Đặc điểm, cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 30)

7. Đóng góp mới của luận văn:

1.3.2 Đặc điểm, cấu trúc môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học

1.3.2.1 Đặc điểm môn Đạo đức lớp 4,5 ở Tiểu học

@ Môn Đạo đức lớp 4 nhằm giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy, cô giáo; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.

- Về kĩ năng: Từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.

- Về tình cảm, thái độ:

+ Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo và những người lao động; thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng mọi người khi giao tiếp;

+ Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống; + Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật Giao thông.

@ Lớp 5:

Học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương, đất nước, tổ tiên; với phụ nữ; cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi, việc làm của bản thân, với tài nguyên thiên nhiên.

- Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống; có trách nhiệm về hành động của mình; yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1.3.2.2 Cấu trúc nội dung môn Đạo đức lớp 4,5 ở tiểu học a. Lớp 4:

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ [11]

* Quan hệ với bản thân - Trung thực trong học tập

- Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm tiền của - Tiết kiệm thì giờ * Quan hệ với gia đình:

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Quan hệ với nhà trường

- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Yêu lao động

- Kính trọng, biết ơn người lao động - Lịch sự với mọi người

- Giữ gìn các công trình công cộng

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Tôn trọng Luật giao thông

* Quan hệ với môi trường tự nhiên - Bảo vệ môi trường

@ Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh

Bài số Tên bài Nội dung Quyền trẻ em cần

khai thác, tích hợp

Bài 1 Trung thực trong học tập Quyền được học tập của trẻ em

Bài 2 Vượt khó trong học tập Quyền được học tập của trẻ em

Bài 3 Biết bày tỏ ý kiến Quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em

Bài 6 Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ

Quyền được có gia đình, quyền được gia đình quan tâm, chăm sóc

Bài 7 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Quyền được giáo dục, quyền được học tập

Bài 11 Giữ gìn các công trình công cộng

Quyền được vui chơi, giải trí Bài 12 Tích cực tham gia các hoạt

động nhân đạo

Quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn

Bài 13 Tôn trọng Luật Giao thông Quyền được đảm bảo an toàn Bài 14 Bảo vệ môi trường Quyền được sống trong môi

trường trong lành

@ Nội dung chương trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của HS đối với gia đình , nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục các em có trách nhiệm đối với chính bản thân mình.

@ Thông qua các bài Đạo đức lớp 4, HS còn được giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp ( biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến, quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy, cô giáo và những người lao động,…), kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu,…

@ Tổng thời lượng dành cho môn Đạo đức lớp 4 là 35 tiết/ năm, được phân phối như sau:

14 bài x 2 tiết = 28 tiết Dành cho địa phương : 3 tiết Ôn tập học kì I : 1 tiết Kiểm tra học kì I : 1 tiết Ôn tập cuối năm học : 1 tiết Kiểm tra cuối năm : 1 tiết

Cộng : 35 tiết b. Lớp 5 [12]

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 bao gồm * Quan hệ với bản thân

- Bài 1: Em là học sinh lớp 5

- Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình - Bài 3: Có chí thì nên

* Quan hệ với gia đình - Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên * Quan hệ với nhà trường - Bài 5: Tình bạn

* Quan hệ với cộng đồng, xã hội

- Bài 6: Kính già, yêu trẻ - Bài 7: Tôn trọng phụ nữ

- Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh - Bài 9: Em yêu quê hương

- Bài 10: Ủy ban nhân dân xã ( phường) em - Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam

- Bài 12: Em yêu hòa bình

- Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc * Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

@ Chương trình môn Đạo đức lớp 5 gồm 14 chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường , cộng đồng và môi trường tự nhiên.

@ Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình thể hiện sự thống nhất giữa tính dân tộc với tí nh nhân loại, tính truyền thống với tính hiện đại, có tác

dụng giáo dục cho HS ý thức tự trọng, tự tin, có ý chí vươn lên, yêu thương , tôn trọng con người, yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác cùng chung sống hòa bình và phát triển

@ Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 5 kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục bổn phận của trẻ em.

Bài Tên bài Nội dung Quyền trẻ em

Bài 2 Có trách nhiệm về việc làm của mình

Quyền trẻ em được tự quyết định về những việc có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi. Bài 3 Có chí thì nên Quyền được phát triển của trẻ em.

Bài 5 Tình bạn Quyền trẻ em được tự do kết giao

bạn bè.

Bài 7 Tôn trọng phụ nữ Quyền được đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Bài 9 Em yêu quê hương Quyền được giữ gìn bản sắc văn

hóa quê hương. Bài 10 Ủy ban nhân dân xã

(phường) em

Quyền trẻ em được tham gia ý kiến về những vần đề có liên quan đến trẻ em.

Bài 11 Em yêu Tổ quốc Việt Nam Quyền trẻ em được có quốc tịch, quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bài 12 Em yêu hòa bình Quyền trẻ em được sống trong hòa bình, được quan tâm, chăm sóc, được học tập, được vui chơi. @ Chương trình dành 3 tiết để các trường giải quyết những vần đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương. Ví dụ như:

- Phòng chống tệ nạn xã hội ; - Bảo vệ môi trường ;

- Thực hiện Luật Giao thông ;

- Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ; - Ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, …; - …

1.3.2.3 Những xu hướng đổi mới dạy học môn Đạo đức lớp 4,5 ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, trong các nhà trường Tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện viêc dạy và học. Môn Đạo dức cũng vậy, môn học này cũng được chú ý đổi mới cả về phương pháp lẫn hình thức tổ chức trong tất cả các tiết dạy.

a. Về phương pháp:

Các phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại đều nhằm mục đích giúp HS tiếp thu bài học một cách tốt hơn.Có nhiều phương pháp để giáo viên chọn lựa trong quá trình giảng dạy, bao gồm các phương pháp truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, trực quan, khen thưởng…., bên cạnh những phương pháp hiện đại như đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, động não, dự án….Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Do đó, khi thực hiện bài dạy, người giáo viên cần chủ động, linh động chọn lựa và kết hợp các phương pháp dạy học với nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Dạy học môn Đạo đức theo tinh thần đổi mới phương pháp khuyến khích việc sử dụng những tình huống, băng hình, truyện kể với kết cục mở để học sinh tư đưa ra các giải pháp, tự đánh giá kết quả các giải pháp, so sánh và lựa chọn được giải pháp tối ưu; hạn chế việc sử dụng các khuôn mẫu ứng xử có sẵn, một chiều.

Dạy học Đạo đức được đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách dạy như vậy sẽ giúp cho việc dạy học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây.

Dạy học Đạo đức phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh liên hệ, tự liên hệ; thảo luận, phân tích các tình huống, các hiện tượng, sự kiện trong đời sống đạo đức ở lớp học, nhà trường, địa phương; hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện các dự án phù hợp với lứa tuổi để góp phần cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh các em.

b. Về hình thức tổ chức:

Cũng như phương pháp, hình thức tổ chức trong một tiết dạy cũng rất phong phú và đa dạng. Các hình thức này quyết định đến sự thành công hay thất bại của một bài học cụ thể. Hình thức học có thể là học cá nhân, học theo lớp và nhóm; học trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường và tham quan các di tích văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập.Tuy nhiên, cần lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy học phù hợp với nội dung , tính chất từng bài, đồng thời cần chú ý đến điều kiện thực tế của từng trường.

c. Về phương tiện dạy học:

Cùng với sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy thì phương tiện dạy học cũng được khuyến khích sử dụng nhằm chống khuynh hướng dạy chay. Do đó, gần đây, tại các trường Tiểu học thường diễn ra các cuộc thi làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt cho việc giảng dạy. Trong môn đạo đức, đồ dùng dạy học thường được sử dụng là:

- Tranh, ảnh (tranh liên hoàn, tranh tĩnh, tranh động, tranh nổ, tranh tình huống…)

- Băng hình, băng cát- sét

- Con rối, mô hình, mẫu vật

- Đồ dùng để chơi đóng vai, chơi hái hoa dân chủ,… - Phiếu giao việc

- Giấy khổ to, bút dạ.. - Dạy học bằng trình chiếu - …

Việc sử dụng các đồ dùng, thiết bị trên trong quá trình dạy học sẽ làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú của bài học và loại trừ cách dạy lí thuyết khô khan, áp đặt. Các thiết bị, phương tiện này có thể do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặ nhà trường trang bị ; cũng có thể do giáo vên tự chuẩn bị hoặc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự làm. [20]

Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện trong giờ Đạo đức phải hợp lí, đúng mức, đúng lúc và đúng chỗ, tùy thuộc vào nội dung, tính chất từng bài, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường , từng địa phương. Tránh tình trạng sử dụng các thiết bị, phương tiện một cách hình thức, không hiệu quả.

1.3.3 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học

Hiện nay, tâm lí của trẻ em nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng đang rất được quan tâm. Bởi vì đây chính là giai đoạn đặc biệt để phát triển về nhân cách con người.Ở lứa tuổi này, trước mắt trẻ là một thế giới, một môi trường hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, với sự phát triển của kinh tế thị trường, các phụ huynh hầu như bị cuốn theo vòng xoay của công việc. Vì thế, việc nắm bắt tâm sinh lý của con em mình cũng bị đi vào quên lãng. Việc này

đã dẫn đến nhiều sự việc đau lòng, đáng tiếc xảy ra cho các em .Chính vì vậy, theo tôi, cần tìm hiểu để nắm được tâm sinh lí của trẻ em để từ đó có hướng giáo dục tốt nhất.

Trước tiên cần phải hiểu là trẻ em luôn tin tưởng vào người lớn, nhất là cha me, thầy cô vì đây là nơi các em được bảo bọc, che chở và dạy dỗ. Do đó, người lớn cần biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý, hòa mình với trẻ nhỏ, biết cách gợi ý tổ chức cùng chơi, cùng làm với các em, từ đó mới có dịp để giúp đỡ, dạy dỗ các em một cách đầy đủ và kịp thời. Điều này,rất cần sự thấu hiểu cũng như vốn liếng kinh nghiệm về tâm lý để có thể tiếp cận mà lắng nghe và đối thoại với các em.

Trẻ em khi sinh ra vốn dĩ luôn mặc cảm, tự ti nên thường tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn. Lúc này, người lớn người lớn cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cung cách của chính các em. Khi đó, các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự, những "bí mật" có khi rất ngô nghê của các em, mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, kết tội hoặc chế giễu. Cũng từ điều này, các em luôn cần sự yêu thương, chăm sóc ân cần, tận tụy, tinh tế và nhạy cảm nhằm nắm bắt được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực nơi các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp và cách thức giáo dục phù hợp.

Do lứa tuổi còn nhỏ, các em chưa được tiếp cận nhiều về thực tế và rất giàu trí tưởng tượng nên thường ôm ấp nhiều ước mơ, hoài bão về tương lai, về cuộc sống. Điều này, đòi hỏi người lớn phải khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng hồn nhiên trong sáng của các em, có thể hướng dẫn các em dần gạn lọc đi những nét viễn vông huyền hoặc để chuyển những giá trị tốt đẹp hiện thực cho bản thân.

Phần lớn, trẻ em ở lứa tuổi này rất trong sáng, hồn nhiên nhưng đa cảm và dễ xúc động. Do đó, các em cần được khích lệ và khen thưởng cụ thể

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w