1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

122 5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Từ thực tế trên, tác giả luận văn nhận thấy rằng, cần phải tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho các em gần cuối cấp tiểu học và Đạo đức là môn học có khả năng tích hợp thuậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ VÂN KHÁNH

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4, 5.

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Mã số: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Thái Văn Thành

Trang 2

Nghệ An- 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh và trường Đại học Sài Gòn

- Quý thầy cô khoa sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Vinh, quý thầy cô phòng Tổ chức cán bộ trường Đại học Sài Gòn

- Tất cả quý thầy cô đã tham gia quản lý, hướng dẫn, giảng dạy trong suốt khóa học

- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư- Tiến sĩ Thái Văn Thành, người thầy đã giúp đỡ tận tình, chu đáo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

- Ban giám hiệu và giáo viên các trường Tiểu học Minh Đạo, Văn Lang, Hàm Tử, dân lập Minh Trí đã hỗ trợ tôi khảo sát, thu thập xử lý nhiều thông tin số liệu để tôi hoàn thành luận văn

- Cảm ơn sự động viên, khích lệ của người thân cùng với sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã rất cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cám ơn

Tác giả Phạm Thị Vân Khánh

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 : Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức

Bảng 2.2 Khảo sát thái độ của học sinh với các chuẩn mực đạo đức

Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của học sinh tiểu học

Bảng 2.4 Khảo sát nhận thức về những chuẩn mực đạo đức của học sinh từ việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Bảng 2.5 Khảo sát thái độ về những chuẩn mực đạo đức của học sinh từ việc

GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Bảng 2 6 Khảo sát về hành vi của học sinh

Bảng 2.7 Học sinh được học, không được học hoặc thỉnh thoảng được học kiến thức về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh của khối lớp 4

Bảng 2.8 Học sinh không được học, tích hợp kiến thức về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh hàng ngày

Bảng 2.9 Thái độ của giáo viên về sự cần thiết phải giảng dạy và rèn luyện ĐĐ theo TT Hồ Chí Minh tại trường Tiểu Học

Bảng 2.10 Thái độ của giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Bảng 2.11 : Các ý kiến về phương án lồng ghép nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào các môn học cụ thể

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài 9

2 Mục đích nghiên cứu 13

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4 Giả thuyết khoa học 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 14

6 Phương pháp nghiên cứu 14

7 Đóng góp mới của luận văn: 15

8.Cấu trúc luận văn 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 16

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 18

1.2.1 Tư tưởng ĐĐ Hồ Chí Minh 18

1.2.2 Đạo đức, giáo dục đạo đức 19

1.2.3 GD TT ĐĐ Hồ Chí Minhcho học sinh tiểu học 21

1.2.4 Tích hợp 21

1.2.5 Tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM cho hs tiểu học 22

1.2.6 Dạy học tích hợp .23

1.2.6.1 Khái niệm DHTH 23

1.2.6.2 Ưu điểm DHTH 24

1.2.6.3 Ý nghĩa DHTH 24

1.2.6.4 Các mức độ DHTH 25

1.3 Một số vấn đế lý luận về tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM 25

1.3.1 Mục đích, ý nghĩa tích hợp 25

Trang 7

1.3.2 Đặc điểm, cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học 29

1.3.2.1 Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học 29

1.3.2.2 Cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học 30

1.3.2.3 Những xu hướng đổi mới dạy học môn Đạo đức lớp 4,5 ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay 35

1.3.3 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh 38

1.3.4 Khả năng tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn đạo đức lớp 4,5 40

1.3.5 Các phương thức tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho HS lớp 4,5 trong môn Đạo đức 42

1.3.5.1 Tích hợp theo từng bài học 42

1.3.5.2 Tích hợp vào hoạt động ngoại khóa gắn liền với môn học 42

1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 43

1.4 Các cơ sở để lựa chọn tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho HS lớp 4,5 trong môn Đạo đức 43

Kết luận chương 1 45

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa và giáo dục của quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 46

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội 46

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa dân tộc ở quận 5 46

2.1.3 Tình hình giáo dục 47

2.2 Thực trạng GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh ở trường tiểu học 48

2.2.1 Thực trạng giáo dục đạo đức ở tiểu học 48

Trang 8

2.2.2 Thực trạng GD TT ĐĐ HCM ở trường tiểu học 51

2.3 Thực trạng tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5……… 53

2.3.1 Thực trạng về việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

.53

2.3.2 Thực trạng GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đối với các lớp đầu cấp (Lớp 1,2,3) 57

2.3.3 Thực trạng GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đối với các lớp cuối cấp (Lớp 4,5 ) 57

2.3.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh 61

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 65

2.4.1 Nguyên nhân thành công 65

2.4.2 Nguyên nhân hạn chế 66

Kết luận chương 2 69

CHƯƠNG 3: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4, 5 3.1Mục tiêu tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào môn đạo đức 71

3.1.1 Kiến thức 71

3.1.2 Kỹ năng 71

3.1.3 Thái độ - Tình cảm 71

3.2 Nguyên tắc tích hợp 72

3.3 Cách thức tích hợp TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức 73

3.4 Mức độ tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 74

3.5 Chủ đề tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 75

Trang 9

3.6 Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5

75

3.6.1 Nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5 75

3.6.2 Phương thức tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 cho HS 82

3.6.2.1 Địa chỉ tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong chương trình học Đạo đức lớp 4, 5 83

3.6.2.2 Phương thức tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 cho HS 85

3.7 Thăm dò ý kiến chuyên gia về tính khả thi của vấn đề tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh 104

Kết luận chương 3 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107

1 Kết luận 107

2 Kiến nghị 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 114

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kĩ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”

Năm điều Bác Hồ dạy hầu như đều nằm sâu trong trí nhớ của các em cấp tiểu học.Thông qua các bài học, những câu chuyện kể, những lời dạy bảo của thầy cô, cha mẹ các em đều biết được chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc

Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước

và giữ nước Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản

tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực Những tư tưởng của Người là “

Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề nổi bật và đặc biệt đang được truyền thông rộng rãi trong tất cả các cấp học Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức trong sự nghiệp trồng người Ngay từ những ngày đầu lập nước,Người nhấn mạnh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Từ đó, Người đã sáng lập ra một hệ thống giáo dục xã hội hoàn toàn mới về chất Trong hệ thống đó, Người đã lấy toàn dân làm đối tượng, kết hợp giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Bên cạnh đó, tính khoa học

Trang 11

kết hợp với tính nhân đạo là nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một

hệ thống giáo dục mới, trong đó có giáo dục đạo đức

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đó

là tâm niệm trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Người về giáo dục và đây cũng là câu nói bất hủ được truyền tụng mãi trong ngành giáo dục Điều này cũng cho thấy rằng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người, đặc biệt là giáo dục về đạo đức, về nhân cách làm người Người luôn

cho rằng: “hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Đối với Người, việc quan tâm đến giáo dục là vì muốn “đào tạo ra những

công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.” Như vậy, những công dân tốt,

những cán bộ tốt phải là những người được rèn luyện về tài năng và được nuôi dưỡng về đạo đức

Giáo dục đạo đức, đây là một mảng lớn trong sự nghiệp giáo dục con người Đó chính là cách chuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân Nói cách khác, đó là phương thức và quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành

ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự rèn luyện đạo đức trong mỗi bản thân của mỗi người và việc này phải được diễn ra thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi Đây có thể là một việc làm khó khăn vì nó đòi hỏi

sự nổ lực, rèn luyện không ngừng nhằm vươn tới cái thiện trong chính bản thân của mỗi cá nhân trong cộng đồng

Trong giáo dục, để đạt được kết quả tốt thì nhất thiết phải có phương pháp giáo dục tốt Phương pháp giáo dục là một yếu tố rất quan trọng vì nó đảm bảo cho cả một quá trình giáo dục diễn ra Tất cả các phương pháp giáo

Trang 12

dục như phương pháp đàm thoại, phương pháp chất vấn, phương pháp noi gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đều nhằm mục đích nâng cao trình độ cũng như nhận thức của cá nhân mỗi người, nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, khoa học, thiết thực,gắn với đời sống và thời đại Khi lực chọn phương pháp, cần xem xét đến điều kiện và đối tượng giáo dục Chính vì thế, trong giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi chúng ta phải căn cứ vào trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng Bên cạnh đó, Người cũng coi trọng việc kết hợp giữa phương pháp và hình thức, giữa hình thức và hình thức giáo dục với nhau vì có như thế thì việc giáo dục mới hoàn toàn đạt được kết quả tốt.

Đã từ lâu, Đảng cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mac-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

trong giai đoạn mới Cũng trong cuộc họp ngày 7/11/2006, Bộ chính trị có

Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”[3]…Chúng ta thấy rằng, hầu như cả nước, nhất

là thanh thiếu niên, nhi đồng đang hướng đến việc học tập, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ nhận thức sâu sắc này, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp học Và điều này, theo tác giả là hết sức cần thiết trong thời đại hiện nay nhằm:

- Bước đầu giúp học sinh hiểu biết những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó các em biết yêu quý, kính trọng và biết ơn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 13

- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dần dần trở thành thói quen và nếp sống cho học sinh.

- Bước đầu phát triển kĩ năng thực hành trong học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hơn thế nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng về đạo đức con người luôn soi sáng soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay

Hiện nay, vấn đề đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang làm nhức nhối toàn xã hội Các em hầu như mất dần nếp sống truyền thống tốt đẹp vốn có của người Việt Nam Do đó, việc giáo dục đạo đức là hết sức cần thiết, đặc biệt là giáo dục đạo đức theo tưởng Hồ Chí Minh Chính vì thế, môn đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Giáo dục học sinh lòng yêu nước; truyền thống tốt đẹp của dân tộc; lòng nhân ái, vị tha; nếp sống giản dị; cần, kiệm, liêm, chính… Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy môn đạo đức giáo viên cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh

Trang 14

Bên cạnh đó, tại các trường tiểu học, phần lớn giáo viên, phụ huynh và học sinh đều chú trọng đến các môn học chính, lơ là các môn học phụ, mà chính các môn học phụ, đặc biệt là môn đạo đức là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách của nhữmg mầm non, vốn dĩ là những trang giấy trắng nhằm chuẩn bị cho các em hành trang tốt đẹp để bước vào đời Từ thực tế trên, tác giả luận văn nhận thấy rằng, cần phải tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho các em gần cuối cấp tiểu học và Đạo đức là môn học có khả năng tích hợp thuận lợi nhất về tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh bởi nội dung môn học có sự gắn kết, liên hệ với những mảng kiến thức về giáo dục đạo đức Cũng từ môn học, có thể phát triển để cung cấp những bài học từ tư tưởng đạo đức Hô Chí Minh cho học sinh Tiểu học

Từ những điều trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “ Tích hợp

nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phương thức tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được phương thức tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 có tính khoa học, khả thi và ứng

Trang 15

dụng được trong thực tiễn sẽ góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ góp phần làm rõ những vấn đề sau:

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

5.2 Nghiên cứu thực trạng về vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

5.3 Xây dựng phương thức tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

5.4 Thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của phương thức.

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện có phạm

vi nghiên cứu ở các trường Tiểu học quận 5, thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng học sinh lớp 4, 5

6.2 Về nội dung nghiên cứu: Tập trung xây dựng phương thức tích hợp

nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 4, 5

7.Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài từ nghiên cứu

Trang 16

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động nhằm tìm hiểu thực trạng về vấn đề tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm tính khả thi của quy trình

7.3Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu được về phương diện định lượng và mặt định tính

8 Đóng góp mới của luận văn:

8.1 Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

8.2 Đưa ra được bức tranh thực trạng tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong trong nhà trường tiểu học

8.3 Xây dựng được phương thức tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 4, 5

9.Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

Chương 2 Thực trạng tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5

Chương 3 Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

trong môn đạo đức lớp 4, 5

Trang 17

“Ai tìm được sự bình an trong tổ ấm gia đình, thì đó là người hạnh phúc nhất” Cũng chính vì điều này mà sinh thời Hồ Chí Minh đã từng khẳng định

“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình” Cũng từ điều

này mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc xây dựng gia đình văn hóa, hình thành nên những cá nhân có tố chất tốt đẹp

Do đó, việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay đã và đang

là đề tài nóng bỏng, đặc biệt là ở các trường học Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước nhận thấy rằng, nước ta cần một thế hệ công dân tốt, một đội ngũ lãnh đạo hội đủ cả đức lẫn tài Do đó, việc đưa giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế-

xã hội, là một sự cần thiết cho sự nghiệp phát triển con người trong thời đại mới

Nhận thức rõ vai trò của việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước ta đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo và đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật, chỉ thị về việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh như trong việc xây dựng văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI Theo ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc hội, phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương cuộc vận động thì việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức và lối sống

Trang 18

Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ

yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm…Và đây cũng là tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ta cần hướng tới.[3]

Do đó, lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM tại Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX

Vào ngày 27-3-2003, sau cuộc họp, BBT đã có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Cũng trong ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Trong cuộc họp ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị đã đưa ra Chỉ thị số 3- CT/TW về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tiếp tục ngày 11/1/2012 Hướng dẫn số 32-HD/BTGTW Ban Tuyên giáo Trung ương nhằm tháo gỡ những lúng túng trong việc thực hiện Chỉ thị

số 03-CT/TW của Bộ Chính trị đã được đưa ra

Như vậy, việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh hiện nay đã và đang được thực hiện rộng rãi trong cả nước từ cấp học nhỏ nhất đến cấp học lớn và đi sâu vào

bộ phận công chức theo sự nhận thức từ thấp đến cao nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người

Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là sự tiếp nối của giáo dục đạo đức gia đình Trên thực tế hiện nay, nhiều gia đình đã không còn giữ được nền nếp gia phong, điều nảy ảnh hưởng rất lớn đến sự giáo dục của nhà trường Do đó, nhà trường không chỉ là nơi đào tạo về trình độ, chuyên

Trang 19

môn mà còn là nơi dạy dỗ, rèn luyện con người có phẩm chất đạo đức, có tư tưởng chính trị vững vàng nhằm phục vụ cho lợi ích của xã hội.

Trong các trường Tiểu học hầu như rất coi trọng việc giáo dục một cách toàn diện cho học sinh Trong đó, giáo dục đạo đức được ưu tiên hàng đầu nhằm hướng tới đào tạo những con người hội tụ đủ về trí- đức- thể- mỹ

và hiện nay nhằm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị các trường thực hiện việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài dạy có liên quan nhằm hướng đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh trong tất cả các môn học, các bài học, các tiết học Đây là nội dung đã được Ban chỉ đạo trung ương cuộc vận động đưa ra tại buổi họp khi thông báo kết quả của việc triển khai cuộc vận động và kế hoạch thực hiện cuộc vận động từ 2007 đến năm 2011, diễn ra sáng 16-5-2007

Từ cuộc vận động, triển khai mạnh mẽ trong cả nước và trong tất cả các cấp học, các trường Tiểu học sẽ xây dựng những chương trình cụ thể cho từng năm học nhằm giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh đến với học sinh như lồng ghép, tích hợp vào các môn học chính quy trong nhà trường, tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, dựng tiểu phẩm về Bác Hồ, thực hiện các phong trào về nguồn…Theo đó, trong năm 2012 Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc thi “ Sử ca học đường” dành cho 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông trung học Điều này, phần nào cũng nhằm khơi gợi những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, những gương anh hùng bất diệt trong lịch sử nước nhà… mà người lãnh đạo sáng suốt, tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 20

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Trong đấu tranh cũng như trong hòa bình, ở nước ta, từ trước đến nay,

tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng to lớn của Đảng và của cả dân tộc Việt Nam ta Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội

lần thứ IX của Đảng đã nêu: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan

điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,

là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy

tớ thật trung thành của nhân dân…”[3]

1.2.2 Đạo đức, giáo dục đạo đức

a Đạo đức

Có nhiều quan niệm về đạo đức, nhưng chung quy đều bàn về những vấn đề thuộc về phép tắc, những quy định, cách cư xử giữa người với người trong một xã hội

Quan niệm đạo đức theo lý luận duy vật lịch sử: “Đạo đức là những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người Đạo đức

Trang 21

là tổng hợp những quan niệm về thiện, ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đang chê, cùng với những quy tắc phù hợp với những quan niệm đó, nhằm điều chỉnh hành vi của con người đối với xã hội, đối với giai cấp, đối với Đảng và đối với người khác”.

Quan niệm của Duberstin và Linchevski: “Đạo đức là hình thái của sự nhận thức xã hội, là tất cả những nguyên tắc, những quy định, tiêu chuẩn mà mọi người tuân theo trong hành vi của mình”

Vậy Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:

Đạo đức là những chuẩn mực, những quy tắc để đánh giá những ứng xử của con người với nhau trong xã hội Từ đó, con người sẽ có thể tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với lợi ích của cá nhân và xã hội

Đạo đức có thể được hiểu là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc , những chuẩn mực mà xã hội đặt ra để đánh giá cách ứng xử của con người trong xã hội

Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong− quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình

Quá trình giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vì trẻ nhỏ rất giàu tình cảm, dễ xúc động, thích tìm hiểu, phiêu lưu khám phá Đó cũng chính là cơ sở để thúc đẩy trẻ hành động theo chuẩn mực

Trang 22

Việc giáo dục đạo đức thường diễn ra trong quá trình học tập cũng như trong quá trình giao tiếp tức là quan hệ giữa cá nhân với cá hân,giữa cá nhân với tập thể Mỗi cá nhân sẽ có một cách thể hiện hành vi khác nhau tùy vào sự giáo dục và tự giáo dục của bản thân.

1.2.3 GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh Tiểu học

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là điều rất cần thiết Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có những buổi nói chuyện tại các trường học, các cơ

sở giáo dục, các hội nghị giáo dục và đã nhấn mạnh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường rất đa dạng và phải được kết hợp trên tất cả các phương diện giao tiếp Người còn nêu cao yêu cầu đối với người giáo viên là phải luôn chú trọng việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cho học sinh, đó là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công, giữ kỷ luật, giữ vệ sinh, học văn hoá Với học sinh, Người chỉ ra rằng các em phải rèn luyện đạo đức ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn

vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm Bên cạnh đó, các em phải luôn phấn đấu thi đua lẫn nhau nhằm làm cho nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển tốt đẹp

Việc giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho các em học sinh tiểu học là rất quan trọng vì các em phần nào đã biết ý thức được những việc làm đúng hoặc sai của mình Ở lứa tuổi này, bắt đầu xuất hiện những diễn biến tâm lí phức tạp Do đó, các em cần có sự định hướng, sự dẫn dắt đúng mực để các em có những hướng đi tốt đẹp Việc này liên quan đến những mối quan hệ trong cộng đồng, như trong quan hệ với thầy, cô giáo, các em phải luôn luôn ngoan ngoãn, kính trọng, vâng lời cô giáo, thầy giáo Bởi vì, cô giáo, thầy giáo là những người không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, uốn nắn các em trở thành

Trang 23

người tốt Trong quan hệ bạn bè, các em phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau Đối với cha mẹ, các em phải yêu kính và biết giúp đỡ cha mẹ Đối với xã hội, tùy sức mình mà các em tham gia những việc có ích lợi chung.

Như vậy, việc dạy học trong nhà trường luôn luôn song hành cùng việc giáo dục đạo đức vì như theo Hồ Chủ Tịch đã nói: “.“Có tài mà không có đức

là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn ” và một mặt cũng vì sự phát triển phồn vinh của đất nước như Người đã khẳng

định: “Trong công cuộc kiến thiết đó non sông chờ đợi các em rất nhiều Non

sông Việt Nam trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn trong công học tập của các em ”

Chúng ta cần phân biệt rằng, tích hợp là phải làm sao để tạo nên một tổng thể hài hòa chứ không phải là một phép cộng rời rạc

- Lồng ghép: Theo Tiếng Anh Combination là sự kết hợp, sự phân phối, ghép các bộ phận tạo thành chỉnh thể ( 27)

Trang 24

1.2.5 Tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM cho học sinh Tiểu học

Tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM cho học sinh Tiểu học tức là lồng ghép những nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài học có nội dung phù hợp, có liên quan nhằm giúp học sinh hiểu được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó, các em biết yêu thương, quý trọng và biết ơn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời, các em sẽ có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức của bản thân để trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc có trách nhiệm

1.2.6 Dạy học tích hợp

1.2.6.1.Khái niệm

Trong dạy học hiện nay, giáo dục tích hợp đã được đưa vào nhà trường

và trở thành xu thế chung của toàn ngành giáo dục ở Việt Nam

Cũng tại Hội nghị khoa học Giáo dục của UNESCO tại Paris năm 1972 đã

nêu: “Dạy học theo quan điểm tích hợp là một cách trình bày các khái niệm

và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” ( Hội nghị khoa học Giáo dục của UNESCO tại

Pari năm 1972) (15)

Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực

về quá trình học tập và quá trình dạy học Trong đó, quá trình học tập góp phần hình thành cho học sinh những năng lực học tập được định trước từ những điều cần thiết cho học sinh, mục đích là để phục vụ cho quá trình học tập và làm cho quá trình học tập có ý nghĩa

Việc học tập của học sinh từ trước đến nay hầu như diễn ra theo từng môn học riêng lẽ Do đó, học sinh sẽ được hình thành những kiến thức và kĩ năng cụ thể trong từng môn học, từng bài học cụ thể nhưng vẫn còn mang tính rời rạc.Chính vì thế, việc dạy học tích hợp sẽ giúp các em biết cách phối

Trang 25

hợp các kiến thức, tạo nên những điều cần thết cho bài học nhằm hình thành những năng lực, những kĩ năng sống từ thực tiễn.

Trong bài viết này, tích hợp sẽ được hiểu là sự lồng ghép, kết hợp, tổ hợp các nội dung với nhau trong từng bài học có nội dung liên quan Cụ thể là lồng ghép GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào môn học Đạo đức

1.2.6.2 Những ưu điểm của DHTH

Giáo dục Việt Nam trước đây chỉ bó gọn kiến thức, kĩ năng trong một phạm vi nhất định Điều này phần nào làm cho quá trình dạy và học diễn ra trong một khuôn khổ, làm mất đi những kiến thức liên quan gắn liền với thực tiễn vô cùng sống động Ngày nay, nhiều quốc gia thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH đã chứng tỏ rằng, tích hợp sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện độc lập

Dạy học tích hợp giúp nâng cao năng lực học tập Đồng thời, làm cho quá trình học tập mang một ý nghĩa nhất định vì nó gắn liền với thực tiễn hàng ngày.Từ đó, rút ngắn khoảng cách của lí thuyết với thực hành Hay nói cách khác, dạy học tích hợp giúp học sinh nâng cao kĩ năng vận dụng bài học vào cuộc sống

Dạy học tích hợp sẽ làm cho việc học tập trở nên có tính rõ ràng hơn

Dó đó, khi lồng ghép kiến thức, cần xác định, lựa chọn những mảng kiến thức cần thiết, phù hợp để việc tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn

Mặt khác, dạy học tích hợp còn giúp cho quá trình dạy học diễn ra trên

sự tổng hòa kiến thức từ nhiều môn học và còn hơn thế nữa

1.2.6.3 Ý nghĩa của DHTH

Dạy học tích hợp luôn thể hiện sự thống nhất giữa các khoa học Do đó, khi thực hiện tích hợp, chúng ta cần lựa chọn nội dung, phương pháp, hình

Trang 26

thức tổ chức rõ ràng sao cho chúng nằm trong một thể thống nhất và bổ khuyết cho nhau Đặc biệt, khi tích hợp về nội dung thì cần đảm bảo tính khoa học chặt chẽ của các mảng kiến thức và đặc thù của môn học.

Dạy học tích hợp thể hiện sự tuyệt đối của lượng kiến thức cần thiết để cung cấp cho bài học một cách cụ thể hơn Đồng thời, dạy học tích hợp sẽ đơn giản hóa lượng kiến thức không cần thiết làm học sinh dễ nhàm chán

a Mục đích của vấn đề tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh cuối cấp Tiểu học luôn được coi trọng và có vai trò thực tiễn sâu sắc Từ việc lấy giáo dục làm gốc thì giáo dục đạo đức luôn là phương châm được ưu tiên hàng đầu Cũng từ đó, những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được cụ thể hóa và đưa vào thực tiễn cuộc sống một cách nhẹ nhàng từ những bài học, những tiết học chính khóa lẫn những tiết học ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho học

Trang 27

sinh trong thời đại mới.Trong nhiều Nghị quyết về giáo dục, việc giáo dục đạo đức cũng được ưu tiên hàng đầu Đặc biệt, trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục cũng nêu cao những tư tưởng của Chủ tịch Hồ CHí

Minh về đạo đức, nghị quyết đã chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương,

Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm…”

Từ đó, chúng ta thấy rằng, việc giáo dục đạo đức luôn được quan tâm

và đây cũng là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục và

để quá trình giáo dục được thuận lợi và đạt được kết quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội vì mục tiêu nhằm đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu Và, xứ mạng cao cả đó sẽ được giao cho thế hệ trẻ, thế hệ của những học sinh, sinh viên ưu tú, những người sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước như trong thư gửi HS nhân ngày

khai trường đầu tiên của một nước độc lập, Bác viết: “Non sông Việt Nam có

trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”.

b Ý nghĩa của việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM cho HS lớp 4,5 trong môn Đạo đức

Việc tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục, về hình thành nhân cách cho học sinh nhất là các em ở cuối cấp Tiểu học.Trong môn Đạo đức, tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh có

ý nghĩa về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới đất nước và thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

Trang 28

Tư tưởng GD ĐĐ của Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5 không

bó hẹp trong việc giáo dục về tri thức mà mang tính bao quát, sinh động, thiết thực và gần gũi, phù hợp với tâm sinh lí trẻ em

Từ đặc điểm của phân môn, tư tưởng GD ĐĐ Hồ Chí Minh được đưa vào một cách linh hoạt mang đậm hơi thở của cuộc sống Đồng thời khơi gợi cho học sinh phẩm chất cao đẹp, một nhân cách sống đúng đắn để xứng đáng là con người trong thời đại mới

- GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đối với quốc gia

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vì Người cho rằng học sinh chính là người chủ tương lai của đất nước Giáo dục đạo đức ngay từ lúc các em còn nhỏ để sau này các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước Nhận thấy rõ vai trò của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, trong nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã nêu

rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi

dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.”

Những TT ĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị rất lớn, gần gũi với thực tiễn cuộc sống Do đó, những cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được diễn ra trong cả nước Cuộc vận động

này không chỉ có liên quan đến việc giáo dục đạo đức của con người mà còn

liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Trong những năm gần đây, đất nước ta, từ Bắc chí Nam thường xảy ra những cuộc ẩu đã, cướp bóc, giết người….đáng báo động Nó đánh thẳng vào

sự giáo dục, vào nhân cách làm người của toàn xã hội Vì thế, việc giáo dục

TT ĐĐ Hồ Chí Minh như một sự khơi gợi việc học tập, rèn luyện nhân cách

Trang 29

tốt đẹp để đất nước ngày càng có những con người hội đủ cả tài lẫn đức như

lời Bác Hồ đã khẳng định “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức

mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn” Như vậy, những chủ nhân

tương lai của đất nước thì đức, trí phải vẹn toàn, phải lấy đạo đức làm gốc

- GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh với học sinh cuối cấp Tiểu học

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là điều rất cần thiết Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có những buổi nói chuyện tại các trường học, các cơ

sở giáo dục, các hội nghị giáo dục và đã nhấn mạnh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường rất đa dạng và phải được kết hợp trên tất cả các phương diện giao tiếp Người còn nêu cao yêu cầu đối với người giáo viên là phải luôn chú trọng việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cho học sinh, đó là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công, giữ kỷ luật, giữ vệ sinh, học văn hoá Với học sinh, Người chỉ ra rằng các em phải rèn luyện đạo đức ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn

vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm Bên cạnh đó, các em phải luôn phấn đấu thi đua lẫn nhau nhằm làm cho nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển tốt đẹp

Việc giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho các em học sinh cuối cấp tiểu học là rất quan trọng vì các em phần nào đã biết ý thức được những việc làm đúng hoặc sai của mình Ở lứa tuổi này, bắt đầu xuất hiện những diễn biến tâm lí phức tạp Do đó, các em cần có sự định hướng, sự dẫn dắt đúng mực để các em có những hướng đi tốt đẹp Việc này liên quan đến những mối quan hệ trong cộng đồng, như trong quan hệ với thầy, cô giáo, các em phải luôn luôn ngoan ngoãn, kính trọng, vâng lời cô giáo, thầy giáo Bởi vì, cô giáo, thầy giáo là những người không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, uốn nắn các em trở

Trang 30

thành người tốt Trong quan hệ bạn bè, các em phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau Đối với cha mẹ, các em phải yêu kính và biết giúp đỡ cha mẹ Đối với

xã hội, tùy sức mình mà các em tham gia những việc có ích lợi chung

Như vậy, việc dạy học trong nhà trường luôn luôn song hành cùng việc

giáo dục đạo đức vì như theo Hồ Chủ Tịch đã nói: “.“Có tài mà không có đức

là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn” và

một mặt cũng vì sự phát triển phồn vinh của đất nước như Người đã khẳng

định: “Trong công cuộc kiến thiết đó non sông chờ đợi các em rất nhiều Non

sông Việt Nam trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn trong công học tập của các em ”

1.3.2 Đặc điểm, cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5

1.3.2.1 Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học

@ Môn Đạo đức lớp 4 nhằm giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4 trong các mối quan hệ của các

em với ông bà, cha mẹ; với các thầy, cô giáo; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân

- Về kĩ năng: Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày

Trang 31

- Về tình cảm, thái độ:

+ Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo và những người lao động; thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp;

+ Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống;+ Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo

vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông

- Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày

- Yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già, yêu thương

em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống; có trách nhiệm về hành động của mình; yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

1.3.2.2 Cấu trúc nội dung môn Đạo đức lớp 4,5 ở tiểu học

Trang 32

- Vượt khó trong học tập

- Biết bày tỏ ý kiến

- Tiết kiệm tiền của

- Tiết kiệm thì giờ

* Quan hệ với gia đình:

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

* Quan hệ với nhà trường

- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo

* Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Yêu lao động

- Kính trọng, biết ơn người lao động

- Lịch sự với mọi người

- Giữ gìn các công trình công cộng

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

- Tôn trọng Luật giao thông

* Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Bảo vệ môi trường

@ Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh

khai thác, tích hợp

Bài 1 Trung thực trong học tập Quyền được học tập của trẻ

emBài 2 Vượt khó trong học tập Quyền được học tập của trẻ

emBài 3 Biết bày tỏ ý kiến Quyền được có ý kiến và bày

tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em

Trang 33

Bài 6 Hiếu thảo với ông bà , cha

mẹ

Quyền được có gia đình, quyền được gia đình quan

tâm, chăm sócBài 7 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Quyền được giáo dục, quyền

được học tậpBài 11 Giữ gìn các công trình công

cộng

Quyền được vui chơi, giải trí

Bài 12 Tích cực tham gia các hoạt

động nhân đạo

Quyền được hỗ trợ, giúp đỡ

khi gặp khó khănBài 13 Tôn trọng Luật Giao thông Quyền được đảm bảo an toànBài 14 Bảo vệ môi trường Quyền được sống trong môi

trường trong lành

@ Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của HS đối với gia đình , nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục các

em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình

@ Thông qua các bài Đạo đức lớp 4, HS còn được giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp ( biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến, quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy, cô giáo và những người lao động,…), kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu,…

@ Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35 tiết/ năm, được phân phối như sau:

14 bài x 2 tiết = 28 tiết

Dành cho địa phương : 3 tiết

Ôn tập học kì I : 1 tiết

Kiểm tra học kì I : 1 tiết

Ôn tập cuối năm học : 1 tiết

Kiểm tra cuối năm : 1 tiết

Trang 34

Cộng : 35 tiết

b Lớp 5 [12]

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 bao gồm

* Quan hệ với bản thân

- Bài 1: Em là học sinh lớp 5

- Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình

- Bài 3: Có chí thì nên

* Quan hệ với gia đình

- Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên

* Quan hệ với nhà trường

- Bài 5: Tình bạn

* Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Bài 6: Kính già, yêu trẻ

- Bài 7: Tôn trọng phụ nữ

- Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh

- Bài 9: Em yêu quê hương

- Bài 10: Ủy ban nhân dân xã ( phường) em

- Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam

- Bài 12: Em yêu hòa bình

- Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc

* Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 gồm 14 chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường , cộng đồng và môi trường tự nhiên

@ Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình thể hiện sự thống nhất giữa tính dân tộc với tí nh nhân loại, tính truyền thống với tính hiện đại, có tác

Trang 35

dụng giáo dục cho HS ý thức tự trọng, tự tin, có ý chí vươn lên, yêu thương , tôn trọng con người, yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác cùng chung sống hòa bình và phát triển

@ Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 5 kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục bổn phận của trẻ em

Bài 2 Có trách nhiệm về việc làm

của mình

Quyền trẻ em được tự quyết định

về những việc có liên quan đến

bản thân phù hợp với lứa tuổi

Bài 3 Có chí thì nên Quyền được phát triển của trẻ em

bạn bè

Bài 7 Tôn trọng phụ nữ Quyền được đối xử bình đẳng

giữa trẻ em trai và trẻ em gái

Bài 9 Em yêu quê hương Quyền được giữ gìn bản sắc văn

hóa quê hương

Bài 10 Ủy ban nhân dân xã

(phường) em

Quyền trẻ em được tham gia ý kiến về những vần đề có liên quan

đến trẻ em

Bài 11 Em yêu Tổ quốc Việt Nam Quyền trẻ em được có quốc tịch,

quyền được giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc

Bài 12 Em yêu hòa bình Quyền trẻ em được sống trong

hòa bình, được quan tâm, chăm sóc, được học tập, được vui chơi

@ Chương trình dành 3 tiết để các trường giải quyết những vần đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương Ví dụ như:

- Phòng chống tệ nạn xã hội ;

- Bảo vệ môi trường ;

Trang 36

- Thực hiện Luật Giao thông ;

- Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ;

- Ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, …;

a Về phương pháp:

Các phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại đều nhằm mục đích giúp HS tiếp thu bài học một cách tốt hơn.Có nhiều phương pháp để giáo viên chọn lựa trong quá trình giảng dạy, bao gồm các phương pháp truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, trực quan, khen thưởng…., bên cạnh những phương pháp hiện đại như đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, động não, dự án….Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm của nó Do đó, khi thực hiện bài dạy, người giáo viên cần chủ động, linh động chọn lựa và kết hợp các phương pháp dạy học với nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất

Dạy học môn Đạo đức theo tinh thần đổi mới phương pháp khuyến khích việc sử dụng những tình huống, băng hình, truyện kể với kết cục mở để học sinh tư đưa ra các giải pháp, tự đánh giá kết quả các giải pháp, so sánh và lựa chọn được giải pháp tối ưu; hạn chế việc sử dụng các khuôn mẫu ứng xử

có sẵn, một chiều

Trang 37

Dạy học Đạo đức được đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh Cách dạy như vậy sẽ giúp cho việc dạy học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây.

Dạy học Đạo đức phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh liên hệ, tự liên hệ; thảo luận, phân tích các tình huống, các hiện tượng, sự kiện trong đời sống đạo đức ở lớp học, nhà trường, địa phương; hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện các dự án phù hợp với lứa tuổi để góp phần cải thiện môi trường tự nhiên

và xã hội xung quanh các em

b Về hình thức tổ chức:

Cũng như phương pháp, hình thức tổ chức trong một tiết dạy cũng rất phong phú và đa dạng Các hình thức này quyết định đến sự thành công hay thất bại của một bài học cụ thể Hình thức học có thể là học cá nhân, học theo lớp và nhóm; học trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường và tham quan các di tích văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập.Tuy nhiên, cần lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy học phù hợp với nội dung , tính chất từng bài, đồng thời cần chú ý đến điều kiện thực tế của từng trường

c Về phương tiện dạy học:

Cùng với sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy thì phương tiện dạy học cũng được khuyến khích sử dụng nhằm chống khuynh hướng dạy chay Do đó, gần đây, tại các trường Tiểu học thường diễn ra các cuộc thi làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt cho việc giảng dạy Trong môn đạo đức, đồ dùng dạy học thường được sử dụng là:

- Tranh, ảnh (tranh liên hoàn, tranh tĩnh, tranh động, tranh nổ, tranh tình huống…)

- Băng hình, băng cát- sét

- Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng

Trang 38

- Con rối, mô hình, mẫu vật

- Đồ dùng để chơi đóng vai, chơi hái hoa dân chủ,…

- Phiếu giao việc

Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện trong giờ Đạo đức phải hợp

lí, đúng mức, đúng lúc và đúng chỗ, tùy thuộc vào nội dung, tính chất từng bài, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường , từng địa phương Tránh tình trạng sử dụng các thiết bị, phương tiện một cách hình thức, không hiệu quả

1.3.3 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học

Hiện nay, tâm lí của trẻ em nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng đang rất được quan tâm Bởi vì đây chính là giai đoạn đặc biệt để phát triển về nhân cách con người.Ở lứa tuổi này, trước mắt trẻ là một thế giới, một môi trường hoàn toàn mới Bên cạnh đó, với sự phát triển của kinh tế thị trường, các phụ huynh hầu như bị cuốn theo vòng xoay của công việc Vì thế, việc nắm bắt tâm sinh lý của con em mình cũng bị đi vào quên lãng Việc này

Trang 39

đã dẫn đến nhiều sự việc đau lòng, đáng tiếc xảy ra cho các em Chính vì vậy, theo tôi, cần tìm hiểu để nắm được tâm sinh lí của trẻ em để từ đó có hướng giáo dục tốt nhất.

Trước tiên cần phải hiểu là trẻ em luôn tin tưởng vào người lớn, nhất là cha me, thầy cô vì đây là nơi các em được bảo bọc, che chở và dạy dỗ

Do đó, người lớn cần biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý, hòa mình với trẻ nhỏ, biết cách gợi ý tổ chức cùng chơi, cùng làm với các em, từ đó mới có dịp để giúp đỡ, dạy dỗ các em một cách đầy đủ và kịp thời Điều này,rất cần sự thấu hiểu cũng như vốn liếng kinh nghiệm về tâm lý để có thể tiếp cận mà lắng nghe và đối thoại với các em

Trẻ em khi sinh ra vốn dĩ luôn mặc cảm, tự ti nên thường tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn Lúc này, người lớn người lớn cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cung cách của chính các em Khi đó, các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm

sự, những "bí mật" có khi rất ngô nghê của các em, mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, kết tội hoặc chế giễu Cũng từ điều này, các em luôn cần sự yêu thương, chăm sóc ân cần, tận tụy, tinh tế và nhạy cảm nhằm nắm bắt được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực nơi các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp và cách thức giáo dục phù hợp

Do lứa tuổi còn nhỏ, các em chưa được tiếp cận nhiều về thực tế và rất giàu trí tưởng tượng nên thường ôm ấp nhiều ước mơ, hoài bão về tương lai, về cuộc sống Điều này, đòi hỏi người lớn phải khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng hồn nhiên trong sáng của các em, có thể hướng dẫn các em dần gạn lọc đi những nét viễn vông huyền hoặc để chuyển những giá trị tốt đẹp hiện thực cho bản thân

Trang 40

Phần lớn, trẻ em ở lứa tuổi này rất trong sáng, hồn nhiên nhưng đa cảm và dễ xúc động Do đó, các em cần được khích lệ và khen thưởng cụ thể mọi lúc, mọi nơi khi các em làm tốt một việc gì đó Ở đặc điểm này, người lớn cần tránh cho các em đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những thực tế quá phũ phàng, những hình ảnh dã man bạo lực trên sách báo, truyền hình, những biến cố quá gay cấn ngoài đường phố, trong gia đình, nơi trường học…vì những điều nhày sẽ dễ dàng đi vào tâm trí, hình thành những vết hằn trong tâm hồn của các em.

Bên cạnh sự đa cảm thì hầu hết các em ở lứa tuổi tiểu học rất hiếu động, nhất là các bé trai Các em thích nô đùa, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và

hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào

đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình Điều này đòi hỏi người lớn có kiến thức quảng bá, có tâm hồn sâu sắc để truyền đạt tri thức, gợi mở sáng kiến và nhất là vun đắp cho các em những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi và dễ thương đúng với độ tuổi các em và cần tránh làm tổn thương, đẩy các em rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu

về dài

Trẻ em khi được người lớn giao một nhiệm vụ nào đó với sự tin tưởng

và căn dăn cụ thể thì thường tuyệt đối ý thức về công việc và sẽ cố gắng hoàn thành Đây cũng là một đặc điểm rất đáng trân trọng ở các em-đó là sự trung tín Đặc điểm này, đòi hỏi nngười lớn phải biết cách hướng dẫn, mạnh dạn giao phó và tin tưởng đến mức độ làm việc của các em

Bên cạnh đó,cần chú ý đến những thay đổi về môi trường sống như trong gia đình các em thường có biểu hiện là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình; ở trường thì do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập; ngoài xã hội

Ngày đăng: 29/11/2015, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w