1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ trong tác phẩm của ernest hemingway từ góc độ nữ quyền luận chuyên ngành lí luận văn học (TT)

27 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã vận dụng lí thuyết phê bìnhvăn học nữ quyền để nhìn nhận về nhân vật nữ trong tác phẩm củaHemingway, đặc biệt là những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ LÂM

NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA ERNEST HEMINGWAY

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HUY BẮC

Phản biện 1: PGS.TS Trần Khánh Thành

Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội

Phản biện 2:PGS.TS Nguyễn Văn Dân

Viện Thông tin KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Phản biện 2:TS Nguyễn Thị Kiều Anh

- Thư viện Quốc gia Hà Nội

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 E Hemingway (1899 – 1961) là nhà văn lớn của nhân loại thế

kỉ XX Ông để lại ấn tượng mạnh mẽ trong người đọc không chỉ ở cácsáng tác văn chương mà còn qua chính cuộc đời mình

1.2 E Hemingway luôn có những tìm tòi, khám phá để phản ánh lêntrang viết của mình sự đa dạng của cuộc sống con người Để lại cho nhânloại một di sản văn học tuy không nhiều về số lượng, không phong phú

về thể loại, nhưng E Hemingway đã chuyển tải được nhiều vấn đề bứcthiết, có tính muôn thuở của nhân loại trong tác phẩm của mình

1.3 Tại Việt Nam, E Hemingway là một trong số ít những nhà vănnước ngoài được đầu tư dịch thuật, nghiên cứu kỹ nhất Con số đầu sáchxuất bản và đặc biệt là số lần dịch lại các tác phẩm của ông đã cho thấymối quan tâm của độc giả, những người làm công tác nghiên cứu, phêbình, dịch thuật… đối với nhà văn này

1.4 Nhiều ý kiến nhận định về một “thế giới đàn ông không có đànbà” trong các tác phẩm của E Hemingway Có ý kiến cho rằng E.Hemingway có ác cảm với phụ nữ

Triển khai đề tài, chúng tôi mong muốn mang tới một cái nhìn đầy

đủ hơn về nhân vật nữ trong tác phẩm của E Hemingway Chứng minhmột khía cạnh khác: trong thế giới hình tượng mà E Hemingway xâydựng, nữ nhân vật vẫn chiếm một vị trí quan trọng như một phần tất yếucủa cuộc sống Nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông đã góp phầnkhông nhỏ trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật của nhà văn

1.5 Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã vận dụng lí thuyết phê bìnhvăn học nữ quyền để nhìn nhận về nhân vật nữ trong tác phẩm củaHemingway, đặc biệt là những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXIphương thức này trở thành phổ biến Nó tạo nên những cách nhìn nhận

Trang 4

mới, tranh luận mới trong việc nghiên cứu tác phẩm của E Hemingwayđối với cả những vấn đề tưởng như đã an bài.

2 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu nhân vật nữ của E Hemingway trong truyệnngắn và tiểu thuyết, để làm nổi bật các hình tượng nhân vật nữ đặc thùcủa E Hemingway và những vấn đề có liên quan

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Khái lược, tổng hợp lại những nét chính của lí thuyết nữ quyền.– Xác định hệ thống nhân vật nữ và vai trò của chúng trong tácphẩm của E Hemingway

– Từ lí thuyết “phê bình nữ quyền”, lý giải một số đặc điểm về nhânvật nữ trong tác phẩm của E Hemingway

– Định dạng nhân vật nữ của E Hemingway trong truyền thống vănhọc Mỹ

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những tác phẩm của E Hemingway đãđược dịch ở Việt Nam, có đối chiếu nguyên bản (khi cần thiết) và mởrộng sang những tác phẩm khác chưa được dịch

3 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi vận dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp

hệ thống; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích, tổnghợp; Phương pháp lịch sử; Phương pháp liên ngành

Trang 5

4.4 Cung cấp thêm một cách tiếp cận tác phẩm của E Hemingway

5 Cấu trúc của luận án

Để nghiên cứu đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệutham khảo, chúng tôi triển khai luận án theo bốn chương như sau:

Chương một: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương hai: Khái niệm Nữ quyền luận và nhân vật nữ của Ernest Hemingway trong truyền thống nữ quyền văn học Mỹ

Chương ba: Tương quan nhân vật nữ - nam

Chương bốn: Nữ quyền qua định dạng kiểu nhân vật nữ

Trang 6

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về Hemingway

Chúng ta đã trải qua chặng đường hơn nửa thế kỉ tiếp nhận vànghiên cứu tác phẩm của Hemingway Ông là một trong số những tác giảvăn học nước ngoài được nghiên cứu nhiều nhất tại Việt Nam Nhiều nộidung trong tác phẩm của Hemingway đã được đề cập, tuy nhiên vấn đềnhân vật nữ trong tác phẩm của ông chưa được nghiên cứu một cách toàndiện, thỏa đáng

Có thể thấy ở giai đoạn đầu tiên, giới nghiên cứu tập trung giới thiệu

về thân thế, cuộc đời, các tác phẩm tiêu biểu của Hemingway Giai đoạnsau, tập trung vào các nội dung: Nguyên lí Tảng băng trôi, nghệ thuật đốithoại, nghệ thuật độc thoại nội tâm, nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuậtthể hiện nhân vật, nghệ thuật sử dụng không gian, thời gian Chưa cócông trình nào lựa chọn nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway nhưmột khách thể độc lập để nghiên cứu

Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số nội dung có liên quan:

Năm 1985, ở phần lời giới thiệu cuốn Ernest Hemingway – Một ngày chờ đợi do Hội Văn nghệ Nghĩa Bình xuất bản, Mai Quốc Liên đã

nói về khuynh hướng xã hội thể hiện qua nhân vật Magaret (Magot)

trong tác phẩm Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber Năm 1992, giáo trình Văn học phương Tây (tập 3) ra đời,

Hemingway mới chính thức được giảng dạy ở nhà trường Việt Nam Tác

giả Đặng Anh Đào đã có những nhận định về nhân vật trong Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai Đây là gợi ý thiết thực để chúng tôi dựa

vào khi đánh giá nhân vật nữ

Năm 1997, Phan Quang Định viết cuốn Cuộc đời sôi động đam mê của Hemingway Cuốn sách đã cung cấp một số nội dung quan trọng, đặc

biệt là thông tin về các mối quan hệ của Hemingway với phụ nữ

Lê Đình Cúc trong các ông trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là ở

Trang 7

cuốn Tiểu thuyết của Hemingway, xuất bản năm 1999 đã có những nhận

định trực tiếp về nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway

Lê Huy Bắc tiếp tục khái quát nội dung này trong cuốn Ernest Hemingway – Núi băng và hiệp sỹ, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1999 Năm 2001, nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn Hemingway những phương trời nghệ thuật do Lê Huy Bắc tuyển chọn Một số tác giả

có bài viết trong cuốn sách này như Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong, LêTây đã đề cập đến nhân vật nữ và những vấn đề có liên quan

Dẫu còn sơ lược nhưng một số nhận xét đã nêu đúng những đặcđiểm về nhân vật nữ trong các tác phẩm của Hemingway Đặc biệt, hainhà nghiên cứu Lê Đình Cúc, Lê Huy Bắc đã có những kiến giải cụ thể,chính xác, khoa học về nhân vật nữ trong tác phẩm của ông

1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về Hemingway

Việc nghiên cứu nhân vật nữ trong các tác phẩm của Hemingway ởnước ngoài đã được chú trọng hơn nhiều so với Việt Nam Mặc dù,chúng tôi chưa tìm thấy những công trình độc lập về nhân vật nữ trongtác phẩm của Hemingway nhưng có rất nhiều bài viết, nhận định về nộidung này

Cuốn Tuyển tập các tiểu luận phê bình về Hemingway (Hemingway: A Collection of Critical Esays) do Robert P Weeks biên soạn, xuất bản năm

1962 Ở hai bài Đàn ông không đàn bà (Men without Women) của Leslie Fiedler và Tình chết trong “Mặt trời vẫn mọc” (The Death of love in “The Sun also Rises”) của Mark Spilka, các tác giả đã đề cập đến một số đặc

điểm xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Hemingway Lí giải cách thức

thể hiện nhân vật nữ qua hình tượng nhân vật Brett ở Mặt trời vẫn mọc Cuốn Ernest Hemingway: Tiếp nhận phê bình (Ernest Hemingway: The Critical Reception), do Robert O Stephens biên tập, ấn hành năm

1977, trong khi nhận định về cốt truyện, cách thức xây dựng nhân vật,

quan hệ giữa các nhân vật trong Mặt trời vẫn mọc, người viết đã có

những kiến giải đáng lưu ý về mối quan hệ giữa các nhân vật nữ và nhânvật nam

Trang 8

Năm 1983, A Robert Lee biên soạn cuốn Ernest Hemingway: Những tiểu luận mới (Ernest Hemingway: New Critical Essays) Cuốn

sách tập hợp một số tiểu luận về những tác phẩm tiêu biểu của

Hemingway như Trong thời đại chúng ta, Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai các nhà nghiên cứu đã điểm qua những đặc điểm về nhân vật nữ Đặc biệt là hai nhân vật Brett trong Mặt trời vẫn mọc và Catherine trong Giã từ vũ khí

Năm 1984, Đại học Wisconsin ấn hành cuốn Ernest Hemingway – Nhà văn trong bối cảnh (Ernest Hemingway – The Writer in Context) do James Nagel biên soạn Đáng chú ý là bài Phụ nữ và đánh mất vườn địa đàng, huyền thoại của Hemingway (Women and the Loss of Eden Hemingway’s Mythology) của Carol H Smith Tác giả nói về vai trò

không thể phủ nhận của nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway

Năm 1990, Jackson J Benson biên soạn Những cách tiếp cận phê bình mới với truyện ngắn của Ernest Hemingway (New Critical Approaches to the Short Stories of Ernest Hemingway) Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết

thể hiện những điểm nhìn nhận mới trong tiếp nhận truyện ngắn củaHemingway trong đó nhân vật nữ đóng vai trò quan trọng

Trong cuốn Chú giải “Mặt trời vẫn mọc” (“The Sun Also Rises” Notes), xuất bản tại New York năm 1991, Gary Carey đã tóm lược về

tiểu sử nhân vật Brett và nêu một số đặc trưng về ngoại diện cũng nhưtính cách của nhân vật này

Tình hình nghiên cứu nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway

và những vấn đề có liên quan thật sự khởi sắc trong những năm cuối thế

kỉ XX và thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI

Năm 1996, Đại học Cambridge phát hành cuốn Cẩm nang Cambridge về Ernest Hemingway (The Cambridge Companions to Ernest Hemingway) Đáng chú ý là bài Brett và những người đàn bà khác trong “Mặt trời vẫn mọc” (Brett and the Other Women in “The Sun Also Rises”) của James Nagel và Hemingway và lịch sử giới tính (Hemingway and Gender History) của Rena Sanderson Các bài viết tập

Trang 9

trung phân tích đặc điểm cũng như phân loại nhân vật nữ trong tác phẩmcủa Hemingway.

Năm 2000, Linda Wagner–Martin biên soạn cuốn Hướng dẫn biên niên về Hemingway (Historical Guide to Ernest Hemingway) Một số bài

viết đề cập đến vấn đề giới tính trong tác phẩm của Hemingway như:

Thời trang của nam tính (The fashion of Machismo) của Marilyn Elkins, Đào tạo giới tính của Hemingway (Hemingway’s Gender Training) của

Jamie Barlowe

Không thể không kể đến cuốn Hemingway và phụ nữ – Phê bình nữ

và tiếng nói nữ (Hemingway and Women – Female Critical and the Female Voice), do Lawrence R Broer và Gloria Holland biên soạn, Đại

học Alabama ấn hành năm 2002 Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết củacác nhà nghiên cứu nữ về Hemingway và các tác phẩm của ông

Cũng bàn về vấn đề giới tính trong tác phẩm Hemingway, cuốn Cái nhìn phê bình hiện đại về Ernest Hemingway của Bloom (Bloom’s Modern Critical Views Ernest Hemingway) do nhà xuất bản Chelsea House ấn hành năm 2005 có tổng hợp bài Santiago và người phụ nữ bất diệt: Xác định giới Biển trong “Ông già và biển cả” (Santiago and the Eternal Feminine: Gendering La Mar in “The Old Man and the Sea”)

của Susan F Beegel

Cuốn Ernest Hemingway: Nam tính và khổ dâm (Ernest Hemingway: Machismo and Masochism) của Richard Fantina do Palgrave Macmillan

ấn hành năm 2005 đề cập nhiều đến vấn đề mã hóa và giải mã các hình

ảnh đại diện cho man (đàn ông) và women (đàn bà) trong tác phẩm của

Hemingway, lí giải sự vắng bóng phụ nữ và sự thống trị của các giá trịbiểu trưng cho nam giới như đi săn, đấu bò, đấu quyền Anh

Linda Wagner–Martin tiếp tục cho xuất bản cuốn Ernest Hemingway: Cuộc đời văn chương (Ernest Hemingway: A Literary Life)

vào năm 2007 Đây là một số ít trong bài viết đã cung cấp những tư liệuquan trọng về cuộc đời cũng như vấn đề giới tính, nhân vật nữ trong tácphẩm của Hemingway

Trang 10

Năm 2007, Bloom biên tập cuốn Hướng dẫn của Bloom về “Mặt trời vẫn mọc” của Hemingway (Bloom’s Guides Ernest Hemingway’s

“The Sun also ries”) Trong sách này có bài Mimi Reisel Gladstein nhìn nhận Brett như người đàn bà phá hoại bất diệt của Hemingway (Mimi Reisel Gladstein on Brett as Hemingway’s Destructive Indestructible Woman) và bài James Nagel nhìn nhận những người phụ nữ khác (James Nagel on the Other Women) thể hiện những đánh giá về nhân vật

nữ trong tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc

Năm 2010, Bloom tiếp tục cho in cuốn Hướng dẫn của Bloom về

“Giã từ vũ khí” của Hemingway (Bloom’s Guides Ernest Hemingway’s

A Farewell to Arms”) Bài Richard Fantina nhìn nhận Catherine như người đàn bà của Hemingway (Richard Fantina on Catherine as a Hemingway’s Woman) có những kiến giải tương đối cụ thể về nhân vật

Trang 11

Chương 2

KHÁI NIỆM NỮ QUYỀN LUẬN VÀ NHÂN VẬT NỮ CỦA ERNEST HEMINGWAY TRONG

TRUYỀN THỐNG NỮ QUYỀN VĂN HỌC MỸ

Theo quan điểm của chúng tôi, nữ quyền tác động đến Hemingwaytrên hai phương diện: như một thực thể xã hội, đời sống, đối tượng miêu

tả của văn chương và như một nhân tố chi phối phương thức kiến tạonhân vật nói chung và nhân vật nữ của Hemingway nói riêng

2.1 Khái niệm “nữ quyền luận”

Trước hết chúng tôi minh định một số khái niệm cơ bản:

Nữ quyền luận là khái niệm liên quan đến những vấn đề khái quát

nhất mang tầm triết học và văn hóa về việc bất bình đẳng giới và cuộcđấu tranh đòi bình đẳng của phụ nữ với nam giới, cũng như thiết lậpnhững tiêu chuẩn riêng của phụ nữ trong cuộc sống

Trong luận án này, khái niệm nữ quyền luận được chúng tôi giới hạn

ở phạm vi phê bình văn học nữ quyền Những nội dung dưới đây được

chúng tôi tổng thuật từ các công trình của Phương Lựu, Lê Huy Bắc,…các công trình nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và khảo cứu một sốkhái niệm về nữ quyền luận trong các từ điển và sách chuyên luậnchuyên ngành

Nữ quyền, hiểu một cách cơ bản nhất là “Quyền bình đẳng của phụ nữ

trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục ” Các nhà nghiên cứu thườngthống nhất rằng nếu hiểu ở cấp độ rộng thì khái niệm nữ quyền là quyền lợicủa người phụ nữ đặt trong mối tương quan với quyền lợi của nam giới đểđạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có liênquan đến các khái niệm như giới tính, phái tính trong văn học

Nữ quyền hướng tới là sự bình đẳng nam nữ, đồng thời tạo ra hệ quychuẩn riêng, khẳng định nét đặc thù của nữ giới

Nữ quyền luận là sản phẩm của phong trào đấu tranh đòi quyền bìnhđẳng cho phụ nữ, một trong những phong trào đấu tranh lâu dài và rộng

Trang 12

khắp nhất của lịch sử nhân loại Dấu mốc quan trọng để khẳng định sự rađời của chủ nghĩa nữ quyền là các phong trào cách mạng tư sản cận đại.Gắn liền với nó là những phong trào đấu tranh của phụ nữ về đòi hỏiđược hưởng các quyền và lợi ích như nam giới.

Xuất thân từ các phong trào xã hội, gắn liền với những thay đổi của

xã hội (về nhận thức, thể chế, quốc gia, dân tộc…), những vấn đề liênquan đến nữ quyền do vậy cũng luôn luôn có những biến đổi Có lẽphương diện lý thuyết nữ quyền phù hợp nhất để xem xét vấn đề nhânvật nữ của Hemingway là phương diện mang tính khởi thủy của nữquyền – Quyền của phụ nữ

2.2 Nữ quyền và hình tượng nhân vật nữ trong văn học Mĩ

Như đã nêu, Mĩ là một trong những nơi các phong trào đòi quyền lợicho phụ nữ diễn ra một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất Cũng do đó nơiđây được coi là điểm phát tích hoặc ủng hộ mạnh mẽ những vấn đề líthuyết văn học có liên quan đến nữ quyền

Đến Hemingway, nhân vật nữ trong tiến trình văn học Mỹ đã trảiqua một chặng đường dài để hoàn thiện Nếu nhìn nhận dưới cái nhìn củaphê bình văn học nữ quyền, nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học Mỹ

từ thời kỳ lập quốc đã cho thấy chặng đường đấu tranh giành quyền lợi,xác lập vị thế thế chính trị, xã hội cho nữ giới

Nếu xét riêng hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm củaHemingway, đặt nó vào dòng chảy của văn học Mỹ, có thể thấy ông đãcống hiến rất lớn trong việc đổi mới phương thức thể hiện loại hìnhtượng nhân vật này Dường như ở Hemingway đã có sự dung hòa vềnhững đặc điểm trong cách xây dựng nhân vật nữ của các nhà văn Mỹ

2.3 Ảnh hưởng của tư tưởng nữ quyền với phương thức thể hiện nhân vật nữ của Ernest Hemingway

Hemingway có một tiểu sử hầu như gắn liền với “nữ quyền” Ngay

từ thời thơ ấu, nhà văn đã được chứng kiến cái gọi là nữ quyền ngay ởgia đình mình: Bà ngoại, mẹ, những người dì của ông là những nhà hoạtđộng xã hội tích cực ủng hộ các phong trào đấu tranh giành quyền lợi

Trang 13

cho phụ nữ

Khi trưởng thành, tham gia vào giới sáng tác, Hemingway cũngđược tiếp xúc nhiều với các nhà văn theo xu hướng nữ quyền, thậm chítrong số đó có người còn góp phần định hướng cách viết, đỡ đầu vănchương cho ông

Cái ảnh hưởng trực tiếp đến Hemingway từ cuộc sống đến vănchương là những nội dung thuộc tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền chứkhông phải đơn thuần phê bình nữ quyền trong văn chương Nữ quyềnnhư là một khách thể của cuộc sống để Hemingway miêu tả nhiều hơn làyếu tố lý thuyết văn chương chi phối sáng tác của nhà văn

Tiểu kết

Tổng hợp một số đặc trưng của nữ quyền luận đã được các nhànghiên cứu đề cập, chúng tôi mong muốn chỉ ra những sự tương quan vàảnh hưởng của nó tới phương thức xây dựng hình tượng nhân vật nữ củaHemingway Đến ông, nữ quyền đã trải qua một chặng đường dài để pháttriển cả về mặt xã hội và những lí thuyết mà nó kiến tạo Tuy nhiên, cóthể thấy, giai đoạn nhà văn sống và sáng tác là giai đoạn mà quyền củangười phụ nữ cùng với hệ thống lí thuyết đảm bảo cho các hoạt động của

nó đạt được những kết quả nổi bật Hemingway đã chứng kiến điều đó vàphản ánh lên trang viết của mình Nhân vật nữ của ông đã mang hơi thởcủa nữ quyền như một lẽ tất yếu của cuộc sống xã hội

Ngày đăng: 11/11/2015, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w