Phương thức tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 85 - 104)

7. Đóng góp mới của luận văn:

3.6.2.2 Phương thức tích hợp GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức lớp

đức lớp 4,5 cho HS.

Trong môn Đạo đức, mỗi bài được phân bố thành 2 tiết và học trong 2 tuần. Như vậy, tùy theo nội dung của từng bài, từng hoạt động mà có thể tích hợp nội dung GD TT Hồ Chí Minh phù hợp.

Trong chương trình Đạo đức lớp 4,5 có 10 bài được thực hiện tích hợp nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh được gắn kết với các chủ đề cụ thể sau:

a/ Tấm gương cần kiệm,liêm, chính chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

@ Chủ đề khiêm tốn học hỏi: Đây là đức tính cần thiết mà học sinh phải học, phải rèn luyện từ 5 điều Bác Hồ dạy. Do đó, ngay từ bài học đầu tiên của chương trình học môn Đạo đức lớp 4, học sinh đã được học và giáo viên cần nhấn mạnh, liên hệ nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào bài học.

* Bài 1: Trung thực trong học tập (Đạo đức lớp 4)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng 1. Nhận thức được:

- Cần phải trung thực trong học tập.

- Giá trị của sự trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong cuộc sống.

- Phần giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy để dẫn dắt vào bài học.

II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh Tiết 1

- Hoạt động 1: Tổ chức xử lý tình huống trong SGK trang 3 Mục tiêu: Học sinh nhận thức được việc trung thực trong học tập

+ Bước 1: Học sinh xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình

huống cần xử lý.

+ Bước 2 : Học sinh các nhóm thảo luận và nêu cách giải quyết các tình huống trên

+ Bước 3 : Giáo viên chốt lại những cách giải quyết phù hợp

của học sinh và liên hệ GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh vào bài học: Như vậy, trung thực trong học tập là đức tính rất tốt của người học sinh và đức tính này thuộc chủ đề khiêm tốn học hỏi mà chúng ta cần học từ Bác Hồ. Sinh thời, Bác luôn tự biết học hỏi để giỏi hơn và ngày càng hoàn thiện mình nhưng Bác rất

khiêm tốn, chưa bao giời tự đề cao về bản thân mình. Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy (Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm)

Tiết 2

Đây là tiết học đòi hỏi sự vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, vào thực tiễn. Từ đó, hình thành nhân cách sống, kỹ năng sống cho các em từ những lí thuyết đã học. Do đó, giáo viên cần liên hệ cho học sinh những nội dung liên quan đến nội dung GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh nhận thấy được những phẩm chất cao đẹp cần học tập từ Bác Hồ.

Mục tiêu: Học sinh biết tự liên hệ bản thân về việc trung thực trong học tập.

+ Bước 1: Học sinh tự kể những câu chuyện của bản thân mình về

lòng trung thực trong học tập.

+ Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nhận xét về bạn của mình để rút ra bài học cần thiết cần thực hiện trong cuộc sống.

+ Bước 3: Giáo viên chốt ý và liên hệ: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập và noi theo. Thể hiện tính trung thực trong học tập là thể hiện sự tôn trọng chính bản thân mình và người khác. Đồng thời trung thực trong học tập sẽ được mọi người yêu quý và ngường mộ như chính Bác Hồ kính yêu của chúng ta vậy.

@ Chủ đề cần, kiệm, liêm, chính:

* Bài 4: Tiết kiệm tiền của ( Đạo đức lớp 4)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng;

1. Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao cần tiết kiệm tiền của?

2. Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,…trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.

II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Tiết 1

- Hoạt động 1: Tìm hiểu các thông tin trang 11, SGK

+ Bước 1: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và trao đổi thảo

luận các thông tin trong SGK.

+ Bước 2: Các nhóm thảo luận và lần lượt trình bày ý kiến của nhóm

mình.

+ Bước 3: Học sinh cùng tìm hiểu về các câu hỏi liên quan đến các thông

tin trên.

+ Bước 4: Giáo viên kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện

của con người văn minh, xã hội văn minh. Các bạn biết không, từ nhỏ Bác Hồ là người rất tiết kiệm và mãi cho đến khi đã là Chủ tịch nước, Bác cũng luôn thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiền của vì Bác cho rằng tiết kiệm là để xây dựng đất nước giàu đẹp.

- Hoạt động 2: Ý kiến cá nhân (Bài tập 2, SGK trang 12)

Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.

+ Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho học sinh.

Nên làm Không nên làm

- ……… …… - ……… - ………. - ………. - ………. - ………..

+ Bước 2: Học sinh tự hoàn thành phần việc của mình trong phiếu học tập.

+ Bước 3: Học sinh trình bày ý kiến cá nhân của mình, các bạn khác bổ sung ý kiến khác.

+ Bước 4: Giáo viên kết luận về những việc nên làm và không nên làm để

tiết kiệm tiến của.

+ Bước 5: Giáo viên kết luận bài học: Như các bạn vừa nêu, tiền bạc của

cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí, có như vậy là các bạn đã thực hiện và noi theo đức tình tiết kiệm của Bác Hồ.

-Hoạt động 3: Thực hành tiết kiệm

+ Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi… để tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

+ Bước 2: Học sinh thực hiên trong 1 tuần.

Bài 5: Tiết kiệm thời giờ (Đạo đức lớp 4)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Học sinh hiểu được: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. Học sinh biết cách tiết kiệm thời giờ.

2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Tiết 1

- Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút trong SGK

Mục tiêu: Học sinh hiểu được thời giờ quý bàu như thế nào?

+ Bước 1: Giáo viên tập cho học sinh đọc phân vai minh họa cho câu

chuyện “ Một phút” trong SGK trang 14.

+ Bước 2: Thảo luận nhóm để trả lời 3 câu hỏi trong SGK.

Trong kháng chiến chống Pháp, một vị cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một vị cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút? - Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng. 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Vì vậy, Bác không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

+Bước 4: Giáo viên kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. Đây cũng là một đức tính rất đáng quý của Bác Hồ vì Người luôn kêu gọi thực hành tiết kiệm dù là những việc nhỏ nhất.

-Hoạt động 2: Lập thời gian biểu

Mục tiêu: Học sinh tự biết lập thời gian biểu cho bản thân mình để tiết kiệm thời giờ.

+ Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập và giao việc cho các em “Em hãy

lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân mình”

+ Bước 2: Học sinh thực hiện cá nhân

+ Bước 3: Học sinh trình bày thời gian biểu của mình, các bạn khác bổ sung ý kiến.

+ Bước 4: Giáo viên kết luận: Thời giờ là thứ quý nhất, vì khi nó đã trôi

qua thì không bao giờ trở lại được. Do đó, chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả. Tiết kiệm thời giờ là chúng ta đã thực hành được việc tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

* Bài 14: Bảo vệ môi trường (Đạo đức lớp 4)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng

1. Các em hiểu được con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiêm gìn giữ môi trường trong sạch.

2. Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.

3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh

Tiết 2

- Hoạt động 1: Dự án: “Tình nguyện xanh”

Mục tiêu: Nhận biết được tình hình môi trường nơi minh ở và những hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Bước 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của

mình về những nhiệm vụ được giao.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/ khu phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường học. Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.

+ Bước 2: Các nhóm trình bày và bổ sung ý kiến cho nhau + Bước 3: Kể chuyện tết trồng cây cuối cùng của Bác- 1969 Mùa xuân Kỷ Dậu năm 1969, sức khỏe của Bác yếu nhiều, việc bố trí để Bác trồng cây ở một địa phương nào đó theo ý của Bác là một vấn đề rất khó

khăn. Những người phục vụ Bác rất lo lắng nên nhiều lần đề nghị Bác hoãn lại việc trồng cây. Nhưng Bác rất kiên quyết. Người nói: “Đây là dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa phương nào đó có nhiều thành tích...”

Theo kế hoạch đã chuẩn bị, Bác đến địa điểm trồng cây. Đông đảo các đại biểu, các tầng lớp nhân dân đã đứng trên những đồi cây đón Bác. Bác trực tiếp trồng thêm một cây đa. Nhìn những xẻng đất, bình nước Bác tưới mát cho cây, mọi người ai cũng xúc động nghẹn ngào.Trồng cây xong, Bác cùng mọi người quây quần dưới tán bạch đàn và thân mật hỏi chuyện và chúc Tết mọi người. Bác nói: Đất nước này là của chúng ta nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi.

Mặt trời đầu xuân ấm áp đã lên cao, ai cũng bùi ngùi lưu luyến chia tay Bác và tất cả mọi người có mặt trong buổi Bác trồng cây năm ấy không ai nghĩ rằng đó là mùa xuân cuối cùng và cũng là cái Tết trồng cây cuối cùng của Bác.

Phong trào “Tết trồng cây” do Bác phát động làm cho đất nước thêm xanh, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường.

+ Bước 4: Giáo viên chốt ý bài học và liên hệ: Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Môi trường của chúng ta hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của người vì cuộc sống hôm nay và ngay mai. Đó cũng là ý nguyện của Bác Hồ. Các bạn biết không, khi còn sống, vào mỗi dịp Tết truyền thống của người Việt Nam ta, bác luôn phát động và kêu gọi nhà nhà, người người trồng cây để bảo vệ môi trường. Vì thế, khi chúng ta thực hiện việc trồng cây, bảo vệ môi trường chính là thực hiện lời dạy của bác.

b/ Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực yêu thương con người.

* Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( Đạo đức lớp 4)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng

1. Học sinh hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

2. Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.

II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh Tiết 1

- Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động nhân đạo (thông tin trong SGK trang 37)

Mục tiêu: Học sinh nắm được những hoạt động nhân đạo + Bước 1: Học sinh đọc thông tin trong SGK

+ Bước 2: Học sinh tìm hiểu bài, thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK

+ Bước 3: Các nhóm trình bày ý kiến của mình về bài học, các nhóm khác tranh luận và bổ sung.

+ Bước 4: Giáo viên kết luận bài học và liên hệ: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần phải cảm thông, chia sẻ với họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. Trên đất nước ta, nhân dân ta luôn truyền tụng và ca ngợi về lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, lòng yêu thương con người vô bờ bến của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những việc nhỏ nhặt nhất. Người hết mực chăm lo đời sống cho nhân dân,đặc biệt là những người lao động nghèo khổ. Người tích cực kêu gọi sự tương thân, tương ái của đồng bào ta trên cả nước. Vì thế, tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân ái theo gương bác Hồ.

- Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động nhân đạo tại trường, lớp mình. ( bài tập 5)

Mục tiêu: Học sinh biết cách thực hiện những hoạt động nhân đạo.

+ Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Trong lớp(trường) ta hiện

nay đang có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn. Các bạn hãy trao đổi với các bạn trong nhóm để giúp đỡ và đưa ra những việc em có thể làm giúp bạn. Sau đó ghi vào bảng thảo luận sau:

Số thứ tự Những bạn có hoàn cảnh khó khăn Những công việc các em có thể giúp đỡ bạn ... ... ... ... ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… + Bước 2: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả và đại diện trình bày. Cả lớp trao đổi ý kiến và bình luận.

+ Bước 3: Giáo viên kết luận và liên hệ: Trong cuộc sống, chúng ta cần biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn với những việc làm cụ thể bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng của mình. Thực hiện được những việc làm nhân đạo chính là chúng ta thể hiện được lòng nhân ái theo gương Bác Hồ vĩ đại.

* Bài 7: Tôn trọng phụ nữ ( Đạo đức lớp 5)

I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng

1. Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ

2. Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái

3. Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữtrong cuộc sống hàng ngày.

II. Gợi ý các hoạt động GD TT ĐĐ Hồ Chí Minh Tiết 1

- Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ( SGK trang 22)

Mục tiêu: Học sinh biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.

+ Bước 1: Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát, chuẩn bị

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn đạo đức lớp 4, 5 (Trang 85 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w