Vai trò của luật sư trong việc giải quyết những vấn đề khác liên quan

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 36)

1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay

2.4.5.1 Vai trò của luật sư trong việc giải quyết những vấn đề khác liên quan

quan đến quy định chung tại phiên tòa

Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung được coi là đặc biệt quan

trọng và là giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các giai đoạn tố

tụng trước đó từ khi khởi tố, điều tra, truy tố chỉ là các giai đoạn xác định và tìm kiếm

thông tin, chứng minh sư việc xảy ra một cách toàn diện nhưng vẫn chưa phải là quá trình định tội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 quy

định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Để xác định một người là có tội và phải chịu hình phạt thì điều đòi hỏi bắt buộc là họ phải được đưa ra xét xử công khai trước phiên tòa, tại đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các bên tham gia tố tụng mới có điều kiện công khai đưa ra quan điểm, lập luận để bảo vệ

mình. Vì vậy, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập trung cao nhất quyền bào chữa được đảm bảo thực hiện bằng phương thức tranh tụng.

Theo Điều 190, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, luật sư có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Sự tham gia của luật sư nhằm bào chữa cho bị cáo. Trong giai đoạn này, luật sư

thực hiện chức năng của mình bằng cách giúp bị cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ

tố tụng mà pháp luật quy định, tham gia xét hỏi, trình bày lời bào chữa và đối đáp với

Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng khác để tranh luận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của bị cáo. Luật sư tham gia phiên tòa sẽ đảm bảo cho việc tranh tụng công khai trước tòa, giữa một bên buộc tội và một bên gỡ tội, từ đó xác định sự thật khách

quan của vụ án, đảm bảo việc xét xử chính xác, công bằng.

Theo quy định tại Điều 190, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Người bào chữa

có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho

Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa. Trong trường hợp

bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.

Vì vậy, nếu luật sư có lý do chính đáng không thể tham gia phiên tòa được thì Tòa án có thể xem xét việc ra quyết định hoãn hay không hoãn phiên tòa. Mọi trường hợp luật sư vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.

Trong trường hợp luật sư bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị cáo bị xét xử về tội có mức hình phạt

cao nhất là tử hình mà luật sư vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu bị cáo và người đại diện hợp pháp cho bị cáo chưa thành niên, bị cáo có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần từ chối người bào chữa thì Tòa án vẫn xét xử vụ

án. Việc từ chối phải được lập thành văn bản.Nguyên nhân từ chối luật sư bào chữa có

thể là do bị cáo hoặc gia đình không hiểu nhiều về pháp luật, không nhận thấy được

vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, cũng có thể

là do họ không có đủ khả năng mời luật sư. Vì vậy, đối với vấn đề này Tòa án cần xem

xét và giải thích cụ thể để đảm bảo sự có mặt của luật sư nhằm bảo vệ quyền lợi của bị

cáo và giúp cho quá trình xét xử diễn ra công bằng và đúng pháp luật.

Với nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo, luật sư phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa, vấn đề đặt ra là Tòa án không buộc phải hoãn phiên tòa khi không có mặt của luật sư, trong trường hợp luật sư vắng mặt nhưng đã gửi trước bài bào chữa thì Tòa án vẫn có

thể tiến hành phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, việc quy định như thế có đảm bảo quyền lợi

của bị cáo được bảo vệ hay không? Nếu bị cáo là người có nhược điểm về thể chất

hoặc tâm thần; hoặc bị cáo là người chưa thành niên, thì liệu rằng họ có thể tự bảo vệ

quyền lợi của mình được không khi tâm lý vẫn chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ.

Xét thấy đối với vấn đề này Tòa án không nên giải quyết một cách máy móc mà phải tùy từng trường hợp cụ thể mà có hướng giải quyết thích hợp. Nếu luật sư vắng

mặt và đã gửi trước bài bào chữa nhưng nếu tại phiên tòa có những tình tiết mới phát

sinh có thể làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo thì Tòa án nên xem xét hoãn phiên tòa, đảm bảo quyền lợi của bị cáo được bảo vệ. Trường hợp luật sư cố tình vắng

mặt tại phiên tòa xét xử mà việc vắng mặt này ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo thì Tòa án cũng cần có biện pháp chế tài cụ thể hoặc chỉ định luật sư khác nhằm đảm bảo

tốt nhất quyền bào chữa của bị cáo.

Ví dụ: Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp cần phải có luật sư bào chữa mà luật sư vắng mặt do bị bệnh, hoặc trở ngại về phương tiện giao thông Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đã xin hoãn phiên tòa, thì Tòa án nên hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền bào chữa của

bị cáo được bảo vệ.

Luật chưa quy định trường hợp nếu luật sư vắng mặt nhưng không gởi trước bài bào chữa thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Những trường hợp này thường là do khó

khăn đột xuất như đau ốm, khó khăn về tàu xe, thiên tai…Để đảm bảo quyền lợi của bị cáo được bảo vệ, đảm bảo công tác xét xử đạt hiệu quả cao và cũng tạo điều kiện cho

luật sư trong việc thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình, nếu sự có mặt của luật sư là

cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo thì Hội đồng xét xử cũng có thể xem xét để

hoãn phiên tòa.

Trong giai đoạn xét xử, còn có nhiều vấn đề liên quan cần phải được thực

nghiêm chỉnh để đảm bảo công tác xét xử diễn ra công bằng, dân chủ và đúng pháp

luật.

Trong một số Điều của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liên quan đến những quy định chung về thủ tục của phiên tòa có bao hàm những bảo đảm tố tụng đối với việc

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Như sự có mặt của người là chứng (Điều

192, Bộ luật tố tụng hình sự 2003); sự có mặt của người giám định (Điều 193, Bộ luật

tố tụng hình sự 2003)…Mặc dù những Điều luật này không liên quan trực tiếp đến

việc bào chữa tại phiên tòa, nhưng nội dung và tính chất của nó lại có liên quan trực

tiếp đến việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo.

Việc có mặt người làm chứng, người bị hại tại phiên tòa mà thông qua lời khai

của họ luật sư có thể làm rõ những tình tiết có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Vì vậy để quá trình xét xử được công bằng, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ

án, luật cần có những biện pháp đảm bảo sự có mặt của những người này trong trường

hợp họ vắng mặt mà không có lý do chính đáng.

Một trong những điều kiện tố tụng quan trọng của phiên tòa là việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật. Ở đây, vai trò của luật sư rất quan trọng.

Nếu việc điều tra không đầy đủ mà không bổ sung ở phiên tòa thì luật sư phải đề nghị và đưa ra những căn cứ về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cùng với việc đó, luật sư

có quyền đưa ra đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn. Bởi vì nếu quá trình điều tra

không đầy đủ thì có thể làm sai lệch sự thật vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của bị

cáo có thể sẽ không được đảm bảo. Vì thế, vai trò của luật sư ngoài việc bào chữa cho

bị cáo mà còn góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Ngoài ra, để đảm bảo đạt được hiệu quả trong việc bào chữa tại phiên tòa một điều quan trọng là những quy định về việc ghi biên bản phiên tòa. Khoản 4, Điều 200,

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định luật sư có quyền xem biên bản phiên tòa và có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận. Biên bản phiên tòa có ý nghĩa to lớn vì nó thể hiện một cách đầy đủ, chính xác những diễn

biến trong quá trình xét xử từ khi khai mạc đến khi tuyên án. Trong biên bản phiên tòa thể hiện tất cả những điểm cơ bản của phiên tòa, ghi lời khai của người tham gia tố

tụng, ghi nhận những đề nghị và kiến nghị, thể hiện quyết định của Tòa án với các đề

nghị và kiến nghị đó, ghi nhận cuối cùng của các bên trong tranh luận, ghi nội dung lời

cuối cùng của bị cáo, ghi nhận sự giải thích về thủ tục và thời hạn chống án…Dựa vào những tình tiết, dữ liệu đó bị cáo hoặc luật sư viết kháng cáo. Mặt khác nó còn là cơ sở

dữ liệu mà luật sư có thể nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình tranh luận tại phiên tòa.

Như vậy, tất cả những vấn đề liên quan đến điều kiện chung của phiên tòa có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xét xử được đầy đủ, khách quan, toàn diện để ra bản án có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, luật sư cần tích cực nghiên cứu từng vấn đề cụ thể để đảm bảo cho việc bào chữa đạt hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo

trong vụ án, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

2.4.5.2. Vai trò của luật sư ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Thủ tục bắt đầu phiên tòa đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn

vụ án. Nhiệm vụ của phần thủ tục bắt đầu phiên tòa là tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành tốt việc xét hỏi tại phiên tòa và đảm bảo giải quyết vụ án theo đúng thực

chất.

Theo Điều 201, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, khi bắt đầu phiên tòa là khi Chủ tọa

phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ý nghĩa pháp lý của thủ tục bắt đầu

phiên tòa là ở chổ Tòa và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có thể thực hiện

hoạt động tố tụng sau khi tuyên bố bắt đầu phiên tòa.

Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hình sự bởi vì việc tổ chức và tiến hành xét xử phụ thuộc rất nhiều vào việc có tiến hành đúng thủ tục

bắt đầu phiên tòa hay không. Từ đó cho thấy sự tham gia của luật sư trong giai đoạn

này có ý nghĩa quan trọng. Luật sư có vai trò quan trọng trong việc theo dõi phần bắt đầu phiên tòa có tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thủ tục tố tung hay không.

Cần đảm bảo rằng phiên tòa được bắt đầu với đầy đủ thành phần của Hội đồng xét xử

và tất cả những người được triệu tập mà thiếu họ thì không thể tiến hành xét xử được.

Vì sự có mặt của những người này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xét xử tại

phiên tòa. Như sự có mặt của người bị hại, người làm chứng, người giám định…

Khi Tòa giải quyết vấn đề liên quan đến sự vắng mặt của người bị hại mà lời khai

của họ có thể làm thay đổi nội dung vụ án thì luật sư phải cương quyết đề nghị Tòa hoãn xét xử. Vì vậy luật sư cần đảm bảo sự có mặt của họ để thực hiện tốt chức năng

bào chữa của mình. Thực tế cho thấy, trường hợp luật sư biết cách xét hỏi nên người bị

hại đã tự nhận lỗi của mình và thay đổi lời khai khác với giai đoạn điều tra.

Ví dụ: Ở giai đoạn điều tra, người bị hại đã khai là bị cáo vô cớ đánh mình,

nhưng sự thật là do người bị hại đã có những hành vi xúc phạm bị cáo trước.

Xác định nhân thân và tống đạt cũng là một yếu tố quan trong của phần bắt đầu

phiên tòa. Việc xác định nhân thân của bị cáo sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của bị cáo, như

các vấn đề về độ tuổi, bị cáo có tiền án, tiền sự không, hoàn cảnh gia đình, môi trường

sống có ảnh hưởng đến việc phạm tội của bị cáo không, tống đạt bản cáo trạng có đúng

với quy định của pháp luật không, cũng cần xem xét bị cáo có nhận được bản cáo

trạng và những quyết định khác của Tòa án chưa. Từ đó có thể làm rõ nhiều tình tiết

có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của bị cáo. Những vấn đề này có ý nghĩa quan

trọng để Tòa án ra bản án chính xácvà công bằng.

Tất cả những vấn đề trên nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết đúng thực chất của

vụ án, tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra trong giai đoạn xét hỏi, đảm bảo

quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)