Vai trò của luật sư trong giai đoạn khởi tố

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 29)

1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay

2.4.2 Vai trò của luật sư trong giai đoạn khởi tố

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng. Khởi tố đúng đắn và kịp thời

là một trong những đảm bảo quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự không đầy đủ, chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch hoặc khó khăn

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định luật sư được tham gia sớm hơn vào quá

trình tố tụng. Cụ thể như bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì luật sư được tham gia từ khi có quyết định tạm giữ. Việc quy định như thế nhằm đảm bảo cho luật sư thực hiện tốt chức năng của mình, bảo vệ quyền lợi

của người dân ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng.

Điều 100, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định căn cứ khởi tố vụ án hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu

hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

Tố giác của công dân;

Tin báo của cơ quan, tổ chức;

Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm

lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện

dấu hiệu của tội phạm;

Người phạm tội tự thú”.

Tuy nhiên các căn cứ ấy nếu không qua quá trình điều tra, xác minh một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật sẽ dễ bỏ sót tội phạm, làm oan người vô tội.

Trong quá trình xác minh, làm rõ những căn cứ để khởi tố một người thì người đó có thể sẽ phải chịu một số chế tài của pháp luật, họ có thể sẽ bị nghi ngờ về một tội danh nào đó. Trong thời gian ấy, liệu họ có đủ lý lẽ để chứng minh rằng mình vô tội

hay không, họ có thể thu thập những chứng cứ chống lại sự buộc tội của các cơ quan

công quyền hay không? Như vậy, vai trò của luật sư trong giai đoạn này trở nên rất

cần thiết. Luật sư không những có đủ khả năng để thu thập những chứng cứ để chứng

minh sự vô tội của người mà mình nhận bào chữa, tránh cho họ khỏi phải bị tiến hành những hoạt động tố tụng tiếp theo, sớm trả lại sự trong sạch cho họ, mà còn giúp cho

các cơ quan công quyền kịp thời phát hiện những sai sót của mình để khắc phục, tránh

phải uổng phí thời gian và công sức tiền bạc của Nhà nước để buộc tội một người vốn

không có tội, giúp khởi tố về tội danh tương ứng với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, đảm bảo sự công minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Do khởi tố là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai đoạn này các cơ

quan tiến hành tố tụng chỉ xem xét sơ bộ để xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu phạm

tội hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Xác định dấu

hiệu tội phạm ở giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện

phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội. Mặc

dù pháp luật đã quy định rõ những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự nhưng trên thực tế

vẫn có nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng đã khởi tố vụ án hình sự không đúng với quy định của pháp luật hình sự

và pháp luật tố tụng hình sự. Thực tế cho thấy, không phải bất kỳ hành vi nào gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội điều là tội phạm, có những trường

hợp do nhầm lẫn của người tố giác, do vu khống, do giả tạo. Hay có những trường

hợp, có những sự việc xảy ra nhưng khó phân biệt được tội phạm hay không phải tội

phạm nếu như người nhận định sự việc không có kiến thức chuyên môn về khoa học

pháp lý hình sự.

Ví dụ: Thời gian qua có tin đồn về cụ bà 93 tuổi bị con ruột nhốt trong chuồng gà, gây phẫn nộ trong dư luận. Qua xác minh làm rõ thì tin đồn kia là thất thiệt4. Như

vậy, việc khởi tố một người cần xem xét có dấu hiệu phạm tội hay không, sự việc xảy

ra có vi phạm pháp luật không…Nếu Cơ quan điều tra không tiến hành đúng các quy định của pháp luật thì rất có thể làm oan người vô tội, không đảm bảo sự đúng đắn,

công bằng trong hoạt động tư pháp. Trong giai đoạn này, sự có mặt của luật sư là rất

cần thiết.

Luật sư không chỉ là người bảo vệ quyền lợi của thân chủ mà còn góp phần làm rõ sự thật khách quan vốn có của vụ án, bảo vệ công lý, tránh làm oan người vô tội,

4Huỳnh Sử - Cụ bà bị nhốt trong chuồng gà là “Tin đồn thất thiệt”. Dantri.com.vn (Thứ bảy,

29/11/2008)

buộc kẻ phạm tội phải chịu hình phạt của pháp luật tương ứng với hành vi mình làm có

tính đến những tình tiết giảm nhẹ.

Luật sư với vai trò là một cố vấn pháp luật, một người nắm vững những kiến thức

chuyên môn trong lĩnh vực hình sự sẽ có cách nhìn đúng đắn hơn về sự việc, từ đó sẽ

bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào chữa. Sự tham gia

của luật sư vào quá trình tố tụng càng sớm thì sẽ đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của công dân, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm chỉnh hơn trách nhiệm

của mình, đảm bảo công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)