1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay
2.4.3 Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra
Điều tra là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do Cơ quan có thẩm
quyền điều tra hình sự tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội
phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp theo sau của giai đoạn khởi tố được tiến hành trên cơ sở quyết định khởi tố của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các hoạt động điều tra gồm:
Khởi tố bị can (Điều 126, Bộ luật tố tụng hình sự 2003) và hỏi cung bị can (Điều 131, Bộ luật tố tụng hình sự 2003);
Lấy lời khai;
Đối chất;
Nhận dạng;
Khám xét; Kê biên tài sản;
Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi;
Xem xét dấu vét trên thân thể;
Thực nghiệm điều tra;
Trưng cầu giám định.
Theo Điều 3, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 thì nhiệm vụ của giai đoạn
này là tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội; áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố
tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Trong
đó, hoạt động xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội là nhiệm vụ
trọng tâm của giai đoạn điều tra.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động điều tra là phải tôn trọng sự
thật; tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh
chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không để lọt
tội phạm và không làm oan người vô tội.
Luật quy định như thế, tuy nhiên thực tiễn cho thấyvẫn còn không ít trường hợp các Cơ quan điều tra chưa thực hiện đúng chức năng của mình. Trong quá trình điều
tra do niềm tin nội tâm cho rằng bị can là người có tội, nên họ thường chỉ làm rõ những chứng cứ buộc tội, những tình tiết tăng nặng mà không quan tâm gì đến những
chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can. Điều đó đã vi phạm nguyên tắc tố tụng, vi
phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bị can có quyền tự bào chữa hoặc đưa ra những tài liệu, đồ vật để chứng minh sự
vô tội. Nhưng trên thực tế, bị can nếu như đang bị tạm giam thì liệu họ có thể làm
được gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một phần do không hiểu nhiều
về pháp luật, lại không được các cơ quan tiến hành tố tụng giải thích rõ về quyền lợi
mà họ được hưởng, thêm vào đó là trạng thái tâm lý không ổn định, tất những điều đó
có thể làm ảnh hưởng đến việc tự bào chữa của bị can, bị cáo.
Ví dụ: Đêm ngày 11/10/2008, Công an thành phố X, kiểm tra phòng karaoke số 10 trên đường Y thì phát hiện một số đối tượng đang sử dụng chất kích thích gây
nghiện, trong đó có Nguyễn Trường H (sinh năm 1992), các đối tượng trên đang bị cơ
quan công an tạm giữ để điều tra. Sau khi vụ việc xảy ra, cha mẹ H đề nghị với cơ
quan công an là cần liên hệ với luật sư để bào chữa cho H. Nhưng cán bộ điều tra giải
thích rằng không cần mời luật sư bào chữa cũng được. Cha mẹ H là những người quanh năm làm ăn buôn bán nên không hiểu nhiều về pháp luật.
Sự việc trên đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tố tụng và vi phạm quyền lợi cơ bản của công dân. H là người chưa thành niên, luật quy định nếu gia đình H không mời luật sư thì Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử luật sư bào chữa cho H.
Trong những trường hợp như thế, nếu H và gia đình không hiểu biết pháp luật,
thì rõ ràng quyền lợi của họ sẽ không được bảo vệ.
Sự tham gia của luật sư trong quá trình điều tra ngoài việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị can, mà còn giúp cho Cơ quan điều tra thực hiện chức năng của
mình một cách nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc có mặt luật sư ở giai đoạn nàyđã mang lại nhiều thiết thực không
chỉ cho bị can, bị cáo mà phần nào còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng truy tố, xét xử đúng người, đúng tội.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định luật sư có quyền có mặt khi lấy lời
khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được
hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Đây là một hướng mới nhằm nâng cao vai trò bào chữa của luật sư trong quá trình tố tụng. Sự
tham gia của luật sư khi hỏi cung bị can hoặc khi lấy lời khai người bị tạm giữ sẽ giúp
cho quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hơn, đảm bảo
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can đã được quy định trong Hiến pháp, tránh được tình trạng oan sai do bị mớm cung, bức cung, đe dọa…Đã có những trường hợp khi ra trước Tòa án, bị cáo kêu oan do trong quá trình điều tra đã bị bức cung, buộc
phải khai nhận tội. Nhưng họ phải làm sao để chứng minh trong khi không có bằng
chứng. Vì thế trong giai đoạn này quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất dễ bị
xâm hại.
Ví dụ: Theo điều tra, ngày 27/3/2007, do nghi ngờ anh Đặng Đăng Minh (trú tại
xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn) có liên quan đến Nguyến Tiến Ích phạm
tội trộm cắp bò bị bắt quả tang rạng sáng cùng ngày, Lưu Công Bằng với chức trách là
Đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm vềtrật tự xã hội đã tiến hành triệu tập anh
Minh lên trụ sở công an huyện làm việc.
Tại buổi triệu tập, trong lúc hỏi về lai lịch, nhân thân, Bằng đã đánh anh Minh.
Việc đánh đập này đã làm anh Minh bị thâm tím mắt phải, bờ ngoài giác mạc có chấm
huyết, chấn thương mềm ngực trái.
Khi đối chất với Nguyễn Tiến Ích thì anh Minh được xác định không có liên
quan đến vụ án5.
Vì thế, sự có mặt của luật sư trong giai đoạn điều tra là chỗ đưa tin cậy của bị
can, bị cáo. Sự chứng kiến của luật sư trong khi khai cung, khi đối chất, khi xét xử
chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho họ sẽ được bảo đảm.
Dù họ là kẻ phạm tội, họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng không ai được quyền tra tấn, đánh đập, hành hạ họ về thể xác và xúc phạm nhân phẩm của họ.
Bị can, bị cáo là người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan
công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình.
Có người do kém hiểu biết hoặc do quá sợ hãi mà không có tội vẫn ký biên bản nhận
tội, dù biết tội đó là tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị xử phạt ở mức cao nhất cũng
cứ nhận bừa.
Trong quá trình thu thập những chứng cứ có liên quan đến vụ án, ngoài việc tiếp
xúc với bị can, luật sư còn có thể tiếp xúc với nhân thân, gia đình họ từ đó có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân thân của họ, xác định nguyên nhân và động cơ phạm tội, tìm ra những tình tiết giảm nhẹ tội cho họ, giúp Tòa án đưa ra bản án đúng người, đúng tội,
hợp tình, hợp lý.
Có thể thấy, vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra là rất cần thiết. Luật sư
còn có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu xét thấy những người này không thể vô tư, khách quan trọng quá trình điều
tra vụ án. Điều đó sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo, đảm bảo cho việc điều tra được công bằng, thể hiện tính nghiêm minh trong Nhà nước pháp quyền.
2.4.4. Vai trò của luật sư trong giai đoạn truy tố
Giai đoạn truy tố là giai đoạn tiếp theo giai đoạn điều tra, do Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hiện sự buộc tội bị can với một tội danh nhất định và khung hình phạt nhất định để đề nghị Tòa án xét xử.
Nhiệm vụ của giai đoạn truy tố nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp, không để lọt tội phạm, không làm oan người
vô tội.
5Hà Trường-Vũ Hoàng. Bắc Cạn: Đội trưởng điều tra dung nhục hình sắp hầu tòa. www.VietNamNet.vn.
Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, khi có những bằng chứng để chứng minh tội
phạm, người phạm tội, Cơ quan điều tra quyết định đề nghị Viện kiển sát truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử.
Theo Điều 166, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 sau khi nhận bản kết luận điều tra
và hồ sơ vụ án, trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau:
Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện
kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan
đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
Luật sư tham gia vào giai đoạn truy tố vụ án nhằm đảm bảo các cơ quan chức năng thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
Trong thời hạn luật định Viện kiểm sát phải thông báo và giao bản cáo trạng cho
bị can và người bào chữa của họ. Vì bản cáo trạng là văn bản tố tụng hình sự do Viện
kiểm sát đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra
có ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy định trong Bộ
luật hình sự.
Bản cáo trạng của Viện kiểm sát cũng là căn cứ pháp lý duy nhất để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời bản cáo trạng cũng là cơ sở để bị cáo, luật sư chuẩn bị việc bào chữa. Vì vậy, bản cáo trạng phải làm theo đúng nội dung quy định tại Điều 167, Bộ luật tố tụng hình sự2003. Bản cáo trạng phải nêu về tội phạm đã xảy ra, kết quả của cuộc điều tra, phân tích những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ
tội, những thiệt hại đã gây ra, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị
can và mọi tình tiết quan trọng khác. Sự trình bày và phân tích trong bản cáo trạng
phải đầy đủ, khách quan, gắn chặt với những quy định của pháp luật. Luật quy định
luật sư cũng có thể đề nghị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án nếu xét thấy vụ án có
những điểm không phù hợp với quy định của pháp luật. Luật quy định luật sư có
quyền đọc bản cáo trạng nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho luật sư trong việc thực hiện
chức năng bào chữa của mình. Thông qua bản cáo trạng, luật sư sẽ có những phân tích, đánh giá sâu hơn về những tình tiết có liên quan đến bị cáo như về nhân thân, mức độ
lỗi…từ đó có thể xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo việc khởi tố bị cáo
với một tội danh nào đó tương ứng với hành vi mà họ thực hiện.
2.4.5. Vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử
2.4.5.1. Vai trò của luật sư trong việc giải quyết những vấn đề khác liên
quan đến quy định chung tại phiên tòa
Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung được coi là đặc biệt quan
trọng và là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các giai đoạn tố
tụng trước đó từ khi khởi tố, điều tra, truy tố chỉ là các giai đoạn xác định và tìm kiếm
thông tin, chứng minh sư việc xảy ra một cách toàn diện nhưng vẫn chưa phải là quá trình định tội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 quy
định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Để xác định một người là có tội và phải chịu hình phạt thì điều đòi hỏi bắt buộc là họ phải được đưa ra xét xử công khai trước phiên tòa, tại đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các bên tham gia tố tụng mới có điều kiện công khai đưa ra quan điểm, lập luận để bảo vệ
mình. Vì vậy, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập trung cao nhất quyền bào chữa được đảm bảo thực hiện bằng phương thức tranh tụng.
Theo Điều 190, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, luật sư có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Sự tham gia của luật sư nhằm bào chữa cho bị cáo. Trong giai đoạn này, luật sư
thực hiện chức năng của mình bằng cách giúp bị cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ
tố tụng mà pháp luật quy định, tham gia xét hỏi, trình bày lời bào chữa và đối đáp với
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng khác để tranh luận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị cáo. Luật sư tham gia phiên tòa sẽ đảm bảo cho việc tranh tụng công khai trước tòa, giữa một bên buộc tội và một bên gỡ tội, từ đó xác định sự thật khách
quan của vụ án, đảm bảo việc xét xử chính xác, công bằng.
Theo quy định tại Điều 190, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Người bào chữa
có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho
Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa. Trong trường hợp
bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.
Vì vậy, nếu luật sư có lý do chính đáng không thể tham gia phiên tòa được thì Tòa án có thể xem xét việc ra quyết định hoãn hay không hoãn phiên tòa. Mọi trường hợp luật sư vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Trong trường hợp luật sư bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị cáo bị xét xử về tội có mức hình phạt
cao nhất là tử hình mà luật sư vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu bị cáo và người đại diện hợp pháp cho bị cáo chưa thành niên, bị cáo có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần từ chối người bào chữa thì Tòa án vẫn xét xử vụ
án. Việc từ chối phải được lập thành văn bản.Nguyên nhân từ chối luật sư bào chữa có
thể là do bị cáo hoặc gia đình không hiểu nhiều về pháp luật, không nhận thấy được
vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, cũng có thể