7. Đóng góp mới của luận văn:
3.4. Mức độ tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo
môn Đạo đức lớp 4,5
Tuỳ theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp:
- Mức độ liên hệ: Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế nhất.
- Tích hợp bộ phận: Chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ trung bình.
- Tích hợp toàn phần: Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ cao nhất.
3.5 Chủ đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn Đạo đức lớp 4,5
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS tập trung vào các điểm chủ yếu sau:
a/ Tấm gương cần kiệm,liêm, chính chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
b/ Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực yêu thương con người.
c/ Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
d/ Tấm gương của ý chí nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt mục đích.
e/ Tấm gương về lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
g/ Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, gIải phóng giai cấp, giải phóng con người.
-Tuy nhiên tuỳ theo lứa tuổi, HS các lớp, các nội dung này được cung cấp cho học sinh ở các mức độ khác nhau.
3.6 Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5
3.6.1 Nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5 môn Đạo đức lớp 4, 5
a/ Tấm gương cần, kiệm,liêm, chính chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- Trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu được về các đức tính trên thông qua bài học
+ Cần: Đây là đức tính rất quan trọng của người học sinh. Cần là sự siêng năng, chăm chỉ và luôn cố gắng trong mọi việc. Theo Bác cần phải gắn với kế hoạch, nếu không thì mọi việc sẽ rối tung, kém hiệu quả. Cần phải đi với chuyên, cần cù mà dốt nát thì hiệu quả thấp, có khi trở thành phá hoại.
+ Kiệm: Tức là tiết kiệm, không hoang phí. Trong cuộc sống, đức tính này cũng cần thiết. Với học sinh, đây là điều không thể thiếu. Người giáo viên cần cho học sinh hiểu rằng tính tiết kiệm phải được học và tạo thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Muốn vậy, học sinh phải được học từ những bài học hết sức cụ thể và thiết thực từ những bài học có liên quan. Tuy nhiên, cần cho học sinh phân biệt được giữa tiết kiệm và bủn xỉn vì bủn xỉn là tính xấu và trong cuộc sống có những việc chính đáng cần phải thực hiện.
Cần và kiệm phải đi đôi với nhau vì con người phải cần mẫn làm việc và biết tiết kiệm thì mới làm giàu được cho bản thân và xã hội.
+ Liêm, chính: Tức là sự trong sạch, không tham lam, thẳng thắn và đứng đắn của một con người. Đây là hai phẩm chất tốt đẹp mà con người cần xây dựng cho bản thân. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước đang có nhiều biến động về kinh tế thị trường.
+ Chí công vô tư: Nếu học sinh hiểu được đức tính này từ nhỏ thì khi đã là người chủ của đất nước các em sẽ biết đặt quyền lợi của công việc, quyền lợi của đất nước lên hàng đầu. Làm được điều đó xã hội sẽ phồn vinh, nhân dân hạnh phúc ấm no.
Như vậy cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chủ đề mà học sinh phải học tập nhiều vì đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Cũng chính vì thế mà trong
chương trình học của môn đạo đức, Bộ Giáo dục đã đưa nhiều bài học gắn kết với những đức tính này để giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế tiểu học nhằm giúp các em hình thành nhân cách của mình.
+ Nếp sống giản dị
Bác Hồ là Người nổi tiếng với lối sống giản dị. Là người đứng đầu của một quốc gia nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm và thực hiện sự giản dị trong ăn, mặc và phong cách sống. Đức tính giản dị của Bác được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi “Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Thời đại ngày nay, khi cuộc sống chạy theo nhu cầu vật chất thì nếp sống giản dị là rất cần thiết. Do đó, từ khi còn nhỏ, trẻ em nên được giáo dục và hướng dẫn lối sống giản dị.
Lòng giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân. Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: từ cách sử dụng vật chất, lời ăn tiếng nói hằng ngày, cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân...[19]
Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta.Tính giản dị giúp ta trở nên một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống,với mọi người xung quanh.[19]
+ Khiêm tốn học hỏi
Bác Hồ rất khiêm tốn, không bao giờ tự nói và đề cao về mình. Bác cho rằng ở đời mình giỏi thì có người giỏi hơn, do đó phải không ngừng học hỏi với một sự khiêm tốn để luôn luôn nhận được những điều hay, điều tốt đẹp.
b/ Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực yêu thương con người.
+ Tấm lòng nhân ái của Bác rất bao la, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng. Cần cho học sinh thấy rằng đây là những đức tính cần phải học hỏi từ Bác. Có nhân ái, vị tha, nhân hậu thì con người mới thiện và biết chung tay vì những mục đích chung, có ý nghĩa.
+ Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sâu sắc, gần gũi và đời thường. Đồng thời, tình thương yêu đó luôn nhằm mục đích bảo vệ đất nước, đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc.
c/ Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
+ Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân hết lòng hết sức phục vụ nhân dân là tâm niệm suốt cả cuộc đời của Bác. Sinh thời Bác đã từng nói: “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu
hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
+ Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. [26]
+ Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có quan niệm về con người rất toàn diện. Người hết mực yêu thương con người, đặc biệt là người cùng khổ, người lao động bị bốc lột áp bức và tuyệt đối yêu kính nhân dân. Bác đã từng nói: “Chúng ta có trọng dân, yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Tôn
trọng và tin tưởng nhân dân là tôn trọng và tin tưởng những người làm ra lịch sử, những người sáng tạo ra của cải, vật chất, những người được sánh với Trời, Đất theo triết học phương Đông như Bác Hồ khẳng định: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân". Từ tâm niệm đó, Người đem sức
lên, hòa bình và no ấm. Đây là tấm gương hết sức cao đẹp củ Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ngày nay bao thế hệ cần phải học tập và noi theo, nhất là bộ phận lãnh đạo.
+ Giáo viên cần nắm được những nội dung chính và chủ yếu trong tư tưởng của Bác để dễ dàng chọn lọc nội dung cần thiết để đưa vào bài học một cách nhẹ nhàng mà và hợp lí.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
* Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
* Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng
* Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là
* Khẳng định vai trò, sức mạnh thực sự của nhân dân
* Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
d/ Tấm gương của ý chí nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt mục đích.
+ Nghị lực của con người là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn thử thách. [24]
+ Nghị lực sống là con đường dẫn đến thành công của một con người. Người có nghị lực sẽ vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc sống để đi dến thành công như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
+ Ý chí chính là là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó. (Chủ tịch Hồ chí minh-1890 - 1969)
+ Cần hiểu rằng, trong cuộc sống, ý chí và nghị lực luôn song hành với nhau. Con người vần có ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Để có được ý chí và nghị lực thì bản thân mỗi người phải tự rèn luyện, trau dồi trong sự gian nan.
+ Với Chủ tịch Hồ Chí Minh ý chí, nghị lực được trãi dài và dần khẳng định qua các giai đoạn đấu tranh dựng nước, bảo vệ đất nước. Ngoài ra, ý chí nghị lực của Người còn được thể hiện qua những việc làm, những câu chuyện, cách đối xử trong giao tiếp dù hết sức đời thường nhưng lại mang một ý nghĩa rất to lớn.
+ Ý chí, nghị lực của Người còn thể hiện ở tinh thần vượt qua mọi khó khăn, tự mài mò học hỏi trong mọi hoàn cảnh. Như vậy điều mà chúng ta tự hào nhất ở bác chính là ý chí và nghị lực phi thường, sự kiên trì và nghị lực phi thường, sự kiên trì và lòng quyết tâm sắt đá để đạt được mục.[5]
e/ Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì
tôi muốn, đó là những gì tôi hiểu”. Chính vì diều đó mà mà suốt cuộc đời của
Người dành cả cho non song, trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp cao cả của đất nước.
+ Trước nỗi khổ của nhân dân, Chủ tịc Hồ Chí Minh không ngừng đấu tranh, thậm chí phải hi sinh cả thân mình cho mong muốn duy nhất trong cuộc đời: Đó là độc lập. Mục đích sống cao đẹp này đã nung nấu sâu thẫm từ trong tâm tư của Người: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
+ Tấm gương trọn đời vì sự nghiệp giải phóng đất nước của Người không những thể hiện qua những việc làm lớn lao mà còn được chắt lọc từ những lời nói vốn bình dị nhưng rất chân thực. Khi nói chuyện với đồng bào trước Nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30-5-1946), Hồ Chí Minh khẳng định: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho
quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân"[1]
g/ Tấm gương về lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng việt Nam chân chính. Tinh thần yêu nước của Người được đúc kết bằng truyền thống yêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của cha ông và được hình thành từ quá trình lập nước, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Với lí tưởng tự do dân tộc, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong việc lãnh đạo các cuộc kháng chiến, Người đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với quyết tâm cao độ “không có gì quý hơn độc lập
+ Ý chí kiên cường, bất khuất của Người đã trở thành động lực cho toàn thể chiến sĩ, nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược. Chính chủ nghĩa yêu nước đã trở thành hành trang giá trị nhất của dân tộc ta và cũng chính chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở, là động lực trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Sinh thời Bác đã từng nói: “ Tôi
luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi ” [4]. Điều này một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy
rằng lòng yêu nước, yêu Tổ quốc của Bác là bất diệt.
Như vậy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ được lồng ghép vào chương trình học trong từng bài cụ thể. Tuy nhiên, người giáo viên sẽ linh hoạt để bằng phương pháp, bằng cách thức nào đó có thể đưa những nội dung về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào bài học một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
3.6.2 Phương thức tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4,5 cho HS. đức lớp 4,5 cho HS.
Nhận thấy sự cần thiết về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động này thực sự đã lan tỏa sâu rộng , có tác động rất tích cực trong toàn xã hội. Hưởng ứng cuộc vận động này, Bộ Giáo dục đã đưa các nội dung đó vào chương trình. Do đó, người giáo viên trước hết cần nghiên cứu, xem xét nội dung cụ thể của từng bài học để tìm hiểu cách thức tích hợp nội dung TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho phù hợp. Dưới đây là là một số gợi ý việc tích hợp trong môn Đạo đức lớp 4,5 .
3.6.2.1 Địa chỉ tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong chương trình học Đạo đức lớp 4, 5 học Đạo đức lớp 4, 5 a/ Môn Đạo đức lớp 4 Số thứ tự Tên bài Chủ đề Cách thực hiện Nội dung tích hợp 1 Trung thực trong học