1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng

216 2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Có ý kiến cho rằng phải chăng doanh nghiệp trong ngành này biết và hiểu trách nhiệm của mình đối với xã hội nhưng do áp lực từ phía các đối tượng hữu quan như các cơ quan quản lý nhà nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG MAI

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM –

TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG MAI

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM –

TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số : 62 34 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Hải

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản

xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam – Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng”

là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện Tất cả các dữ liệu đều trung thực và nội dung luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Tác giả

Nguyễn Phương Mai

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Các câu hỏi nghiên cứu 6

5 Tính mới và những đóng góp của Luận án 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Kết cấu của Luận án 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 9

1.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9

1.1.2 Các phạm trù có liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 16

1.1.3 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 18

1.1.4 Một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 21

1.2 Một số vấn đề lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 30

1.2.1 Khái niệm và phân loại 30

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 32

1.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng 35

1.3.1 Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 35

Trang 5

1.3.2 Thái độ, ý định và hành vi của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp 39

1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 46

1.4.1 Mô hình nghiên cứu 46

1.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 48

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 52

2.1 Quy trình nghiên cứu 52

2.2 Thiết kế thang đo 54

2.2.1 Thang đo nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 54

2.2.2 Thang đo thái độ của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 58

2.2.3 Thang đo ý định hành vi của người tiêu dùng 58

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 59

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 59

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 60

2.4 Đánh giá sơ bộ thang đo 64

2.4.1 Đánh giá thang đo bằng phương pháp định tính 64

2.4.2 Đánh giá thang đo bằng phương pháp định lượng 65

2.4.3 Điều chỉnh thang đo 70

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM 72 3.1 Khái quát tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam 72

3.1.1 Sơ lược về các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam 72

Trang 6

3.1.2 Đặc điểm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành sản xuất và

chế biến thực phẩm 77

3.1.3 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam 79

3.2 Kết quả nghiên cứu về TNXHDN của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam từ góc độ tiếp cận của người tiêu dùng 84

3.2.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 84

3.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 87

3.2.3 Kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA) 90

3.2.4 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố (CFA) 93

3.2.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 98

3.2.6 Đánh giá của người tiêu dùng về các yếu tố nhận thức TNXHDN, thái độ và ý định hành vi của họ 114

3.2.7 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu và bình luận 121

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM 127

4.1 Những xu hướng chính tác động đến TNXHDN trong tương lai 127

4.1.1 Thịnh vượng gia tăng 127

4.1.2 Bền vững sinh thái 128

4.1.3 Toàn cầu hóa 130

4.2 Các đề xuất đối với các bên hữu quan 131

4.2.1 Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước 131

4.2.2 Đề xuất với các hiệp hội doanh nghiệp 136

4.2.3 Đề xuất với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm 138

4.2.4 Đề xuất với người tiêu dùng thực phẩm 143

Trang 7

4.3 Những đóng góp của Luận án về mặt lý luận và thực tiễn 145

4.3.1 Các đóng góp về mặt lý luận 145

4.3.2 Các đóng góp về mặt thực tiễn 145

4.4 Những hạn chế của Luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 147

4.4.1 Hạn chế về nội dung nghiên cứu 147

4.4.2 Hạn chế về phạm vi nghiên cứu 147

4.4.3 Hạn chế về mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 147

4.4.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 148

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 1 167

PHỤ LỤC 2 172

PHỤ LỤC 3 182

PHỤ LỤC 4 187

PHỤ LỤC 5 188

PHỤ LỤC 6 189

PHỤ LỤC 7 202

CÁC CHÚ THÍCH 203

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ISO26000 27

Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 32

Hình 1.3: Mô hình đầy đủ về hành vi người tiêu dùng 35

Hình 1.4: Phân loại người tiêu dùng theo thái độ đối với TNXHDN 40

Hình 1.5: Mô hình lý thuyết hành vi lý luận của Ajzen và Fishben 46

Hình 1.6: Mô hình hành vi lý luận rút gọn 47

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu 48

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 52

Hình 3.1: Phân loại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 73

Hình 3.1: Kết quả kiểm định CFA thang đo Nhận thức trách nhiệm đối với người lao động 94

Hình 3.2: Kết quả kiểm định CFA thang đo Nhận thức trách nhiệm môi trường 95

Hình 3.3: Kết quả kiểm định CFA thang đo Nhận thức trách nhiệm sản phẩm 95

Hình 3.4: Kết quả kiểm định CFA thang đo Nhận thức trách nhiệm cộng đồng 96

Hình 3.5: Kết quả kiểm định CFA thang đo Nhận thức trách nhiệm kinh doanh trung thực 96

Hình 3.6: Kết quả kiểm định CFA thang đo thái độ của người tiêu dùng 97

Hình 3.7: Kiểm định CFA cho mô hình tới hạn 98

Hình 3.8: Kết quả kiểm định SEM lần 1 99

Hình 3.9: Kết quả phân tích SEM lần 2 101

Hình 3.10: Mô hình khả biến với nhóm chưa từng nghe đến TNXHDN 104

Hình 3.11: Mô hình khả biến với nhóm đã từng nghe đến TNXHDN 105

Hình 3.12: Mô hình bất biến với nhóm chưa từng nghe đến TNXHDN 106

Hình 3.13: Mô hình bất biến với nhóm đã từng nghe đến TNXHDN 107

Trang 9

Hình 3.14: Mô hình khả biến đối với nhóm nam giới 109

Hình 3.15: Mô hình khả biến đối với nhóm nữ giới 110

Hình 3.16: Mô hình bất biến đối với nhóm nam giới 111

Hình 3.17: Mô hình bất biến đối với nhóm nữ giới 112

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các định nghĩa về TNXHDN 11

Bảng 2.1: Thang đo Nhận thức về trách nhiệm đối với người lao động 55

Bảng 2.2: Thang đo Nhận thức về trách nhiệm môi trường 56

Bảng 2.3: Thang đo Nhận thức về trách nhiệm sản phẩm 56

Bảng 2.4: Thang đo Nhận thức về trách nhiệm cộng đồng 57

Bảng 2.5: Thang đo Nhận thức về trách nhiệm kinh doanh trung thực 57

Bảng 2.6: Thang đo Thái độ của người tiêu dùng 58

Bảng 2.7: Thang đo Ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng 59

Bảng 2.8: Thang đo Ý định tẩy chay sản phẩm của người tiêu dùng 59

Bảng 2.9: Kết quả phân tích EFA và Cronbach’s alpha thang đo Nhận thức về trách nhiệm đối với người lao động 66

Bảng 2.10: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Nhận thức về trách nhiệm môi trường 67

Bảng 2.11: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Nhận thức về trách nhiệm sản phẩm 67

Bảng 2.12: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Nhận thức về trách nhiệm cộng đồng 68

Bảng 2.13: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Nhận thức về trách nhiệm kinh doanh trung thực 68

Bảng 2.14: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Thái độ của người tiêu dùng 69

Bảng 2.15: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Ý định mua của người tiêu dùng 70

Bảng 2.16: Kết quả EFA và Cronbach’s alpha thang đo Ý định tẩy chay của người tiêu dùng 70

Trang 11

Bảng 3.1: Danh mục phân loại các hoạt động của ngành sản xuất và chế biến thực

phẩm 74

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm giai đoạn 2009 – 2013 75

Bảng 3.3: Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu 86

Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo nhận thức TNXHDN 88

Bảng 3.5: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo thái độ của người tiêu dùng 89

Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ý định mua của người tiêu dùng 89 Bảng 3.7: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ý định tẩy chay của người tiêu dùng 90

Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của thang đo nhận thức TNXHDN 91

Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của thang đo thái độ của người tiêu dùng 92

Bảng 3.10: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của thang đo ý định mua của người tiêu dùng 93

Bảng 3.11: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của thang đo ý định tẩy chay của người tiêu dùng 93

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định SEM mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết 100

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định SEM mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết (lần 2) 102

Bảng 3.14: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình trong phân tích đa nhóm theo biến nghe nói đến TNXHDN 108

Bảng 3.15: Kiểm định lựa chọn mô hình trong phân tích đa nhóm theo giới tính 112 Bảng 3.16: Kết quả phân tích ANOVA so sánh ý định mua của người tiêu dùng theo độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập 113

Trang 12

Bảng 3.17: Kết quả phân tích ANOVA so sánh ý định tẩy chay của người tiêu dùng

theo độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập 114

Bảng 3.18: Thống kê mô tả thang đo nhận thức trách nhiệm đối với người lao động 115

Bảng 3.19: Thống kê mô tả thang đo nhận thức trách nhiệm môi trường 115

Bảng 3.20: Thống kê mô tả thang đo nhận thức trách nhiệm sản phẩm 117

Bảng 3.21: Thống kê mô tả thang đo nhận thức trách nhiệm cộng đồng 118

Bảng 3.22: Thống kê mô tả thang đo nhận thức trách nhiệm kinh doanh trung thực 119

Bảng 3.23: Thống kê mô tả thang đo thái độ của người tiêu dùng 120

Bảng 3.24: Thống kê mô tả thang đo ý định hành vi của người tiêu dùng 120

Bảng 3.25: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 121

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

Tiếng Anh

AMA American Marketing Association Hiệp hội Marketing Mỹ

BSCI Business Social Compliance

ILO International Labor Organization Tổ chức lao động quốc tế

OECD Organization for Economics

Corporation Development

Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh

tế

SEM Structural Equation Modelling Mô hình cấu trúc tuyến tính

UNIDO United Nation Industrial

Development Organization

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kể từ thập niên 50 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của không chỉ các

tổ chức xã hội, các chính phủ, các nhà nghiên cứu mà cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong xã hội Ngày càng có nhiều người trên toàn thế giới cho rằng các công ty phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và toàn

xã hội nói chung Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ an toàn và môi trường, các vấn đề xã hội ngày càng có tầm quan trọng cao hơn Người tiêu dùng dần dần coi “đạo đức kinh doanh” nói riêng hay TNXHDN nói chung như một tiêu chí để lựa chọn sản phẩm Thực tế này nảy sinh một phần do các phương tiện thông tin đại chúng và các nhóm hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng đang đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải có trách nhiệm đối với xã hội, tôn trọng nhân quyền và môi trường

Sau hơn 20 năm của chiến dịch “Người tiêu dùng xanh” 1 trên thế giới, các

bằng chứng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã xem xét đến các vấn đề về sức khoẻ, xã hội và đạo đức của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng Năm 1999, cuộc khảo sát toàn cầu đầu tiên về những mong đợi của công chúng đối với doanh nghiệp được tiến hành với chủ đề “Một thiên niên kỷ thăm dò ý kiến về TNXHDN” với sự tham gia của 1,000 công dân từ hơn 23 quốc gia trên toàn thế giới Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hơn 2/3 trong số người tham gia khảo sát cho biết họ mong đợi doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của xã hội, thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh Cũng trong nghiên cứu này, 80% số người được hỏi cho biết họ không muốn sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp vi phạm TNXHDN và sẽ mua hàng của doanh nghiệp không vi phạm TNXHDN (Boulstridge

và cộng sự, 2000)

Trong hơn một thập kỷ gần đây, số lượng các công ty trên toàn thế giới nhận

ra lợi ích kinh tế của các chính sách và biện pháp TNXHDN đang ngày một gia tăng Những cam kết TNXHDN vượt ra khỏi mong muốn gia tăng lợi nhuận, và cho thấy công ty đã nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình tới nhân viên,

Trang 15

khách hàng, cộng đồng và môi trường Nhiều công ty đã sử dụng TNXHDN như một chiến lược kinh doanh mới khi nhận ra rằng nó có thể giúp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty Khi các thị trường lớn trên thế giới ngày càng khó tính hơn, khi người tiêu dùng trở nên “thông thái hơn”, sản phẩm không chỉ được yêu cầu đảm bảo về chất lượng mà còn đòi hỏi "sạch hơn"

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế trong cạnh tranh thì vấn

đề TNXHDN càng cần được quan tâm hơn cả Giờ đây, các công ty không chỉ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm mà còn phải cạnh tranh bằng những cam kết chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho nhân viên, những hoạt động đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường thiên nhiên hướng đến sự phát triển bền vững TNXHDN cho dù là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó đã thật sự là một đòi hỏi cấp bách hiện nay Để xâm nhập thành công các thị trường lớn nhưng khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu thì các công ty cần phải tăng cường nghiên cứu khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về TNXHDN như tiêu chuẩn ISO14000, SA8000 hay gần đây nhất là ISO26000 để thể hiện trách nghiệm của mình với xã hội Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng các tiêu chuẩn về TNXHDN chính là những rào cản kỹ thuật đối với họ khi gia nhập thị trường quốc tế và ngần ngại không muốn thực hiện TNXHDN (Twose và Rao, 2003) Tuy nhiên, những lợi ích TNXHDN mang lại cho doanh nghiệp lại rất to lớn Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những doanh nghiệp mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về TNXHDN, còn lợi ích dài hạn là cho chính doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu,

và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới Do vậy, các doanh nghiệp không những cần nâng cao nhận thức về TNXHDN mà còn cần thực hiện TNXHDN một cách hiệu quả trong doanh nghiệp

Song trên thực tế, nhận thức về TNXHDN của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp, chưa toàn diện và việc thực hiện TNXHDN tại các doanh nghiệp

Trang 16

Việt Nam còn mang tính chất thụ động chủ yếu là do phía các đối tác nước ngoài yêu cầu tuân thủ các bộ quy tắc ứng xử của họ (Twose và Rao, 2003) Một số doanh nghiệp hiểu đơn thuần TNXHDN là làm từ thiện Một số doanh nghiệp thì né tránh không muốn thực hiện TNXHDN vì cho rằng các chương trình TNXHDN là rất tốn kém.Không có nhiều doanh nghiệp có được nhận thức đầy đủ về TNXHDN và tích hợp những hoạt động TNXHDN một cách hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động vì lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng xã hội Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, chúng ta đã thấy không ít những vụ việc vi phạm TNXHDN đã bị phanh phui

và bị cộng đồng xã hội lên án Do vậy, cần có những nghiên cứu về TNXHDN tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc thực thi TNXHDN trong cộng đồng doanh nghiệp vì TNXHDN có tầm quan trọng ngày càng lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Các chương trình TNXHDN có thể được cân nhắc trong quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp, có thể được tích hợp vào hoạt động thường nhật của doanh nghiệp và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm tại Việt Nam, việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự thực thi TNXHDN thực sự là một vấn đề cấp bách Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm của Việt Nam còn hoạt động theo kiểu “chộp giật”, vì lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng Điển hình nhất phải kể đến các vụ vi phạm TNXHDN trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Hiện nay, hoạt động sản xuất và chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu do khoảng 10 triệu hộ nông dân và 500.000

cơ sở chế biến thực hiện, trong đó 85% có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất theo mùa vụ nên trang thiết bị, nhà xưởng không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Bộ Y tế, 2014) Thống kê cho thấy từ năm 2004 – 2008, trong phạm vi cả nước đã có đến 2,160 vụ ngộ độc thực phẩm làm 85,000 người bị ngộ độc, 388 người chết Cũng theo thông tin của Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có 200.000 người bị ung thư trong

đó con số tử vong lên đến 150.000 người Nguyên nhân dẫn đến ung thư có khoảng 35% số bệnh nhân ung thư được chuẩn đoán mắc bệnh do những nguyên nhân liên quan đến thực phẩm độc hại Trong khi đó, tỷ lệ nhận thức của người sản xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm, một trong những khía cạnh của TNXHDN trong mối quan

Trang 17

hệ với người tiêu dùng, năm 2008 chỉ đạt 55.7%, trong đó đối với nhóm kinh doanh thực phẩm là 49.5% Ngoài ra, những vụ việc vi phạm TNXHDN trong khía cạnh môi trường thì đã quá rõ ràng với nhiều vụ vi phạm như vụ công ty Vedan Việt Nam

ở Đồng Nai xả thải “giết” sông Thị Vải, hay công ty Miwon ở Phú Thọ Gần đây, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều nhà kinh doanh nhập hàng trăm tấn thịt, ngũ tạng động vật, mỡ quá đát hoặc cận hạn sử dụng nhiễm vi sinh (Nguyễn Đình Tài, 2010) Nhìn chung, vấn đề thực thi TNXHDN trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đang là một vấn đề gây bức xúc đối với xã hội

Có ý kiến cho rằng phải chăng doanh nghiệp trong ngành này biết và hiểu trách nhiệm của mình đối với xã hội nhưng do áp lực từ phía các đối tượng hữu quan như các cơ quan quản lý nhà nước, hay chính những người tiêu dùng những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp còn thấp nên các doanh nghiệp

“làm ngơ” và bỏ qua những trách nhiệm cần thực hiện đối với xã hội Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề cập, tôi lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng” làm đề tài luận án Tiến sỹ quản trị kinh doanh

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Luận án nghiên cứu, phân tích vấn đề TNXHDN trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam theo góc độ tiếp cận của người tiêu dùng Từ đó, Luận án đưa ra những đề xuất cho các bên hữu quan nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXHDN trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Phân tích bối cảnh của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam để chỉ rõ tính tất yếu của việc thực thi TNXHDN nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp;

 Đánh giá mức độ nhận thức của người tiêu dùng về TNXHDN;

Trang 18

 Kiểm chứng mối liên hệ giữa nhận thức về TNXHDN đến thái độ và ý định hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi TNXHDN trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam từ đó đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nhận thức của người tiêu dùng về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa nhận thức với thái độ và ý định hành vi của họ đối với sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Phạm vi về nội dung

TNXHDN là một vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực Vì vậy, Luận

án chỉ giới hạn việc nghiên cứu nhận thức về TNXHDN của người tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm chế biến, và phân tích mối quan hệ thuận chiều giữa nhận thức về TNXHDN với thái độ và ý định hành vi của họ Luận án chưa xem xét tới các biến

số khác tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng

3.2.2 Phạm vi về không gian

Luận án nghiên cứu TNXHDN từ góc độ tiếp cận của người tiêu dùng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam vì trong ngành này TNXHDN đang là một thực tiễn bức xúc cần được giải quyết Luận án thực hiện khảo sát để kiểm chứng vấn đề nghiên cứu trên một số tỉnh, thành phố của miền Bắc, trong đó

tập trung vào các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng

3.2.2 Phạm vi về thời gian

Luận án nghiên cứu TNXHDN từ góc độ tiếp cận của người tiêu dùng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm trong giai đoạn 2009 - 2014 khi mà những đòi

Trang 19

hỏi về TNXHDN ngày càng gia tăng xuất phát từ phía người tiêu dùng và các bên có liên quan khác của doanh nghiệp, và những mong muốn thực thi TNXHDN xuất phát từ chính nội bộ doanh nghiệp

4 Các câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong khuôn khổ của Luận án như sau:

 Người tiêu dùng Việt Nam nhận thức như thế nào về TNXHDN?

 Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về TNXHDN có ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm không?

 Thái độ của người tiêu dùng có phải là biến số trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức về TNXHDN và ý định hành vi của người tiêu dùng không?

 Các yếu tố nhân khẩu học có tác động đến thái độ và ý định hành vi của người tiêu dùng không?

5 Tính mới và những đóng góp của Luận án

Luận án có những đóng góp mới sau đây:

Một là, bổ sung thang đo nhận thức TNXHDN, thái độ và ý định hành vi của

người tiêu dùng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về TNXHDN và người tiêu dùng

Hai là, kiểm chứng mối quan hệ giữa các biến số nhận thức về TNXHDN,

thái độ và ý định hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam.Từ đó, luận án có thể tổng quát hóa những cơ sở thực tiễn của việc thực hiện TNXHDN trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

Ba là, đưa ra những gợi mở cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực

phẩm tại Việt Nam điều chỉnh cách thức thực thi TNXHDN trong tương lai trên cơ

sở kết quả nghiên cứu thực tiễn người tiêu dùng

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ của Luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

Trang 20

 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được vận dụng trong nghiên cứu này nhằm xây dựng

mô hình lý thuyết và thang đo Tác giả thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu tiên nghiệm nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu

lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia và phỏng vấn sâu cũng được vận dụng để bổ sung thông tin cho các kết quả nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định lượng được tiến hành sau khi mô hình nghiên cứu và các thang đo đã được xây dựng từ mô hình lý thuyết Sau đó, bảng hỏi được thiết kế và đưa vào khảo sát thử nghiệm qua hai hình thức: phỏng vấn chuyên gia và phát phiếu điều tra quy mô nhỏ Khảo sát thử nghiệm nhằm mục đích đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo, cũng như chuẩn hóa thuật ngữ và bổ sung thang

đo cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam Dựa trên kết quả khảo sát thử nghiệm, các điều chỉnh thang đo có thể được tiến hành nếu cần thiết

Khảo sát định lượng chính thức được tiến hành với thang đo chuẩn trên quy

mô mẫu lớn Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm chế biến trên địa bàn các tỉnh, thành phố của miền Bắc trong đó tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Hồng

Các dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được phân tích để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng như phân tích thống kê mô tả, phân tích khám phá nhân tố (EFA), phân tích khẳng định nhân tố (CFA), phân tích mô hình tới hạn, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phân tích đa nhóm và ANOVA sẽ được thực hiện trong phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương, cụ thể là:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hành

vi người tiêu dùng

Trang 21

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực tiễn và kết quả nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

Chương 4: Các đề xuất nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nếu như khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (TNXHDN) là

tương đối mới mẻ và chỉ được đề cập đến nhiều từ những năm 1950 trở lại đây thì

ngược lại, sự quan tâm đến những hậu quả nảy sinh từ các hoạt động của các doanh

nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung đã có từ rất lâu trên thế giới

(Capron và Quairel-Lannoizelee, 2009) Nói một cách khác, nhu cầu về việc thực

hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp không phải là một khái niệm mới

Những ghi chép của người Trung Hoa, người Ai Cập và người Xume cổ đại2 đã

phác họa những quy tắc giao thương để thúc đẩy thương mại và đảm bảo rằng lợi

ích của cộng đồng rộng lớn được quan tâm Kể từ đó, mối quan tâm của công chúng

đến sự tương tác giữa doanh nghiệp và xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát

triển các hoạt động của doanh nghiệp

Từ thế kỷ thứ 17, người ta đã quan tâm đến sự phát triển quá lớn của các

Công ty Đông Ấn3 và những hệ lụy của sự phát triển đó đối với xã hội Những bằng

chứng về các hoạt động xã hội phản kháng lại những hành động của các tổ chức

cũng đã trải dài qua nhiều thế kỷ, phản chiếu sự phát triển về mặt pháp lý và thương

mại của các công ty khi chúng tự tạo cho mình trở thành một lực lượng thúc đẩy các

xã hội dựa trên thị trường

Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, những nghiên cứu học thuật chính thức về

TNXHDN đầu tiên được công bố Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện chính thức lần

đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social

Responsibilities of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm

mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các

quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt

hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội

Trang 23

Từ đó đến nay, thuật ngữ TNXHDN đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Nghĩa của từ TNXHDN có thể được hiểu từ nghĩa của ba từ chứa đựng trong

cụm từ này: trách nhiệm, xã hội và doanh nghiệp Theo Capron và

Quairel-Lanoizelee (2009), khi nói đến từ “trách nhiệm”, doanh nghiệp cần trả lời được câu

hỏi “Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cái gì, đến ai, liên quan đến đâu và như thế

nào?” Với câu hỏi “chịu trách nhiệm với ai?”, có thể có nhiều câu trả lời rất khác

nhau, tùy thuộc vào quan niệm về doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trong xã hội Đối với Friedman, doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm với các cổ đông mà thôi bởi vì vai trò của doanh nghiệp là phải tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích chung của các cổ đông Kiểu trả lời thứ hai, theo Liên minh châu Âu, doanh nghiệp phải quan tâm đến những cá nhân hoặc nhóm có thể bị tác động bởi các hoạt động của mình, hoặc những nhóm, cá nhân có thể có ảnh hưởng đối với các hoạt động của doanh nghiệp Cách trả lời thứ ba cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với lợi ích chung của cộng đồng Hiện nay khi các vấn đề về lợi ích chung đã vượt khỏi biên giới của các nhà nước quốc gia thì vấn đề đóng góp của doanh nghiệp vào lợi ích chung cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhưng vấn đề này cho đến nay mới chỉ có những phác thảo hay những kinh nghiệm hạn chế về các cơ chế điều tiết

Câu hỏi “có trách nhiệm về điều gì?” đề cập đến những tiêu chí mà dựa vào

đó người ta sẽ đánh giá xem một doanh nghiệp nào đó có trách nhiệm về mặt xã hội hay không Các tiêu chí này là hết sức đa dạng khiến cho việc đánh giá khó mang tính khách quan, bởi vì người lượng giá không thể không bị tác động bởi các giá trị riêng của mình cũng như vị trí của anh ta trong các mối quan hệ xã hội, hoặc các lợi ích của các tổ chức mà anh ta là thành viên

“Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội đến mức nào?” Biên độ giới hạn

về TNXHDN có thể đi từ không đến vô cực Không thể có câu trả lời phổ quát và vĩnh viễn cho câu hỏi này Phạm vi của TNXHDN có thể thay đổi qua các thời kỳ, tùy theo mong đợi và áp lực của các xã hội dân chủ, và câu trả lời có thể cũng rất khác nhau tùy theo thành phần của những người có liên quan Cuối cùng, các câu trả lời cho câu hỏi này còn phụ thuộc rất nhiều vào nền văn hóa, lịch sử và các định chế của mỗi quốc gia

Trang 24

Bên cạnh từ “trách nhiệm”, để hiểu rõ phạm trù TNXHDN, thì “xã hội” cần

được hiểu như thế nào? Hiện nay, việc sử dụng từ “xã hội” trong cụm từ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” đang được hiểu theo nghĩa xã hội phổ quát, nghĩa là

bao trùm mọi khía cạnh của đời sống xã hội Đối với từ “doanh nghiệp” trong phạm

trù TNXHDN, câu hỏi đặt ra ở đây là doanh nghiệp là thực thể nào và ở phạm vi nào? Cho đến nay, việc xác định thế nào là một doanh nghiệp chưa bao giờ là việc

dễ dàng Trong ngôn ngữ Anh-Mỹ, từ corporation (doanh nghiệp) thường được

dùng để nói về các doanh nghiệp có quy mô lớn Nếu hiểu doanh nghiệp theo nghĩa hẹp như vậy thì không thể bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn có rất nhiều tại Châu Âu mà đặc biệt là tại Pháp Nhưng điều này vẫn không giải quyết được vấn

đề ranh giới giữa các tổ chức và vấn đề phạm vi của thực thể doanh nghiệp: nhóm, công ty, công ty gia công, mạng lưới công ty Đó là chúng ta còn chưa nói đến việc đánh giá TNXHDN ngày càng chú trọng vào các mạng lưới sản xuất, các chuỗi giá trị, các dự án lớn kết nối hàng chục doanh nghiệp với nhau, thậm chí là toàn bộ những ngành kinh tế Phạm vi trách nhiệm phụ thuộc phần lớn vào cách mà doanh nghiệp xem mình thuộc về lĩnh vực ảnh hưởng nào

Như vậy, TNXHDN xác định xã hội là một phạm trù rộng, gồm nhiều cấp độ, bao gồm tất cả các bên liên quan và nhóm phần tử có mối quan tâm thường xuyên đến các hoạt động của tổ chức đó Tổng quan các công trình nghiên cứu về chủ đề TNXHDN đã cho thấy có sự đa dạng khá lớn các quan niệm về TNXHDN Bảng 1.1 tổng hợp các định nghĩa phổ biến về TNXHDN đã được phát triển từ những năm

(1960)

Trách nhiệm xã hội – “những quyết định và hành động của doanh nhân vì những lý do mà ít nhất cũng một phần nào đó vượt trên lợi ích trực tiếp về kinh tế và kỹ thuật của doanh

Trang 25

5 Friedman

(1970)

Trách nhiệm xã hội duy nhất của doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận vì xã hội sẽ được lợi nhiều nhất khi các doanh nghiệp tập trung tối đa hóa sự thành công về mặt tài chính của họ

6 Johnson

(1971)

Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội là doanh nghiệp

mà những người quản lý nó biết cân bằng giữa các lợi ích đa chiều Thay vì cố gắng để đạt được lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông, một doanh nghiệp có trách nhiệm cũng sẽ cân nhắc đến những người lao động, nhà cung ứng, đại lý, cộng đồng địa phương và quốc gia

7 Steiner

(1971)

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế nhưng nó có những trách nhiệm giúp đỡ xã hội đạt được các mục tiêu cơ bản và

Trang 26

STT Tác giả/năm Định nghĩa

vì vậy, nó có trách nhiệm xã hội Công ty càng lớn thì trách nhiệm càng lớn, nhưng tất cả các công ty đều có thể làm được những trách nhiệm này mà không mất chi phí mà thậm chí còn có lợi nhuận trong ngắn và dài hạn Đây là một triết

lý hướng đến lợi ích xã hội và lợi ích của doanh nghiệp trong dài hạn thay cho cách nhìn hạn hẹp và lạc hậu đến lợi ích cá nhân trong ngắn hạn

kỳ vọng luôn thay đổi của công chúng Trách nhiệm của một doanh nghiệp là đóng góp vào chất lượng cuộc sống chứ không đơn thuần chỉ là cung cấp hàng hóa và dịch vụ

(1973)

Trách nhiệm của một doanh nghiệp là đánh giá trong các quá trình ra quyết định của nó những ảnh hưởng đến hệ thống xã hội theo cách thức nào đó sao cho đạt được những lợi ích xã hội cùng với những lợi ích kinh tế truyền thống

mà doanh nghiệp kiếm tìm

11

Eells và

Walton

(1974)

Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

là sự quan tâm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội

12 Sethi Trách nhiệm xã hội nghĩa là đưa hành vi của doanh nghiệp

Trang 27

STT Tác giả/năm Định nghĩa

(1975) lên một cấp độ sao cho nó phù hợp với các tiêu chuẩn, các

giá trị và các kỳ vọng của xã hội

13 Carroll

(1979)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định

14 Jones

(1980)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là quan niệm cho rằng doanh nghiệp phải có nghĩa vụ với các nhóm liên quan trong xã hội chứ không chỉ riêng các cổ đông và trách nhiệm

đó phải vượt trên những gì được quy định trong luật và thỏa thuận với công đoàn Trong khái niệm này có hai khía cạnh quan trọng Một là, nghĩa vụ này phải được chấp thuận một cách tự nguyện Hai là, nghĩa vụ này là một nghĩa vụ rộng lớn, vượt trên nghĩa vụ truyền thống đối với các cổ đông mà vươn đến các nhóm xã hội khác như khác hàng, người lao động, nhà cung ứng và cộng đồng xung quanh

15 Drucker

(1984)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là chuyển hóa các vấn

đề xã hội thành các cơ hội kinh tế và lợi ích kinh tế, thành khả năng sản xuất, thành năng lực con người, thành các công việc được trả lương cao và thành của cải

cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

18 Kotler và Lee

(2008)

TNXHDN là sự cam kết cải thiện phúc lợi cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh tự nguyện và sự đóng góp các

Trang 28

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa là

“một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể”

20 CSRwire.com

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tích hợp các hoạt động và giá trị của công ty sao cho các lợi ích của các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và môi trường được phản ánh trong các chính sách và hành động của công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trên thực tế, TNXHDN là một phạm trù phức tạp và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên, dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh của TNXHDN về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội Nội hàm của TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp, trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà thực chất cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước

Trong khuôn khổ của Luận án này, tác giả ủng hộ và chủ yếu sử dụng khái niệm TNXHDN của Kotler và Lee (2008) và Liên minh Châu Âu (2011) làm cơ sở lý luận chính Theo đó, TNXHDN được hiểu là “những hoạt động thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc sử

Trang 29

dụng các nguồn lực của mình nhằm đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan vượt trên cả những yêu cầu của pháp luật”

1.1.2 Các phạm trù có liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNXHDN là một phạm trù rộng nên trong quá trình phát triển của nó, cũng

có một số các phạm trù có liên quan gần gũi và thường được dùng thay thế cho nó gồm: đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp công dân, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, và sự bền vững của doanh nghiệp (Carroll, 2008)

1.1.2.1 Đạo đức kinh doanh

Theo từ điển Oxford, đạo đức kinh doanh (business ethics) là “việc áp dụng

các nguyên lý đạo đức vào tình huống của các tổ chức kinh doanh” Mặc dù trong khái niệm TNXHDN có khía cạnh đạo đức nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau Theo Carroll, đạo đức kinh doanh là một phần của TNXHDN Tác giả này đã đưa ra luận điểm cho rằng doanh nghiệp có 4 loại trách nhiệm gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Theo đó, trách nhiệm đạo đức là ‘trách nhiệm làm những việc đúng đắn, phù hợp và công bằng” (Branco, 2007) Vì vậy, đây là một bộ phận không thể tách rời khỏi khái niệm TNXHDN vì nếu doanh nghiệp thực hiện 3 loại trách nhiệm kia mà không thực hiện trách nhiệm này thì doanh nghiệp không thể hoàn thành “sự đóng góp của mình cho xã hội” và cải thiện chất lượng cuộc sống (Carroll, 2001)

1.1.2.2 Doanh nghiệp công dân

Doanh nghiệp công dân (corporate citizenship) là một khái niệm cũng thường

được dùng thay cho thuật ngữ TNXHDN Thuật ngữ doanh nghiệp công dân bắt đầu

xuất hiện từ thập kỷ 1950 và sau đó trở nên phổ biến ở các nước châu Âu vào những năm 1990 Sự thịnh hành của nó gắn liền với những làn sóng phản đối toàn cầu hóa, những lời chỉ trích chiến lược “thuê ngoài” (outsourcing) của các doanh nghiệp, những lo ngại đối với sự biến đổi khí hậu và những vấn đề môi trường nghiêm trọng khác do hoạt động của các doanh nghiệp gây ra, và đồng thời bị thúc đẩy bởi các chính sách do các thể chế toàn cầu đưa ra như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)

Trang 30

Khái niệm này được hiểu là việc một doanh nghiệp xem xét trách nhiệm của

nó với toàn thể xã hội như một công dân có trách nhiệm Có nhiều định nghĩa về

doanh nghiệp công dân như Liên hợp quốc cho rằng “trách nhiệm công dân là sự

tích hợp những quan tâm về xã hội và môi trường vào các chính sách của doanh nghiệp” Hiệp hội Kinh doanh có trách nhiệm xã hội của Mỹ định nghĩa “trách nhiệm công dân là sự vận hành hoạt động kinh doanh theo một cách thức nhất định làm thỏa mãn hoặc đáp ứng vượt trên cả sự mong đợi về mặt pháp lý, đạo đức và thương mại của xã hội đối với doanh nghiệp” Còn Trung tâm Doanh nghiệp công dân tại Trường Đại học Boston thì đưa ra quan điểm cho rằng: “một doanh nghiệp công dân tốt cần tích hợp các giá trị xã hội cơ bản vào các hoạt động kinh doanh hằng ngày và các chính sách của nó để các giá trị này tạo ra sự ảnh hưởng đến những quyết định hàng ngày liên quan đến tất cả các khía cạnh kinh doanh và xem xét ảnh hưởng của nó đến các bên có liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, cộng đồng, nhà cung ứng và môi trường tự nhiên”

Có thể nói, hai khái niệm doanh nghiệp công dân và TNXHDN có sự tương

đồng khá rõ Tuy nhiên, điểm khác biệt có thể nhận thấy giữa hai khái niệm này là trong khi TNXHDN liên quan đến các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của doanh nghiệp thì trách nhiệm công dân lại tập trung nhiều hơn vào việc gắn trách nhiệm tổng thể của doanh nghiệp vào các chiến lược và chính sách của

công ty Còn Carroll (2008) thì cho rằng doanh nghiệp công dân là khái niệm hẹp

hơn khái niệm TNXHDN bởi ông quan điểm rằng thuật ngữ doanh nghiệp công dân chỉ hàm ý rằng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện nghĩa là đã là một công dân có trách nhiệm tốt Nếu như vậy thì rõ ràng TNXHDN sẽ là phạm trù rộng hơn bởi nó bao gồm tất cả các trách nhiệm của công ty, từ trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức đến trách nhiệm từ thiện

1.2.2.3 Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội (social entrepreneurship) là loại hình doanh nghiệp được thành lập nhằm tạo ra các giá trị xã hội (social value) thông qua một mô hình kinh doanh nhất định để giải quyết các vấn đề xã hội Đây là loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện vào năm 1980 Doanh nghiệp xã hội đầu tiên trên thế giới là Ashoka

Trang 31

do Bill Drayton sáng lập Sau đó, loại hình doanh nghiệp này dần dần xuất hiện nhiều hơn ở các nước châu Âu và đặc biệt là ở Ấn Độ

Thuật ngữ doanh nghiệp xã hội có thể bị nhầm lẫn với thuật ngữ TNXHDN

vì thông thường khi doanh nghiệp thực hiện TNXHDN cũng có nghĩa là nó đang trên con đường tiến đến trở thành doanh nghiệp xã hội Nhưng trên thực tế chúng là khác nhau vì doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh còn TNXHDN là một phạm trù bao trùm các hành động có trách nhiệm mà doanh nghiệp thực hiện để đáp ứng các kỳ vọng của các bên liên quan đối với nó

1.2.2.4 Trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp

Trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp (corporate accountability) chính là nền tảng tạo nên khái niệm TNXHDN Vì vậy, nó được dùng khá thường xuyên để thay thế cho thuật ngữ TNXHDN Theo Branco (2007), trách nhiệm giải trình liên quan đến sự nhận biết của doanh nghiệp đối với những tác động của nó đến môi trường bên ngoài Như vậy, điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng mà nó tạo ra đối với tất cả các bên liên quan Ngoài ra, trách nhiệm giải trình còn đòi hỏi sự sẵn sàng của công ty trong việc báo cáo tình hình của công ty một cách minh bạch với các bên liên quan Nói một cách khác, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải thích những hành động của nó (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) một cách hợp lý và có ý nghĩa cho các bên liên quan trong xã hội Tuy nhiên Branco (2007) cho rằng trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp thực chất chỉ là một phần trong nội hàm khái niệm TNXHDN Nếu một công ty muốn thực hiện tốt TNXHDN thì trước hết nó phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình

1.1.3 Lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.3.1 Lý thuyết các bên liên quan

Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) được coi là một trong những

lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về TNXHDN Cha đẻ của lý thuyết này là R Edward Freeman, lần đầu tiên đưa ra khái

niệm về các bên liên quan trong cuốn sách “Quản trị chiến lược: cách tiếp cận các

Trang 32

bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach) vào năm 1984

Theo Freeman (1984), các bên liên quan là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động

hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức” Ngoài ra, các

bên liên quan còn được định nghĩa là “những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp” (Hill và Jones, 1992) hay “những người hoặc các nhóm chịu rủi ro khi đầu tư (bằng nhân lực hoặc tài chính) vào một công ty (Clarkson, 1995) Các bên liên quan có thể tác động một cách chính thức hoặc phi chính thức, mang tính cá nhân hoặc tập thể đến một tổ chức và từ đó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tổ chức

Ngoài Freeman, các tác giả khác trong những năm gần đây cũng công bố nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết các bên liên quan như Donaldson và Preston (1995), Mitchell, Agle và Wood (1997), Friedman và Miles (2002) và Phillips (2003) Theo các nghiên cứu này, các bên liên quan được phân loại theo một

số cách sau:

Thứ nhất, theo Carroll (1989), các biên liên quan gồm hai nhóm bên liên

quan chủ yếu và thứ yếu Các bên liên quan chủ yếu là những cá nhân hoặc tổ chức

có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế và có một khế ước (hợp đồng) công khai với doanh nghiệp, bao gồm các cổ đông, người lao động, các khách hàng, nhà cung ứng Các thành phần có liên quan thứ yếu là những đối tượng

có quan hệ tự nguyện hoặc không tự nguyện với doanh nghiệp bằng một khế ước mang tính mặc nhiên hoặc mang tính đạo đức, bao gồm các hiệp hội, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ, v.v

Thứ hai, theo Clarkson (1995) có hai nhóm bên liên quan là nhóm tự nguyện

và nhóm không tự nguyện Các bên liên quan mang tính tự nguyện chấp nhận, về mặt khế ước, chịu một số rủi ro còn các bên liên quan không tự nguyện cũng phải chịu rủi ro nhưng lại không có bất kỳ mối liên hệ nào với doanh nghiệp

Thứ ba, theo Mitchell và các cộng sự (1997), các bên liên quan gồm các bên

liên quan mang tính khẩn cấp, có quyền lực và hợp thức Các tác giả này cho rằng sự phân loại các tác nhân này nhằm lý giải cho sự quan tâm của các nhà quản trị đối với một số đối tượng liên quan trong bối cảnh của các nguồn lực bị hạn chế Nói đến

Trang 33

quyền lực của các bên có liên quan là nói đến các chủ thể có khả năng tác động lên các quyết định hiện tại và tương lai của doanh nghiệp Tính hợp thức tương ứng với

sự thừa nhận và sự chấp nhận của xã hội Tùy theo các đặc trưng mà các bên liên quan được xác định như các thành phần không thể tránh khỏi, thống trị, nguy hiểm, phụ thuộc, thụ động

Có ba trường phái cơ bản về lý thuyết các bên liên quan gồm trường phái chuẩn tắc (normative stakeholder theory), trường phái thực chứng (descriptive/empirical stakeholder theory) và trường phái công cụ (instrumental stakeholder theory) (Donalson và Preston, 1995) Trường phái chuẩn tắc tập trung vào việc diễn giải chức năng của các công ty và xác định những hướng dẫn đạo đức

mà các doanh nghiệp nên tuân thủ trong hoạt động quản trị cũng như hoạt động tác nghiệp của mình Trong khi đó, trường phái thực chứng lại nhằm vào việc mô tả và giải thích những đặc điểm riêng và hành vi của doanh nghiệp Trường phái công cụ thì chủ yếu tập trung vào việc tìm ra những điểm kết nối hoặc thiếu kết nối giữa vấn

đề quản trị các bên liên quan với việc đạt được các mục tiêu truyền thống của doanh nghiệp như lợi nhuận, tăng trưởng, v.v Có thể thấy, trường phái thực chứng và trường phái công cụ có mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ vì chúng đều tập trung vào việc phân tích những hoạt động, sự vật, hiện tượng là như thế nào Còn trường phái chuẩn tắc chỉ hướng đến việc mô tả các sự vật, hiện tượng “cần” phải như thế nào

thế kỷ 21” (Cannibals with Forks: The Triple Bottom Lines of 21 st Century Business)

Theo Elkington (1997), ba yếu tố cốt lõi bền vững trong hoạt động của một tổ chức bao gồm kinh tế, môi trường và hiệu quả xã hội Ba phương diện này được biểu hiện qua ba chữ P là con người (people), trái đất (planet) và lợi nhuận (profit) Khi đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì TBL là một khung phân tích về kế toán để đo lường

Trang 34

và lập báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp về cả ba phương diện là kinh tế, xã hội và môi trường Các doanh nghiệp làm TBL thì không những phải tập trung vào giá trị kinh tế mà họ tạo ra mà họ còn phải chú ý đến khía cạnh môi trường hoặc giá trị xã hội mà doanh nghiệp tạo ra hoặc phá hủy Nếu hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm TBL hàm ý nói đến tập hợp giá trị, vấn đề và quy trình mà một công ty phải thực hiện để tối thiểu hóa bất cứ mối nguy hại nào phát sinh từ các hoạt động của công ty nhằm hướng đến các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, người lao động, đối tác kinh doanh, chính phủ, cộng đồng địa phương và công chúng nói chung

Như vậy, lý thuyết TBL tạo ra cơ sở lý luận căn bản cho sự phát triển của TNXHDN Elkington (1997) đã ví TBL như một “con ngựa thành Troia”4 mà các doanh nghiệp có thể gắn bánh xe vào đó Lý thuyết này hoàn toàn nhất quán với khái niệm phát triển bền vững sinh thái (ESD) được đưa ra trong báo cáo Brutland năm 1987 và trong Tuyên bố Rio năm 1992 cũng như trong Chương trình Nghị sự

215 Bản chất của vấn đề phát triển bền vững là sự hài hòa của cả ba yếu tố kinh tế,

xã hội và môi trường Do đó, sự phát triển bền vững của một quốc gia phải có sự đóng góp của các doanh nghiệp thông qua các chương trình TNXHDN

1.1.4 Một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.4.1 Các bộ tiêu chuẩn quốc tế

 Bộ quy tắc ứng xử BSCI

BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng

xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bộ quy tắc này phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng

Trang 35

đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bộ Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành

Bộ quy tắc ứng xử BSCI có 9 vấn đề chính gồm: (1) Tuân thủ luật liên quan, (2) Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể, (3) Cấm phân biệt đối xử, (4) Trả công lao động, (5) Thời giờ làm việc, (6) An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, (7) Cấm sử dụng lao động trẻ em, (8) Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật, (9) Các vấn đề an toàn và môi trường (chi tiết xem Phụ lục 1)

Có thể thấy, Bộ Quy tắc BSCI đã đề cập đến những nội dung cơ bản của TNXHDN mà một công ty phải thực hiện Cho đến nay, đã có hơn 50 thương hiệu tại 9 quốc gia trên thế giới áp dụng BSCI, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ở châu Âu Điều này đặt ra yêu cầu thiết yếu trong việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển sản xuất gia công cho các doanh nghiệp ở châu Âu vì đây chính là “hộ chiếu” cho việc xuất khẩu hàng hóa sang châu

Âu Hơn nữa, việc áp dụng BSCI cũng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm

 Bộ nguyên tắc CERES

CERES (viết tắt của Coalition for Environmentally Responsible Economies – Liên minh vì nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ trong đó bao gồm rất nhiều các nhà đầu tư, các nhóm hoạt động vì môi trường, tôn giáo và lợi ích công cộng khác.Mục tiêu của liên minh này

là nhằm thúc đẩy những chính sách đầu tư về phương diện môi trường, xã hội và tài

Trang 36

chính.Hiện nay, liên minh này có hơn 70 thành viên là các tổ chức tài chính lớn và các nhóm hoạt động vì môi trường trên thế giới

Năm 1989, CERES công bố bộ nguyên tắc gồm 10 quy tắc ứng xử về môi trường được nhiều công ty tán thành một cách rộng rãi như là một tuyên bố sứ mệnh

về môi trường (chi tiết xem Phụ lục 1) Theo bộ quy tắc ứng xử này, công ty có nghĩa vụ phải báo cáo định kỳ về cơ cấu quản lý về môi trường và kết quả đạt được

Kể từ khi bộ nguyên tắc CERES ra đời cho đến nay, đã có hơn 50 công ty chấp nhận

sử dụng nó, trong đó có 13 công ty trong danh sách Fortune 500 Bằng việc chấp nhận và ứng dụng bộ quy tắc này trong hoạt động của mình, các công ty không chỉ chính thức hóa sự đóng góp tích cực của họ trong việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường, mà còn chủ động cam kết vào một quy trình cải tiến liên tục, đối thoại và báo cáo toàn diện về hoạt động của công ty liên quan đến yếu tố môi trường Nói một cách khác, khi doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn này, họ sẽ thực hiện TNXHDN trong lĩnh vực môi trường một cách chủ động và có hệ thống hơn

 Bộ tiêu chuẩn SA8000

SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay

văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát

Hướng dẫn cụ thể để thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức này SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian

để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác

đã đưa ra

SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế

về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) SA8000 bao gồm 10 lĩnh vực của trách nhiệm giải trình trong

Trang 37

đó chủ yếu liên quan đến quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động (chi tiết xem Phụ lục 1) Bộ tiêu chuẩn SA8000 bao hàm khá đầy đủ các khía cạnh của TNXHDN và được sử dụng khá rộng rãi bởi các doanh nghiệp Mỹ khi họ mua hàng

từ các quốc gia khác

 Bộ tiêu chuẩn WRAP

WRAP là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ và có một Hội đồng quản trị độc lập với nhóm ngành công nghiệp bất kỳ Nó không phải là một tổ chức thành viên Trong những năm qua, mô hình nhà máy toàn diện của WRAP đã giúp nó phát triển thành chương trình chứng nhận cho ngành công nghiệp dệt may lớn nhất thế giới - 1.850 nhà máy từ khoảng 60 quốc gia tham gia trong chương trình và hơn 1.400 giấy chứng nhận đã được ban hành chỉ tính riêng trong năm 2009 Bộ tiêu chuẩn WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production - Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu) là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện

Ngày nay, chương trình chứng nhận cơ sở của WRAP đã mở rộng hơn nữa,

di chuyển vượt quá lĩnh vực may mặc, bao gồm tất cả các lĩnh vực sử dụng lao động như khách sạn, đồ trang sức, đồ nội thất, xây dựng, thực phẩm, sản xuất dao kéo, thủy tinh, thảm / tấm thảm, đèn và nhiều hơn

Các nguyên tắc WRAP được dựa trên chấp nhận một cách tổng quát các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường làm việc, luật pháp địa phương và các quy định nơi làm việc bao gồm quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn, hoạt động môi trường,

và tuân thủ luật pháp bao gồm cả nhập khẩu/xuất khẩu và tuân thủ hải quan và các tiêu chuẩn an ninh Bộ tiêu chuẩn này gồm 12 vấn đề xoay quanh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động (chi tiết xem Phụ lục 1)

 Bộ tiêu chuẩn ISO26000

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000:2010 - Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội – đưa ra một hướng dẫn hài hòa, và mang tính toàn cầu cho các tổ chức tư nhân và tổ chức công cộng ở tất cả các loại hình dựa trên sự đồng thuận quốc tế giữa các

Trang 38

chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính, đồng thời cũng khuyến khích việc thực hành cao nhất trách nhiệm xã hội một cách rộng khắp

Tiêu chuẩn ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về trách nhiệm xã hội mà còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội bằng cách:

 Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về Trách nhiệm xã hội là gì và Trách nhiệm xã hội cho biết các tổ chức cần phải làm gì;

 Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả;

 Điều chỉnh những thực hành tốt nhất đã thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì lợi ích của cộng đồng quốc tế

ISO26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt

là ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội.Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức

ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi Nó sẽ hỗ trợ họ trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội

ISO26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008 Song, ISO26000 là một bộ tiêu chuẩn rất quan trọng

vì một số lý do như sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức có nghĩa không chỉ

là việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường, mà hoạt động dựa trên trách nhiệm với xã hội

Thứ hai, áp lực phải thực hiện như vậy xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng, các chính phủ, các hiệp hội và công chúng một cách rộng khắp Đồng thời, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn của các tổ chức nhận thấy rằng thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động

Trang 39

Thứ ba, đã có một số những tuyên bố về nguyên tắc ở mức độ cao liên quan đến Trách nhiệm xã hội, cũng như những chương trình và sáng kiến cá nhân về Trách nhiệm xã hội Thách thức đặt ra là làm thế nào để đưa những nguyên tắc đó trở thành hành động và làm cách nào để thực hiện Trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả khi mà việc hiểu rõ “Trách nhiệm xã hội là gì” vẫn còn có nhiều khái niệm khác nhau Hơn nữa, những sáng kiến trước đây có xu hướng tập trung vào khái niệm “trách nhiệm xã hội đoàn thể”, trong khi Tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ đưa ra hướng dẫn về Trách nhiệm xã hội không chỉ cho các tổ chức kinh doanh, mà còn cho cả các tổ chức thuộc lĩnh vực công cộng ở mọi loại hình

ISO26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội.ISO

26000 giúp các loại hình tổ chức – không phân biệt qui mô, hoạt động hay vị trí – thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:

 Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;

 Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Các đối tượng và vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội;

 Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua

tổ chức và các chính sách cũng như hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó;

 Xác định và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan;

 Thông tin những cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội

Hướng dẫn trong Tiêu chuẩn ISO26000 đưa ra việc thực hành tối ưu nhất được phát triển từ những sáng kiến về trách nhiệm xã hội của cả khu vực công cộng

và tư nhân Nó phù hợp với và bổ sung những công bố và công ước có liên quan của Liên Hợp Quốc và các thể chế của nó, đặc biệt là Tổ chức Lao động Quốc

tế (ILO) cơ quan mà ISO đã ký một bản ghi nhớ về sự hiểu biết (gọi tắt là MoU) để đảm bảo tính nhất quán với tiêu chuẩn lao động của ILO ISO cũng đã ký Bản ghi nhớ về sự hiểu biết với Văn phòng hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGCO)

Trang 40

về môi trường, kinh doanh, lao đ

được coi là những tiêu chu

hệ thống tiêu chuẩn riêng v

Tham gia

và phát triển cộng đồng

p tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhằm tăng cườ

n Tiêu chuẩn ISO26000

tích hợp vấn đề cốt lõi mang tính quốc tế về trách nhi

t vấn đề lớn bao trùm nhiều chủ đề nên có thể

ng, kinh doanh, lao động và các quy định khác của nhà nư

ng tiêu chuẩn bắt buộc đối với doanh nghiệp Tại Việt Nam, chưa có riêng về TNXHDN nhưng các vấn đề riêng lẻ trong n

c đề cập ở nhiều quy định pháp luật khác nhau

t, khi xem xét các quy định về bảo vệ môi trường

ã ban hành Luật BVMT (có hiệu lực từ 10/10/1994)

t BVMT 2005 (thay thế cho Luật BVMT 1993) Ngoài ra, có

Quản trị

tổ chức

Nhân quyền

Thực hành lao động

Môi trường Kinh

doanh trung thực

Vấn đề người tiêu dùng

Tham gia

và phát triển cộng đồng

p theo ISO26000

nói các bộ luật

a nhà nước đều có thể

t Nam, chưa có trong nội hàm của

t khác nhau

(BVMT), năm 1994) và đến năm

t BVMT 1993) Ngoài ra, có

Ngày đăng: 28/11/2015, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w