1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự

60 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 11,15 MB

Nội dung

Pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền tố tụng của bị can, bị cáo và khả năng sử dụng các quyền đó để bác bỏ sự buộc tội, đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để bào chữa cho mình và những

Trang 1

Lớp: LUẬT TƯ PHÁP 2 - K31

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển chế định người bào chữa ở Việt Nam 3

1.1.1 Giai đoạn phong kiến 3

1.1.2 Giai đọan trước cách mạng tháng 8/1945 4

1.1.3 Giai đoạn từ cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975 5

1.1.4 Giai đoạn từ 1975 đến nay 6

1.2 Ý nghĩa của chế định bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự 8

1.3 Khái niệm về luật sư 9

1.4 Luật sư trong tố tụng hình sự ở một số nước 12

1.4.1 Luật sư trong tố tụng hình sự Thụy Điển 12

1.4.1.1 Lịch sử hình thành 12

1.4.1.2 Điều kiện hành nghề luật sư 13

1.4.1.3 Nguyênh tắc hành nghề luật sư 13

1.4.2 Luật sư trong tố tụng hình sự Pháp 14

1.4.2.1 Lịch sử hình thành 14

1.4.2.2 Điều kiện hành nghề luật sư 15

1.4.2.3 Nguyên tắc hành nghề luật sư 16

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HỌAT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 18

2.1 Nguyên tắc hành nghề luật sư 18

2.2 Tiêu chuẩn hành nghề luật sư 19

2.2.1 Tiêu chuẩn hành nghề luật sư 19

2.2.2 Điều kiện hành nghề luật sư 20

2.3 Quyền và nghĩa vụ của luật sư trong tố tụng hình sự 20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 3

2.4.1 Thời điểm luật sư tham gia họat động tố tụng 23

2.4.2 Vai trò của luật sư trong giai đoạn khởi tố 24

2.4.3 Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra 26

2.4.4 Vai trò của luật sư trong giai đọan truy tố 30

2.4.5 Vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử 31

2.4.5.1 Vai trò của luật sư trong việc giải quyết những vấn đề khác liên quan đến quy định chung tại phiên tòa 31

2.4.5.2 Vai trò của luật sư ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa 34

2.4.5.3 Vai trò của luật sư trong phần xét hỏi tại phiên tòa 36

2.4.5.4 Vai trò của luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa 37

2.4.5.5 Vai trò của luật sư trong quá trình thi hành bản án và quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật 40

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 42

3.1 Những thành tựu đạt được của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự 42

3.2 Một số phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự 50

3.2.1 Phát tirển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, mạnh về chất lượng 50

3.2.2 Đào tạo đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt để phát huy vai trò của mình trong họat động tố tụng 52

3.2.3 Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư và nâng cao vai trò của tổ chức hành nghề luật sư trong việc quản lý luật sư và nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lí của luật sư 53

KẾT LUẬN 54

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 5

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi sự vật hiện tượng cũng như mỗi cá nhân chúng ta tồn tại trong cuộc sống điều mang một vai trò và ý nghĩa của nó Một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, đạo tạo biết bao thế hệ học sinh trở thành những con người hữu ích Một bác sĩ cứu sống vô số những bệnh nhân thoát khỏi sự đau đớn của bệnh tật và hơn thế nữa là thoát khỏi cái chết Cũng có một con người tương tự như thế nhưng họ không giáo dục học sinh bằng kiến thức sư phạm, cũng không chăm sóc những bệnh nhân của mình bằng kiến thức y học, mà họ giáo dục và chăm sóc con người bằng kiến thức pháp luật

Họ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng lương tâm, bằng ý thức trách nhiệm và bằng lòng quả cảm để giúp cho người dân lấy lại sự công bằng Đó chính là luật sư Trải quacác giai đoạn, luật sư đã không ngừng nâng cao vai trò của mình trong xã hội nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02/06/2005 của

Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư với thành viên của mình” Có thể nói, trong giai đoạn đất nước hội nhập

như hiện nay, luật sư trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xã hội Thế nhưng, đến nay vai trò của luật sư vẫn còn bị xem nhẹ Mặc dù luật đã có những quy định cụ thể nhưng trong hoạt động tố tụng hình sự, họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

do quan niệm sai lầm của một số cán bộ và người dân

Nhằm để tìm hiểu rõ hơn vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự, thành tựu và những mặt hạn chế để từ đó tìm ra phương hướng khắc phục, đảm bảo thực hiện tốt công tác bào chữa theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Đó là lý

do vì sao người viết chọn đề tài này

2 Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình tố tụng, có nhiều chủ thể tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo như: bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 7

tạm giữ, bị can, bị cáo Trong phạm vi nghiên cứu của mình, người viết chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự và trong thực tiễn xét xử để tìm ra phương hướng hoàn thiện.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của người viết không nhằm cải cách hệ thống tư pháp mà chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự, từ đó gợi mở hướng hoàn thiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên nền tảng triết học Mác – LêNin, người viếtvận dụng chủ yếu phương pháp phân tích luật viết, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh một cách khoa học Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật về vai trò của luật sư, kết hợp với việc nghiên cứu hoạt động của luật sư trong thực tiễn để có thể thấy được vai trò của luật sư, những ưu khuyết điểm từ đó tìm ra phương hướng khắc phục, nâng cao hơn nữa vai trò của luật sư trong cuộc sống, hoàn thiện hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa

5 Kết cấu luận văn

Đề tài gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó phần nội dung gồm ba chương

 Chương 1: Khái quát chung về người bào chữa trong lịch sử pháp luật Việt Nam

 Chương 2: Những quy định của pháp luật về luật sư và vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam

 Chương 3: Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 8

CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG LỊCH

SỬ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA Ở VIỆT NAM

1.1.1 Giai đoạn phong kiến

Quyền được bào chữa và tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản của công dân trong nhà nước pháp quyền Công dân có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình trước Toà án Xuất phát từ nhu cầu đó, nghề luật sư đã hình thành

và phát triển cách đây hàng nghìn năm ở nhiều nước trên thế giới.Trong lịch sử La Mã cách đây 2000 năm ghi nhận người phạm tội được quyền thuê thầy cãi, để cãi cho tội của mình trước tòa án La Mã Đây được xem là hình thức sơ khai đầu tiên của nghề Luật sư trên thế giới

Một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống luật La Mã là Cộng hòa liên bang Đức Cùng với sự phát triển của pháp luật, chế định người bào chữa cũng hình thành khá sớm trong luật pháp nước Đức và ngày càng phát triển mạnh mẽ Đức được biết đến như là một trong những trung tâm đào tạo luật đầu tiên trên thế giới

Từ thế kỷ XIV, các trường đại học Tổng hợp đầu tiên ở Đức, trong đó có khoa luật đã được thành lập Đến nay, các khoa luật này vẫn là những cơ sở đào tạo pháp luật chính thức của Đức Đây cũng là đặc điểm chung cho truyền thống pháp luật của nhiều nước trong hệ thống pháp luật Châu âu lục địa như: Pháp; Bỉ; Hà Lan…

Có thể nói, nghề luật sư đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam nghề này vẫn còn rất mới mẽ

Trong thời đại phong kiến, ở Việt Nam việc xét xử chủ yếu do Vua, quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sư Vì thế, quyền lợi của người dân luôn

bị xâm hại Lúc bấy giờ, xuất hiện một dạng nhân vật cũng giống luật sư hiện nay nhưng không có một tên gọi cụ thể Họ chỉ là những người hay chữ, có tài đối đáp, có Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 9

lòng chính nghĩa chuyên đứng ra bênh vực những người dân đen vô tội, những conngười “thấp cổ, bé họng” trong xã hội, chống lại những tên tham quan chuyên hà hiếp dân lành Có thể thấy một nhân vật điển hình trong thời kỳ đó là Trạng Quỳnh1 Nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ vẫn chưa xem đó là một nghề và cũng không có một tên gọi

rõ ràng Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xem đó là hình thức đầu tiên của nghề luật sư

ở Việt Nam

1.1.2 Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945

Trước khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm, việc xét xử ở nước ta do Vua, quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sư Vì thế, nghề luật

sư chỉ xuất hiện khi thực dân Pháp sang đô hộ và áp đặt chế độ luật pháp của Pháp lên đất nước ta Ngay sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1884, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm các luật

sư người Pháp và người Việt Nam đã nhập quốc tịch Pháp Các luật sư chỉ biện hộ trước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp

Với Sắc lệnh ngày 30/01/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư

Sắc lệnh cuối cùng của người Pháp về luật sư là Sắc lệnh ngày 25/05/1930 về tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng Sắc lệnh này đã mở rộng cho các luật sư không chỉ biện hộ ở Tòa án Pháp mà cả trước Tòa án của Việt Nam; không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không có quốc tịch Pháp

Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư đó là ông Phan Văn Trường (1876 1933) Ông là người làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội Ông tốt nghiệp Đại học luật và làm luật sư tại Paris Ông là nhà yêu nước Khi Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Paris, đã có thời gian Bác sống tại nhà luật sư Phan Văn Trường

1Trạng Quỳnh: Một ông Trạng thông minh và trào phúng trong dân gian Việt Nam, có nhiều giai

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 10

1.1.3 Giai đoạn từ cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân,

bộ máy tư pháp đã được tổ chức lại Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư Sắc lệnh này duy trì tổ chức luật sư trước đây trong đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân Điều 67

của Hiến Pháp năm 1946 quy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”

Tuy nhiên, không lâu sau khi giành được độc lập, toàn Đảng, toàn dân ta đã phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến cứu nước Trong điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể tiếp tục duy trì Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều luật gia, luật sư đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại các vùng do chính quyền ta kiểm soát

Trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến, tuy tổ chức luật sư không có điều kiện để tiếp tục hoạt động, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền bào chữa trước Toà án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp

Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình Để cụ thể hóa Sắc lệnh trên, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ - VY ngày 12/1/1950 quy định về bào chữa viên Chế định bào chữa viên được hình thành là một chế định phù hợp với điều kiện của nước ta khi đó, thể hiện sự coi trọng, quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến việc thực thi quyền bào chữa nói riêng và việc xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ của chế độ mới nói chung Thực hiện quy định của pháp luật về bào chữa viên, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa tiếp theo, đội ngũ bào chữa viên đã được hình thành và ngày càng phát triển Đặc biệt sau khi miền Bắc được giải phóng, ngoài các luật sư, luật gia tham gia công tác bào chữa tại các Toà án của chính quyền kháng chiến, nhiều luật sư, luật gia làm Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 11

việc trong bộ máy tư pháp của chế độ cũ đã hăng hái gia nhập đội ngũ bào chữa viên của chế độ mới.

Ở miền Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các tầng lớp nhân dân miền Nam, các luật sư đã hăng hái tham gia kháng chiến Nhiều luật sư đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, điển hình là luật sư – Nguyên chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo, luật sư Ngô Bá Thành

1.1.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay

Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền bào chữa và bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1980, Điều 133 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Thực hiện quy định của Hiến pháp, trong giai đoạn triển khai xây dựng văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, đội ngũ bào chữa viên tiếp tục được củng cố và phát triểnđáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên, riêng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên, đến cuối năm 1987, trên cả nước đã có 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) đến những năm nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước

đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên chúng ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thức thách do sự lạc hậu của cơ chế tập trung quan liêu - bao cấp Một yêu cầu khách quan, mang tính sống còn đối với đất nước là phải đổi mới, trước hết là xoá bỏ cơ chế quan liêu - bao cấp và mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử xây dựng đất nước – thời kỳ đổi mới Đường lối do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ, trong đó có việc tăng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 12

cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tố tụng khác.

Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành ngày 18/12/1987

Có thể nói, Pháp lệnh tổ chức luật sư là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư Pháp lệnh cũng đã quy định về việc tổ chức các Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tiếp tục kế thừa nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo Hiến

pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung 2001), tại Điều 132 quy định: “Quyền bào chữa của

bị cáo được đảm bảo Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.”

Năm 2001, Pháp lệnh luật sư đã được ban hành Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam Với nội dung tiến bộ, phù hợp với yêu cầu khách quan, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống Có thể nói, Pháp lệnh luật sư năm 2001 là văn bản mở đầu cho quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam, đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sư ở nước ta

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với bước phát triển và những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hoá, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta

đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng mang tính chất đột phá Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã tạo

ra vị thế và những cơ hội mới phát triển đất nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới to lớn cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó có nhiệm vụ quan trọng

là phải chuyển đổi hệ thống pháp luật và các thiết chế cùng với cơ chế vận hành theo

lộ trình phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO Tổ chức, hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động luật sư nói riêng cũng nằm trong bối cảnh chung đó Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban hành một số lượng lớn các đạo luật mới Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 13

hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp, trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.

Luật Luật sư được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Tổ chức luật sư toàn quốc và các Đoàn luật sư Với quy định này, Luật Luật sư đã góp phần nâng cao vai trò tự quản của nghề luật sư

Như vậy, qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển đội ngũ luật sư ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo quyền cơ bản của công dân đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp nước Cộng Hoà

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

1.2 Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH BÀO CHỮA TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường có nhiều mối quan hệ với nhau và với các cơ quan, tổ chức Những mối quan hệ đó đôi khi lại phát sinh những mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên Có khi những mâu thuẫn ấy phải được giải quyết bằng con đường Tòa án, mà ở đây những quyền cơ bản của công dân

dễ bị đụng chạm nhất Do trình độ dân trí của nước ta còn thấp, đa số người dân không hiểu biết đúng và đầy đủ về pháp luật, vì thế nên họ khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình một toàn diện được Khi ấy thì vai trò của luật sư trở nên quan trọng và thật sự cần thiết Bởi vì luật sư là những người am hiểu và nắm vững những kiến thức pháp luật lại có kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng Họ sẽ là người giúp đỡ công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất khi có những mâu thuẫn xảy ra, nhất là những vụ án hình

sự

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chế định bào chữa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó giúp cho bị can, bị cáo có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, nó còn giúp cho quá trình giải quyết vụ án được chính xác, công bằng, đúng sự thật

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 14

Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc Hiến định trong tố tụng hình sự Pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền tố tụng của bị can, bị cáo và khả năng sử dụng các quyền đó để bác bỏ sự buộc tội, đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để bào chữa cho mình và những quyền đó được pháp luật đảm bảo Trong xã hội ta việc bảo

vệ lợi ích, danh dự và nhân phẩm của con người là vấn đề rất được quan tâm Vì vậy, việc buộc tội và xét xử không công minh một công dân sẽ gây thiệt hại không chỉ cho

họ mà cho cả xã hội

Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo Nó còn có ý nghĩa trong việc tìm ra sự thật vụ án

Theo đường lối Nghị quyết của Đảng, quyền bào chữa của bị can, bị cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tiếp tục dân chủ hóa công tác xét xử và tăng cường bảo vệ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và các quy phạm tố tụng của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

và Tòa án

Như vậy có thể thấy chế định bào chữa trong tố tụng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân luôn được bảo vệ, đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong

tố tụng và đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

1.3 KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SƯ

Theo điều 56, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về người bào chữa thì:

Người bào chữa có thể là:

 Luật sư;

 Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

 Bào chữa viên nhân dân;

Như vậy thì luật sư cũng được xem là một dạng người bào chữa theo quy định của pháp luật

Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có những cách hiểu khác nhau về người bào chữa Có một số quan điểm cho rằng người bào chữa là người giúp

đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa

án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật Một tác giả khác còn khẳng định rõ hơn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 15

rằng người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án Ngoài ra, cũng có

không ít người vẫn quan niệm người bào chữa là “thầy cãi”2

Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưa làm rõ được khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của người bào chữa cũng như chưa phân biệt được người bào chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảo vệ quyền lợi của đương sự Thật ra, người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội Vì thế, người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyền lực Nhà nước và không được sử dụng quyền lực Nhà nước như những người tiến hành tố tụng Bên cạnh đó, cũng không thể đồng nhất khái niệm người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự Ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 đã có sự phân biệt giữa người bào chữa vời người bảo vệ quyền lợi của đương sự Tiêu chí để phân biệt chính là chức năng của họ và đối tượng

mà họ bào chữa, bảo vệ Người bào chữa theo Điều 56, Bộ luật tố tụng hình sự có thể

là: “Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân”, họ tham gia tố tụng chủ yếu để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo Trong khi đó, người bảo vệ quyền lợi cho

đương sự theo Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự có thể là “Luật sư; bào chữa viên nhân dân hoặc người khác”, “người khác” ở đây phải là những người có kiến thức pháp lý

cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo và sự tham gia của họ phải được phép của những người tiến hành tố tụng Vì thế sự tham gia tố tụng của họ chủ yếu là để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực dân sự cho người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà thôi

Như đã trình bày, người bào chữa không có quyền và lợi ích trong vụ án hình sự Việc họ tham gia tố tụng bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong

tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hoặc

2Trần Văn Bảy – Người bào chữa trong tố tụng hình sự.Tạp chí Khoa học pháp lý (số 1/2001)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 16

với người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng

Trong trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự:nếu bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự

Ví dụ: Bị can bị truy tố về tội cướp tài sản theo khoản 4, Điều 133 Bộ luật hình

sự 1999 với khung hình phạt từ mười tám đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (trường hợp gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ

lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng)

Hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần như: bị câm, khiếm thị, khiếm thính hoặc do những khuyết tật về tâm, sinh lý mà không tự chữa được

Nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người bị buộc tội

Từ những phân tích trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm người bào chữa trong

tố tụng hình sự như sau: “Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án nhằm chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Theo điều 2, luật Luật sư năm 2007 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”.

Trong những người mà pháp luật quy định là người bào chữa, tính đến nay thì luật sư chiếm một vị trí quan trọng Luật sư trước tiên là một chuyên gia pháp luật, là một cố vấn pháp luật mà ở họ có những kỹ năng nghề nghiệp thực thụ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 17

1.4 LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở MỘT SỐ NƯỚC

Nghề luật sư đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trong đó La Mã được biết đến như một trong những cái nôi của nghề luật sư trên thế giới Chịu ảnh hưởng bởi hệ thống luật La Mã, một số nước ở Châu Âu như Thụy Điển, Pháp, Đức…cũng được xem là những nước có sự xuất hiện từ rất sớm của luật sư trong hoạt động tố tụng Trong đó, Đức đã được biết đến như một trong những trung tâm đào tạo luật đầu tiên trên thế giới Chúng ta có thể tìm hiểu về nghề luật sư ở một số nước sau đây để thấy được tầm quan trọng của luật sư trong tiến trình xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.4.1 Luật sư trong tố tụng hình sự Thụy Điển 1.4.1.1 Lịch sử hình thành

Người bào chữa trong tố tụng hình sự của Thụy Điển chủ yếu là các luật

sư Nghề luật sư ở Thụy Điển đã có lịch sử phát triển trên 100 năm nay Hiệp hội luật

sư Thụy Điển đã được hình thành từ năm 1887 và được Nhà nước công nhận vào năm

1948 Theo thống kê, năm 2006 ở Thụy Điển có 3.947 luật sư trên tổng số 9 triệu dân (khoảng 2.317 người dân/luật sư), (tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 270 người dân/ luật sư), trong đó tại thủ đô Stockhom có 2.015 luật sư, chiếm hơn một nửa số luật sư toàn quốc3 Khoảng 30 năm trước đây các luật sư Thụy Điển hành nghề chủ yếu trong các lĩnh vực hình sự, hôn nhân gia đình, dân sự (dưới hình thức luật sư gia đình- inhouse lawyer)

Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, các lĩnh vực hành nghề luật sư ở Thụy Điển đã thay đổi, các hãng luật lớn xuất hiện ngày càng nhiều trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại Từ những năm 90 cùng với việc hội nhập quốc tế, việc mua bán, sáp nhập công ty tại Thụy Điển đã diễn ra mạnh mẽ kéo theo việc có mặt của các hãng luật nước ngoài tại Thụy Điển như: Baker MC Kenzie, Chiford Chance…Với xu thế đó, bên cạnh hệ thống luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự, một thế hệ luật sư tư vấn kinh doanh thương mại cũng bắt đầu xuất hiện Các luật sư nước ngoài tại Thụy Điển với khả năng và kinh nghiệm vượt trội đã thâu tóm phần lớn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực Để tồn tại và phát triển, các hãng luật

Trang 18

nội địa Thụy Điển đã phải tự học hỏi vươn lên để lấy lại thị phần Trong đó đáng chú ý

là hãng luật Vinge – một hãng luật của Thụy Điển được thành lập từ những năm 80 đã biết cách tồn tại và vươn lên trở thành một trong những hãng luật lớn nhất tại Thụy Điển hiện nay với trên 200 luật sư và các văn phòng chi nhánh tại London, Paris, Thượng Hải

1.4.1.2 Điều kiện hành nghề luật sư

Ở Thụy Điển muốn trở thành luật sư phải có bằng cử nhân luật và 5 năm kinh nghiệm hành nghề trong đó có 3 năm hành nghề tại các hãng luật và phải thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề do Đoàn Luật sư tổ chức Các luật sư tập sự phải thi cấp chứng chỉ hành nghề, kỹ năng đàm phán thương lượng hợp đồng thương mại, kỹ năng tranh tụng, tâm lý và cách thức quản lý văn phòng luật sư

Các quy định điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sư tại Thụy Điển gồm có Bộ luật tố tụng tư pháp (Code of judicial procedures), Luật đạo đức hành nghề (Code of Conduct) do Hiệp hội luật sư Thụy Điển ban hành và Điều lệ hoạt động Đoàn luật sư trên cơ sở Điều lệ mẫu do Hiệp hội luật sư Thụy Điển soạn thảo Để giám sát hoạt động hành nghề luật sư đúng pháp luật tại Thụy Điển có một tổ chức được Chính phủ thành lập là Tổ chức giám sát Tư pháp (Chancellor of justice) gồm các thành viên được lựa chọn từ các luật sư và thẩm phán có uy tín

1.4.1.3 Nguyên tắc hành nghề luật sư

Trong đạo đức hành nghề các luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc:

 Trung thành với khách hàng, không tiết lộ thông tin khách hàng cho bất kỳ ai, bất cứ cơ quan nào;

 Không đồng lõa và giúp khách hàng làm những việc sai trái

Liên quan đến việc tiếp nhận vụ việc từ khách hàng các luật sư phải tuân theo các nguyên tắc:

 Không mâu thuẫn quyền lợi (không đại diện cho hai khách hàng trong cùng một vụ việc có quyền lợi đối lập)

 Ứng xử phù hợp: Biết từ chối các vụ việc không thuộc lĩnh vực của mình và giúp khách hàng tìm các luật sư có lĩnh vực chuyên môn phù hợp

 Không buôn bán cổ phiếu, không làm ăn chung với khách hàng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 19

Tại Thụy Điển, phí luật sư chủ yếu được tính theo giờ làm việc với mức phí 400 USD -500USD/giờ đối với luật sư cao cấp và từ 200 USD – 400 USD đối với luật mới hành nghề.

1.4.2 Luật sư trong luật hình sự Pháp 1.4.2.1 Lịch sử hình thành

Cộng hòa Pháp là một trong những nước phát triển Việc tổ chức Nhà nước và

pháp luật theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” Nhà nước Pháp nói chung và nghề

luật sư nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời Theo một số nhà nguyên cứu thì nghề luật sư xuất hiện ở Pháp từ thời kỳ Trung cổ và có vị trí khá quan trọng trong xã hội Điển hình như trong Sắc lệnh ngày 32/10/1274 đã quy định về chức năng, thù lao của luật sư

Bản tuyên ngôn nhân quyền 1789 khẳng định : “Không ai bị xét xử nếu không có

sự trợ giúp pháp lý” Ngày 2 – 11/9/1790 có pháp lệnh về tổ chức tư pháp, tại dòng 5, điều 10 Sắc lệnh này quy định: “Những người hành nghề luật sư trước đây nay gọi là luật sư, dù không được đào tạo trước, không có nghiệp Đoàn, không có trang phục riêng biệt khi hành nghề” Đến ngày 14/12/1810 trên cơ sở báo cáo của Chưởng ấn,

Bộ trưởng Bộ tư pháp, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy định về nghề luật sư và kỷ luật của Đoàn luật sư Pháp lệnh này có 4 chương 46 điều quy định về việc đăng ký danh sách luật sư tại Đoàn luật sư, hình thức kỷ luật, quyền và nghĩa vụ của luật sư

Từ một vài chế định được dẫn trên ta có thể nhận định rằng nghề luật sư ở Pháp

đã được ghi nhận rất sớm cả về thực tiễn và văn bản pháp luật Trước năm 1971 ở Pháp có 3 loại người hành nghề luật sư được gọi là: luật sư trang tụng, luật sư tư vấn, người có chức năng đại diện cho khách hàng bằng văn bản trước Tòa án (Đại tụng viên – Avoúe) Cho đến năm 1971, Luật số 71 – 1130 ngày 31/12/1971 về cải cách một số nghề tư pháp Bằng luật này, Nhà nước Pháp đã sát nhập nghề luật sư tranh tụng và nghề đại diện bằng văn bản trước Tòa án (Đại tụng viên) đã tồn tại trước đó thành nghề luật sư tranh tụng Như vậy, cho đến năm 1971, tại Pháp còn tồn tại 2 loại luật sư

là luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn Đến năm 1990 bằng luật số 90 – 1259 về việc sửa đổi bổ sung luật số 71 nêu trên đã sát nhập 2 loại luật sư này thành một loại duy nhất để thực hiện cả 2 chức năng tranh tụng và tư vấn Đạo luật này tập trung giải quyết vấn đề về thành lập và tổ chức nghề luật sư mới mà chưa có những quy định chi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 20

tiết về tổ chức và quản lý việc hành nghề luật sư Đến năm 1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 91/1197 để quy định các vấn đề cụ thể như tổ chức và quản lý các Đoàn luật sư, tiếp nhận vào nghề luật sư, hành nghề luật sư, kỷ luật, chế độ đảm bảo tài chính và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

Tóm lại, nghề luật sư ở Pháp đã phát triển qua nhiều giai đoạn, bằng nhiều văn bản pháp luật quy định Đến thời điểm hiện nay, việc tổ chức và hoạt động luật sư ở Pháp về cơ bản được thực hiện bằng 2 văn bản đó là luật số 71 – 1130 ngày 31/12/1990 được sửa đổi bởi luật số 90 – 1259 (gọi tắt là luật số 71), Sắc lệnh số 91/1197 ngày 27/12/1991 (gọi tắt là Sắc lệnh số 91)

1.4.2.2 Điều kiện hành nghề luật sư

Trước tiên, luật sư được đào tạo ở Trung tâm đào tạo luật sư Sau khi tốt nghiệp, Trung tâm vẫn giám sát việc tập sự của luật sư và đào tạo thường xuyên về nghề nghiệp cho luật sư Người muốn vào nghề luật sư phải có bằng Đại học luật hoặc tương đương và trải qua một kỳ thi tuyển Thời gian học là 1 năm Một số người có thể được miễn học tập ở Trung tâm như Giáo sư luật, Tiến sỹ luật, người đã có nhiều năm làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên do pháp luật quy định Các học viên được đào tạo về lý luận và thực tiễn hành nghề luật sư Chương trình học do Uỷ ban quản lý Trung tâm khu vực quy định với sự nhất trí của Hội đồng quốc gia luật sư và báo cáo với Bộ Tư pháp Nội dung chương trình chủ yếu là nghiên cứu Điều lệ và đạo đức luật sư, thảo các văn bản, bào chữa trước toà, thực hành các thủ tục tố tụng, quản

lý một văn phòng luật sư, học một ngoại ngữ Người tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ khả năng hành nghề luật sư

Để trở thành một luật sư thực thụ, người đã có chứng chỉ khả năng hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư, tuyên thệ trước Toà án phúc thẩm và phải ghi tên vào danh sách những người tập sự thuộc Trung tâm khu vực đào tạo nghề nghiệp, thời gian tập sự là 2 năm Trung tâm khu vực quy định những yêu cầu của luật sư tập

sự, những việc phải giao cho học viên và giám sát thực hiện Trung tâm lập danh sách những luật sư hướng dẫn, luật sư được giao nhiệm vụ không được từ chối Các luật sư tập sự bên cạnh một luật sư, một người chuyên nghề nghiệp pháp lý, một chuyên gia kinh tế trong cơ quan pháp chế có từ 3 luật gia trở lên hoặc có thể tập sự ở một cơ quan công quyền Ngoài ra, hàng năm, Trung tâm khu vực đào tạo nghề nghiệp luật sư còn tổ chức bồi dưỡng cho luật sư về các đề tài pháp lý mới hoặc về thực tiễn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 21

1.4.2.3 Nguyên tắc hành nghề luật sư

Sắc lệnh số 91 có các Điều từ 154 đến 179 quy định chi tiết những quy tắc hành nghề luật sư, cụ thể như sau:

 Chỉ những người đăng ký vào danh sách luật sư hay danh sách luật sư tập sự tại một Đoàn luật sư mới được gọi là luật sư, kèm theo danh hiệu luật sư phải ghi tên Đoàn luật sư nơi mình trực thuộc

 Luật sư không thể là cố vấn, là đại diện hoặc bào chữa cho hơn một khách hàng trong cùng một vụ việc, nếu quyền lợi của họ đối lập nhau Luật sư không thể chấp nhận vụ việc của khách hàng mới nếu dẫn đến việc không thể giữ bí mật thông tin do khách hàng cũ cung cấp và nếu những hiểu biết của luật sư về khách hàng cũ có lợi cho khách hàng mới hoặc các trường hợp mà luật sư cho rằng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của nghề nghiệp

 Luật sư phải thực hiện đến cùng vụ việc mà mình đã đảm nhận, trừ khi khách hàng rút bỏ công việc đã giao cho luật sư Trong mọi trường hợp, luật sư từ bỏ vụ việcthì phải báo trước cho khách hàng với thời gian thích hợp để khách hàng có thể lo liệu

để tự bảo vệ lợi ích của mình Luật sư phải hết sức thận trọng và linh hoạt trong nhiệm

vụ bảo vệ lợi ích của khách hàng giao cho

 Khi vụ việc kết thúc hoặc không được giao cho luật sư khác thì luật sư phải hoàn ngay cho khách hàng các giấy tờ mà mình đã giữ

 Luật sư có nhiệm vụ khi phải bào chữa trước Tòa án ngoài quản hạt của Đoàn luật sư, tự giới thiệu với ông Chánh án và với Công tố viên điều khiển phiên tòa, với chủ tịch Đoàn luật sư và các đồng nghiệp khác làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho phía đối phương

 Luật sư phải giữ bí mật nghề nghiệp, không đựơc tiết lộ trong bất cứ trường hợp nào trừ trường hợp do cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 Luật sư phải đặt trụ sở hành nghề của mình trong quản hạt của Tòa án thẩm quyền rộng

Nhìn chung, luật sư Việt Nam đã tiếp thu và kế thừa những nguyên tắc về đạo đức cũng như điều kiện hành nghề luật sư của các nước trên thế giới Như về điều kiện hành nghề: luật sư phải qua khóa đào tạo để có bằng cử nhân luật, sau đó phải có thời Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 22

gian tập sự tại các Đoàn luật sư…Ngoài ra, trong nguyên tắc, đạo đức khi hành nghề luật sư không được làm những gì ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, không được tiết lộ những thông tin mà mình biết được trong quá trình tham gia tố tụng… Để phát huy những kinh nghiệm học được, luật sư Việt Nam đã không ngừng khẳng định vai trò của mình trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh…Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động hành nghề của luật sư thật sự là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của công dân, góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 23

CHƯƠNG 2NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH

SỰ VIỆT NAM

Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử nghề luật sư trên thế giới, cũng như nghề luật

sư ở Việt Nam Có thể thấy Đảng và Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư thực hiện tốt chức năng của mình trong xã hội nói chung, cũng như trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người dân đã được quy định trong Hiến pháp Ở phần dưới đây, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật về luật sư, để

từ đó có thể thấy vai trò của họ trong quá trình tố tụng hình sự

2.1 NGUYÊN TẮC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Theo Điều 5, Luật luật sư 2007 quy định về “Nguyên tắc hành nghề luật sư:

 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

 Tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

 Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;

 Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.”

Luật sư trước hết là những người nắm vững, am hiểu pháp luật và có một vốn kiến thức khá vững vàng về luật Vì thế, luật sư hơn ai hết phải là những người tuân thủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật Luật sư còn có thể được xem là cầu nối giữa người dân với pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật Vì vậy, luật sư

có tuân thủ Hiến pháp và pháp luật mới có thể hướng dẫn người dân tuân theo pháp luật

Là một luật sư thì quy tắc đạo đức được xem là quan trọng nhất Điều 10, Luật luật sư cũng quy định luật sư phải là những con người có phẩm chất đạo đức tốt Bởi

vì một con người có phẩm chất đạo đức tốt mới có thể xử sự một cách đúng đắn, biết tránh những xấu xa, cám dỗ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 24

Luật sư phải luôn trung thực và tôn trọng sự thật khách quan Luật sư vốn là người bảo vệ công lý Có như thế thì luật sư mới thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần đảm bảo pháp luật thi hành nghiêm chỉnh, hạn chế tình trạng oan sai.

Để trở thành một luật sư thật thì tính trung thực cũng là một yếu tố quan trọng

Do pháp luật vốn là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà không phải người dân nào cũng hiểu được Nếu một luật sư không trung thực, không có đạo đức và lương tâm sẽ

dễ lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để thu lợi cá nhân cho mình

2.2 TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 2.2.1 Tiêu chuẩn hành nghề luật sư

Điều 10, Luật luật sư 2007 quy định:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân luật; đã được đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư; có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.”

Nếu đáp ứng đầy đủ các quy định trên thì có thể trở thành luật sư

Như vậy, ngoài những nguyên tắc đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc, để trở thành luật sư còn phải có những điều kiện theo quy định Muốn trở thành một luật sưthì cần phải trang bị cho mình một kiến thức vững vàng Tuy nhiên với vốn kiến thức được đào tạo ở bậc đại học thôi thì vẫn chưa đủ, học viên cần phải có thời gian đào tạo

nghề luật sư Theo Điều 12, Luật luật sư 2007 quy định: “Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tại các cơ sở đào tạo nghề luật sư; thời gian đào tạo nghề luật sư là 6 tháng” Ngoài ra, để tạo điều kiện cho học viên có

thể tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động thực tế, tại Điều 14, Luật luật sư 2007 quy

định: “Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì được tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười tám tháng” Bên cạnh đó, một trong những điều kiện không thể thiếu để trở

thành luật sư là phải có sức khỏe tốt Cũng giống như những người làm nghề khác,người làm nghề luật sư khá vất vả hơn và phải chịu áp lực công việc nặng nề, nên có một sức khỏe tốt thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 25

2.2.2 Điều kiện hành nghề luật sư

Điều 11, Luật luật sư 2007 quy định: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều

10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư

và gia nhập Đoàn luật sư”.

Để được gia nhập Đoàn luật sư phải có đủ các điều kiện sau: Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có trình độ Đại học luật, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hay nước ngoài được pháp luật Việt Nam cộng nhận, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,

công chức (khoản 1, Điều 8, Pháp lệnh luật sư năm 2001).

2.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khoản 1, Điều 56, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân”.

Như vậy luật sư cũng là một dạng người bào chữa Vì vậy quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng được xem là quyền

và nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự

2.3.1 Quyền của luật sư

Theo Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của

người bào chữa: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Người bào chữa có quyền:

 Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác; xem xét các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

 Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can

để có mặt khi hỏi cung bị can;

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 26

 Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

 Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác;

 Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

 Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

 Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

 Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

 Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

 Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều

57 của Bộ luật này.

Ngoài ra theo điều 21, khoản 1,Luật luật sư quy định: “Luật sư có các quyền sau đây:

 Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

 Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

 Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

 Các quyền khác theo quy định của luật này”.

2.3.2 Nghĩa vụ của Luật sư

Khoản 3, Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

Người bào chữa có các nghĩa vụ sau:

 Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 27

Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;

 Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

 Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;

 Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc; cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

 Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;

 Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

 Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà

bị thu hồi giấy chứng nhận bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ngoài những nghĩa vụ quy định trên, luật sư còn có các nghĩa vụ sau Theo Điều 22,

khoản 2, Luật luật sư 2007 quy định: “Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

 Tuân theo các nguyên tắc hành nghề Luật sư;

 Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;

 Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

 Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;

 Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này.”

2.4 VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.4.1 Thời điểm luật sư tham gia hoạt động tố tụng

Khoản 1, Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 28

81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ Trong trường hợp cần giữ bí mật quốc gia đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra”.

Việc người bào chữa tham gia tố tụng từ khi nào là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát huy tác dụng của hoạt động bào chữa

Trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quy định người bào chữa tham gia từ khi khởi tố bị can Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 còn quy định thêm là trong trường hợp bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang truy nã theo Điều 81, Điều

82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ Như vậy,

có thể thấy, việc quy định người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ là điểm tiến bộ, thể hiện rõ nét hơn về vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình Ngoài ra sẽ

có tác dụng tốt hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ,

bị can ngăn ngừa những hành vi trái pháp luật có thể xảy ra trong giai đoạn đó, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đối với những tội xâm phạm an ninh quốc gia, luật quy định người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra Hiện nay có nhiều tranh cải xoay quanh vấn đề này

Có quan điểm cho rằng luật sư tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình tố tụng

sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Vì đối với loại tội phạm về an ninh quốc gia, tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp, bọn tội phạm hoạt động tinh vi hơn như: tuyên truyền, lôi kéo, kích động người dân hoạt động chống chính quyền…Luật cũng có những chế tài khắt khe đối với loại tội phạm trên Vì thế nếu không điều tra làm rõ thì rất dễ làm oan người vô tội hoặc xử phạt quá khắt khe so với hành vi mà họ thực hiện, không thể hiện được chính sách khoan hồng của Nhà nước ta

Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng luật sư tham gia vào quá trình điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể sẽ làm lộ bí mật điều tra, bỏ lọt tội phạm, không trừng trị thích đáng kẻ phạm tội Ví dụ: luật sư có thể dựa vào những thông tin mà mình biết được qua quá trình điều tra và những sơ hở của pháp luật để chạy tội cho bị can, hoặc làm giảm nhẹ hình phạt mà đáng lẽ họ phải chịu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 29

Tuy nhiên, nhìn chung cả hai quan điểm trên đều nhằm mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, không để sót tội phạm, tránh làm oan người vô tội

2.4.2 Vai trò của luật sư trong giai đoạn khởi tố

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng Khởi tố đúng đắn và kịp thời

là một trong những đảm bảo quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành

vi phạm tội đã xảy ra Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự không đầy đủ, chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch hoặc khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định luật sư được tham gia sớm hơn vào quá trình tố tụng Cụ thể như bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì luật sư được tham gia từ khi có quyết định tạm giữ Việc quy định như thế nhằm đảm bảo cho luật sư thực hiện tốt chức năng của mình, bảo vệ quyền lợi của người dân ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng

Điều 100, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định căn cứ khởi tố vụ án hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

 Tố giác của công dân;

 Tin báo của cơ quan, tổ chức;

 Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

 Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

 Người phạm tội tự thú”.

Tuy nhiên các căn cứ ấy nếu không qua quá trình điều tra, xác minh một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật sẽ dễ bỏ sót tội phạm, làm oan người vô tội

Trong quá trình xác minh, làm rõ những căn cứ để khởi tố một người thì người

đó có thể sẽ phải chịu một số chế tài của pháp luật, họ có thể sẽ bị nghi ngờ về một tội danh nào đó Trong thời gian ấy, liệu họ có đủ lý lẽ để chứng minh rằng mình vô tội hay không, họ có thể thu thập những chứng cứ chống lại sự buộc tội của các cơ quan công quyền hay không? Như vậy, vai trò của luật sư trong giai đoạn này trở nên rất Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 30

cần thiết Luật sư không những có đủ khả năng để thu thập những chứng cứ để chứng minh sự vô tội của người mà mình nhận bào chữa, tránh cho họ khỏi phải bị tiến hành những hoạt động tố tụng tiếp theo, sớm trả lại sự trong sạch cho họ, mà còn giúp cho các cơ quan công quyền kịp thời phát hiện những sai sót của mình để khắc phục, tránh phải uổng phí thời gian và công sức tiền bạc của Nhà nước để buộc tội một người vốn không có tội, giúp khởi tố về tội danh tương ứng với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, đảm bảo sự công minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Do khởi tố là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xem xét sơ bộ để xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu phạm tội hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Xác định dấu hiệu tội phạm ở giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội Mặc

dù pháp luật đã quy định rõ những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự không đúng với quy định của pháp luật hình sự

và pháp luật tố tụng hình sự Thực tế cho thấy, không phải bất kỳ hành vi nào gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội điều là tội phạm, có những trường hợp do nhầm lẫn của người tố giác, do vu khống, do giả tạo Hay có những trường hợp, có những sự việc xảy ra nhưng khó phân biệt được tội phạm hay không phải tội phạm nếu như người nhận định sự việc không có kiến thức chuyên môn về khoa học pháp lý hình sự

Ví dụ: Thời gian qua có tin đồn về cụ bà 93 tuổi bị con ruột nhốt trong chuồng gà, gây phẫn nộ trong dư luận Qua xác minh làm rõ thì tin đồn kia là thất thiệt4 Như vậy, việc khởi tố một người cần xem xét có dấu hiệu phạm tội hay không, sự việc xảy

ra có vi phạm pháp luật không…Nếu Cơ quan điều tra không tiến hành đúng các quy định của pháp luật thì rất có thể làm oan người vô tội, không đảm bảo sự đúng đắn, công bằng trong hoạt động tư pháp Trong giai đoạn này, sự có mặt của luật sư là rất cần thiết

Luật sư không chỉ là người bảo vệ quyền lợi của thân chủ mà còn góp phần làm

rõ sự thật khách quan vốn có của vụ án, bảo vệ công lý, tránh làm oan người vô tội,

Ngày đăng: 27/11/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w