vào công táctôn giáo ở Việt Nam

Trang 19

Nguyễn Thanh Xuân, (2005), Một số chuyên đề về tôn giáo và chính

sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, phản ánh bức tranh khá toàn diện về

các tôn giáo ở Việt Nam

GS.TS Đỗ Quang Hưng, (2006), “Nhà nước và Giáo hội: Mấy vấn đề

lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5, đã đánh giá khái

quát vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, trên góc độ lý luận chỉ

ra những vấn đề luận án quan tâm; (5/2013), Đề tài trọng điểm cấp Đại học

Quốc gia:“Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn”,

với những phân tích sâu sắc về chính sách tôn giáo của Việt Nam hiện nay,

đồng thời có sự so sánh với thực tiễn tôn giáo ở một số nước trên thế giới

PGS, TS Nguyễn Đức Lữ , (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách

tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; (2009), Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính

trị - Hành chính, Hà Nội, đã tổng kết những vấn đề cơ bản về lý luận tôn giáo

ở Việt Nam

Ban Tôn giáo Chính phủ, (2005, 2010), Báo cáo công tác QLNN về

TG nhân kỷ niệm 50 năm và 55 năm thành lập ngành QLNN về TG (1955

-2005), (1955 - 2010) Tài liệu lưu hành nội bộ

Ban Tôn giáo Chính phủ, (2011), Tài liệu Hội thảo 30 năm QLNN về

Phật giáo, nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011) Tài liệu lưu hành nội bộ.

PGS TS Ngô Hữu Thảo, (2012), Công tác tôn giáo - Từ quan điểm

Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, … Nxb Chính trị - Hành chính, đã chỉ rõ

việc vận dụng quan điểm Mác - Lênin vào thực hiện công tác tôn giáo ở ViệtNam, đồng thời đánh giá kết quả công tác tôn giáo trong thời gian qua, từ đóluận giải một số vấn đề của công tác tôn giáo trong thời gian tới cần quan tâm

Nguyễn Nghị Thanh, (2013), Phật giáo Nam tông Khmer An Giang

Trang 20

-Ban Tôn giáo Chính phủ, (2013), Hội thảo quốc tế “Phật giáo châu Á

và Việt Nam trong tiến trình phát huy văn hóa và dân tộc”, Hạ Long, Quảng

Ninh, tháng 11/2013, với nhiều bài viết về sự gắn bó và ảnh hưởng của Phậtgiáo với đời sống xã hội

1.2.3 Những công trình nghiên cứu pháp luật về tôn giáo, kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của các nước.

Từ góc độ tôn giáo học, một số cơ quan nghiên cứu hoặc các học giả đãbàn đến tôn giáo, pháp luật về tôn giáo ở nước ngoài, như:

Francois Houtart (GS Đại học Louvain - la - Neuve, Bỉ), (2005), Đối

thoại giữa các nền văn minh vai trò quyết định của các nhân tố xã hội, Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2

Lý Bình Hoa, (2005), Triển vọng phát triển của tôn giáo thế giới, Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6

Lưu Bành (người Trung Quốc), (2009 ), “Tôn giáo Mỹ đương đại” (bản

dịch tiếng Việt của Trần Nghĩa Phương, do Nxb Tôn giáo phối hợp với Nxb

Từ điển bách khoa (đây là một trong 10 cuốn sách trong bộ sách “Nước Mỹ

đương đại tùng thư” do Viện KHXH Trung Quốc biên soạn) …

Ở trong nước, đã có một số bài viết về tôn giáo nước Mỹ, như:

Nghiêm Văn Thái, (2001), Tôn giáo ở Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,

số 3 Ban Tôn giáo Chính phủ, (2002), Pháp luật về tôn giáo của

một số

nước trên thế giới; Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966); Tuyên bố cuối cùng về hội nghi nhân quyền châu Á,…, bản dịch, tài liệu nội bộ.

GS.TS Đỗ Quang Hưng, (2003), Vài nhận biết về Tin Lành Mỹ, Tạp

chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1

PGS.TS Ngô Hữu Thảo, (2005), biên soạn môn học “kinh nghiệm

Trang 21

chương trình Cao học tôn giáo, đã tiếp cận mô hình chính sách, pháp luật vềtôn giáo của các nước Pháp, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia,Singapore và Ấn Độ Đã phân tích đặc điểm của các mô hình nhà nước thầnquyền và nhà nước thế tục.

Barbara Cohen, (2006), Tôn giáo Mỹ thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu tôn

giáo, số 3, (Bản dịch của Hoàng Văn Chung)

Trung tâm Hoa Kỳ, Phòng Thông tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ.Tạp chí điện tử của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

(eJournal USA - U.S Department of State), (8/2008), Tự do Tín ngưỡng: Các

nhóm tôn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ (Freedom of Faith: Religious Minorities in

the United States)

Nguyễn Văn Dũng, (2007), Bước đầu tìm hiểu vị trí của tôn giáo trong

đời sống chính trị - xã hội Hoa Kỳ nửa sau thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu tôn

giáo, số 7

Hương Liên, (2007), Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ tranh luận xung

quanh việc một ứng cử viên theo Giáo hội Mormons, Tạp chí Nghiên cứu tôn

giáo, số 9

Nguyễn Duy Hinh, (2007), Tôn giáo với toàn cầu hoá và hiện đại hoá

- Đối thoại cùng Samuel Huntington qua tác phẩm: Sự va chạm của các nền văn minh, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 9.

Trương Văn Chung, (2007), Quan điểm của một số học giả phương

Tây về đa nguyên tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5.

1.2.4 Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.4.1 Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kết quả

và những tồn tại cần quan tâm.

Về lý luận cơ bản, đã có nhiều nghiên cứu khá công phu của các tác giả

đi trước, thuộc các giai đoạn khác nhau Một số công trình nghiên cứu đề cập

Trang 22

công tác tôn giáo, công tác của hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Namlãnh đạo Song trong lĩnh vực QLNN về TG chưa có công trình nào đi vào nộidung cụ thể của QLNN về TG ở Việt Nam.

Phần đề xuất giải pháp, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, trong đó có giải phápliên quan tới QLNN về TG Song do chưa đánh giá được thực trạng QLNN

về TG và chưa làm rõ những vấn đề đặt ra hiện nay trên lĩnh vực QLNN về

TG, do vậy giải pháp đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề QLNN về TG ởViệt Nam hiện nay chưa thật sát và thiếu đồng bộ

Đối với QLNN về TG ở nước ngoài, hiện đã có một số tác giả nghiêncứu, nhưng nghiên cứu QLNN về TG ở nước ngoài dưới góc độ pháp lý ởViệt Nam còn khá mới nên rất ít Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay ởViệt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu bao quát vàchuyên sâu QLNN về TG ở nước ngoài

1.2.4.2 Vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

Luận án hệ thống hóa quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và việcpháp điển hóa quan điểm ấy đối với QLNN về TG

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về TG ở Việt Nam

Đánh giá, phân tích thực trạng kết quả QLNN về TG ở Việt Nam từnăm 1975 đến nay

Khái quát những vấn đề đặt ra, dự báo và khuyến nghị đối với QLNN

về TG ở Việt Nam trong thời gian tới

1.3 Lý thuyết nghiên cứu.

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Với đề tài luận án: Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm

1975 đến nay, đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Cơ sở cho QLNN về TG ở Việt Nam?

Trang 23

Câu hỏi 2: Đánh giá kết quả QLNN về TG ở Việt Nam từ 1975 đến nay? Câu hỏi 3: Đóng góp của việc nghiên cứu đề tài cho QLNN về TG hiệu

quả hơn?

1.3.2 Lý thuyết nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi trên và nhằm đến mục đích của đề tài luận án,nghiên cứu sinh dựa vào những cơ sở lý thuyết như sau:

Thứ nhất: Cơ sở lý luận dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta Cơ sở thực tiễn làkinh nghiệm ứng xử với tôn giáo của một số nước trên thế giới và kinhnghiệm ứng xử với tôn giáo của Việt Nam qua các triều đại trong lịch sử,cùng với thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam gần đây

Thứ hai: Dựa vào lý thuyết khoa học quản lý để làm rõ QLNN về TG ở

Việt Nam Trong vai trò chủ thể, QLNN về TG là một chuyên ngành thuộc hệthống QLNN, đồng thời QLNN về TG ở Việt Nam là một phần của công táctôn giáo Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Về khách thể là các tổ chức tôn giáovới hoạt động tôn giáo của các chức sắc, tín đồ,

Thứ ba: Dựa vào lý thuyết xã hội học tôn giáo để phân tích sự tác động

qua lại, của tôn giáo với đời sống xã hội Thông qua chủ thể quản lý, với cácđiều kiện, phương tiện quản lý,… để rút ra những nhận xét, đánh giá kết quảQLNN về TG của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Thứ tư: Dựa vào lý thuyết hệ thống cấu trúc để làm rõ vị trí, vai trò của

QLNN về TG trong hệ thống công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và trongquá trình phát triển của xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay

1.3.3 Giả thuyết khoa học

Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh xây dựng một số giảthuyết như sau:

Trang 24

Một là, QLNN về TG ở Việt Nam không cần phải dựa trên cơ sở lý

luận và thực tiễn?

Hai là, QLNN về TG ở Việt Nam đầy đủ, hoàn chỉnh và rất tốt?

Ba là, Kết quả QLNN về TG ở Việt Nam đã tốt đẹp nên không cần

thiết phải điều chỉnh, không cần phải góp ý?

Với các câu hỏi và các giả thuyết như trên, nghiên cứu sinh sẽ phải vậndụng hệ thống các phương pháp, từ phương pháp luận chung nhất cho đến cácphương pháp cụ thể của chuyên ngành, tôn giáo học và liên ngành khoa học

để giải quyết, tìm ra kết quả thuyết phục

1.4 Một số khái niệm được sử dụng trong luận án

Tôn giáo: Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở

tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu

tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ,tôn giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy [183]

Tôn giáo “ religion”, có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên,

trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống vàtồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người,

những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễnghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó Những ý niệm cơ bản về tôn

giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục Trần tục là những

gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ

sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo Trong nghĩa tổng quátnhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời

để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa n h ân l o ạ i v à vũ tr ụ ; những câu hỏi vềmục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại Chính vì thế những tư tưởng tôn

Trang 25

giáo thường mang tính triết học Tôn giáo trong đời sống xã hội từ xưa đếnnay rất nhiều Tuy nhiên, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn, có

số tín đồ đông như: Islam giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo,

Đôi khi từ tôn giáo cũng được dùng để chỉ tổ chức tôn giáo, một tổchức gồm nhiều cá nhân cùng chung tín ngưỡng và việc thờ phụng, thường tổchức tôn giáo có tư cách pháp nhân

Trong tính đa dạng của tôn giáo hiện nay có nhiều quan niệm về tôngiáo và những tiêu chí xác định tôn giáo cụ thể cũng rất khác nhau, theochúng tôi, tiêu chí để xác định một tôn giáo cụ thể phải đảm bảo năm yếu tố:

- Giáo chủ, người sinh ra tôn giáo hay người khai sáng

- Giáo lý (lý thuyết tính thiêng), triết lý tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo

lý riêng

- Giáo luật, luật lệ, giới răn của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo luật riêng

- Giáo lễ, nghi lễ của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo lễ riêng

- Giáo hội, tổ chức của tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo hội riêng

Tổ chức tôn giáo: là tổ chức của những người cùng chung một tôn

giáo, có Hiến chương, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ mục đích được nhà nước phêduyệt, có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, có trụ sởgiao dịch của tổ chức, có tên gọi không trùng tên gọi của tổ chức tôn giáo đãđược nhà nước công nhận [30, tr.11 - 12]

Tín đồ: là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa

nhận [30, tr.8]

Nhà tu hành: là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống

riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo [30, tr 9]

Chức sắc tôn giáo: là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

Thông thường chức sắc tôn giáo vừa là người giữ chức vụ, vừa là người giữphẩm sắc trong tôn giáo

Trang 26

Tự do tôn giáo: Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi

công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôngiáo hay tín ngưỡng Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cảviệc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào Tạinhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bảncủa con người Tuyên n g ôn Q u ố c tế v ề N h ân q u y ề n đ ịnh nghĩa tự do tínngưỡng như sau: Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tínngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôngiáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc raogiảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập [34]

Tại một quốc gia có quố c g i á o , tự do tín ngưỡng thường được hiểu làchính phủ cho phép thực hành các hoạt động của các tôn giáo khác với quốcgiáo, và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác

Quyền tự do tôn giáo: nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa đơn

giản, “tự do tôn giáo” là sự bảo đảm tính độc lập của tôn giáo đối với các thiết

chế quyền lực, bảo đảm tôn giáo thoát ly mọi sự cấm đoán, hạn chế, ràngbuộc Nếu nhìn nhận dưới góc độ triết học thì khái niệm tự do phải được xemxét trong mối quan hệ với tất yếu

Điều 1 và 2 tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004) chỉ rõ: “Công

dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn

giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫnnhau Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đượchưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân

Trang 27

tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật [168]

Quản lý: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng

quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vicủa cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp vớiquy l u ậ t khách quan

Quản lý nhà nước: là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà

nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các v ă n b ả n quy phạm pháp luật

Quản lý h à nh c h ính n hà nước: là việc tổ chức thực thi quyền hành

pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật vàtheo pháp luật

Quản lý nhà nước về tôn giáo:

Nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật đểtác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt độngtôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt đượcmục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý

Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp

luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhândân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôngiáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật

Như vậy, QLNN về TG là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do khôngtín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợiích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam Nhà nước quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo

Trang 28

nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trướcpháp luật, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở để các tôn giáo thực hiện hoạtđộng của mình trong khuôn khổ pháp luật.

Chủ thể quản lý nhà nước ở Việt Nam: theo Hiến pháp năm 1992, ở

Việt Nam có các loại cơ quan nhà nước sau đây:

1) Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhànước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương);

2) Các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các Bộ, các cơquan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện, xã

và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND;

3) Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, cáctòa án nhân dân địa phương, tòa án đặc biệt và các tòa án khác do luật định);

4) Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sátquân sự, viện kiểm sát nhân dân địa phương)

Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện

sự thống nhất của quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào [46,tr.19 - 20]

Theo nghĩa hẹp, chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ,UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được Nhànước trao quyền quản lý như BTGCP, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường,

Khách thể quản lý tôn giáo ở Việt Nam: là các tổ chức tôn giáo, chức

sắc, người tu hành, tín đồ, với những hoạt động cụ thể thuộc phạm vi quản lýđiều chỉnh của pháp luật

Trang 29

Nhà nước pháp quyền: là một chế độ chính trị mà ở đó Nhà nước và

cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, củamỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạmpháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập

Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của con người

và đảm bảo cho công dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tuỳ tiện của cơquan nhà nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp củapháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước

Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân chỉ thực hiện nhữngcái do pháp luật đã quy định Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vịtrí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự do và cácquyền công dân

Luật pháp về tôn giáo: luật pháp (hay pháp luật) là “ những quy phạm

hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội” [182] Cách diễn đạt

khác “pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do Nhà nước quy định, ban

hành, buộc phải tuân theo không được trái phạm” [183 ] Như thế, trong các

từ điển tiếng Việt, Luật pháp hay Pháp luật là những khái niệm đồng nghĩa

Chính sách tôn giáo: chính sách tôn giáo là thuật ngữ để chỉ cơ sở cho

QLNN về TG Trong lịch sử Việt Nam, cho tới những năm đầu thế kỷ XX,vẫn chưa có “chính sách tôn giáo” đầy đủ theo nghĩa hiện đại Nghĩa là quan

hệ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo chưa được định chế bằng luật pháp

Ở Việt Nam hiện nay, ,đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với công tác tôngiáo và QLNN về TG

Trang 30

Trong số 95 chức sắc tôn giáo được phỏng vấn vào năm 2012: có 15,7%trả lời không cần có QLNN về TG [Xem phụ lục, kết quả xử lý phiếu phỏngvấn XHH] Quan điểm đó được một số người ủng hộ và viện dẫn, có quốc giakhông có cơ quan QLNN về TG như nước Mỹ Song thực tiễn ngày nay chothấy, hầu khắp các nước trên thế giới, ở đâu có hoạt động tôn giáo, ở đó cần cóQLNN về TG Nếu không có QLNN về TG, dễ dẫn đến các tôn giáo hoạtđộng tự phát, chèn ép, công kích lẫn nhau, làm ảnh hưởng tới sự phát triểnlành mạnh và ổn định của xã hội Ngoài ra trong tính phức tạp của chính trị, xãhội hiện nay, tôn giáo thường bị chính trị, kinh tế lợi dụng, chi phối, … Vì vậynếu không có quản lý tôn giáo, tôn giáo dễ bị lợi dụng làm công cụ để tác độngtới an ninh quốc gia, trật tự xã hội Do đó, QLNN về TG là yêu cầu kháchquan của các quốc gia, sự khác biệt nếu có mỗi quốc gia lựa chọn cách thứcQLNN về TG khác nhau Đối với Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo,ứng xử với tôn giáo được dựa trên những cơ sở lý luận khoa học của Chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với thực tiễn và kinh nghiệmđược đúc kết qua quá trình quản lý xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh luôn là hệ tư tưởng căn bản của xã hội, là ngọn đèn pha chiếusáng cho con đường cách mạng Việt Nam

Trang 31

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

của tôn giáo và phương pháp ứng xử với tôn giáo trong tiến trình xây dựngCNXH, với những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về nguồn gốc, tôn giáo là một hiện tượng xã hội thuộc kiến

trúc thượng tầng Từ phương pháp khoa học lịch sử, với thế giới quan duy vậtC.Mác và Ăng ghen đã chỉ ra nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của tôngiáo Chính con người sinh ra tôn giáo và tôn giáo quay lại chi phối con

người Ăngghen, trong tác phẩm Chống Duyrinh đã đưa ra lý giải về nguồn

gốc tôn giáo, là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - củanhững lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sựphản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lựclượng siêu trần thế Như vậy, tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thứcphản ánh thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm, hoặc làmột sự phản ánh không toàn diện thế giới khách quan, khiến con người hiểusai hoặc không đầy đủ các hiện tượng trong tự nhiên

C.Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của

Hêghen cũng đã khẳng định rằng: con người sáng tạo ra tôn giáo, " Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn của hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".[ 54, tr 570 ] Nhận định này với tính cách tôn giáo là

một hiện tượng xã hội cho thấy chức năng và tính xã hội rất đặc biệt của tôngiáo Nó là sự đền bù lại cho sự nghèo nàn của hiện thực xã hội - với nhữngnghèo nàn của tri thức để lý giải thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng nhữnghuyền thoại và với những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém củatrình độ khoa học kỹ thuật cùng sự bất an, phức tạp của xã hội Vậy nên con

Trang 32

người cần có tôn giáo như một liều thuốc an thần xoa dịu những nỗi đau, những trắc ẩn của cuộc sống.

Thứ hai, tôn giáo là một phạm trù lịch sử, tôn giáo phản ánh ý thức của

con người về tồn tại xã hội của thời đại mình Chỗ dựa của tôn giáo là nhữngtrắc trở, huyền bí của đời sống hiện thực và những gì mà khoa học chưa lýgiải được Trong quá trình phát triển nhận thức của con người đối với tôngiáo, khoa học phát triển và dần cắt nghĩa được những vấn đề làm chỗ dựacho tôn giáo tồn tại, khoa học phát triển tới đâu, tôn giáo lùi tới đó Tuy nhiênthế giới là vô cùng vô tận, nhận thức thế giới luôn hữu hạn, khoa học nhậnthức được vấn đề này lại xuất hiện những vấn đề khác Bởi vậy tôn giáo luôn

có chỗ dựa cùng với sự năng động điều chỉnh theo những tiến bộ của khoahọc và biến đổi của xã hội Cùng với tiến trình lịch sử của con người, tôngiáo được sinh ra, tồn tại và mất đi khi nền tảng cho sự tồn tại của nó khôngcòn Đó là cả một tiến trình lâu dài trong lịch sử phát triển của xã hội loàingười

Thứ ba, ứng xử với tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH là phải

hiểu tôn giáo và ứng xử đúng với bản chất của tôn giáo Chỉ ra bản chất của

tôn giáo, C Mác có luận điểm nổi tiếng: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân

dân” [ 54, tr 570 ]

Lênin phát biểu: “câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan

điểm của Mác về vấn đề tôn giáo”.[ 186, tr 511 ]

Luận điểm trên của C Mác có nhiều cách hiểu khác nhau:

Cách hiểu thứ nhất, cho rằng luận điểm trên không phù hợp với sự thật

lịch sử: kết luận của C Mác là không đúng, tôn giáo chưa bao giờ là thuốcphiện, mà chỉ là chất kích thích con người hành đông tích cực

Cách hiểu thứ hai, cho rằng chỉ có hình thức tôn giáo thoái hóa nào đó

mới là thuốc phiện, chứ không phải mọi tôn giáo nói chung.[125, tr.3 - 15]

Trang 33

Cách hiểu thứ ba, những người theo cách hiểu này, tìm hiểu hoàn cảnh

lịch sử, nguồn gốc ra đời luận điểm “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”

mà C Mác đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ rưỡi và cho rằng, trong hoàncảnh lịch sử ấy câu nói của C Mác không hàm ý phê phán tôn giáo Tôn giáo

là thuốc phiện “của” nhân dân, chứ không phải “với” nhân dân „Cho đến mãi

những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, từ “thuốc phiện” vẫn chưa có ý nghĩa như ngày nay (là chất để tổng hợp ma túy); nó là một thứ thuốc thông thường, thuốc giảm đau mà các thầy thuốc kê đơn” [135, tr.239 - 240]

Cách hiểu thứ tư, tuy không nhiều nhưng quan điểm này là: chừng nào

còn tồn tại thì tôn giáo vẫn là thứ thuốc độc hại làm tha hóa con người

Cách hiểu thứ năm, xét theo quan điểm chính trị, tích cực hay tiêu cực,

không phải bản thân tôn giáo, mà là người sử sụng nó vào mục đích gì,Phiđen Castrô nói:

“Theo ý kiến của tôi, xét theo quan điểm chính trị, tôn giáo tự nó không phải là thuốc phiện hay phương thuốc diệu kỳ Nó có thể là thuốc phiện hoặc

là một phương thuôc diệu kỳ tùy theo người sử dụng nó hay ứng dụng nó để bênh vực những kẻ áp bức, những kẻ bóc lột hoặc để bảo vệ những người bị

áp bức hoặc bị bóc lột”.[167, tr.288 - 289]

Chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra phương thức ứng xử với tôn giáotrong từng giai đoạn lịch sử đó là: không thể sử dụng bạo lực để đàn áp tôngiáo, mà chỉ có thể sử dụng phương cách giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục

để toàn thể nhân dân, cả những người theo đạo và những người không theođạo Đối với vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác

- Lênin đã lưu ý khía cạnh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định Kế thừa và phát triển quanđiểm của C Mác và Ăng ghen về tôn giáo, Lênin đã khẳng định thái độ lậptrường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo: giai cấp vô sản tôn trọng

Trang 34

quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng “Bất kỳ ai cũng được tự do

theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận tôn giáo nào, … Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được”.[ 133, tr 400 - 401 ]

Quan điểm về quan hệ Nhà nước vô sản với tôn giáo, Lênin đã viết:

“ Giai cấp vô sản cách mạng nhất định sẽ đạt mục đích là làm cho tôn giáo thật sự trở thành một việc tư nhân đối với Nhà nước Và dưới chế độ chính trị đã được quét sạch các tàn dư thối nát thời trung cổ ấy, giai cấp vô sản sẽ tiến hành các cuộc đấu tranh rộng rãi và công khai nhằm xóa bỏ tình trạng nô lệ về mặt kinh tế, nguồn gốc thật sự của sự mê hoặc nhân loại bằng tôn giáo” [ 133, tr 406 - 407 ]

Giải quyết vấn đề tôn giáo trong CNXH, quan điểm chủ nghĩa Mác

-Lênin cho rằng các tôn giáo mang hệ tư tưởng duy tâm, do đó về cơ bản thếgiới quan, nhân sinh quan tôn giáo trái ngược với quan điểm duy vật biệnchứng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Tôn giáo sẽ mất đi khi xã hội đãđược cải tạo hoàn toàn, giúp con người tự giải phóng mình và giải phóng mọithành viên trong xã hội khỏi tình trạng nô dịch và áp bức bất công, khi không

còn “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, mà cả mưu sự và thành sự đều từ

con người mà ra Khi đó tôn giáo, sự phản ánh thế giới tự nhiên một cách sailạc trong bộ não con người, sẽ tự mất đi, bởi nó chẳng còn gì để phản ánh nữa

Xét bản chất của QLNN về TG, đây là một nội dung của mối quan hệgiữa tôn giáo với chính trị, nó thể hiện vai trò của chính trị thông qua quyềnlực của Nhà nước trong quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo Chính vìthế, để làm rõ QLNN về TG cần phải nghiên cứu bản chất quan hệ hệ giữa tôngiáo với chính trị

Trong quan hệ đối với tôn giáo, chính trị được nhận thức từ hai giác độ

Một, chính trị là một loại quan hệ xã hội đặc biệt của con người với các cấp

Trang 35

độ tồn tại khác nhau (con người cá nhân, nhóm nhỏ, tập đoàn, dân tộc, conngười quốc gia), có quan hệ, cũng như gây ảnh hưởng đến mọi phương diện

của Nhà nước Hai, chính trị là một loại hoạt động xã hội đặc thù liên quan tới

vấn đề Nhà nước, đó là mục tiêu chính trị, là lực lượng có khả năng huy động

để đạt mục tiêu và là hình thức tổ chức để quy tụ nhằm đạt mục tiêu Đã có tổchức thì có nhà chính trị, nhà lãnh đạo quản lý; có phương thức, phương tiện,thủ thuật chính trị để đạt mục tiêu; có chính trị thực tiễn, qua đó mục tiêuchính trị được hiện thực hoá Chính trị đóng vai trò đặc biệt trong đời sống xãhội, kể từ khi ra đời cho đến nay, do có điểm khác nhau của tôn giáo vớichính trị nên chính trị thường chủ động tạo ra sự thống nhất với tôn giáo

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong khi đưa ra quan

điểm giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị là “Giải phóng tôn

giáo ra khỏi chính trị ”, thì đã nhận thấy, việc đó không thể đạt đến sự thành

công nhanh chóng, mà phải là một quá trình lâu dài, bền bỉ với phương thức

tổ chức chính trị thực tiễn khoa học và nghệ thuật Vì thế, các nhà kinh điểnmác - xít không đặt vấn đề xoá bỏ tôn giáo khi chế độ tư hữu đang tồn tại.Vấn đề là, phải giải phóng con người về mặt chính trị ra khỏi tôn giáo, mà

trước hết là giải phóng Nhà nước khỏi tôn giáo Nhưng: "Giải phóng Nhà

nước khỏi tôn giáo không phải là giải phóng con người hiện thực khỏi tôn giáo".[53, tr.546]

Quan hệ Nhà nước với tôn giáo, Lênin đã chỉ rõ : “ Nhà nước không

được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không được dính đến chính quyền nhà nước, bất kỳ ai cũng hoàn toàn được tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được làm người vô thần, như bất cứ người XHCN nào cũng thường là người vô thần”.[

133,tr.400- 401]

Trang 36

Lý luận Mác - Lênin về tôn giáo đã chỉ rõ nguồn gốc của tôn giáo, cáchứng xử với tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong CNXH Tuy nhiên,vào thời đại của C.Mác, Ăngghen, Lênin, thực tiễn xã hội và nền tảng triếthọc phương Tây thời điểm ấy có nhiều điểm khác với xã hội và nền tảng triếthọc phương Đông Mặt khác, C.Mác - Lênin thời ấy chưa được tiếp cận vớithực tiễn xã hội, với lý thuyết nhân học, dân tộc học phương Đông nên trongquan điểm về tôn giáo của các ông có những điểm chưa đồng nhất với tôngiáo phương Đông Bởi vậy phải nghiên cứu và vận dụng những quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo một cách sáng tạo, phù hợp với thựctiễn, đó là con đường đúng đắn để giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trìnhxây dựng CNXH ở Việt Nam.

2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm mác - xít về tôn giáotrong hoàn cảnh xã hội Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đất nướcđộc lập - tôn giáo tự do, dân giàu, nước mạnh Tư tưởng này được xây dựngtrên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, đa tôngiáo, các tín ngưỡng, tôn giáo có đặc điểm riêng với lịch sử hình thành, pháttriển khác nhau Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đấu tranh dựng nước vàgiữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên hệ giá trị truyền thống vô cùng quýbáu, trong đó yêu nước là giá trị hàng đầu Nhận thức sâu sắc và thấm nhầntruyền thống ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh và luôn nhất quán vềlập trường đối với tôn giáo, đó là:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo là quyền

căn bản của con người Ngay sau ngày giành độc lập, tại phiên họp đầu tiên

của Chính phủ, khi nói tới tôn giáo Hồ Chủ tịch đã nói “tín ngưỡng tự do,

lương - giáo đoàn kết”[118, tr.16] và chỉ ra rằng, lòng yêu nước và đức tin

Trang 37

tôn giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại còn gắn bó chặt chẽ với nhau Trongthư gửi đồng bào Công giáo nhân ngày Lễ Thiên Chúa giáng sinh, cuối thư

Người đã viết “Thượng đế và Tổ quốc muôn năm”.[118, tr 25]

Theo Hồ Chí Minh, một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người

đó là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc, với đất nước Như vậy, đặc điểm vănhóa dân tộc nói chung, truyền thống yêu nước nói riêng và sự tôn trọng đốivới niềm tin tôn giáo là cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh về ứng xử và chínhsách tôn giáo Tư tưởng ấy không chỉ thu phục nhân tâm chức sắc, tín đồ cáctôn giáo, tin tưởng Hồ Chủ tịch và một lòng theo Đảng, mà ngay tới cả chính

trị gia như Xanhtơri người không cùng quan điểm, cũng phải khâm phục: “Về

phần tôi, phải nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các chương trình của Cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dù rất nhỏ, của sự công kích, đa nghi, hoặc chế giễu đối với một tôn giáo nào bất kỳ ”.[118, tr 27]

Thứ hai, tự do tín ngưỡng tôn giáo phải gắn liền với độc lập dân tộc.

Ngay từ thời kỳ đầu chống Thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ranếu đất nước không được độc lập thì nhân dân có đâu tự do, trong đó nhândân cũng không được tự do tôn giáo Vì thế độc lập dân tộc, tự do của Tổquốc là nguyện vọng thiết tha của mọi người trong đó có đồng bào các tôngiáo Tháng 1 năm 1946, khi thực dân Pháp lăm le quay lại xâm chiếm nước

ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước không được độc lập, thì

tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã ”.

[118, tr.172] Điều rất đặc biệt, trong công cuộc kháng chiến chống thực dânPháp, Hồ Chủ tịch còn tin tưởng Chúa sẽ phù hộ cho công cuộc kháng chiến

thắng lợi, Người đã viết: “Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết

kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do Đức Chúa phù hộ chúng ta, chúng ta chắc thắng lợi” [118, tr.173] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

luôn nhất quán về sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào

Trang 38

Khi miền Bắc giành được độc lập tiến lên xây dựng CNXH, ngày 10/5/1958,

cử tri Hà Nội hỏi “Tiến lên CNXH, tôn giáo có bị hạn chế không ?” Người đã trả lời: “không, ở các nước XHCN tín ngưỡng hoàn toàn tự do, ở Việt Nam ta

cũng vậy…”.[118, tr.174] Như vậy độc lập dân tộc là mục tiêu, là mong muốn

của mọi người, trong đó có đồng bào tôn giáo Có độc lập dân tộc, có tự domới thực sự có tự do tôn giáo

Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo là xây dựng,

củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, độc lậpdân tộc và CNXH Chính sách tôn giáo theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch, thểhiện tính nhất quán, lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo; thái độ

mềm dẻo, khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo Trong "Tám

điều mệnh lệnh" của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi rõ: Chính

phủ, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, phong tục tập quáncủa đồng bào Ngày 5 - 4 - 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 điều nên và

không nên làm, trong đó ghi: "Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong

tục của dân" Chính cương của mặt trận Liên Việt ở điểm 1, điều 7 có ghi:

"Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người" Sắc lệnh

về tôn giáo số 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14 - 6 - 1955 đã thểhiện rõ tính nhất quán lâu dài của chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôngiáo của Đảng và Nhà nước ta [ 68 ]

Kế thừa quan điểm mác - xít về tôn giáo, giải quyết các vấn đề tôngiáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ mềm dẻo, biện pháp khéo léo,hợp tình hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta Vềnguyên tắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ các tổ chức tôn giáo phải hoạt động

trong khuôn khổ pháp luật, theo quy định tại Điều 14 (chương IV) Sắc lệnh về

tôn giáo do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký: "Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, như mọi tổ chức khác

Trang 39

của nhân dân" [68] Trên cơ sở nguyên tắc ấy, các vấn đề nảy sinh trong

quan hệ giữa các tôn giáo, quan hệ giữa người theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữatôn giáo với chính quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xử lý thành công

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phân định rạch ròi thái độ, cách thức ứng

xử theo các mức độ khác nhau trong giải quyết từng vấn đề tôn giáo: đối vớichủ nghĩa thực dân xâm lược và các thế lực tôn giáo phản động cấu kết vớinhau, chống phá đất nước đó là đấu tranh chống kẻ địch; đối với đồng bào tôngiáo do thiếu hiểu biết chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước là đấu tranhtrong nội bộ nhân dân

Trên cơ sở tư tưởng về chính sách tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đề ra những quan điểm, giải pháp đúng đắn nhằm thực hiện thành công vấn đềđoàn kết các tôn giáo mà trọng tâm là đoàn kết lương - giáo Đoàn kết là mộtnội dung cơ bản, bao trùm, có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệpcách mạng Việt Nam Người nhấn mạnh rằng: đoàn kết của ta không nhữngrộng rãi mà còn lâu dài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là mộtthủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổquốc, ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có đức, có sức, có lòng phụng

sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ Đoàn kết tôn giáo làmột nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch

Hồ Chí Minh Để thực hiện đoàn kết tôn giáo, Người đã tìm ra sự tương đồnggiữa các tôn giáo, cơ sở khoa học đơn giản mà vô cùng thuyết phục:

Một là, các tôn giáo chân chính xét đến cùng đều có hy vọng giải thoát

con người, mong muốn con người được sung sướng tự do, hạnh phúc Chủ

tịch Hồ Chí Minh nói: "Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha",

"Đức Giê su hy sinh là vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc" "Khổng

Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng" [118, tr 85 ]

Trang 40

Hai là, tín đồ các tôn giáo căn bản đều là những người lao động bị chế

độ cũ áp bức bóc lột Họ đều là những người yêu nước thực sự, do vậy họ làlực lượng của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàndân với tư cách là chủ thể của cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh sự tương đồng giữa cáctôn giáo mà còn tìm ra sự tương đồng giữa các tôn giáo với chủ nghĩa Mác -Lênin và CNXH Mục đích tôn giáo hướng con người tới an vui hạnh phúc,chủ nghĩa Mác - Lê nin và CNXH hướng con người tới xây dựng cuộc sống

tự do, hạnh phúc Hồ Chủ tịch coi tôn giáo là nơi gửi gắm nguyện vọng thiếttha của một bộ phận quần chúng lao động mong chờ sự giải thoát khỏi áp bức,bất công, nghèo khổ, từ đó cổ vũ họ tham gia kháng chiến, kiến quốc Đối vớicác chức sắc tôn giáo, Hồ Chủ tịch luôn động viên, khơi dậy lòng yêu nướcthương nòi, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trọng tâm tư tưởng về tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đềđoàn kết lương - giáo Cơ sở của đoàn kết lương - giáo theo tư tưởng Hồ Chí

Minh chính là sự "đồng nhất" với nhau vì mục tiêu độc lập, tự do của dân tộc.

Hồ Chủ tịch cho rằng, đồng bào lương và giáo đều là người Việt Nam, đều làngười lao động và sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp chung, sự nghiệp lớn,lâu dài Vì thế lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết thì sự nghiệp lớn củadân tộc mới giành được thành công Qua những bức thư gửi cho đồng bào cáctôn giáo và nhiều chức sắc tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn đề cao cái chung củamọi người, không kể lương hay giáo căn bản nhất là lòng yêu nước Còn cáiriêng, cái dị biệt về đức tin, lối sống: Đồng bào giáo thì có tình cảm kínhChúa, đồng bào lương thì ngưỡng mộ Đức Phật chỉ là sự khác biệt nhỏ, khôngcăn bản Chúng ta cần phải bỏ qua cái dị biệt nhỏ, giữ lại cái tương đồng lớn

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác vận động đối với các chức sắctôn giáo và đồng bào tôn giáo là việc làm quan trọng Người luôn biểu lộ sự

Ngày đăng: 18/02/2019, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng ,(1981), Nghị quyết 40 - NQ/TW ngày 01/10/1981 về công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 40 - NQ/TW ngày01/10/1981 về công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1981
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, (1990), Thông báo số 76/TB - TW của Ban Bí thư về sơ kết thực hiện Nghị quyết số 24 ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Khóa VI về "Tăng cường công tác tôn gáo trong tình hình mới", Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác tôn gáo trong tình hình mới
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 1990
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1981), Thông tri số 136 - TT - TW ngày 30/9/1981 về chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo để thành lập tổ chức chung Phật giáo cả nước, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông trisố 136 - TT - TW ngày 30/9/1981 về chủ trương thống nhất các tổ chức Phậtgiáo để thành lập tổ chức chung Phật giáo cả nước
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1981
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1990), Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết số 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trongtình hình mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1990
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1990), Chỉ thị số 66 - CT/TW ngày 26/11/1990 thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về"Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới", Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1990
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1992), Thông báo số 34 - TB/TW ngày 14 tháng 11 năm 1992 về ý kiến của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Cao Đài, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thôngbáo số 34 - TB/TW ngày 14 tháng 11 năm 1992 về ý kiến của Ban Bí thư vềchủ trương công tác đối với đạo Cao Đài
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1993), Chỉ thị số 21/CT - TW ngày 18/05/1993 về đoàn kết thống nhất Phật giáo, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thịsố 21/CT - TW ngày 18/05/1993 về đoàn kết thống nhất Phật giáo
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1993
9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (1998), Chỉ thị số 37 - CT/TW ngày 02/07/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thịsố 37 - CT/TW ngày 02/07/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1998
10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Nghị quyết số 25 - NQ/TW Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, về công tác tôn giáo, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết số 25 - NQ/TW Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ươngĐảng Khóa IX, về công tác tôn giáo
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
12. Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24/TW, (1998), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ mới, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết việcthực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cườngcông tác tôn giáo trong tình hình mới; Phương hướng công tác tôn giáo thờikỳ mới
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24/TW
Năm: 1998
13. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ,(2013), Công giáo Tây nguyên, Đề tài nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công giáo Tây nguyên
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2013
14. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, (2013), Công giáo các tỉnh Tây Nguyên, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công giáo các tỉnh Tây Nguyên
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2013
15. Ban Chỉ đạo Tây Bắc - Ban Tôn giáo Chính phủ, (2013), Kỷ yếu Hội thảo, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hộithảo
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Bắc - Ban Tôn giáo Chính phủ
Năm: 2013
16. Ban chủ nhiệm Đề án nghiên cứu Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo, (2012), Báo cáo kết quả thực hiện đề án "Nghiên cứu Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo", Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo
Tác giả: Ban chủ nhiệm Đề án nghiên cứu Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo
Năm: 2012
17. Ban Tôn giáo của Chính phủ, (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Tài liệu, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Ban Tôn giáo của Chính phủ
Năm: 1993
18. Ban Tôn giáo của Chính phủ, (1995), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhànước trong lĩnh vực tôn giáo
Tác giả: Ban Tôn giáo của Chính phủ
Năm: 1995
19. Ban Tôn giáo Chính phủ, (1995), Các văn bản của nhà nước về hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản của nhà nước về hoạtđộng tôn giáo
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 1995
20. Ban Tôn giáo của Chính phủ, (1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị định số 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết việc thực hiệnNghị định số 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
Tác giả: Ban Tôn giáo của Chính phủ
Năm: 1997
21. Ban Tôn giáo của Chính phủ, (2000), Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật liên quanđến tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Ban Tôn giáo của Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2000
22. Ban Tôn giáo Chính phủ, (2001), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật quan hệ đếntín ngưỡng tôn giáo
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w