Vai trò của luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 42)

1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay

2.4.5.4 Vai trò của luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa

Tranh tụng tại phiên tòa là một phần quan trọng của phiên tòa hình sự, nơi tập

trung cao nhất của hoạt động tranh tụng. Tại phiên tòa, các quan điểm đối lập về vụ án được các bên đưa ra tranh luận. Việc tranh luận giữa bên buộc tội thực hành quyền

công tố, bảo vệ bản cáo trạng với bên bào chữa theo hướng giảm nhẹ tội hoặc chứng

minh sự vô tội của bị cáo là điều kiện để các quan điểm khác nhau có điều kiện cọ xát

nhau, từ đó làm nổi bật bản chất khách quan của vụ án.

Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định luật sư có quyền tham gia tranh

luận tại phiên tòa. Sự tham gia của luật sư vào quá trình tranh luận tại phiên Tòa, thể

hiện rõ nhất vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Tranh tụng tại phiên tòa không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với việc bào chữa mà còn giúp cho Hội đồng xét xử giải quyết đúng đắn vụ án và nó còn có tác dụng giáo dục

những người có mặt tại phiên tòa.

Theo Điều 217, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, quy định về trình tự của việc tranh

luận tại phiên tòa như sau:

Kiểm sát viên trình bày lời luận tội;

Bị cáo (hoặc người đại diện, người bào chữa) trình bày lời bào chữa;

Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để thể hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa và đảm bảo quyền bình đẳng

trước Tòa án, Điều 218, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định “bị cáo, luật sư và

những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của Kiểm

sát viên. Họ có quyền đồng ý hay không đồng ý đối với quan điểm của Kiểm sát viên, phân tích lý do của việc không đồng ý và đưa ra đề nghị của mình”.

Để tạo điều kiện trong việc thể hiện quan điểm của các bên trong quá trình tranh luận. Chủ tọa phiên tòa không có quyền hạn chế thời gian tranh tụng mà phải tạo điều

kiện để những người tham gia tranh tụng bày tỏ hết ý kiến của mình.

Theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ - TW ngày 02/01/2001 của Bộ chính trị, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: “...Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ

yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các

chứng cứ, ý kiến người bào chữa, bị cáo,kiểm sát viên, người làm chứng, nguyên đơn,

bị đơn và những người có quyền và lợi ích hợp pháp để ra những bán án, quyết định đúng pháp luật...”.

Hội đồng xét xử phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng của mình là cơ quan

làm trọng tài phân xử vụ án, vì vậy Hội đồng xét xử không được tham gia vào phần

tranh luận. Chủ tọa phiên tòa chỉ có nhiệm vụ điều khiển các bên tham gia tranh luận.

Tranh luận tại phiên tòa đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong công tác xét xử, nâng cao quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng, thể hiện vai trò của họ trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, nâng cao chất lượng xét xử, giúp việc đánh giá

vụ án một cách khách quan, công bằng để từ đó đưa ra bản án hợp tình hợp lý, nâng

cao uy tín của Tòa án, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần tích cực trong quá trình bào chữa cho bị cáo là việc chuẩn bị lời bào chữa của luật sư.

Chuẩn bị lời bào chữa là một yếu tố quan trọng và phức tạp trong quá trình bào chữa

của luật sư.

Trong lời bào chữa của mình, tất cả những sự việc, chứng cứ đều được xem xét dưới góc độ vì lợi ích của bị cáo và từ những tình tiết của vụ án đưa ra tất cả những gì có lợi cho bị cáo, bác lại sự buộc tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội cho bị cáo; nêu ra việc người buộc tội không chứng minh được luận điểm của mình, có nhiều chổ trong lời

buộc tội còn yếu ớt, chứng cứ buộc tội không vững, những tình tiết tăng nặng, định tội

không chính xác – tất cả những điều đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, giúp Tòa án xem xét và quyết định bản án đúng đắn, công bằng, không làm oan người vô tội.

Ngoài việc phản ánh đúng những tình tiết của vụ án; sự giải thích pháp luật chính xác;

cuối cùng vấn đề có ý nghĩa quan trọng là bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị cáo phù hợp

với quan điểm lợi ích của Nhà nước. Việc bào chữa của luật sư không phải là bảo vệ

tội phạm, tiếp tay với cái ác mà luật sư bào chữa cho người đã phạm tội giúp họ không

phải chịu hình phạt nặng hơn so với hành vi mà họ đã gây ra, giúp những người bị

nghi là phạm tội, không phải chịu những chế tài không đáng có, tránh những hàm oan có thể xảy ra.

Khi tham gia vào quá trình bào chữa, luật sư có quyền sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, luật sư không thể tuân theo những ý muốn và quan điểm chủ quan của bị can, bị cáo.

Vai trò của luật sư là tìm ra những tình tiết có lợi cho bị cáo, đảm bảo quyền bào chữa

của họ được thực hiện đúng pháp luật, tìm ra bản chất sự thật của vụ án, xác định đúng người, đúng tội.

Chất lượng và hiệu quả của lời bào chữa phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích

cực của luật sư trong việc nghiên cứu, kiểm tra chứng cứ trong quá trình xét hỏi. Lời

bào chữa tốt còn là kết quả của sự lao động cần cù, trí tuệ, mối quan tâm đến vụ án và

lương tâm nghề nghiệp của luật sư.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)