7. Đóng góp mới của luận văn:
2.1.3 Tình hình giáo dục
Ngành giáo dục quận 5 luôn thực hiện tốt các chỉ đạo, chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các trường tiểu học ở quận 5 hầu hết được sự chăm lo rất thiết thực từ các cấp lãnh đạo và sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía cha me học sinh. Tập thể CB-GV-CNV tại các trường rất đoàn kết, yêu nghề và luôn có kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục linh hoạt, sáng tạo để giúp trường đạt được những thành tích đáng tự hào trong công tác “trồng người” góp phần giữ vững truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục tốt đẹp mà các thế hệ giáo viên đi trước đã tạo dựng và cống hiến.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đúng đủ các môn; khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy về kiến thức, kĩ năng cần thiết, các trường trong quận 5 còn chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Về việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong các giờ học, hầu hết các trường đều tiếp nhận thông tin và thực hiện theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, qua trao đổi, chúng tôi được biết rằng việc giảng dạy của giáo viên hiện nay đứng trước lượng kiến thức phải cung cấp cho học sinh quá nhiều đã làm cho một bộ phận giáo viên xao nhãng việc đưa kiến thức GD này vào. Điều này tạo nên sự mất cân đối, chênh lệch khối lớp này và khối lớp khác, giữa lớp này với lớp khác…Từ đó, vô tình đã tạo nên sự giáo dục đạo đức không đồng đều cho học sinh.
2.2 Thực trạng GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học
2.2.1 Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng đạo đức của học sinh tiểu học, chúng tôi đã điều tra 250 em học sinh thuộc các trường tiểu học Minh Đạo, Hàm Tử, Chương Dương và trường Dân lập Dân Trí
Kết quả điều tra được phân tích trên 3 phương diện: Nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức.
Kết quả điều tra nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh tiểu học về các chuẩn mực đạo đức.
Bảng 2.1 : Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức
Ý Nội dung Số phiếu Tỷ lệ %
1 Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận
2 Cần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. 245 98
3 Bảo vệ của công 198 79.2
4 Tiết kiệm điện nước khi sử dụng 186 74.4
5 Không cần phải cố gắng, chăn chỉ học tập vì mình đã học giỏi
191 76.4
6 Giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn
250 100
7 Nhờ bạn làm giúp bài trong giờ kiểm tra. 12 4.8
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh tiểu học đã có nhận thức tốt về việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận và biết gúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, vẫn còn một số em chưa nhận thức đúng về thực hành tiết kiệm cũng như ý thức trong học tập.
Bảng 2.2 Khảo sát thái độ của học sinh với các chuẩn mực đạo đức
Số Chuẩn mực hành vi đạo đức Tán thành Tỷ lệ
1 Cùng nhau đi chơi vì được nghỉ học 64 25.6 2 Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra 21 8.4 3 Lễ phép chào thầy cô dù thầy cô đó không
dạy lớp mình
243 97.2
4 Giúp đỡ các em nhỏ, các em khuyết tật là việc làm của mọi người
250 100
5 Tiết kiệm thời giờ và sử dụng thời gian hợp lý
201 80.4
tốt
7 Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. 24 9.6 8 Không cần tham gia bảo vệ của công 10 4.0
Qua số liệu thống kê trên cho ta thấy một điều đáng mừng là học sinh có thái độ khá tốt về các chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt là việc thực hành tiết kiệm điện nước và tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên vẫn còn 4.0 % học sinh không có thái độ đúng về việc tham gia bảo vệ của công và 8.5 % học sinh nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của học sinh tiểu học
Ý Nội dung Đồng ý Tỷ lệ %
1 Yêu cầu bạn phải sửa chữa những thiếu sót khi bạn có những hành vi và việc làm không đúng
220 88.0
2 Khi làm điều gì sai, ta sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa
250 100
3 Thực hiện tốt luật giao thông 248 99.2
4 Sử dụng điện nước thoải mái - -
Một tín hiệu vui cho những nhà làm giáo dục như chúng tôi rằng đa phần học sinh thực hiện tốt các hành vi đạo đức.Các em thể hiện rất tốt việc sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa khi phạm lỗi. Các em biết chăm chỉ học tập là một việc làm tốt vì nó giúp các em học giỏi để trở thành những người có ích cho xã hội. Đặc biệt các em đều nói không với việc sử dụng điện nước thoải mái. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa có hành vi đúng về việc mạnh dạn yêu cầu bạn phải sửa chữa khi bạn có những việc làm không đúng.
Như vậy, với kết quả khảo sát trên 250 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn quận 5 cho thấy rằng: phần lớn các em có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Các em có thái độ, hành vi tốt về các việc làm khác nhau. Song song đó, vẫn còn một số ít học sinh chưa có nhận thức đúng về các chuẩn mực, hành vi đạo đức. Chính vì thế, người giáo viên cần hướng dẫn, dạy dỗ và dìu dắt để các em có hướng đi đúng
2.2.2Thực trạng GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh ở trường tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh của học sinh tiểu học, chúng tôi tiếp tục điều tra 250 em học sinh thuộc các trường tiểu học Minh Đạo, Hàm Tử, Chương Dương và trường Dân lập Dân Trí
Kết quả điều tra được phân tích trên 3 phương diện: Nhận thức, thái độ và hành vi
Kết quả điều tra nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh tiểu học về chuẩn mực, hành vi đạo đức qua việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4 : Khảo sát nhận thức về những chuẩn mực đạo đức của học sinh từ việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh
Ý Nội dung Số phiếu Tỷ lệ
1 Biết giữ gìn vệ sinh thật tốt 250 100
2 Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, bền, đẹp
191 76.4
3 Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm
187 74.8
4 Trung thực trong học tập 250 100
5 Biết quý trọng thời gian, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ
173 69.2
Kết quả khảo sát cho thấy rằng các em có nhận thức đầy đủ về những bài học trong nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh. Các em biết giữ gìn vệ sinh thật tốt, biết trung thực trong học tập là đức tính cần thiết của người học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận các em chưa biết nhận lỗi và chưa biết quý trọng thời gian. Điều này cần cho các em tăng cường học tập, giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua những bài học có nội dung liên quan đến những nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh.
Bảng 2.5 Khảo sát thái độ về những chuẩn mực đạo đức của học sinh từ việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh
Ý Nội dung Tán thành Tỷ lệ %
1 Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca 250 100 2 Đoàn kết, thân ái với các bạn và thiếu nhi
quốc tế
240 96.0
3 Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu, chúng ta cần thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ
250 100
4 Yêu quê hương, đất nước 250 100
Đa số ý kiến của các em đều có thái độ đúng mực về những chuẩn mực đạo đức theo gương Bác Hồ. Các em biết yêu quê hương đất nước, biết đoàn kết với bạn, có thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca, đặc biệt các em còn biết quý trọng và kính yêu Bác Hồ- vị cha già của dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn 25.6 % học sinh có thái độ chưa đúng khi tham lam của rơi.
Bảng 2.6 Khảo sát về hành vi của học sinh
Ý Nội dung Đồng ý Tỷ lệ
1 Trả lại của rơi 178 71.2
2 Giúp đỡ người già, khuyết tật 199 79.6
3 Tiết kiệm tiền của 196 78.4
4 Tham gia các hoạt động nhân đạo 137 54.8
5 Thực hiện trồng cây để bảo vệ môi trường 250 100
Kết quả khảo sát cho thấy sự đánh giá tương đối về đạo đức của học sinh. Các em biết thực hiện việc trồng cây để góp phần bảo vệ môi trường, Tuy nhiên với các hành vi khác vẫn còn một số ý kiến lệch lạc, chỉ nghỉ cho bản thân của mình khi có đến 20.4 % học sinh không biết giúp đỡ người già, người khuyết tật và đáng nói hơn nữa là có nhiều em không hiểu cũng như không tham gia các hoạt động nhân đạo. Điều này nhà trường sư phạm cần có biện pháp giáo dục thích hợp từ những bài nội dung liên quan đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để sớm hình thành cho trẻ nhân cách sống cần thiết.
2.3 Thực trạng tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp 4, 5. Đạo đức lớp 4, 5.
2.3.1. Thực trạng về việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh
Tại các trường Tiểu học hiện nay, việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào chương trình học là đã có nhưng chưa được thực hiện một cách triệt để và có kết quả trong từng môn học, từng bài học, đặc biệt là môn Đạo đức vì đây là môn học phụ và không lấy điểm số để xét chọn học sinh giỏi.
Chính vì thế hiện nay việc GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học và yêu cầu các trường học phải thưc hiện. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được đồng bộ nên hiệu qua giáo dục đạo đức vẫn chưa cao.
Trước thực trạng về vấn đề đạo đức trong học đường đòi hỏi phải đưa nội dung giáo dục đạo đức theo TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào chương trình học cho học sinh, sinh viên mà đặc biệt là học sinh Tiểu học vì các em là đối tượng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người ngay từ khi còn nhỏ.
2.3.1.1 Khảo sát trong chương trình học
Chương trình học của học sinh Tiểu học được biên soạn và áp dụng chung cho cả nước. Học sinh được học các môn học bắt buộc trong chương trình và học thêm các môn tự chọn tùy theo tình hình riêng của mỗi trường.
* Các môn học bắt buộc bao gồm: - Môn Toán
- Môn Tiếng Việt - Môn Đạo đức
- Môn Tự nhiên và xã hội - Môn Âm nhạc
- Môn Mỹ thuật - Môn Thể dục
Các môn học trên dùng chung cho tất cả học sinh Tiểu học trên cả nước. Chương trình biên soạn nhằm cung cấp cho trẻ tất cả những kiến thức cần thiết, đồng thời còn chú ý rèn luyện kỹ năng, những phẩm chất đạo đức, giáo dục thể chất…
* Các môn học tự chọn có thể là: - Môn Tin học
- Môn Ngoại ngữ - Các môn năng khiếu
Các môn học này nhằm cung cấp, mở rộng thêm kiến thức cho học sinh để đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại mới.
Qua khảo sát toàn bộ hệ thống nội dung các môn học trong chương trình học bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi thấy nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh đã được đưa vào một số môn học và xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở các mức độ giáo dục từ thấp đến cao. Đặc biệt, trong môn đạo đức vấn đề này được xây dựng khá chặt chẽ, đơn cử đối với khối lớp 4 và 5
* Môn Đạo đức lớp 4 gồm có các bài liên quan đến các chủ đề thích hợp
- Bài 1: Trung thực trong học tập - Bài 4 Tiết kiệm tiền của
- Bài 5: Tiết kiệm thời giờ
- Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Bài 14: Bảo vệ môi trường
* Môn Đạo đức lớp 5 gồm các bài liên quan đến các chủ đề thích hợp - Bài 3: Có chí thì nên
- Bài 7: Tôn trọng phụ nữ - Bài 9: Em yêu quê hương
- Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam 2.3.1.2 Quá trình lên lớp của giáo viên
Đối với bậc học Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm dạy tất cả các môn học trong chương trình. Do đó, giáo viên thường dàn trãi thời gian để dành cho những môn học có kiến thức trọng tâm. Qua trao đổi với những giáo viên chủ nhiệm trong trường, chúng tôi được biết trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã có liên hệ, tích hợp từ nội dung bài học với vấn đề GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh, nhưng việc cung cấp thêm kiến thức về TT ĐĐ Hồ Chí Minh cho học sinh phụ thuộc chủ yếu vào chủ quan của người dạy và thời lượng kiến thức bài học.
Như vậy, việc tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào bài học chỉ ở mức độ thấp và tần số thực hiện chưa đồng đều. Điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch về sự giáo dục ở các quận huyện, các trường học, lớp học…
2.3.2 Thực trạng về GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức đối với các lớp đầu cấp (Lớp 1, 2, 3 )
Với các đầu cấp (lớp 1, 2, 3) là những lớp các em còn quá nhỏ và đang học vỡ lòng. Do đó, việc đưa những mảng kiến thức về TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào các bài học Đạo đức là một điều cần nghiêm túc nghiên cứu để các em tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên, thoải mái, dễ hiểu…và không gây ra áp lực từ những giáo điều cứng nhắc, khô khan. Từ những điều được cho là khó khăn này mà trên thực tế hầu như các em không được mở rộng, thậm chí không được cung cấp những TT ĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những bài học, những mảng kiến thức, những hoạt động ngoại khóa có liên quan. Từ đó, những TT ĐĐ này dần đi vào quên lãng dù chương trình học có yêu cầu phải tích hợp, lồng ghép. Bên cạnh đó, áp lực từ việc học kiến thức cũng phần nào
làm ảnh hưởng đến việc đưa những TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào hoạt động học tập. Từ thực tế tại trường Minh Đạo, trường Hàm Tử, trường Dân lập Minh Trí ở quận 5- Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hầu như các em không được học về những TT ĐĐ Hồ Chí Minh, thậm chí các em có được học nhưng cũng không biết đó chính là những TT ĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thực trạng này cho thấy, học sinh ở đầu cấp Tiểu học chưa có nhận thức về những tư tưởng đạo đức tốt vốn rất cần thiết trong suốt hành trình học vấn khá dài của các em.
2.3.4. Thực trạng tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức đối với các lớp cuối cấp (Lớp 4, 5 )
Với các em cuối cấp Tiểu học thì nhận thức và sự hiểu biết của các em đã phát triển một bậc so với các em ở đầu cấp. Do đó, việc giáo dục cho các em những TT ĐĐ Hồ Chí Minh sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, nhất là với việc