1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay
2.4.5.3 Vai trò của luật sư trong phần xét hỏi tại phiên tòa
Xét hỏi là phần quan trọng tại phiên tòa, ở đó Tòa án cùng với Kiểm sát viên, bị
cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng khác xem xét và kiểm tra chứng cứ thu
thập được ở giai đoạn điều tra cũng như nghiên cứu chứng cứ mới do người tham gia
tố tụng đưa ra. Luật tố tụng hình sự đòi hỏi bản án phải dựa trên những chứng cứ đã xem xét tại phiên tòa.
Xét hỏi tại phiên tòa bắt đầu bằng việc đọc bản cáo trạng. Theo Điều 206, Bộ luật
tố tụng hình sự 2003, bản cáo trạng sẽ do Kiểm sát viên đọc. Phải đảm bảo cho bị cáo
hiểu rõ bản cáo trạng. Làm rõ thái độ của bị cáo đối với việc buộc tội là một yếu tố
quan trọng trong phần bắt đầu xét hỏi tại phiên tòa. Vì nội dung của việc xét hỏi là xác
định những tình tiết chứng minh bị cáo có phạm tội hay không.
Theo Điều 207, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thứ tự xét hỏi sẽ là Chủ tọa phiên tòa, Kiểm sát viên, luật sư, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Chủ tọa hỏi bị cáo có
nhận tội theo bản cáo trạng hay không. Bị cáo có thể trả lời là hoàn toàn phủ nhận
hoặc công nhận. Không ai có quyền gây áp lực đối với bị cáo. Phải đảm bảo cho bị cáo
trả lời theo ý muốn của mình. Vai trò của luật sư là giúp bị cáo trả lời với đầy đủ
những lý lẽ của mình.
Sự tham gia của luật sư ở phần xét hỏi bắt đầu ngay từ khi Tòa thảo luận về thủ
tục nghiên cứu chứng cứ. Những đề nghị của luật sư về trình tự nghiên cứu chứng cứ
tại phiên tòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bào chữa. Luật sư có trách nhiệm suy
nghĩ một trình tự nghiên cứu chứng cứ như thế nào để việc bào chữa cho bị cáo có
hiệu quả nhất.
Trong quá trình hỏi bị cáo, luật sư cần phải ngăn chặn bất cứ áp lực nào đối với
bị cáo, phản đối việc áp dụng những hành vi trái pháp luật để dọa dẫm bị cáo hoặc làm sai lệch lời khai của bị cáo. Nếu bị cáo từ chối hoặc phủ nhận những lời đã khai thì luật sư cần làm rõ động cơ từ chối hoặc phủ nhận, kiểm tra xem có phải nguyên nhân là do việc ghi sai lời khai của bị cáo ở giai đoạn điều tra.
Ngoài ra để làm rõ những tình tiết của vụ án, chứng minh cho quan điểm của
mình và nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo tại các Điều 210, 211,215, Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 luật quy định luật sư còn có quyền hỏi người bị hại, người làm chứng,
người giám định. Việc xét hỏi nhằm làm rõ hơn những tình tiết có liên quan đến vụ án, và đảm bảo rằng lời khai của họ phản ánh đúng đắn sự thật khách quan của vụ án.
Một trong những vấn đề quan trọng để có thể xác định tính đúng đắn của sự việc
là xem xét vật chứng. Việc xem xét vật chứng tại phiên tòa là bắt buộc. Nếu vật chứng
không thể đưa đến phiên tòa được thì Hội đồng xét xử có thể quyết định đến xem xét
tại chổ. Việc xem xét và nghiên cứu vật chứng có ý nghĩa quan trọng, từ đó có thể
chứng minh bị cáo vô tội hay có thể phát hiện những tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Ví dụ: Bị cáo có phải đã sử dụng con dao cùn để phạm tội hay không; sau khi giết người, liệu một người già yếu lại bị cụt một chân như báo cáo có thể cõng xác nạn
nhân trên một con đường nhỏ, mưa trơn để đem đến một địa điểm khác cách xa hàng cây số để vứt xác trong thời gian ngắn hay không.
Tất cả những chi tiết đó cần nghiên cứu, làm rõ. Vì thế vai trò của luật sư trong giai đoạn này kiểm tra đánh giá những vấn đề liên quan một cách toàn diện, tạo cơ sở
cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan và đầy đủ.