Một số phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao vai trò

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 54)

1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay

3.2.Một số phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao vai trò

TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.2.1. Phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, mạnh về chất lượng

Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra

nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn". Việc phát triển số lượng luật sư đủ đáp ứng nhu cầu

của xã hội là yêu cầu thường xuyên và lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần thực

hiện một số biện pháp sau đây:

Một là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp

dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham

gia hành nghề luật sư.

Hai là, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển số lượng luật sư phù hợp với nhu

cầu của xã hội. Nhà nước cần có các chính sách thu hút những người có điều kiện trở

thành luật sư để từng bước duy trì và phát triển đội ngũ luật sư. Đối với các thành phố

lớn, một mặt đáp ứng được nhu cầu của những người có đủ điều kiện và có nguyện

vọng gia nhập Đoàn luật sư, mặt khác bảo đảm điều kiện và chất lượng tập sự, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Đoàn luật sư đối với đội ngũ luật sư tập sự của Đoàn. Đối

với những địa phương có khó khăn về nguồn bổ sung luật sư, cần có các biện pháp chủ động phát hiện, động viên những người có đủ điều kiện, đang sinh sống tại địa phương

gia nhập Đoàn luật sư

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư cả về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm

chất đạo đức là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Để đạt được những yêu cầu đó,

trước hết cần phải có biện pháp khắc phục những yếu kém về chuyên môn, những

biểu hiện trái đạo đức nghề nghiệp luật sư trong đội ngũ luật sư.

Một là, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lương đào tạo

nghề luật sư, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề

luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến

thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề, cần quan tâm đến việc hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Quy chế tập sự hành nghề luật sư:

Hai là, định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho các luật sư cũng như tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho

đội ngũ luật sư.

Ba là, có phương hướng và biện pháp xây dựng đội ngũ luật sư hành nghề

chuyên sâu.

Để đào tạo đội ngũ luật sư đạt chất lượng tốt, đủ để đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi phải xây dựng các cơ sở đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật sư rộng khắp

trong cả nước.

Cần cải tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cơ sở hiện có, ngoài ra cần phải xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng thêm các cơ sở giảng dạy ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đào tạo đội

ngũ cán bộ giảng dạy thật sự có chuyên môn, có trình độ và có trách nhiệm và đạo đức

nghề nghiệp cao, bên cạnh đó cần đỏi mới phương pháp giảng dạy, có chính sách hổ

trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng những học viên có thành tích xuất

sắc tạo điều kiện thu hút số lượng học viên tham gia học ngày càng đông.

Để khắc phục tình trạng trước mắt, cũng như tạo điều kiện phát triển về lâu dài,

Nhà nước cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ luật sư, Nhà nước cũng cần có những chính sách đầu tư tạo điều kiện cho luật sư tự nghiên cứu, học tập để bổ túc những kiến thức bổ trợ cho nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nên quan tâm hỗ trợ về vật chất cho Đoàn luật sư (trụ sở làm việc và một phần kinh phí hoạt động) để Đoàn thực hiện tốt chức năng xã hội nghề nghiệp của mình, Đoàn từng bước

tập hợp, xây dựng được một đội ngũ luật sư có tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu

cho xã hội và phục vụ cho chiến lược cải cách tư pháp của nước ta ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về thuế để hoạt động luật sư có thể duy trì và phát triển mạnh hơn, thật sự là chổ dựa vững chắc cho người dân

về mặt pháp lý, góp phần hoàn thiện thể chế tư pháp theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

3.2.2. Đào tạo đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt để phát huy vai trò của mình trong quá trình tố tụng đạo đức tốt để phát huy vai trò của mình trong quá trình tố tụng

Để thực hiện tốt vai trò của mình trong quá trình tố tụng, góp phần tích cực

trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân. Luật sư phải là những con người có bản

lĩnh vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và lương tâm nghề nghiệp. Chỉ có những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư chất đạo đức tốt thì mới có thể trở

thành luật sư chân chính được.

Muốn như thế, đội ngũ luật sư cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tế,

từng bước khẳng định nâng lực và bản lĩnh của mình trong quá trình hội nhập.

Cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tránh xa những biểu hiện tiêu cực. Quán triệt đường lối, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho Luật sư. Trước hết từng Đảng viên trong Chi bộ của Đoàn Luật sư phải là người đầu tàu, gương mẫu thực hiện. Sớm khắc

phục những quan điểm lệnh lạc về văn hóa trong ứng xử và đạo đức trong hành nghề

Luật sư.

Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật phải tăng cường công tác giám sát và đề xuất

xử lý đối với những Luật sư có vi phạm Điều lệ, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Luật sư một cách kịp thời và nghiêm minh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu;

kịp thời biểu đương, khen thưởng đối với Luật sư gương mẫu trong việc tuân thủ pháp

luật, chuẩn mực đạo đức Luật sư.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cần rà soát lại những quy chế nội bộ cần thiết cho

việc quản lý, điều hành của Đoàn như: Quy chế làm việc của Ban Chủ nhiệm; Quy chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giám sát việc Luật sư tập sự, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp Luật sư... Quy chế nào chưa xây dựng, ban hành thì tiến hành xây dựng ban hành; quy chế nào đã xây dựng, ban hành thực hiện thì xem vấn đề nào không còn phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3.2.3. Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư và nâng cao vai trò của tổ

chức hành nghề luật sư trong việc quản lý luật sư và nâng cao chất lượng dịch vụ

pháp lý của luật sư

Cần tiếp tục phát triển các tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu và điều

kiện của từng địa phương. Đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá, quy mô hoá các tổ

chức hành nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư là nơi luật sư hành nghề thường xuyên, vì vậy trong

công tác quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải tăng cường kiểm tra, giám sát

các luật sư trong việc tuân theo đạo đức nghề nghiệp, giám sát chặt chẽ về quá trình tập sự hành nghề luật sư của những người tập sự; đồng thời tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các luật sư tại tổ chức mình.

Các tổ chức hành nghề luật sư phải tiếp tục nâng cao trình độ, tạo một bước

chuyển biến quan trọng về chất lượng hành nghề luật sư. Có kế hoạch, biện pháp khắc

phục những nhược điểm, những yếu kém về chuyên môn, tiêu cực về đạo đức nghề

nghiệp, đồng thời phát huy những ưu điểm, mặt tích cực của luật sư trong hoạt động

tham gia tố tụng. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư theo hướng nâng cao

chất lượng tư vấn, mở rộng phạm vi nội dung và đối tượng tư vấn.

Các tổ chức hành nghề luật sư cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các luật sư; nghiên cứu xây

dựng chuẩn mực về văn hoá tranh tụng và văn hoá ứng xử nói chung của luật sư, phối

hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để tạo điều kiện tốt nhất cho luật sư thực hiện

chức trách, nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật.

Bên cạnh những vấn đề như đã nêu trên, các cơ quan công quyền cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành đúng những quy định mà pháp luật đề ra, tạo điều kiện thuận lợi để

luật sư thực hiện tốt vai trò của mình.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư nói riêng đã không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển đội ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư; đồng thời tiếp tục

thực hiện tốt Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đối với yêu cầu cấp bách đòi hỏi đất nước nhằm có một đội ngũ luật sư tài năng và đạo đức như lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện

Nghị quyết số 08-NQ/TW và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW: "...Tiếp

tục thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà...đội ngũ

luật sư cần xác định rõ vai trò, vị trí của mình để phấn đấu vươn lên không chỉ về

trình độ nghề nghiệp mà còn cả trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp". Điều đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho thấy những vấn đề liên quan đến luật sư và tổ chức, hoạt động luật sư, đặc biệt là kỹ năng hành nghề của luật sư luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Theo đó, việc

hành nghề của luật sư hôm nay đòi hỏi phải có sự nâng cao và đổi mới về kỹ năng

hành nghề để bắt kịp những yêu cầu của tiến trình đổi mới và hội nhập.

Trong quá trình hoạt động, luật sư đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển đất nước, tích cực đấu tranh chống các loại tội phạm, bảo

vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi bài viết của mình, em đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển đội ngũ luật sư trong thời gian qua, nghiên cứu những quy định của pháp

luật đối với luật sư, tìm hiểu cụ thể hoạt động của luật sư trong quá trình tham gia tố

tụng, vai trò của họ trong hoạt động tư pháp và trong thực tiễn để từ đó có những

biện pháp khắc phục khó khăn, sữa chữa những thiếu sót, sai lầm còn tồn tại và tìm

ra phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư trong

quá trình tố tụng, khẳng định vai trò của luật sư trong quá trình hội nhập.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do khả năng còn yếu, trình độ chưa cao, điều

kiện và thời gian nghiên cứu hạn chế, cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong việc

nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những lời chỉ dạy ân cần, cũng như những ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

1/ Hiến pháp năm 1946; 1959; 1980; 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2/ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

3/ Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự 2003 – Nhà xuất bản tư pháp – 2005.

4/ Bộ luật hình sự 1999.

5/ Luật luật sư năm 2007. 6/ Luật trợ giúp pháp lý 2007.

7/ Mạc Giáng Châu – Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam – (2006).

8/ Nghị quyết số 388-NQ/UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường thiệt

hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm

vụ trong tâm của công tác tư pháp thời gian tới.

9/ Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020.

10/ Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

11/ Luật sư Trần Sơn – Một số thông tin lĩnh hội được qua chuyến khảo sát

Study tour tại Thụy Điển, Ba Lan và Đức trong khuôn khổ dự án Danida từ ngày 21/10/2006 đến 2/11/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/ Dự thảo báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 – 2008.

13/ Nghề luật – tủ sách hướng nghiệp Nhất Nghệ Tinh – Nhà xuất bản Kim Đồng.

14/ Nguyễn Hà Thanh – Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ

án hình sự - nguyên nhân và giải pháp – Tạp chí Tòa án nhân dân – số 3

(2/2007).

tạm giữ, bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự - Tạp chí Tòa án nhân dân – số

21 (11/2007)

16/ Phan Trung Hoài – Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc thực thi

các quyết định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền luật sư trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, dân sự - Tạp chí Kiểm sát – số 04 (2/2007).

17/ Nguyễn Ngọc Khanh – Chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự

2003. Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên tòa – Tạp chí Luật học số

(7/2008).

18/ Nguyễn Văn Tuân – Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội 2001.

19/ Phạm Văn Tuấn – Một số nết khái quát về nghề luật sư ở Pháp – Chuyên đề

luật sư và hành nghề luật sư. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Số đặc biệt

phục vụ việc ban hành pháp lệnh.

20/ Lê Thị Kim Chung – Vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết các vụ án

hình sự - Nhà xuất bản Tư pháp.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 54)