Tuy nhiên, vì đây là một nội dung có tính tích hợp cao những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên để chiếm lĩnh được kiến thức và vận dụng được hiểu biết của mình vào đ
Trang 1tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”[chương 1 điều 5]
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Tiểu học đó là hình thành cho HS có những hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh, tự nhiên, xã hội, con người, khám phá những đặc điểm, chức năng của các cơ quan trên cơ thể con người, các bệnh và cách phòng tránh các bệnh….Đây cũng chính là nhiệm vụ của môn Khoa học trong chương trình Tiểu học Đặc biệt lên lớp 5 các em sẽ được học một chủ đề đó là: Con người và sức khỏe.Khi học chủ đề này, các em
sẽ được khám phá biết bao điều lý thú và bổ ích Tuy nhiên, vì đây là một nội dung có tính tích hợp cao những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên để chiếm lĩnh được kiến thức và vận dụng được hiểu biết của mình vào đời sống thực tế từ đó giải thích được các bệnh, các chức năng của các cơ quan trong cơ thể thì đòi hỏi GV phải khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.Đồng thời GV cũng phải có biện pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo trong một thời gian có hạn kiểm tra được nhiều nội dung và đánh giá được nhiều HS.Việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan là một giải pháp tối
ưu đem lại hiệu quả cao
Trang 2Trên thực tế, đã có nhiều tác giả dành nhiều thời gian tâm huyết để nghiên cứu về lý thuyết trắc nghiệm khách quan và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan.Trên thị trường cũng xuất hiện một số sách tham khảo cho
GV và HS sử dụng trong dạy và học môn Khoa học lớp 5 Nhưng hầu hết các tài liệu này còn mang tính chung chung mà quá trình dạy học thì phải phù hợp với trình độ của HS ở mỗi vùng miền nên cần có sự biên soạn theo cách nghĩ riêng của người sử dụng
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề “Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5” dùng để hỗ trợ cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá HS đồng thời là tài liệu tham khảo cho GV Tiểu học dựa vào đó để xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phục vụ công tác giảng dạy
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng bài tập TNKQ trong môn Khoa học lớp 5
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
- Thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã xây dựng để kiểm tra tính khả thi
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan sử dụng trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
4.2 Khách thể nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
Trang 33
5 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ
đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
6 Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ
đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5 phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học lớp 5
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Điều tra
- Thực nghiệm
- Trò chuyện
7.3 Phương pháp trao đổi, tổng kết kinh nghiệm
7.4 Phương pháp thống kê toán học
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về trắc nghiệm
Thuật ngữ trắc nghiệm theo từ điển có nghĩa đen là đo lường (trắc) và suy xét kiểm chứng (nghiệm)
Trong giáo dục trắc nghiệm là phương pháp đo lường, kiểm chứng nhằm miêu tả những tập hợp bằng chứng và phán đoán về thành tích học tập hay đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra
Theo A.Petropxi (1970) cho rằng: Trắc nghiệm (Test) là bài tập làm trong thời gian ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất lượng có thể coi là sự hoàn thiện một số chức năng tâm lý “[7; 10]”
Theo Trần Bá Hoành:”Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm,
là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của HS (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý…) [7; 10]
Theo Groulund, 1981: Trắc nghiệm là công cụ hay quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó (7; 117)
Cho tới nay người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi
có kèm câu trả lời sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản đã quy ước
để trả lời
Khái niệm trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan cũng có nhiều quan điểm nhiều cách hiểu khác nhau trong đó có một số ý kiến sau:
Trắc nghiệm khách quan là một bài kiểm tra trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và các câu hỏi khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp (7;114)
Trang 55
Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay mô hình và được trả lời bằng các câu trả lời đơn giản, hay một từ, một cụm từ, đôi khi là các con số…Trắc nghiệm khách quan mang tính quy ước vì bài trắc nghiệm được đếm số lần HS trả lời đúng.Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [7; 117]
Và cũng có ý kiến cho rằng: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp người ta dùng những bài tập ngắn có kèm theo câu trả lời để thực hiện các mục đích xác định
Theo từ điển TV 2009 của Viện ngôn ngữ học, NXB Trung tâm từ điển
“Bài tập là bài ra cho HS để tập vận dụng những kiến thức đã học”
1.1.1.2 Khái niệm bài tập là gì?
Theo tâm lý học: Mỗi thời điểm HS có 2 trình độ (trình độ hiện tại và trình độ phát triển gần nhất) khi HS tự giải quyết được nhiệm vụ học tập, không cần sự giúp đỡ trực tiếp của GV thì là trình độ hiện tại.Nhiệm vụ học tập này gọi
là bài tập
Như vậy bài tập là nhiệm vụ mà GV đưa ra dưới hình thức các câu hỏi nhằm giúp HS nắm vững các kiến thức, kĩ năng sau khi học xong bài học, đồng thời vận dụng những kĩ năng vào bài mới
1.1.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Hiện nay việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng theo ý kiến của PGS.TS Phó Đức Hòa và một số nhà nghiên cứu khác thì câu hỏi trắc nghiệm được phân làm hai loại là trắc nghiệm khách quan và trắc nghiện tự luận
Trắc nghiệm tự luận (Essay- tye Test) là bài kiểm tra (truyền thống)
Trong đó nhà sư phạm đưa ra một hoặc nhiều yêu cầu, đôi khi là bài toán toán nhận thức và đòi hỏi người học phải phân tích các yêu cầu hoặc giải quyết bài toán
Trang 6Trắc nghiệm khách quan (Objective Test) là bài kiểm tra trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam TNKQ trong dạy học nói chung đều được chia thành 4 dạng Tùy quan điểm của mỗi tác giả mà có thể phân loại TNKQ theo những cách khác nhau TNKQ trong dạy học bao gồm 4 dạng:
+ Trắc nghiệm đúng –sai (Đ-S)
+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
+ Trắc nghiệm ghép đôi
+ Trắc nghiệm điền khuyết
Trong dạy học các môn về khoa học nói riêng đặc trưng và cấu trúc môn học là khai thác những vấn đề gần gũi thực tiễn cuộc sống
Cấu trúc kênh hình, kênh chữ rất đa dạng và để phù hợp với đặc điểm tâm
lý HS Tiểu học, quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên TNKQ được cấu tạo thêm một hình thức nữa đó là câu hỏi bằng hình
vẽ
1.1.2.1 Trắc nghiệm Đúng – Sai (Yes or No)
Câu trắc nghiệm Đúng – Sai bao gồm 2 phần:
- Phần 1: Là một câu hỏi hay một phát biểu, còn gọi là phần đề
- Phần 2: Là phương án chọn lựa đúng – sai, phải – không phải, đồng ý- không đồng ý…
- Ưu điểm:
+ Dễ biên soạn
+ Có thể đưa ra nhiều nội dung trong thời gian ngắn
+ Dễ sử dụng, có thể đưa ra nhiều câu trong cùng một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu, nhờ vậy khả năng bao quát chương trình lớn hơn
- Nhược điểm
Trang 77
+ Có thể khuyến khích sự phán đoán ngẫu nhiên của HS độ may rủi là 50% thường chỉ để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, ít kích thích tư duy,
ít khả năng phân biệt trình độ HS
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
+ Câu viết phải ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng hay sai
+ Đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xách định mệnh đề đó đúng hay sai, không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên trích nguyên văn câu trong SGK…
1.1.2.2 Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice Items)
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, loại câu này gồm 2 phần là phần câu dẫn và phần câu lựa chọn + Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu lơ lửng tạo cơ sở cho sự lựa chọn
+ Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời: Người trả lời sẽ lựa chọn một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất hoặc không có liên quan gì đến trong số các phương án cho trước Những phương án còn lại là phương án gây nhiễu
- Ưu điểm
+ Độ tin cậy cao, yếu tố ngẫu nhiên mang tính đơn giản, đảm bảo độ giá trị, có thể đo được khả năng của người học: nhớ thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp…
- Nhược điểm
+ Có thể khuyến khích sự đoán mò của người học
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
+ Phần dẫn phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu
+ Các phương án trả lời có cùng cách viết và gần giống nhau để tăng độ nhiễu.Các phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên không theo một trật tự logic nào cả
Trang 81.1.2.3 Trắc nghiệm điền khuyết (Completion Items)
Những câu hỏi và bài tập dạng này có những chỗ trống để HS điền những
cụm từ này hoặc do HS tự nghĩ ra hay nhớ ra hoặc được cho sẵn trong nhiều
phương án được lựa chọn
3 Phần phương án trả lời: Ở phần này phương án trả lời có khi được cho
trước nhưng có khi HS phải tự đưa ra những phương án thích hợp (khi đó cấu
tạo của dạng này được ẩn đi một phần)
+ Chấm bài mất nhiều thời gian
+ Tính khách quan kém, có thể chịu tác động của yếu tố chủ quan của
GV
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
+ Không nên để qúa nhiều chỗ trống trong mỗi câu, nên bố trí chỗ trống ở
giữa, hoặc cuối câu không nên đặt ở đầu câu
+ Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước tương
đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống.Nếu các từ, cụm từ không
cho trước thì đó phải là các từ, cụm từ có nghĩa trong thực tế
1.1.2.4 Trắc nghiệm ghép đôi (Maching Items)
Bài tập dạng này gồm 2 phần: phần thông tin bảng truy (câu hỏi) và phần
thông tin bảng chọn (câu trả lời), 2 phần này được thiết kế thành 2 cột
Trang 99
Yêu cầu đặt ra là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết tiếp của mỗi cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn.Giữa các cặp ở 2 bảng có mối liên hệ trên một cơ sở nhất định.Có 2 hình thức trắc nghiệm ghép đôi
+ Đối chiếu hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn) + Đối chiếu không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn)
- Ưu điểm
+ Dễ xây dựng và dễ sử dụng, yếu tố may rủi, ngẫu nhiên giảm dần, hạn chế sự đoán mò
- Nhược điểm
+ Mất nhiều thời gian cho việc thiết kế đề bài
- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
+ Dãy thông tin nêu ra không quá dài, sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng mang tính đồng nhất
+ Thông tin ở hai cột không nên bằng nhau, nên có thông tin dư ở một cột
để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn.Thứ tự các câu của cả hai cột không khớp với nhau để gây khó khăn cho việc lựa chọn và ghép đôi
1.1.2.5 Dạng trắc nghiệm bằng hình vẽ
Gồm 3 phần:
Phần đề: Thường là cơ sở hình vẽ
- Phần câu lệnh: Yêu cầu, hướng dẫn HS cách trả lời
- Phần phương án trả lời: có khi đã cho sẵn, có khi HS tự quan sát, chú thích các chi tiết, bộ phận còn thiếu, trên hình vẽ, sơ đồ cho đúng
1.1.3 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học
- Trắc nghiệm là một phương pháp để đánh giá, xếp loại HS qua đó xem xét quá trình dạy học của thầy cô giáo đạt yêu cầu đến mức độ nào
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm giúp HS:
+ Kiểm tra được kiến thức trên diện rộng trong khoảng thời gian ngắn
Trang 10+ Cung cấp cho HS kiến thức mới và củng cố kiến thức cơ bản qua
bài kiểm tra
Khả năng áp dụng của bài tập trắc nghiệm khách quan
Hiện nay với quan điểm dạy học tích cực thì TNKQ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
- Sử dụng trong khâu bài học mới, GV có thể cho các em làm câu TNKQ, cho HS lựa chọn phương án nào là đúng nhất, phát vấn thêm cho HS: Tại sao em lại chọn phương án đó? GV phải khéo léo dẫn dắt HS vào bài mới
- Sử dụng trong việc tự học của HS, HS được giao những bài tập về nhà sau mỗi buổi học nhằm tạo cho các em thói quen học bài theo một cách mới không còn thụ động như trước nữa, tạo hứng thú cho các em trong việc tìm hiểu
và lĩnh hội kiến thức
- Sử dụng vào việc kiểm tra đánh giá: TNKQ được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra mức độ nhận thức của HS đồng thời giúp nhà trường tìm được những yếu kém trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học Sử dụng trong khâu ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao sau mỗi bài học, mỗi chương đều nên có những bài kiểm tra bằng hình thức TNKQ sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn mà không phải học vẹt như trước đây
1.1.4 Một số vấn đề về chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học lớp 5
Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kỹ năng
- Biết cách phòng tránh các bệnh thường gặp trong đời sống
- Biết cách vệ sinh tuổi dậy thì, có kỹ năng sống phù hợp
Trang 1111
- Vận dụng những kiến thức khoa học đã học vào thực tế
*Thái độ
Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức khoa học
đã học vào thực tế đời sống
- Yêu con người xung quanh và có thái độ cư xử đúng đắn với những người xung quanh
1.1.4.2 Nội dung của chủ đề
Chủ đề Con người và sức khỏe môn khoa học lớp 5 gồm 21 bài (từ bài 1 đến bài 21) trong đó có 2 bài ôn tập Các bài trong chủ đề Con người và sức khỏe không chỉ dạy các em các biểu hiện tuổi dậy thì mà còn giúp các em cách phòng tránh một số bệnh như: sốt rét, viêm gan B, bệnh viêm não…Qua những bài học này, HS có kiến thức đầy đủ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất
1.1.4.3.Đặc điểm của chủ đề con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5 + Nội dung của chủ đề Con người và sức khỏe cũng như môn Khoa học lớp 5, được xây dựng theo quan điểm tích hợp thể hiện ở các mặt sau:
Chủ đề Con người và sức khỏe bao gồm các nội dung về:
Kiến thức trong chủ đề Con người và sức khỏe là kiến thức tổng hợp của nhiều kiến thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau như: sinh học, y học… Học sinh ở giai đoạn đầu tiểu học trình độ nhận thức cũng như tư duy của các em còn mang tính cụ thể, khái quát cao, khả năng phân tích, tư duy trừu tượng chưa phát triển.Vì vậy để HS có thể tiếp thu được lượng kiến thức mang tính tổng hợp trên thì hệ thống câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra cho HS phải khoa học, hợp lý, đảm bảo tính vừa sức.Có như vậy các em mới tìm ra tri thức, nắm được nó và có niềm tin sâu sắc vào những kiến thức khoa học đó
+ Nội dung chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học lớp 5 chủ yếu là những bài học giúp HS có hiểu biết về những kiến thức cơ bản ban đầu, thiết thực về một số biểu hiện, cách phòng tránh cách bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày
Trang 12Cung cấp cho HS những kiến thức ở tuổi dậy thì và hình thành cho HS những thái độ, cách cư xử đúng đắn đối với mọi người xung quanh.Có thể nói đây là một lượng kiến thức khá quan trọng bởi cần phải tạo điều kiện để các em
có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân cho gia đình và cộng đồng.Chính vì vậy mà hệ thống các câu hỏi bài tập mà giáo viên đưa ra giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng bài học phải đảm bảo ở HS phát huy được khả năng phân tích, suy mghĩ đa dạng, óc phê phán.Đặc biệt là phát huy được tính tích cực học tập của HS.Vì vậy trong môn Khoa học nói chung, dạy học chủ đề Con người và sức khỏe nói riêng xây dựng hệ thống bài tập TNKQ khoa học, hợp lý là điều rất cần thiết
Nội dung cụ thể của chủ đề như sau:
- Bài 1 : Sự sinh sản
- Bài 2-3 : Nam hay nữ
- Bài 4 : Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Bài 5 : Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe?
- Bài 6 : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Bài 7 : Từ lúc vị thành niên đến tuổi già
- Bài 8 : Vệ sinh ở tuổi dậy thì
- Bài 9 - 10: Thực hành nói “không” đối với các chất gây nghiện
- Bài 11 : Dùng thuốc an toàn
- Bài 12 : Phòng bệnh sốt rét
- Bài 13 : Phòng bệnh sốt xuất huyết
- Bài 14 : Phòng bệnh viêm não
- Bài 15 : Phòng bệnh viêm gan A
- Bài 16 : Phòng tránh HIV/ AIDS
- Bài 18 : Phòng tránh bị xâm hại
- Bài 19 : Phòng tránh giao thông đường bộ
- Bài 20 - 21: Ôn tập: Con người và sức khỏe
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 1313
Để nắm được thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá và việc vận dụng các bài tập TNKQ trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học Đống Đa- thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc theo các nội dung sau:
1.2.1 Nhận thức của gíao viên về trắc nghiệm khách quan và việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của GV về TNKQ, để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò chuyện với GV
Nội dung phiếu điều tra: câu 1(phụ lục 1)
Kết quả điều tra được chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dưới đây:
Quan niệm 3
Ý kiên khác
Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3
và vận dụng hợp lý vào dạy học
Nhìn chung các thầy cô đều thấy được sự cần thiết và tác dụng của TNKQ trong dạy học môn Khoa học lớp 5.Thể hiện ở kết quả điều tra của nội dung câu
2 (phụ lục 1)
Trang 14Đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải trang bị cho GV những hiểu biết
về TNKQ và cách vận dụng loại bài tập này vào trong quá trình dạy học
Chúng tôi cũng điều tra về mức độ vận dụng các bài tập TNKQ vào dạy học theo câu hỏi 3 (phụ lục 1)
Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:
Trang 1515
trong khâu kiểm tra và đánh giá HS.Tuy nhiên chỉ có rất ít GV biết vận dụng tốt các bài tập TNKQ này trong khâu dạy bài mới (40%) Phân tích kết quả cho thấy chỉ có 40% số GV được điều tra là biết cách vận dụng đầy đủ có hiệu quả loại bài tập TNKQ vào trong dạy học
1.2.2 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
Để biết hiện nay các thầy cô thường lấy hệ thống bài tập TNKQ từ nguồn nào để kiểm tra đánh giá HS chúng tôi đã tiến hành điều tra theo câu hỏi 4 (phụ lục 1) và thu được kết quả
Tài liệu Vở bài tập khoa học lớp 5 Sách tham khảo Tự biên soạn
Thực tế cho thấy việc áp dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học cần phải căn cứ vào nhiều điều kiện như: thực tế cuộc sống nơi học sinh đang ở, vốn sống và điều kiện của các em, các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường…Vì vậy việc mỗi giáo viên tự biên soạn hệ thống trắc
Trang 16nghiệm khách quan dành riêng cho các đối tượng học sinh lớp mình sao cho phù hợp là rất cần thiết
1.2.3 Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 5 ở Tiểu học
Đầu tiên, chúng tôi điều tra thời lượng dạy học môn Khoa học lớp 5 Để
có kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, trò chuyện với GV khối 5 trường Tiểu học Đống Đa
Nội dung phiếu điều tra(câu 6 phụ lục 1)
Với kết quả điều tra như sau:
Thời lượng 1tiết / tuần 2 tiết / tuần Ý kiến khác
Bảng 4: Thời lượng dạy học môn Khoa học lớp 5
Từ bảng trên cho thấy có 55% số lượng GV được hỏi dạy đúng và dạy đủ thời lượng chương trình môn Khoa học lớp 5 tức dạy đủ 2 tiết / tuần Còn lại 45% GV coi đây là môn học phụ không cần thiết nên coi nhẹ môn này đã dạy thiếu 1 tiết / tuần với nội dung bài học của 2 tiết hoặc đưa vào một tiết tự chọn
để dạy đuổi chương trình không đảm bảo được mục tiêu môn học
Thiết bị - đồ dùng dạy học cũng đóng góp rất lớn trong việc thành công các bài học.Do đó để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về tiến trình đổi mới các phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay chúng tôi tiến hành điều tra việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học của các GV trong quá trình ậy học câu 7 (phụ lục 1)
Kết quả điều tra thu được
Các phương tiện thiết bị dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao
giờ Vật thật,vật mẫu
Trang 1717
Bảng 5: Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học môn Khoa học lớp 5
Từ kết quả của bảng trên cho thấy việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế.Tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo khoa là phương tiện phổ biến có tới 95% GV sử dụng thường xuyên vì trong sách giáo khoa các môn Khoa học, kênh hình chủ yếu là tranh ảnh, sơ đồ.Trong khi đó, vật thật và vật mẫu, mô hình là phương tiện có nhiều ưu điểm hơn cả vì với vật thật các em có thể nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm Vì vậy các biểu tượng mà các em thu được từ vật thật bao giờ cũng sinh động, chính xác, đầy đủ hơn GV lại sử dụng rất ít,chỉ có 45% GV thường xuyên sử dụng, có tới 15% GV chưa bao giờ sử dụng Mặt khác các phương tiện dạy học có khả năng tiết kiệm thời gian mang lại đầy đủ thông tin, tăng tính năng sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho
HS như máy tính, băng hình, máy chiếu…lại được sử dụng ít trong dạy học.Để nâng cao chất lượng dạy học thì phải nâng cao mức độ sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại
Việc soạn bài trước khi đến lớp là rất quan trọng vì thế chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng soạn bài của GV lên lớp trong môn Khoa học lớp 5 câu
8 (phụ lục 1)
Kết quả thu được
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Bảng 6: Thực trạng chuẩn bị bài trên lớp
Qua bảng kết quả trên ta thấy vấn đề này chưa thực sự được nhiều GV quan tâm.Chỉ có 50% GV soạn bài trước khi lên lớp, 35% GV thỉnh thoảng mới soạn bài trước khi lên lớp và vẫn có 7% GV chưa soạn bài trước khi lên lớp
Trang 18Tuy nhiên, cũng có nhiều GV có kinh nghiệm trong giảng dạy việc soạn bài cũng chỉ lấy lệ để đủ giáo án nhưng vẫn đạt kết quả Còn với những GV trẻ mới ra trường còn ít kinh nghiệm thì việc soạn giáo án là việc quan trọng để đảm bảo giờ dạy thành công không chỉ với môn Khoa học lớp mà nó còn đúng với tất
cả các môn học khác.Vì vậy, GV cần tăng cường hơn nữa việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp
1.2.4 Thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng và sử dụng bài tập TNKQ trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5
1.2.4.1 Thuận lợi
Bài tập TNKQ mang tính bao phủ rộng thích hợp với nội dung chủ đề cấu trúc các dạng bài tập khoa học, cụ thể, ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu.Vì vậy nó kích thích HS chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập
Dưới sự hướng dẫn của GV các em tự mình tìm được tri thức bài học lĩnh hội được nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.Sử dụng các bài tập trắc nghiệm khác nhau,GV có thể đánh giá được khả năng tiếp thu mới của HS, đánh giá kết quả học tập của HS một cách nhanh chóng, chính xác có tác dụng động viên, khích lệ HS đảm bảo tính khách quan đánh giá
Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật,khoa học xã hội, sự bùng nổ thông tin….thì trình độ của GV cũng như khả năng của kiến thức của HS ngày càng được nâng cao Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng bài tập TNKQ và dạy học ở Tiểu học nói chung và chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5 nói riêng
1.2.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình xác định và sử dụng hệ thống bài tập TNKQ vào dạy học chủ đề Con người và sức khỏe vẫn còn nhiều khó khăn
Trang 19Để xây dựng bài tập TNKQ, GV phải mất nhiều thời gian từ nắm vững nội dung, mục tiêu bài học đến xây dựng kế hoạch trắc nghiệm
Trang 20CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC
KHOẺ MÔN KHOA HỌC LỚP 5
2.1 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
Để GV áp dụng thành công các loại bài tập TMKQ trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5 thì ngoài vệc đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nói chung thì GV còn phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập sau:
- Trắc nghiệm đúng – sai
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Trắc nghiệm điền khuyết
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình
Trang 2121
Mục đích của khóa luận là xây dựng hệ thống bài tập để làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 5.Vì vậy, hệ thống bài tập ở đây luôn luôn phải bám sát nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với HS khi học xong chương trình
Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong từng bài, trong cả chương trình
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh
Tính vừa sức ở đây được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng như phù hợp trình độ nhận thức của các em.Bài tập đưa ra không quá dễ, cũng không quá khó
Ngoài ra, hệ thống bài tập còn phải phát huy được tính sáng tạo của HS Ngoài các bài tập dựa trên đáp án cho sẵn cần có những bài tập mang tính gợi
mở, dẫn dắt HS tự mình khám phá tri thức bằng cách tự suy nghĩ, tìm tòi thực hành… từ đố tìm ra đáp án chính xác Nếu bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của HS.Ngược lại nếu bài tập quá khó thì các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Bất cứ một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải
kế thừa những thành tựu của người đi trước
Kế thừa ở đây được hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu
đã có
Theo cách hiểu đó, trong khóa luận này chúng tôi đã tham khảo ở các sách tham khảo của Bộ Giáo dục và của một số tác giả đi trước để đi xây dựng
hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài
2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trang 22Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực tế dạy – học và đem lại hiệu qủa như mong muốn
Tóm lại, hệ thống bài tập trình bày trong đề tài được xây dựng dựa vào 5 nguyên tắc cơ bản trên
2.2.Phạm vi sử dụng trắc nghiệm
2.2.1 Đối với việc hình thành kiến thức mới
Để hình thành được kiến thức, kỹ năng thì các bài tập trắc nghiệm phải đảm bảo yêu cầu tạo tình huống để nảy sinh nhu cầu xây dựng khái niệm mới hay quy tắc mới, đảm bảo tính tích cức, tự lực cảu HS
2.2.2 Đánh giá kiến thức, kỹ năng
Để đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS ta có thể đưa ra một số dạng bài tập trắc nghiệm, các bài tập này giúp HS tăng cường hoạt động và hoạt động đọc lập.Hơn nữa GV có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kỹ năng khác mà kết quả lại được xác định một cách chính xác, nhanh chóng và khách quan có tác dụng động viên HS
2.2.3 Đối với việc vận dụng kiến thức, kĩ năng
Đối với việc luyện tập, củng cố kiến thức kỹ năng, kỹ sảo thì hệ thống bài tập trắc nghiệm có tác dụng tương đối lớn.Với mỗi loại trắc nghiệm để chọn được đáp án đúng HS phải có kỹ năng vững vàng, nắm chắc kiến thức, khả năng
xử lý linh hoạt trong các tình huống đa dạng, thay đổi
Trong vở bài tập Khoa học thường đưa ra các bài tập trắc nghiệm giúp HS luyện tập, củng cố kỹ năng, kĩ sảo.Các bài tập đó thường được giáo viên đưa ra khi HS đã nắm được kiến thức và có kĩ năng cơ bản
2.3 Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan
Để có những bài tập trắc nghiệm khách quan đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định Qúa trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài học
Trang 2323
Để xây dựng hệ thống bài tập thì trước hết chúng ta phải xác định được mục tiêu của bài gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ và xác định được nội dung của bài cần dạy
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đánh giá Xác định những kiến thức, kỹ năng mà HS cần đạt được sau khi học xong một nội dung bài học
Bước 3: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm Dựa vào các mục tiêu của bài học mà chúng ta có thể đưa ra các dạng trắc nghiệm phù hợp.Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm gồm nội dung kiểm tra, đánh giá, mục tiêu kiểm tra đánh giá và xác định hình thức trắc nghiệm
Bước 4: Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm Các câu trắc nghiệm khi viết phải căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo bám sát các mục tiêu đã xác định tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu
Bước 5: Xây dựng đáp án
Bất kỳ một bài tập nào dù trắc nghiệm hay trắc nghiệm tự luận đều cần có đáp án.Việc xây dựng đáp án chính xác cho các câu hỏi đã biên soạn là một căn
cứ để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết qảu bài làm của HS
Bước 6: Kiểm tra lại bài tập và đáp án
Đối chiếu lại các bài tập được xây dựng đã đúng và phù hợp với các mục tiêu cần đánh giá chưa
Sau khi đã có đáp án chúng ta đối chiếu lại các bài tập và đáp án xem đã đuýng và phù hợp chưa
Bước 7: Hoàn thành câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia và các thầy cô giáo để hoàn thiện, mục đích đóng góp ý kiến nhằm phát hiện
ra những câu chưa phù hợp hay chưa đạt yêu cầu cần phải loại bỏ, những câu nào cần phải sửa chữa và những câu trắc nghiệm nào tốt có thể giữ lại và đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng
Trang 24Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
1 Xác định mục tiêu, nội dung bài học
Nội dung bao trùm bài học là những kiến thức có liên quan đến cơ thể chúng ta được hình thành đó là: cơ thể của chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố
Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh.Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3) thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi
là một con người Đến khoảng tuần thứ 20(tháng thứ 5) bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài Sau 9 tháng trong bụng mẹ em
bé sẽ được sinh ra
Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
Kiến thức:
Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của người bố
Kỹ năng:
Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi
3 Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm
Trang 2525
nghiệm Khái quát quá trình thụ
tinh Mô tả khái quát quá trình thụ tinh Ghép đôi Các giai đoạn phát triển
của thai nhi Phân biệt được một vài giai
đoạn phát triển của thai nhi Đúng sai
Sự hình thành cơ thể của
con người
Hiểu được cơ thể mỗi con người hình thành tư sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng cuả người bố
Điền khuyết
Câu 1: Điền vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
a) Từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố
b) Chỉ cần trứng của mẹ không cần kết hợp tinh trùng của bố
Trang 26Câu 3: Nối hình với chú thích cho phù hợp
H1- b H2-c H3-a
6 Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm
a) Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử
b)Các tinh trùng gặp trứng
c)Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng
Trang 2727
Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng để biết bài trắc nghiệm có đáp ứng đủ các nội dung đã đề ra hay không? Với 3 câu trắc nghiệm xây dựng cho bài chúng tôi đã kiểm tra được kiến thức và kĩ năng của HS, cụ thể như sau:
*Kiến thức:
+ Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của người bố (câu 1, 2)
* Kỹ năng:
+Mô tả khái quát quá trình thụ tinh (câu 3)
+ Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi (câu 3)
- Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu với HS
7 Hoàn thành các câu trắc nghiệm
Sau khi kiểm tra lại các câu trắc nghiệm, tôi nhờ sự góp ý của các thầy cô
để đánh giá câu trắc nghiệm đã đạt yêu cầu hay chưa?Theo nhận xét của các thầy cô những câu trắc nghiệm này đều đảm bảo chất lượng và đánh giá được các mục tiêu của bài học nên có thể giữ lại để sử dụng
Ví dụ 2:
BÀI 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1 Xác định nội dung, mục tiêu bài học
Nội dung bao trùm bài học đó là những kiến thức có liên quan đến phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ (bao gồm các luật lệ an toàn giao thông đường bộ, an toàn khi đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô…, các biển báo giao thông đường bộ)
Trang 28* Kĩ năng:
- Hiểu được hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ
- Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông
- Có kĩ năng xử lí nhanh khi xảy ra tai nạn giao thông
- Hiểu được hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ
- Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông
- Có kĩ năng xử lí nhanh khi xảy ra tai nạn giao thông
3 Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm
Phòng tránh tai nạn
giao thông đường bộ
-Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
- Hiểu được hậu quả nặng nề của tai nạn giao thông đường bộ
-Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt an toàn giao thông
- Điền khuyết -Nhiều lựa chọn
Trang 2929
4 Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a) Việc nào cần thực hiện để phòng tránh tai nạn giao thông nhưng chưa được thể trong các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK?
A) Học sinh học về Luật Giao thông đường bộ
B) Học sinh đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đôi mũ bảo hiểm
C) Người tham gia giao thông tuân theo chỉ dẫn của đền tín hiệu
D) Người tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định
b) Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi HS cũng như mỗi công dân cần phải làm gì?
A) Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ
B) Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định…)
C) Thận trọng khi đi qua đường và tuân theo sự chỉ dẫn của tín hiệu đèn D) Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường
E) Đá bóng dưới lòng đường phố
c) Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
A) Khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm
B) Vượt đèn đỏ
C) Đi xe lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu
D) Trở các vật cồng kềnh
d) Bạn có thể làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
A) Học các kí hiệu biển báo giao thông
B) Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông C) Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
D) Khi có các chất kích thích không đi xe gắn máy
Câu 2: Đánh dấu x vào các nội dung tương ứng cho phù hợp trong bảng sau:
a) Những việc làm thể hiện an toàn giao thông và không thể hiện an toàn giao thông
Trang 30STT Nội dung An toàn Không an
toàn
1 Đi đúng phần đường quy định
2 Học luật an toàn giao thông đường bộ
3 Phóng nhanh, vượt ẩu
4 Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường
5 Đi hàng ba hàng tư vừa đi vừa nô đùa
6 Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông
7 Tuân thủ các đèn tín hiệu giao thông
8 Vượt đèn đỏ
9 Say rượu vẫn đi xe máy
10 Đi xe đánh võng, lạng lách trên đường
b) Nguyên nhân gây tai nạn giao thông?
1 Phóng nhanh, vượt ẩu
2 Lái xe khi say rượu
3 Quan sát đường trước khi sang đường
4 Đường có nhiều khúc quẹo
5 Xe máy có đèn báo hiệu
6 Trời mưa đường trơn
7 Say rượu vẫn đi xe máy
9 Đi xe kẹp ba, kẹp bốn
10 Đi xe đúng chiều
Câu 3: Chọn các từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ… cho phù hợp
Bảo vệ, chấp hành, tín hiệu đèn, luật lệ, an toàn giao thông
Trang 3131
Thực hiện (1)… là (2)… con người.Vì vậy, cần (3)… nghiêm chỉnh (4)…giao thông, (5)…khi tham gia giao thông.Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ là một việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta
6 Kiểm tra lại câu trắc nghiệm
Với 3 câu trắc nghiệm xây dựng cho bài này, chúng tôi đã kiểm tra được 2 mục tiêu cần đo lường của bài, cụ thể như sau:
+ Câu 1, 3 thực hiện được mục tiêu 1(kiến thức)
+ Câu 2 thực hiện được mục tiêu 2 (kĩ năng)
- Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu với HS
7 Hoàn thành các câu trắc nghiệm
Sau khi hỏi ý kiến các thầy cô trực tiếp giảng dạy ở trường Tiểu và những thầy cô có kinh nghiệm trong trường Đại học về 3 bài tập TNKQ đã biên soạn phục vụ cho dạy bài học “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” môn Khoa học lớp 5, chúng tôi nhận được kết quả đánh giá như sau:
+ Hình thức bài tập phong phú
+ Nội dung cac bài tập đảm bảo kiểm tra được các mục tiêu cần đo lường
và đánh giá trong bài học
Trang 32+ Đảm bảo tính trực quan cao
+ Có thể đưa vào sử dụng trong thực tế
2) Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có thêm ai?
a) Ông bà của Liên
b) Ông bà của Liên
c) Chị của Liên
d) Em bé của Liên
e) Anh của Liên
Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp
Trang 33b) Nhờ có (5)… mà (6)….trong mỗi gia đình, dòng họ được (7) …
Câu 4: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai
1 Một gia đình có cả ông bà, bố mẹ và các con cháu cùng chung sống là gia đình có mấy thế hệ?
BÀI 2-3: NAM HAY NỮ?
Câu 1: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng chữ S vào trước câu trả lời sai cho phù hợp
1 Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bế trai hay bé gái?
a) Cơ quan tuần hoàn
b) Cơ quan tiêu hóa
c) Cơ quan sinh dục
d) Cơ quan hô hấp
2 Sự khác biệt nào giữa nam và nữ là không thay đổi theo thời gian, nơi sống, màu da….?
Sự sinh sản, mọi, duy trì kế tiếp nhau, giống, bố, các thế hệ, mẹ
Trang 34a) Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ
b) Sự khác biệt về tính cách giữa nam và nữ
c) Sự khác biệt về sử dụng trang phục giữa nam và nữ
d) Sự khác biệt về sở thích giữa nam và nữ
Câu 2: Đánh dấu x vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp
Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
Cơ quan sinh dục tạo ra tinh
trùng
BÀI 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀ KHỎE MẠNH?
Câu 1: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai
1 Phụ nữ có thai nên tránh làm việc nào dưới đây?
a) Ăn uống đủ chất, đủ lượng
b) Nghỉ ngơi nhiều hơn
c) Giữ cho tinh thần thoải mái
d) Lao động nặng, tiếp xúc với các chất độc hóa học
e) Đi khám thai định kì 3 tháng 1 lần
Trang 3535
2 Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng chất nào sau đây?
a) Chất đạm
b) Chất béo
c) Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
d) Vitamin và muối khoáng
3 Việc nào chúng ta không nên làm khi gặp người phụ nữ mang thai ở nơi công cộng?
a) Nhường chỗ ngồi trên xe buýt
b) Nhường bước ở nơi đông người
c) Chen lấn, xô đẩy
d) Mang đỡ vật nặng
4 Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
a) Tạo tinh thần thoải mái
b) Bắt làm việc nặng, ăn uống thiếu chất
c) Chăm sóc từng bữa ăn, đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý,khám thai định kì, tiêm vác xin phòng bệnh
d) Cho sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia…
Câu 3: Đánh dấu x vào cột tương ứng cho phù hợp
Phụ nữ có thai nên hay không nên làm gì?
STT Nội dung Nên Không nên
1 Ăn uống đủ chất, đủ lượng
2 Lao động nặng, tiếp xúc các chất hóa học
3 Đi khám thai định kì 3 tháng một lần
4 Dùng các chất kích thích rượu, bia, thuốc
lá
5 Nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái
6 Không tiêm vác xin phòng bệnh
7 Bị đánh đập, chửi mắng
Trang 368 Ăn kiêng quá mức
9 Ă nhiều hoa quả, rau xanh
10 Ăn quá cay, quá mặn
BÀI 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
Câu 1: Khoanh vào chữ các trước câu trả lời đúng
a) Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào?
B) Cơ thể phát triển về cả chiều cao và cân nặng
C) Có hiện tượng xuất tinh
D) Vỡ giọng
Trang 371.Ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng
không bằng lứa tuổi trước.Chúng ta thích hoạt động,
chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời lời nói và
suy nghĩ bắt đầu phát triển
2.Ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn
vào bố mẹ.Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất
là ở giai đoạn sơ sinh) và đến cuối lứa tuổi này, chúng
ta đã có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi
người
3.Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng.Hoạt động
học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy
nghĩ cũng ngày càng phát triển
b) Từ 3 đến 6 tuổi a) Dưới 3 tuổi
c) Từ 6 tuổi đến 10 tuổi
Trang 38BÀI 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
Câu 1: Khoanh vào chữ các trước câu trả lời đúng
a) Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
A) Tuổi ấu thơ
B) Tuổi vị thành niên
C) Tuổi trưởng thành
b) Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời thì có lợi gì về mặt tâm lý xã hội đối với mỗi người?
A) Biết được sự biến đổi của cơ thể về mặt thể chất
B) Biết được sự biến đổi của cơ thể về mặt tinh thần
C) Sẵn sàng đón nhận những thay đổi của cơ thể về thể chất và tinh thần, phát huy những điểm mạnh và tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời
Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp
Câu 3: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai cho phù hợp
1 Ở tuổi vị thành niên, chúng ta phải làm gì để phát triển toàn diện?
a) Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
b) Không tham gia vào các hoạt động tập thể, xã hội
c) Sống buông thả, lười học, hút thuốc…
d) Ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi hợp lý
Trang 3939
a) Người bố là trụ cột gia đình
b) Tham gia vào các hoạt động xã hội và nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình
c) Ăn chơi, không có trách nhiệm với bản than và gia đình
d) Phấn đấu, phát triển sự nghiệp
3 Ở tuổi già, chúng ta phải làm gì để kéo dài tuổi thọ?
a) Tham gia vào các hoạt động xã hội
b) Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ
c) Làm việc vất vả, sử dụng các chất kích thích rượu bia
d) Suy nghĩ nhiều và ăn uống thiếu chất
e) Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như dưỡng sinh…
BÀI 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
Câu 1: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào trước câu sai
1 Cần rửa cơ quan sinh dục:
a) Hai ngày thay một lần
b) Mỗi ngày thay một lần
c) Giặt và phơi trong bóng râm
d) Giặt và phơi ngoài nắng
4 Đối với nữ, khi hành kinh cần sử dụng và thay băng vệ sinh:
Trang 40a) Ít nhất 4 lần trong ngày
b) Ít nhất 3 lần trong ngày
c) Ít nhất 2 lần trong ngày
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
a) Nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
A) Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu và thay quần áo
B) Đặc biệt, hằng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần
áo lót
C) Thực hiện tất cả các việc trên
b) Nên làm gì để bảo vệ sức khỏa về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
A) Ăn uống đủ chất
B) Tập luyện thể dục thể thao
C) Vui chơi, giải trí lành mạnh
D) Tham gia vào các hoạt động xã hội
E) Tất cả các các ý trên
Câu 3: Đánh dấu x vào cột tương ứng cho phù hợp
1 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
2 Ăn uống đủ chất, đủ lượng
3 Vệ sinh thân thể sạch sẽ
4 Xem phim không lành mạnh
5 Bỏ bê học hành
6 Sử dụng chất kích thích
7 Vui chơi giải trí lành mạnh
8 Tham gia vào các tệ nạn xã hội
9 Mặc quần áo sạch sẽ
10 Để đầu tóc ngọn gàng