Các mức độ DHTH

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 26)

7. Đóng góp mới của luận văn:

1.2.6.4 Các mức độ DHTH

a. Mức độ tích hợp toàn phần

Tích hợp toàn phần là mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của vấn đề tích hợp.

b. Mức độ tích hợp bộ phận

Tích hợp bộ phận là chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung trùng với vấn đề tích hợp.

c. Mức độ tích hợp liên hệ

Tích hợp ở mức độ liên hệ tức là có điều kiện liên hệ một cách logic, có khoa học giữa nội dung bài học và kiến thức cần tích hợp.

1.3 Một số vấn đề lý luận về tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM trong môn Đạo đức lớp 4,5

1.3.1 Mục đích, ý nghĩa tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 4,5 học sinh lớp 4,5

a. Mục đích của vấn đề tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh cuối cấp Tiểu học luôn được coi trọng và có vai trò thực tiễn sâu sắc. Từ việc lấy giáo dục làm gốc thì giáo dục đạo đức luôn là phương châm được ưu tiên hàng đầu. Cũng từ đó, những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được cụ thể hóa và đưa vào thực tiễn cuộc sống một cách nhẹ nhàng từ những bài học, những tiết học chính khóa lẫn những tiết học ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho học

sinh trong thời đại mới.Trong nhiều Nghị quyết về giáo dục, việc giáo dục đạo đức cũng được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục cũng nêu cao những tư tưởng của Chủ tịch Hồ CHí Minh về đạo đức, nghị quyết đã chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương,

Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm…”

Từ đó, chúng ta thấy rằng, việc giáo dục đạo đức luôn được quan tâm và đây cũng là một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong quá trình giáo dục và để quá trình giáo dục được thuận lợi và đạt được kết quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội vì mục tiêu nhằm đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu. Và, xứ mạng cao cả đó sẽ được giao cho thế hệ trẻ, thế hệ của những học sinh, sinh viên ưu tú, những người sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước như trong thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của một nước độc lập, Bác viết: “Non sông Việt Nam có

trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”.

b. Ý nghĩa của việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ HCM cho HS lớp 4,5 trong môn Đạo đức.

Việc tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục, về hình thành nhân cách cho học sinh nhất là các em ở cuối cấp Tiểu học.Trong môn Đạo đức, tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới đất nước và thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Tư tưởng GD ĐĐ của Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5 không bó hẹp trong việc giáo dục về tri thức mà mang tính bao quát, sinh động, thiết thực và gần gũi, phù hợp với tâm sinh lí trẻ em.

Từ đặc điểm của phân môn, tư tưởng GD ĐĐ Hồ Chí Minh được đưa vào một cách linh hoạt mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đồng thời khơi gợi cho học sinh phẩm chất cao đẹp, một nhân cách sống đúng đắn để xứng đáng là con người trong thời đại mới.

- GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đối với quốc gia

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vì Người cho rằng học sinh chính là người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục đạo đức ngay từ lúc các em còn nhỏ để sau này các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Nhận thấy rõ vai trò của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, trong nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi

dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.”

Những TT ĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị rất lớn, gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Do đó, những cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được diễn ra trong cả nước. Cuộc vận động này không chỉ có liên quan đến việc giáo dục đạo đức của con người mà còn

liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Trong những năm gần đây, đất nước ta, từ Bắc chí Nam thường xảy ra những cuộc ẩu đã, cướp bóc, giết người….đáng báo động. Nó đánh thẳng vào sự giáo dục, vào nhân cách làm người của toàn xã hội. Vì thế, việc giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh như một sự khơi gợi việc học tập, rèn luyện nhân cách

tốt đẹp để đất nước ngày càng có những con người hội đủ cả tài lẫn đức như

lời Bác Hồ đã khẳng định “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn”. Như vậy, những chủ nhân

tương lai của đất nước thì đức, trí phải vẹn toàn, phải lấy đạo đức làm gốc. - GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh với học sinh cuối cấp Tiểu học

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là điều rất cần thiết. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có những buổi nói chuyện tại các trường học, các cơ sở giáo dục, các hội nghị giáo dục và đã nhấn mạnh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường rất đa dạng và phải được kết hợp trên tất cả các phương diện giao tiếp. Người còn nêu cao yêu cầu đối với người giáo viên là phải luôn chú trọng việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cho học sinh, đó là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công, giữ kỷ luật, giữ vệ sinh, học văn hoá. Với học sinh, Người chỉ ra rằng các em phải rèn luyện đạo đức ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Bên cạnh đó, các em phải luôn phấn đấu thi đua lẫn nhau nhằm làm cho nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển tốt đẹp.

Việc giáo dục TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho các em học sinh cuối cấp tiểu học là rất quan trọng vì các em phần nào đã biết ý thức được những việc làm đúng hoặc sai của mình. Ở lứa tuổi này, bắt đầu xuất hiện những diễn biến tâm lí phức tạp. Do đó, các em cần có sự định hướng, sự dẫn dắt đúng mực để các em có những hướng đi tốt đẹp. Việc này liên quan đến những mối quan hệ trong cộng đồng, như trong quan hệ với thầy, cô giáo, các em phải luôn luôn ngoan ngoãn, kính trọng, vâng lời cô giáo, thầy giáo. Bởi vì, cô giáo, thầy giáo là những người không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, uốn nắn các em trở

thành người tốt. Trong quan hệ bạn bè, các em phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Đối với cha mẹ, các em phải yêu kính và biết giúp đỡ cha mẹ. Đối với xã hội, tùy sức mình mà các em tham gia những việc có ích lợi chung.

Như vậy, việc dạy học trong nhà trường luôn luôn song hành cùng việc giáo dục đạo đức vì như theo Hồ Chủ Tịch đã nói: “.“Có tài mà không có đức

là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn” và

một mặt cũng vì sự phát triển phồn vinh của đất nước như Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết đó non sông chờ đợi các em rất nhiều. Non

sông Việt Nam trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn trong công học tập của các em ...”

1.3.2 Đặc điểm, cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5 1.3.2.1 Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học 1.3.2.1 Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học

@ Môn Đạo đức lớp 4 nhằm giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy, cô giáo; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.

- Về kĩ năng: Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.

- Về tình cảm, thái độ:

+ Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo và những người lao động; thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp;

+ Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống; + Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông.

@ Lớp 5:

Học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương, đất nước, tổ tiên; với phụ nữ; cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi, việc làm của bản thân, với tài nguyên thiên nhiên.

- Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống; có trách nhiệm về hành động của mình; yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1.3.2.2 Cấu trúc nội dung môn Đạo đức lớp 4,5 ở tiểu học a. Lớp 4:

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ [11]

* Quan hệ với bản thân - Trung thực trong học tập

- Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm tiền của - Tiết kiệm thì giờ * Quan hệ với gia đình:

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Quan hệ với nhà trường

- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Yêu lao động

- Kính trọng, biết ơn người lao động - Lịch sự với mọi người

- Giữ gìn các công trình công cộng

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Tôn trọng Luật giao thông

* Quan hệ với môi trường tự nhiên - Bảo vệ môi trường

@ Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh

Bài số Tên bài Nội dung Quyền trẻ em cần

khai thác, tích hợp

Bài 1 Trung thực trong học tập Quyền được học tập của trẻ em

Bài 2 Vượt khó trong học tập Quyền được học tập của trẻ em

Bài 3 Biết bày tỏ ý kiến Quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em

Bài 6 Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ

Quyền được có gia đình, quyền được gia đình quan tâm, chăm sóc

Bài 7 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Quyền được giáo dục, quyền được học tập

Bài 11 Giữ gìn các công trình công cộng

Quyền được vui chơi, giải trí Bài 12 Tích cực tham gia các hoạt

động nhân đạo

Quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn

Bài 13 Tôn trọng Luật Giao thông Quyền được đảm bảo an toàn Bài 14 Bảo vệ môi trường Quyền được sống trong môi

trường trong lành

@ Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của HS đối với gia đình , nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục các em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình.

@ Thông qua các bài Đạo đức lớp 4, HS còn được giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp ( biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến, quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy, cô giáo và những người lao động,…), kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu,…

@ Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35 tiết/ năm, được phân phối như sau:

14 bài x 2 tiết = 28 tiết Dành cho địa phương : 3 tiết Ôn tập học kì I : 1 tiết Kiểm tra học kì I : 1 tiết Ôn tập cuối năm học : 1 tiết Kiểm tra cuối năm : 1 tiết

Cộng : 35 tiết b. Lớp 5 [12]

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 bao gồm * Quan hệ với bản thân

- Bài 1: Em là học sinh lớp 5

- Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình - Bài 3: Có chí thì nên

* Quan hệ với gia đình - Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên * Quan hệ với nhà trường - Bài 5: Tình bạn

* Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Bài 6: Kính già, yêu trẻ - Bài 7: Tôn trọng phụ nữ

- Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh - Bài 9: Em yêu quê hương

- Bài 10: Ủy ban nhân dân xã ( phường) em - Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam

- Bài 12: Em yêu hòa bình

- Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc * Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 gồm 14 chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường , cộng đồng và môi trường tự nhiên.

@ Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình thể hiện sự thống nhất giữa tính dân tộc với tí nh nhân loại, tính truyền thống với tính hiện đại, có tác

dụng giáo dục cho HS ý thức tự trọng, tự tin, có ý chí vươn lên, yêu thương ,

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w