Vai trò của nhân vật Tôi trong tác phẩm Người coi trạm của Puskin

13 2.8K 4
Vai trò của nhân vật Tôi trong tác phẩm Người coi trạm của Puskin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI LÀM CÂU 1: Đặc điểm văn học Nga thế kỷ XIX giai đoạn 2 Văn học Nga giai đoạn 2 (1855-1893) có những đặc điểm sau: 1 Giữa thế kỷ XIX, bắt đầu thời kỳ mới của văn học hiện thực, giai đoạn này là lúc văn học hiện thực phê phán phát triển mới nhờ vào phong trào của nhân dân, các cuộc khởi nghĩa của nông dân lan rộng buộc Chính phủ Nga Hoàng phải thủ tiêu chế độ nông nô. Hoạt động tư tưởng của họ cùng với những biến đổi lịch sử đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học hiện thực phê phán. Ở giai đoạn này văn học hiện thực phê phán phát triển rộng hơn, sâu hơn, cụ thể hơn, văn học đứng trước thời đại mới,nhiêm vụ mới và cách giải quyết cho vấn đề mới đặt ra. Câu hỏi có tính chất thời đại của giai đoạn 2 là: Làm gì? Nước Nga đi đâu? Và đi bằng con đường nào? Do đó, đòi hỏi văn học phải tìm ra câu trả lời thỏa đáng và văn học hiện thực đã có cố gắng truy tìm nguyên nhân của sự thối nát, cùng khổ, tàn bạo của vận mệnh nước Nga và vấn đề nông dân sau cải cách. Đến những năm 80, 90 của thế kỷ XX, văn học hiện thực phê phán vẫn tiêp tục đứng vững và đảm nhận được vai trò của lịch sử. Bên cạnh đó đã xuất hiện các trào lưu văn học suy đồi làm cho xã hội và văn học Nga rơi vào bí bức. Chủ đề: gồm hai chủ đề chính là: Văn học tập trung phản ánh tất cả các cuộc sống bị đọa đày của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Văn học tập trung giải quyết các vấn đề vận mệnh nước Nga. Do đó văn học là một nền văn học duy nhất của nhân loại lĩnh trách nhiệm giải phóng dân tộc. Vận mệnh dân tộc là một 2 trong những chủ đề lỡn của giai đoạn này.Tác giả Tsccnưscpxki với tác phẩm “Làm gì?” đã đưa ra mô hình xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa không tưởng. Và tác giả L.Tônxtôi đã góp những câu trả lời dựa trên sự đánh giá đúng đắn vai trò quyết định lịch sử của nhân dân và phân tích thấu đáo con đường tìm về với nhân dân của lớp thanh niên quý tộc tiến bộ. Song song với việc làm tích cực đó. Tônxtôi lại đưa ra một con đường tiêu cực cho nước Nga. Đó là sự kiện ông cho ra đời học thuyết “Không chống lại cái ác bằng bạo lực”. Cuối cùng Tsêkhốp cũng đưa ra những ý tưởng về sự thay đổi, tuy nhiên nó có phần mơ hồ, cải lương. => dù đưa ra hướng này hay hướng khác tích cực hay chưa tích cực, các nhà văn học Nga cũng xác nhận một điều rất căn bản: giải phóng quần chúng về mặt xã hội là điều kiện cần thiết cho hạnh phúc con người. Nhân vật chính của văn học giai đoạn này đã có diện mạo tinh thần khác hẳn so với giai đoạn 1. Đó là những con người tích cực, con người hành động, có tinh thần cải tạo, có năng lực đấu tranh giải phóng. ( Các tác phẩm: “đêm trước” – Turghênhép, “Làm gì” – Tsecnưsepxki, “Chiến tranh và hòa bình” – L. Tônxtôi ). Họ đoạn tuyệt với cái cũ và điều đó có nghĩa họ đã gia nhập với cái mới với những mối liên hệ rộng rãi hơn. 3 Những con người đau khổ, những nạn nhân bi thảm của hoàn cảnh cũng được các nhà văn Nga giai đoạn này chú ý miêu tả ( Các tác phẩm: “Anna Karênina” – Tônxtôi, “ Tội ác và hình phạt “ – Đôxtôiepxki, những truyện ngắn của Tsêkhốp v v.) Lực lượng sáng tác giai đoạn này rất mạnh mẽ, rất hùng hậu. Văn học giai đoạn này đã đạt đến vinh quang, đến đỉnh cao với những thành tựu xuất sắc. Những Tsecn uwssepxki, Xantucốp Seđrin, Turghênhép, Tônxtôi, Đôxtôiepxki, Tsêkhốp Với hàng loạt những tác phẩm ưu tú đã làm rực rỡ văn học Nga về mặt văn xuôi. Kịch cũng phát triển với A. Axtrôpxki Tsêkhốp Ngoài dòng thơ cách mạng, dòng thơ trong nhà tù cũng phát triển mạnh mẽ với chủ đề nêu cao khí tiết của người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và tố cáo chế độ đương thời. Qua một số đặc điểm tiêu biểu về đề tài, nhân vật cũng như về lực lượng sáng tác đã phần nào cho chúng ta thấy được thực trạng nền văn học nước Nga giai đoạn 2 của thế kỉ XX ( 1855 - 1893). Có thể thấy đây là một thời đại hoàng kim của văn học nước Nga nói riêng và là bàn đạp vững chắc tạo nên những thành tựu cho văn học nhân loại. Với hàng loạt những cây bút nổi tiếng vang danh hậu thế tới tận ngày nay cùng rất nhiều những tác phẩm đồ sộ được toàn thế giới biết đến. 4 Thông qua những trang văn, những nhà văn đã phần nào miêu tả một cách gián tiếp xã hội, cuộc sống của con người thông qua lăng kính nghệ thuật. Những kiếp người nhỏ bé, lầm than, cơ cực được hiện lên với những nét đẹp tâm hồn. Họ đại diện cho cả một giai cấp trong xã hội, giai cấp bị đè nén, trà đạp tới mức bần cùng hóa. Tác giả lên tiếng cảm thông, sẻ chia và thấu hiểu một phần cuộc sống của những số phận “ thấp cổ bé họng” trong xã hội. Mỗi nhà văn có một phong cách thể hiện riêng, điều đó góp phần làm cho những dòng văn học giai đoạn này càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, khi tìm hiểu về văn học nước Nga, người ta luôn có một ấn tượng sâu lắng nhất cho giai đoạn văn học thế kỉ XIX. Một giai đoạn sáng lòa về mảng nghệ thuật. 5 Câu 2. Vai trò của nhân vật “Tôi” trong tác phẩm Người coi trạm của Puskin Puskin là nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga cũng như văn học thế giới. Với vai trò là nhà thơ, nhà văn, Puskin đã có nhiều tác phẩm để đời và có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nói chung, mà Người coi trạm là một trong số đó. Đây là tác phẩm đặc biệt trong các sáng tác của Puskin, mở đầu cho sự ra đời thuật ngữ “Con người bé nhỏ” của nền văn học Nga, góp phần khẳng định tài năng và tên tuổi Puskin. Để làm được điều này, có một nhân vật đã đi suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm như một sợi chỉ đỏ xâu chuỗi tất cả các nhân vật và sự kiện lại với nhau để tái hiện bức tranh về cuộc sống vật chất và tinh thần của một người coi trạm, hay cũng là cuộc sống của những con người lao động nhỏ bé trong xã hội Nga thế kỷ XIX - đó chính là nhân vật “Tôi”. Nhân vật Tôi xuất hiện trong tác phẩm là một hình tượng nghệ thuật để đảm nhận nhiều vai trò quan trọng của câu chuyện theo ý đồ sáng tác của Puskin. Qua diễn biến câu chuyện và những sự kiện xảy ra, có thể thấy Puskin đã xuất sắc khi đặt nhân vật “Tôi” vào cuộc hành trình đến với nhân vật Người coi trạm và các nhân vật khác để khắc họa bức sang sáng tối về cuộc sống của những con người ấy. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên phải kể đến là nhân vật “Tôi” xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm để thiết lập những mối 6 quan hệ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp giữa các nhân vật khác trong tác phẩm. Ngay từ đầu truyện, nhân vật “Tôi” đã đặt ra một loạt các câu hỏi liên tiếp nhau: “Ai là kẻ chưa từng nguyền rủa những người coi trạm, ai là kẻ chưa từng chửi bới họ? Ai mà chẳng có lần, trong một phút giận dữ, đã đòi cho được quyển sổ tai hại để ghi vào đó những lời than phiền bất lợi về một sự xúc phạm, một thái độ lỗ mãng hay một điều sai hẹn? Ai là người xem họ như những ác ôn giữa giống người, như là lũ thơ lại hiện hình, hay ít nhất cũng như những tên kẻ cướp ở Murom” Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như muốn cho mọi người biết thực sự người coi trạm là một người như thế nào mà ai cũng có thể chửi bới họ, coi thường và xúc phạm họ - một thứ hạng viên chức thứ 14 của xã hội, không có lấy một chút quyền lực gì. Khi đó “Tôi” lại đặt ra một câu hỏi:“Vậy người coi trạm là gì?” Không cần người đọc phải trả lời luôn mà chính nhân vật “Tôi” đã đưa ra luôn câu trả lời: “Đó là kẻ bị đầy ải thực sự ở bậc thang thứ mười bốn, may lắm cũng chỉ nhờ vào thứ bậc ấy mà thoát khỏi những cái đấm đá, nhưng không phải lúc nào cũng thoát được đâu”. Ở ba trang mở đầu, “Tôi” đã đưa đến cho người đọc được một cái nhìn tổng quan về cuộc sống và số phận của những người coi trạm nói chung. Nhân vật “Tôi” đã đứng ở cuộc sống của một người hay được tiếp xúc với người coi trạm 7 để nhìn nhận và đánh giá về họ qua đôi mắt của đa số người dân Nga lúc bấy giờ. Việc giới thiệu cuộc sống chung của những người coi trạm dừng lại ở ba trang mở đầu. Phải đến mười bốn trang truyện sau, việc thiết lập mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm mới được thực hiện rõ qua ba lần nhân vật “Tôi” đến trạm X. Lần thứ nhất vào một ngày oi bức của tháng 5 năm 1816, “Tôi” có dịp đi qua trạm X. Tại đây “Tôi” đã gặp một người coi trạm già khác hẳn với những người coi trạm mà nhân vật “Tôi” đã từng gặp trong suốt hai mươi năm trước đây - bác Xamxôn. Bác Xamxôn đã ngoài năm mươi, mạnh khỏe, sống tại trạm cùng cô con gái tên là Dunhia xinh đẹp mới mười bốn tuổi. Mối quan hệ giữa cả ba nhân vật (nhân vật “Tôi” với hai cha con, giữa hai cha con với nhau) đều là mối quan hệ trực tiếp. “Tôi” đã được dừng lại ăn cơm và có dịp trò chuyện thân thiết với hai cha con người coi trạm tại căn nhà trạm ấm áp của họ. Lần trở lại trạm X thứ hai của nhân vật “Tôi” với mong muốn được gặp Dunhia và bác Xamxôn sau lần gặp thứ nhất 3 năm, nhưng chỉ còn lại mình bác Xamxôn già với bộ dạng khác hẳn lần trước. Bác Xamxôn giờ đây đã trở về đúng với bộ dạng của những người coi trạm thông thường: cũng cáu bẳn khó tính, cũng gày gò bẩn thỉu vì bác đã mất “tấm bình phong” - cô con gái Dunhia. Lần này, nhân vật “Tôi” đã trực tiếp được nghe bác Xamxôn kể về sự ra đi của Dunhia với một gã khinh kỵ trẻ tuổi mà sau này bác mới được biêt đó là một viên sĩ quan trung úy tên là Minxki và 8 cuộc hành trình đi tìm con gái của bác. Thế nhưng cuộc tìm kiếm thất bại, lên Xanh-pê-téc-bua tìm thấy con nhưng cô con gái Dunhia đã không nhận cha, bác Xamxôn cũng nhận ra con gái bác không phải là con “cừu lạc” để mà dắt về nữa, nên bác đã trở về trạm tiếp tục sống và làm nhiệm vụ coi trạm như bây giờ. Ở đây, “Tôi” là nhân vật được nghe kể lại câu chuyện từ bác Xamxôn nên mối quan hệ được thiết lập giữa “Tôi” với bác Xamxôn, giữa bác Xamxôn với Dunhia, với Minxki, với người đánh xe, với người bạn của bác, với người lính canh gác, giữa Dunhia và Minxki là trực tiếp. Mối quan hệ giữa “Tôi” với Dunhia và viên trung úy Minxki là gián tiếp. Đến lần trở lại trạm X lần thứ ba, khi này trạm đã không hoạt động nữa, nhân vật “Tôi” đã phải bỏ 7 đồng rúp thuê xe ngựa về thăm bác coi trạm Xamxôn nhưng được tin bác đã mất. “Tôi” đã trực tiếp gặp được vợ của người nấu rượu bia và cậu bé Vanhia – con trai của bà. Đây là mối quan hệ trực tiếp. Tại đây, “Tôi” đã được nghe chuyện về bác Xamxôn qua lời kể của vợ người bán rượu và cậu bé Vanhia về bác coi trạm già Xamxôn cùng cô con gái Dunhia – bấy giờ đã là phu nhân của một viên sĩ quan chức tước quyền quý. Mối quan hệ được thiết lập ở đây là mối quan hệ gián tiếp giữa “Tôi” và bác Xamxôn, giữa “Tôi” và nhân vật Dunhia. Như vậy, nhân vật “Tôi” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong vai trò một sợi dây kết nối các nhân vật và chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện với nhau. 9 Nếu như nhiệm vụ thứ nhất là thiết lập những mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau thì nhiệm vụ thứ hai hẳn phải có là nhân vật “Tôi” trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến những sự kiện, sự việc trong tác phẩm. Với vai trò là một nhân vật, một hình tượng nghệ thuật cụ thể, nhân vật “Tôi” đi từ đầu đến cuối tác phẩm và hoàn toàn có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các sự kiện trong tác phẩm. Puskin đã khéo léo và xử lý tinh tế khi cho nhân vật “Tôi” xuất hiện với vai trò trực tiếp hay gián tiếp cho phù hợp trong từng tình huống truyện. Với ba sự kiện chính, đó là ba lần nhân vật “Tôi” đến thăm trạm X, cũng là ba lần nhân vật “Tôi” xuất hiện trong vai trò người dẫn truyện, người đêm đến những tình tiết và diễn biến cho người đọc bằng cách nào đi chăng nữa. Đó có thể là nhân vật “Tôi” tự khám phá và kể lại cho người đọc như lần thứ nhất đến trạm X, cũng có thể là gián tiếp nghe qua lời người khác như lần đến trạm X lần thứ hai và thứ ba. Trong vai trò trực tiếp tham gia câu chuyện và kể lại diễn biến những gì tận mắt chứng kiến, nhân vật “Tôi” được trải nghiệm và nói lên những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Đặc điểm này liên quan mật thiết tới vai trò thứ ba của hình tượng nhân vật “Tôi”: Vì trực tiếp thiết lập những mối quan hệ và trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến những sự việc trong tác phẩm nên nhân vật “Tôi” có điều kiện trực tiếp bộc lộ thái độ của mình. Ba sự kiện chính của truyện là ba lần “Tôi” đến trạm X. Lần đầu tiên là nhân vật “Tôi” được trực tiếp gặp gỡ người coi 10 [...]... Tôi sau lần gặp trực tiếp thứ nhất tạo ra cho cả người coi trạm lẫn cô con gái của bác và không gian nơi nhân vật Tôi đã đến 11 Sau lần gặp ấy, đến lần gặp thứ hai và thứ ba, thái độ của nhân vật Tôi đối với mỗi nhân vật đều có sự vận động theo chiều hướng riêng Lần thứ nhất, nhân vật Tôi trực tiếp tham gia vào câu chuyện nhưng lần này nhân vật Tôi đã đứng ở vị trí gián tiếp để kể lại câu chuyện... có một cuộc thoại dài chứa 4 cuộc đối thoại con Puskin miêu tả tâm lý nhân vật bằng đối thoại, làm sáng tỏ nội tâm bên trong của nhân vật Đối thọai giữa bác Xamxơn Vưrin và nhân vật tôi kéo dài 6 trang, và đó là nội dung chính của tác phẩm Bác Xamxơn Vưrin đã kể cho nhân vật tôi nghe về đứa con gái đã bị chàng sĩ quan giàu có đưa đi và nỗi khổ tâm của người bố khi đi tìm lại con gái mình, mong cho nó... bấy nhiêu Đến cuối cùng của tác phẩm, chỉ còn bác Xamxôn là nhân vật nhỏ bé, còn con gái bác đã thật sự lột xác thay đổi Nước Nga bấy giờ với câu hỏi thời đại “nước Nga đi đâu? Đi vào con đường nào?” đã hé lộ câu trả lời Trong Người coi trạm, Puskin đã xây dựng hình tượng con người nhỏ bé thông qua nhân vật Xamxôn Vưrin Tác phẩm chỉ dài 12 trang nhưng có 7 cuộc đối thoại và trong đó có một cuộc thoại... mà nhân vật Tôi muốn gặp là Dunhia nhiều hơn Đến lần thứ ba quay trở lại thăm trạm X, người mà Tôi muốn gặp giờ đây là bác Xamxôn, con nhân vật Dunhia thì đã chìm xuống trong tình cảm của Tôi Đây cũng là lần nhân vật Tôi gián tiếp chứng kiến sự việc đã xảy ra, mà nghe qua lời kể của một đứa trẻ Đó cũng là sự tinh tế của nhà văn khi tạo sự khách quan và tin cậy cho câu chuyện đối với người đọc... gái mình, mong cho nó trở về nhà Việc sử dụng hình tượng nghệ thuật là nhân vật Tôi đã tạo hiệu quả tích cực cho việc thể hiện nội dung của tác phẩm Ở đây, Puskin đã để nhân vật Tôi thực hiện một cách xuất sắc cả ba nhiệm vụ quan trọng với vai trò của nó Hơn thế, Puskin đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về số phận cuộc đời con người 13 thế kỉ XIX .. .trạm – bác Xamxôn và cô con gái xinh đẹp Dunhia Lần này trực tiếp gặp Xamxôn, nhân vật Tôi ấn tượng với bác vì bác không giống như bất kỳ người coi trạm nào trước đây mà Tôi đã từng gặp khi “đi ngang về dọc”, đã rong ruổi trên nhiều nơi trên khắp nước Nga Bác khỏe mạnh và vui tính, bác niềm nở và thân thiện…điều này làm cho nhân vật Tôi hơi ngạc nhiên Ấn tượng tiếp theo của nhân vật Tôi ... điểm tính cách của trẻ: nói thật Thằng bé Vanhia đã thật thà kể lại những gì đã diễn ra Đó là việc Dunhia về thăm cha khi người coi trạm Xamxôn đã chết, là việc Dunhia vẫn một lần nữa chối bỏ nguồn gốc xuất xứ của mình khi đi đến thăm mộ cha mà không hề cho ba cậu con trai của cô biết Lần này, sự thương cảm của Tôi được bộc lộ rõ nhất Nhân vật Tôi càng thương 12 cảm cho số phận nhỏ bé của bác Xamxôn... khi nhân vật Tôi đến, những bức tranh đập vào mắt, một sự việc lạ lùng diễn ra khác hẳn với lần trước: bác Xamxôn già cỗi, hằn học và lảng tránh không trả lời câu hỏi của nhân vật Tôi Căn phòng bừa bộn không còn hoa tươi nữa…Cho đến khi nghe xong câu chuyện từ người cha đáng thương, thái độ của Tôi chuyển sang thương cảm với bác Xamxôn và chê trách Dunhia Tuy lần gặp thứ hai này, đối tượng mà nhân. .. tác động của nàng đối với tôi ” Vì nàng xinh đẹp, và quả thật là rất xinh đẹp khi không một ai là không yêu quý cô, không muốn nói chuyện với cô và không nhớ đến cô chỉ sau một lần gặp mặt Trong khi các bà phu nhân tặng khăn cho cô thì các chàng trai hay các quan viên đều tìm cách nói chuyện và tiếp xúc với Dunhia…chính nhân vật Tôi cũng rất trìu mến nàng Đó là những gì mà linh cảm của Tôi sau... Dunhia của bác coi trạm Đó là cô thiếu nữ mười bốn tuổi xinh đẹp nhưng yểu điệu và cũng rất khéo léo, thông minh Cô chăm lo cho gia đình có hai cha con một cách chu đáo, và vì có cô mà bác coi trạm được như những gì mà Tôi đã trông thấy Tuy nhiên bức tranh về “đứa con hư” trong nhà cũng chính là điềm báo và dự cảm về cô con gái Dunhia khi “chỉ liếc nhìn tôi lần thứ hai là cô bé yểu điệu đã nhận thấy tác . sống vật chất và tinh thần của một người coi trạm, hay cũng là cuộc sống của những con người lao động nhỏ bé trong xã hội Nga thế kỷ XIX - đó chính là nhân vật Tôi . Nhân vật Tôi xuất hiện trong. giữa Tôi và nhân vật Dunhia. Như vậy, nhân vật Tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong vai trò một sợi dây kết nối các nhân vật và chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong. người ta luôn có một ấn tượng sâu lắng nhất cho giai đoạn văn học thế kỉ XIX. Một giai đoạn sáng lòa về mảng nghệ thuật. 5 Câu 2. Vai trò của nhân vật Tôi trong tác phẩm Người coi trạm của

Ngày đăng: 01/11/2014, 14:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan