Vai trò của luật sư trong quá trình thi hành bản án và quyết định của

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 44)

1 4 Giai đoạn từ 975 đến nay

2.4.5.5 Vai trò của luật sư trong quá trình thi hành bản án và quyết định của

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Thi hành bản án và quyết định đã có hiệu lực của Tòa án là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân khác có liên quan thực

hiện theo quy định của pháp luật nhằm đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực của

Tòa án ra thi hành, làm cho những bản án và quyết định này phát sinh hiệu lực trên thực tế. Nếu bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng không được thi

hành thì mục tiêu của hình phạt sẽ không đạt được và cả quá trình tố tụng trước đó của vụ án trở thành vô nghĩa, bản thân người thực hiện tội phạm và những người tham gia

tố tụng cũng như những cá nhân khác sẽ có thái độ khinh thường pháp luật, mất lòng tin vào pháp luật và các cơ quan tiến hành tố tụng, mất lòng tin vào bộ máy Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, đến chế độ và trật tự an toàn xã hội.

Để thực hiện chế độ xét xử hai cấp, khi không đồng ý với toàn bộ hay một phần

bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:“Luật sư có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là

người chưa thành niên, hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định

định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật này”. Sự tham gia của luật sư nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bị cáo, đảm bảo bản án và quyết định của Tòa án được tuyên thật sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Ngoài ra, nếu trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

của Tòa án mà các Cơ quan có nhiệm vụ thi hành như Cơ quan Công an, Chính quyền

xã, phường, thị trấn, Cơ quan thi hành án dân sự, Cơ sở chuyên khoa y tế không thực

hiện đúng theo pháp luật thì luật sư cũng có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của người bi kết án. Vì việc thi hành không đúng bản án và quyết định của Tòa án không những làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị kết án mà còn ảnh hưởng đến sự

nghiêm minh của pháp luật.

Ví dụ: Trong trường hợp thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản (theo Điều

267, Bộ luật tố tụng hình sự 2003) việc tịch thu tài sản vẫn để cho người bị kết án và

gia đình họ có điều kiện sinh sống. Nếu cơ quan thi hành án thực hiện không đúng

theo tinh thần của pháp luật thì rõ ràng quyền lợi của người bị kết án đã bi xâm hại,

không thể hiện được tính nhân đạo của Nhà nước ta. Sự tham gia của luật sư sẽ góp

phần đảm bảo quá trình thi hành bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được

thực hiện đúng pháp luật.

Tóm lại, sự có mặt của luật sư trong mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng điều

mang một ý nghĩa riêng của nó, không nằm ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, những con người có thể họ đã thực hiện

hành vi phạm tội hoặc cũng có thể không, không phải chịu những chế tài quá nặng nề

so với hành vi của mình mà pháp luật dành cho họ. Một quá trình tố tụng thực hiện

nghiêm chỉnh, đúng pháp luật còn góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện

nguyên tắc dân chủ trong Nhà nước pháp quyền, nâng cao chất lượng xét xử, uy tín

của ngành Tòa án, tránh được những tiêu cực, chủ quan, hạn chế và đi đến loại trừ

những oan sai. Pháp luật luôn không ngừng hoàn thiện để nâng cao quyền lợi của luật sư, tạo điều kiện để luật sư thực hiện tốt chức năng của mình, thật sư là chổ dựa pháp

lý vững chắc cho người dân, đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách công bằng,

nghiêm minh.

CHƯƠNG 3

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH S- THỰC

TIỂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)