1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà hisex brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi

67 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài: “ Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà Hisex Brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi ” được thực hiện tại trại nuôi gia công gà mái đẻ của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MỘNG KHA

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN

19 – 28 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MỘNG KHA

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN

19 – 28 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs Ts Nguyễn Nhựt Xuân Dung Ths Lê Thanh Phương

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN

PGs Ts Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Ths Lê Thanh Phương

Cần hơ, Ngày Tháng Năm

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Con xin vô cùng biết ơn cha và mẹ những đấng sinh thành đã sinh ra con,

nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương và dành trọn tình cảm cho con Cảm ơn cha và mẹ

đã hi sinh và làm việc vất vả để con được ăn học như ngày nay Cảm ơn dì tư đã

quan tâm chăm sóc và động viên con trong suốt thời gian qua, đã tiếp cho em sức

mạnh để vượt qua qua mọi khó khăn

Cảm ơn toàn thể quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi – Thú Y đã tận tình

hướng dẫn, chỉ dạy và truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báo

Em xin ghi nhớ và chân thành cảm ơn sâu sắc nhất Cô Nguyễn Nhựt Xuân

Dung đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và truyền đạt cho em nguồn kiến thức vô

cùng quý báo trong suốt quá trình học tập, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn

thành tốt đề tài này Em rất quý khoảng thời gian được cô chỉ dạy làm em hoàn

thiện bản thân mình hơn

Chân thành cảm ơn thầy Hồ Quảng Đồ đã hết lòng chỉ dạy, hướng dẫn và

giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

Cảm ơn anh Lê Thanh Phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong

suốt thời gian làm đề tài

Cảm ơn cô Nguyễn Thị Oanh đã tạo điều kiện để tôi có một môi trường

tiến hành thí nghiệm tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Hồng Nhung, chị Lê Thúy An, anh

Trần Đình Kiều đã hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình tiến hành thí

nghiệm

Chân thành cảm ơn Ngô Thị Minh Sương đã tận tình quan tâm và giúp đỡ,

động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Cảm ơn tập thể lớp Chăn nuôi khóa 37 đã cùng tôi học tập trong suốt thời

gian qua và đặc biệt những bạn đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong những lúc khó

khăn

Cảm ơn Nguyễn Thị Mỹ Ngọc và Nguyễn Quốc Hậu là hai người đã động

viên và giúp đỡ tôi suốt trong quá trình tôi học tập

Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn Chúc mọi người nhiều sức

khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Cần Thơ, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mộng Kha

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài: “ Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà Hisex Brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi ” được thực hiện tại trại nuôi gia công gà mái đẻ của công ty TNHH Việt Nam ở huyện Bà Rịa tỉnh Vũng Tàu để đánh giá ảnh hưởng của mật độ ô chuồng nuôi khác nhau lên sinh trưởng, năng suất sinh sản, tiêu tốn thức ăn, tiêu tốn thức ăn của gà đẻ Thí nghiệm được thực hiện trên 252 gà đẻ thương phẩm giống Hisex Brown Kết quả giai đoạn 26 – 28 tuần tuổi được ghi nhận như sau: tỉ lệ đẻ giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,05) Tỉ đẻ lệ cao nhất là ở NT1 92,46%, kế đến là NTĐC (87,50 %) và cuối cùng là NT2 (85,24 %) Khối lượng trứng của các nghiệm thức là NTĐC (55,41 g); NT1 (55,13 g) và NT2 (56,71 g) Khối lượng trứng (g/gà/ngày) của các nghiệm thức lần lượt là NTĐC 48,56 g/gà/ngày, NT1 50,87 g/gà/ngày và NT2 48,30 g/gà/ngày Tiêu tốn thức ăn giữa các nghiệm thức

có ý nghĩa thống kê (P<0,01) Tiêu tốn thức ăn cao nhât là NT1 (116,38 g/ngày),

kế đến là NTĐC (112,32 g/ngày) và cuối cùng là NT2 (110,78 g/ngày) Kết quả nghiên cứu trên cho thấy trên cho thấy mật độ nuôi không ảnh hưởng khối lượng trứng nhưng làm tăng tỉ lệ đẻ

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả luận văn

Nguyễn Mộng Kha

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cảm tạ 4

Tóm tắt 5

Chương 1: Giới thiệu 1

Chương 2: Tổng quan tài liệu 13

2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown 13

2.1.1 Nguồn gốc của giống 13

2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình 13

2.1.3 Phương thức nuôi 17

2.1.3.1 Nuôi lồng 17

2.1.3.2 Nuôi gà trên nền chất độn chuồng 18

2.2 Bộ phận sinh dục gia cầm mái và sự hình thành quả trứng 18

2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ 21

2.3.1 Nhu cầu năng lượng 23

2.3.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì 23

2.3.1.2 Nhu cầu năng lượng sinh trưởng 24

2.3.1.3 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng 24

2.3.2 Nhu cầu protein 25

2.3.2.1 Nhu cầu protein duy trì 25

2.3.2.2 Nhu cầu protein sinh trưởng 26

2.3.2.3Nhu cầu protein đẻ trứng 26

2.3.3 Nhu cầu vitamine và muối khoáng 27

2.3.3.1 Vitamine 27

Trang 8

2.3.3.2 Chất khoáng 28

2.3.3 Nhu cầu nước 29

2.4 Điều kiện khí hậu 29

2.4.1 Nhiệt độ 30

2.4.2 Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi 31

2.4.3 Thông thoáng 32

2.4.4 Ánh sáng 33

2.4.5 Mật độ 33

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 35

3.1 Phương tiện thí nghiệm 35

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm: 35

3.1.2 Động vật thí nghiệm 35

3.1.3 Chuồng trại 36

3.1.4 Thức ăn thí nghiệm 38

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 39

3.2 Phương pháp thí nghiệm 40

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 40

3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 40

3.2.3 Quy trình phòng bệnh ở trại 40

3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 42

3.2.4.1 Chỉ tiêu tiểu khí hậu 42

3.2.4.2 Chỉ tiêu năng suất sinh sản 42

3.2.4.3 Chỉ tiêu chất lượng trứng 43

3.2.5 Xử lý số liệu 45

Trang 9

Chương 4: Kết quả và thảo luận 46

4.1 Nhận xét tổng quát 46

4.2 Sự giao động của nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió trong chuồng nuôi 46

4.2.1 Sự giao động nhiệt độ trung bình trong chuồng nuôi 46

4.2.2 Sự giao động ẩm độ trung bình trong chuồng nuôi 47

4.2.3 Sự giao động tốc độ gió trung bình trong chuồng nuôi 49

4.3 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà 49

4.3.1 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 19-21 tuần tuổi 49

4.3.2 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 22-25 tuần tuổi 51

4.3.3 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 26-28 tuần tuổi 51

4.4 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng và tăng trọng của gà 53

4.5 Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên chất lượng trứng 53

Chương 5: Kết luận và đề nghị 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 58

Tài liệu tham khảo 59

Phụ lục 61

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng thức ăn ăn vào và tăng trọng đối với gà Hisex Brown 3

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của gà Hisex Brown 4

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của gà Hisex Brown 5

Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown 11

Bảng 2.4 Mật độ nuôi gà 22

Bảng 3.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 27

Bảng 3.2 Quy trình tiêm phòng của gà 29

Bảng 4.1 Sự biến đổi của nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió trong chuồng nuôi 34

Bảng 4.2 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 38

19-21 tuần tuổi 38

Bảng 4.3 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 39

22 – 25 tuần tuổi 39

Bảng 4.4 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 40

26 – 28 tuần tuổi 40

Bảng 4.5 Ảnh hưởng mật độ nuôi lên khối lượng và tăng trọng gà 40

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ lên chất lượng trứng 42

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown 13

Hình 2.2 Gà Hisex Brown nuôi nhốt 17

Hình 2.3 Gà Hisex Brown nuôi nền chất độn chuồng 18

Hình 2.4 Cấu tạo bộ phận sinh dục gia cầm mái 19

Hình 3.1 Gà mái đẻ Hisex Brown nuôi thí nghiệm 35

Hình 3.2 Bên ngoài chuồng trại thí nghiệm 36

Hình 3.3 Bên trong của chuồng trại thí nghiệm 36

Hình 3.4 Hệ thống làm mát đầu trại 37

Hình 3.5 Hệ thống quạt hút ở cuối trại 37

Hình 3.6 Kho thức ăn và kho trứng 38

Hình 3.7 Thức ăn hỗn hợp dạng bột 7606 38

Hình 3.8 Cân 1kg và cân 4kg 39

Hình 3.9 Máy đo nhiệt độ và ẩm độ 42

Hình 4.1 Biểu đồ nhiệt độ trung bình trong chuồng nuôi 46

Hình 4.2 Biểu đồ ẩm độ trung bình trong chuồng nuôi 47

Hình 4.3 Biểu đồ tốc độ gió trung bình trong chuồng nuôi 49

Hình 4.4 Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên chỉ số lòng trắng đặc và chỉ số lòng đỏ 55

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Ngày nay, ở nước ta chăn nuôi đã có những bước tiến đáng kể trong nền kinh tế nông nghiệp Trong đó, chăn nuôi gia cầm đang chiếm giữ một vai trò quan trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường công nghiệp hóa với việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại

Thịt và trứng là hai sản phẩm chính trong chăn nuôi gia cầm trong đó trứng là một loại thực phẩm tốt, ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng hàng ngày nên ngành chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đang được chú ý

Một trong những hình thức chăn nuôi gà đẻ hiệu quả hiện nay là nuôi nhốt trong chuồng lạnh Chi phí chuồng nuôi là yếu tố quan trọng trong việc đầu tư xây dựng chuồng trại, cho nên mật độ gà trong chuồng nuôi là một vấn đề được

các nhà chăn nuôi quan tâm Theo Saki el al.2005 định nghĩa mật độ độ chuồng

nuôi là không gian cho gà bị giảm khi số gà được tăng lên trong lồng, ngược lại

số gà tăng lên là phương tiện làm thay đổi không gian trong lồng Trong khi không gian của lồng cố định cho gà, vì thế có thể ảnh hưởng lên năng suất và chất lượng của trứng Trong chăn nuôi hiện đại, người ta muốn tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận bằng cách tận dụng tối đa các phương tiện chăn nuôi trong đó có làm tăng mật độ gà trên một ô chuồng nuôi để tăng năng suất trứng Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng khi giảm kích thước chuồng nuôi đã ảnh

hưởng lên tỉ lệ đẻ, khối lượng quả trứng, tiêu tốn thức ăn và tỉ lệ chết (Jalal el al 2006; Mtileni el al 2007)

Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ chuồng

nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng gà Hixex brown giai đoạn

19-28 tuần tuổi”

Với mục tiêu:

- Theo dõi sự biến độngvề nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió trong chuồng nuôi

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ gà trong chuồng lên năng suất sinh sản,

tiêu tốn thức ăn và chất lượng trứng

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về giống gà Hisex Brown

2.1.1 Nguồn gốc của giống

Gà Hisex Brown được nhập vào Việt Nam năm 1997, có nguồn gốc ở Hà Lan, được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi và nhân giống Gà Hisex Brown bố mẹ được công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm

Gà con sản xuất ra để dùng nuôi trong các trang trại nuôi gia công của công ty và bán ra thị thường

2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình

Gà Hisex Brow là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái màu nâu, con trống lông màu trắng, có di truyền chéo với cha mẹ, có nguồn góc từ hãng Euribreed – Hà Lan

Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown

(Nguồn: A Hemdrix Genetic Company, 2012)

Trang 14

2.1.3 Tiêu tốn thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của gà mái Hisex Brown

Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần 1,400g, tỉ lệ nuôi sống 97% Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18-20 tuần 5,5kg/con Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở

152 ngày Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315quả/mái, khối lượng trứng 63g Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng là 2,36kg và cho 10 quả trứng là 1,49kg Khối lượng cơ thể vào cuối thời kì đẻ là 2,150g/mái

Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92% Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67g Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái Tỉ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8% Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15kg/con Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47kg/con

Bảng 2.1 Lượng thức ăn ăn vào và tăng trọng đối với gà Hisex Brown

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)

Trang 15

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng của gà Hisex Brown

Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Khối lƣợng trứng (g)

42,8 44,6 47,5 50,6 53,8 56,0 57,5 58,4 59,2 59,9 60,5 61,0 61,4 61,8 62,1 62,4 62,6 62,8 63,0 63,1 63,2 63,2 63,3 63,3 63,4 63,4 63,5 63,6 63,6 63,7 63,7 63,7 63,8

Trang 16

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng của gà Hisex Brown

Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Khối lƣợng trứng (g)

63,8 63,9 63,9 63,9 64,0 64,0 64,0 64,0 64,0 64,0 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,1 64,2 64,2 64,2 64,2 64,2 64,2 64,2 64,2 64,2

(Nguồn: A hendrix genetics company, 2011)

Trang 17

2.1.3 Phương thức nuôi

Đối với gà Hisex Brown có thể nuôi theo 2 phương thức nuôi: nuôi lồng và nuôi nền

2.1.3.1 Nuôi lồng

Hình 2.2 Gà Hisex Brown nuôi nhốt

Từ lúc nhỏ đến lớn và trong giai đoạn đẻ đều nuôi gà trên lồng hoặc giai đoạn hậu bị nuôi nền và chuyển sang lồng Gà không ăn lại phân khô nên không

tự bổ sung vitamin B12, khi thiếu chất sợ gà không tự bổ sung bằng cách ăn chất độn chuồng Vì vậy cần vào khẩu phần ăn đầy đủ chất Mặt khác gà mái đẻ nhốt trong lồng chuồng nên ít vận đông, do đó dễ mập có hiện tượng ngán ăn nên ta cần giảm năng lượng thức ăn và tăng mức protien cao hơn nuôi nền Gà nuôi trên lồng tuy vỏ trứng sạch nhưng vỏ trứng mỏng, dể bễ (Dương Thanh Liêm, 2002)

Kỹ thuật nuôi gà trên lồng: lồng gà đẻ làm bằng kẽm với chiều dài 1,2m, chiều sâu trên nắp 40cm, đáy thêm phần chứa trứng là 65cm Máng ăn với chiều cao 17cm được lắp dọc theo lồng, ngang lưng gà Máng uống tự động có núm uống đặt song song phía dưới máng ăn, mỗi máng uống tự động đủ cho 3 gà

Ưu điểm: tận dụng tối đa diện tích chuồng nuôi, tiêu tốn thức ăn cho động vật ít, trứng đẻ trên lồng có chất lượng tốt vì không tiếp xúc với phân, chất độn chuồng, dễ theo dõi, quản lý năng suất và thực hiện vệ sinh phòng bệnh cho đàn

Trang 18

Nhược điểm: vốn đầu tư ban đầu cho để xây dựng hệ thống lồng cao, thức

ăn phải cân đối dưỡng chất, điều kiện chuồng chật hẹp

2.1.3.2 Nuôi gà trên nền chất độn chuồng

Hình 2.2 Gà Hisex Brown nuôi nền chất độn chuồng

(Nguồn: www.cucchannuoi.vn)

Ưu điểm: không cần vốn ban đầu nhiều để trang bị lồng, gà có khoảng không gian rộng để vận động nên bộ xương vững chắc, dự trữ Ca tốt để tạo vỏ trứng, gà trống có thể đạp mái dễ dàng, gà mái có thể tìm kiếm nguồn thức ăn trong phân và chất độn chuồng nên ít khi bị thiếu protein, khoáng và vitamin

Nhược điểm: gà được vận động nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng cho vận động và duy trì tăng, từ đó dẫn đến tăng tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng làm tăng giá thành trứng, trứng đẻ dưới nền nên tỷ lệ trứng bị dơ do dính phân hoặc hấp thu các chất khí như amoniac, sulphur cao, việc quản lý đàn sẽ gặp khó khăn, không dễ dàng phát hiện kịp thời những gà bệnh, đẻ kém, dễ bị lây lan nếu có dịch bệnh nổ ra và công tác thay chất độn chuồng sẽ làm xáo trộn đàn gà gây dập trứng

2.2 Bộ phận sinh dục gia cầm mái và sự hình thành quả trứng

Trang 19

Hình 2.4 Cấu tạo bộ phận sinh dục gia cầm mái

(Nguồn: www.cucchannuoi.vn)

Bộ phận sinh dục gia cầm mái là một trong những cơ quan gồm nhiều bộ phận hợp thành với những chức năng khác nhau, mỗi bộ phận đóng vai trọng quan trọng trong việc hình thành quả trứng

Buồng trứng: nằm ở phía bên phải của khoang bụng, về phía trước và hơi thấp hơn xoang bụng từ phía trên xuống, nếp gấp khúc của màng bụng nối với ống dẫn trứng Chia làm hai bên, ở gà mái chỉ có buồng trứng bên trái phát triển, buồng trứng bên phải chỉ thấy khi gà 1 ngày tuổi về sau thoái hóa dần

Buồng trứng có miền vỏ và miền tuỷ Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp Dưới chúng có 2 lớp nang với các tế bào trứng Nằm ở lớp ngoài là những nang nhỏ có đường kính đến 400 micron, trong lớp sâu hơn có những nang lớn hơn với đường kính 800 micron hay

to hơn

Số lượng tế bào trứng đã có sẵn ở buồng trứng khi gà mới nở Số lượng này không thay đổi hoặc tăng thêm khi gà trưởng thành Khi gà đến tuổi thành thục, buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng, mỗi tế bào trứng nằm trong một noãn

Trang 20

bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng Đối diện với cuốn nhỏ có một đường trắng không có mạch máu đi tới Khi tế bào trứng chín, đường trắng vỡ ra,

tế bào trứng rơi vào loa kèn của ống dẫn trứng

Kích thước và trạng thái buồng trứng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và chức năng của gia cầm Ở gà con 1 ngày tuổi buồng trứng có dạng phiến mông, kích thước từ 1-2 mm, khối lượng khoảng 0,03 g Khi gà được 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi, nặng khoảng 2,66 g Gà trong khi đẻ nhiều buồng trứng

có dạng chùm nho, nặng khoảng 55 g và vào thời kỳ thay lông buồng trứng chỉ nặng còn khoảng 5 g (Dương Thanh Liêm, 2003)

Ống dẫn trứng (Oviduct): chức năng phức tạp, là con đường mà qua đó quả trứng được hình thành và cấu tạo hoàn chỉnh Ống dẫn trứng là một ống dài

có nhiều khúc cuộn và có nhiều nếp gấp gồm các phần: loa kèn (Funnel), thân ống dẫn trứng (Magnarn), eo ống dẫn trứng (Isthrmus), tử cung (Uterus) và âm đạo (Vagina)

Loa kèn (Funnel): còn được gọi là phễu, là phần mở rộng ở đầu của ống dẫn trứng, dài 4-7 cm, đường kính 8-9 cm, nằm dưới buồng trứng, niêm mạc phễu xếp nếp, miệng phễu loa rộng để hứng trứng Trứng được thụ tinh và dừng lại ở đây khoảng 15 phút, không quá 20-30 phút Phễu được chia làm 2 phần: phần phễu và cổ Cổ là phần chuyển tiếp, lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung quanh trứng tại đây Lòng trắng nhày hơi đặc được các tuyến hình ống tiết ra quấn lấy lòng đỏ Lòng đỏ đi qua phần đầu ống dẫn trứng quay chậm, chỉ có nhày cuộn quanh nó tạo nên dây chằng Dây chằng cho lòng đỏ ở tâm của quả trứng Đến cuối phần phễu thì lòng đỏ được tạo thêm một lớp nằm gần bên trong của lòng trắng loãng

Thân ống dẫn trứng (Magnarn): là đoạn dài nhất trứng, 30-50 cm Niêm mạc có những nếp xếp dọc trong đó có một lượng lớn tuyến ống có cấu tạo như các tuyến ở phần cổ phễu Sự thành lập lòng trắng ở đây khoảng 2 giờ 45 phút

Eo ống dẫn trứng (Isthmus): là chổ ống dẫn trứng thắt lại, phần hẹp nhất

và dài 8 cm Hai vỏ lụa được thành lập sau đó tách ra tạo thành buồng khí Các lỗ cũa màng dưới vỏ tạo điều kiện cho dung dịch muối vào lòng trắng làm gia tăng khối lượng của lòng trắng Trứng nằm ở đây khoảng 1 giờ 30 phút

Tử cung (Uterus): là phần mổ rộng tiếp theo của phần eo có dạng hình túi,

có chiều dài từ 10-12 cm Các nếp nhăn của niêm mạc rất phát triển được xếp

Trang 21

theo chiều ngang và xiên Tuyến của vách cùng tiết ra một lại dịch loãng Chất dịch này thấm qua màng dưới vỏ trứng và lòng trắng Trong thời gian trứng lưu lại ở tử cung khối lượng trứng được tăng gấp đôi Vỏ trứng cũng được hình thành mất khoảng 20 giờ 45 phút, đồng thời cũng tiết ra sắc tố làm vỏ trứng có màu

Âm đạo (Vagina): là phần cuối cùng của ống dẫn trứng, sau khi trứng được hình thành sẽ rơi vào đó Âm đạo dài 7-12 cm, niêm mạc có nếp nhăn, không có tuyến ống và có tuyết dịch nhày cần thiết cho sự đẻ ra trứng Ở đây lớp cơ quan phát triển nhất là cơ vòng, nhờ có sự co bóp của lớp cơ này mà trứng được đẩy ra ngoài Khi đẻ trứng âm đạo sẽ lồi ra ngoài lỗ huyệt để trứng ra ngoài dễ dàng và không nhiễm bẩn Thời gian trứng lưu lại khoảng 10-15 phút

Phần lớn gà đẻ mỗi ngày 1 quả, không nghỉ trong một thời gian có thể dài hoặc thời gian ngắn Thời gian gà đẻ trứng liên tục, không nghỉ gọi là chu kỳ đẻ trứng Các chu kỳ có thể dài hoặc ngắn Thời gian kéo dài của chu kỳ phụ thuộc vào thời gian hình thành 1 quả trứng Ở gà đẻ, thời gian cần thiết để hình thành 1 quả trứng là 24 đến 28 giờ (trung bình là 25 giờ) Nếu trứng được hình thành dưới

24 giờ thì gà đẻ liên tục (ngày một) và chu kỳ đẻ trứng có thể kéo dài (4 - 6 trứng

và hơn) Gà đẻ kỷ lục có thể đẻ tới trên 200 trứng trong một chu kỳ Nếu như trứng được hình thành trên 24 giờ thì gà sẽ đẻ cách nhật Sự kéo dài quá trình hình thành trứng ở gà đẻ sẽ làm cho trứng nằm trong dạ con lâu Nếu như vào nửa ngày thứ hai mà không có hiện tượng rụng trứng, thì gà sẽ đẻ trứng cách nhật

2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà mái đẻ

Trang 22

Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown

Trang 23

2.3.1 Nhu cầu năng lượng

2.3.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng thì nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không Một lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc

sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động bị loại ra Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị cơ thể giảm Sự sinh nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nữa số năng lượng này

Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại như giống gia cầm được nuôi Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoãng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền

Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao

sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp Chăn nuôi gà hoặc gà tây thịt đạt đến độ bán trong một thời gian ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả nhất về biến đổi thức ăn thành sản phẩm, vì nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ phải chi phí duy trì lớn hơn

Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn theo yêu cầu sản xuất Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian này Khi các chất dinh dưỡng khác có

đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trên mức năng lượng của khẩu phần Mức tiêu thụ năng lượng của gia cầm hằng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn ổn định hơn là tổng lượng thức

ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa các mức năng lượng khác nhau

Trang 24

2.3.1.2 Nhu cầu năng lượng sinh trưởng

Tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ của các mức năng lượng Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần khởi động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 Kcal ME/kg Gà thịt thường được cho ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế Trong sản xuất gà thịt , tốc độ tăng trưởng tối đa là yêu cầu cần thiết để đạt khối lượng trong thời gian ngắn hơn Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho gà con làm gà hậu bị thay thế từ 2750 đến 2970 Kcal/kg, ngược lại khẩu phần khởi động của gà thịt lại chứa mức năng lượng cao hơn, trong phạm vi từ 3080 đến

3410 Kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2007)

Theo Swanson (1979), nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng bao gồm nhu cầu năng lượng cho duy trì và nhi cầu năng lượng cho sản xuất (tăng trọng và đẻ trứng)

2.3.1.3 Nhu cầu năng lượng sản xuất trứng

Năng lượng trong khẩu phần gà chủ yếu dạng carbohydrat và một ít chất béo và acid amin Trong một số trường hợp gà được cho phép ăn thoải mái thì nó

sẽ tiêu thụ lượng thức ăn mà nó muốn Dù có khả năng tự điều chỉnh, gà cũng không thể bù đắp chính xác, kịp thời với thay đổi năng lượng quá nhiều Khẩu phần thấp năng lượng làm gà giảm năng lượng tiếp thu Khẩu phần cao năng lượng thì gà tăng năng lượng tiếp thu Năng lượng tiếp thu cao có điểm lợi là tăng khối lượng trứng nhưng bất lợi là gà mập mỡ Nhu cầu để sản xuất một trứng tiêu chuẩn nặng 57g là 122 kcal (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013)

Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng năng lượng thuần cần cho một mái năng đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng tron khẩu phần Mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần cho gà đẻ không thể dưới mức 2640 Kcal ME/kg Khi gà mái phải chịu đựng trong môi trường lạnh thì mức năng không thể thấp hơn 2750 Kcal ME/kg Thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất

Theo Dương Thanh Liêm (2003) cho rằng trong thực tế khi được cho ăn

tự do, gà tự cân đối năng lượng ME ăn vào với nhu cầu của chúng Thường hàm lượng ME trong thức ăn gà đẻ từ 10 – 12 MJ/kg (11,5 – 13,5 MJ/kg chất khô)

Trang 25

Nếu tăng hay giảm 1% hàm lượng năng lượng trong thức ăn (lớn hơn 12 MJ hay dưới 10 MJ) gây nên sự tăng hay giảm tương ứng lượng ăn khoảng 0,5% Nếu gà

ăn khẩu phần chứa ít hơn 10 MJ/kg sẽ dẫn đến giảm sản xuất trứng, khẩu phần chứa nhiều hơn 12 MJ/kg thức ăn có thể làm tăng tích lũy mỡ, làm mau hư gà mái nhưng không làm tăng số lượng trứng đẻ ( mặc dù khối lượng trứng có thể tăng)

2.3.2 Nhu cầu protein

2.3.2.1 Nhu cầu protein duy trì

Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu protein trước hêt tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích sản xuất Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải được cung cấp đầy đủ lượng và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không thiết yếu

Nhu cầu protein cho duy trì sự sống được xác định thông qua giá trị trao đổi chất cảu cơ thể và mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá trình trao đổi chất cơ bản Qua các thí nghiệm trên động vật sống, các nhà khoa học đã xác định được rằng: Trung bình cứ 1 kcal năng lượng trao đổi chất cơ bản tạo ra 2 mg nitơ nội sinh trong nước tiểu (Nguyễn Duy Hoan, 2010)

Sự trao đổi protein xảy ra ngay khi cả cơ thể động vật không nhận protein thức ăn Quá trình trao đổi protein đã tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lượng nitơ này thải ra ngoài cùng nước tiểu gọi là nitơ nội sinh, nó đặc trưng cho lượng nitơ mất đi tối thiểu để cần thiết duy trì sự sống Theo Scott (1976) cho biết nitơ nội sinh hàng ngày ở gà khoảng 250 mg/1kg khối lượng cơ thể

Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng cộng thêm do bị oxy hóa thành năng lượng cũng phải tính đến Protein cũng không được dự trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu là các chất dinh dưỡng khác

Trang 26

2.3.2.2 Nhu cầu protein sinh trưởng

Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của gia cầm xảy ra nhanh ở giai đoạn còn non, và giảm dần theo lứa tuổi Quá trình tăng trưởng này gắn liền với sự tích lũy protein trong cơ thể Khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng, nhưng sự tăng hàm lượng protein trong khẩu phần chỉ có giới hạn nhất định và tùy thuộc và khối lượng cơ thể (Nguyễn Duy Hoan, 2010)

Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng sự thiếu hụt của protein tổng số hoặc

là một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không

có sự tổng hợp protein Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ Thân thịt của vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều mỡ hơn những vật được ăn khẩu phần đủ và cân đối protein

Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức

ăn Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào

2.3.2.3Nhu cầu protein đẻ trứng

Với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sinh sản ra khoảng 6,7g protein Lượng protein này tương đương với lượng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng 37 g/ngày Mặc dù gà mái không

đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein cho duy trì cũng phải được sem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những mái đang đẻ cao cũng đày đủ như cho gà thịt đang sinh trưởng nhanh (Bùi Xuân Mến, 2007)

Trong thời kỳ đầu sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng Sau đó nhu cầu của protein cho

Trang 27

tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên Để có thể tạo ra những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái 1 ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối acid amin)

Trong thời gian đẻ trứng cần phải cung cấp cho gia cầm đầy đủ protein để giữ cho cơ thể luôn luôn có sự trao đổi chất cao đồng thời bảo đảm cho hoạt động nội tiết bình thường (như tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến ở buồng trứng, ) Vì những tuyến ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của gia cầm

Nhu cầu protein trong khẩu phần gà đẻ trứng tùy thuộc sản lượng trứng, sản phẩm chất protein trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và điều kiện chăm sóc Ngoài ra còn tùy thuộc khối lượng trứng và khối lượng cơ thể của gà

Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải đương nhiên thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm sút khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số Việc xác định nhu cầu các acid amin riêng rẽ cho gà mái có khó khăn hơn cho gà thịt Vì thế những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng Tỷ lệ của các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin được tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2008)

2.3.3 Nhu cầu vitamine và muối khoáng

2.3.3.1 Vitamine

Theo Võ Bá Thọ (1966), vitamine là chất mà mọi cơ thể sống đều không thể thiếu nó, nhu cầu vitamine tuy với khối lượng nhỏ nhưng không vật chất nào

có thể thay thế được

Vitamine là hợp chất hữu cơ tham gia mọi hoạt động sinh lý, sinh hóa của

cơ thể gà với vai trò như một chất kích thích xúc tác Vitamine có 2 nhóm: nhóm hòa tan trong dầu mỡ là vitamine A, D, E, K và nhóm vitamine hòa tan trong nước gồm các vitamine nhóm B, vitamine C,

Nhu cầu vitamine của gà đẻ là nhu cầu số lượng tối thiểu để đảm bảo năng suất trứng tối đa có lẽ là không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của

gà con trước và sau khi nở Đặc biệt là vitamine nhóm B nhu cầu đạt tỉ lệ tối đa cao hơn nhu cầu sản xuất trứng Các vitamine A, D, B12 thường rất thấp trong

Trang 28

khẩu phần của gà Khả năng sử dụng vitamine D3 cao hơn D2 gấp mười lần (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013)

Thiếu vitamine có thể gây nguy hiểm cho quá trình phát triển cũng như sức khỏe và năng suất của động vật Trong mọi trường hợp, vitamine được cung cấp bởi thức ăn và động vật không tự tổng hợp được ngay cả khi cung cấp đủ các yếu tố cần thiết cho cơ thể Thiếu một loại vitamine này không thể dùng loại vitamine khác để thay thế được (Tôn Thất Sơn, 2005)

2.3.3.2 Chất khoáng

Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein Ngoài ra chức năng cấu tạo mô cơ thể, chất khoáng còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của mô cơ thể Trong thành phần cấu tạo của nhiều enzym có mặt các nguyên tố khoáng khác nhau Chính vì thế, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút kém

Chất dinh dưỡng cần thiết chủ yếu trong khẩu phần của gia cầm mái đang

đẻ là canxi Cho mỗi quả trứng lớn gà mái đẻ ra cần 2 g canxi để thành lập vỏ trứng Một gà mái đẻ 250 trứng một năm cần tích 500 g canxi, chủ yếu ở dạng carbonate canxi (tương đương với 1300 g) Canxi không được sử dụng hiệu quả đối với gà mái đẻ, có thể chỉ khoảng 50 – 60 % lượng canxi ăn vào được giữ lại

và chuyển vào trứng Như vậy, để đảm bảo sản xuất ra vỏ trứng theo yêu cầu thì

gà mái này cần tiêu thụ 2600g carbonate canxi trong một năm đẻ Đây là lượng khoáng vượt quá cá thể trọng của gà mái Qua sự đánh giá này cho thấy tầm quan trọng của sự trao đổi canxi phải diễn ra liên tục trong một gà mái đang đẻ và quá trình trao đổi này cũng lớn hơn bất kỳ loài vật nào khác

Canxi (Ca) là thành phần chính của xương Canxi cần cho sự đông máu, điều hòa tính thẩm thấu của màng tế bào, cho co bóp tim, cho hoạt động của thần kinh Thiếu canxi trong thức ăn, gà bị run rẩy, co giật, còi xương, gà đẻ bị vẹo xương lưỡi hái, đẻ trứng non, vỏ mền, rồi ngừng đẻ Nhu cầu canxi đối với gia cầm mái đang đẻ khó xác định được chính xác bởi vì duy trì ở một tỷ lệ đẻ cao thì mức canxi trong thức ăn lại thấp hơn yêu cầu đẻ tạo ra một vỏ trứng vừa ý

Phospho (P) là thành phần cấu tạo xương, giữ cân bằng độ toan, kiềm trong máu và các tổ chức khác Phospho có vai trò trong trao đổi hydrate carbon, lipip, acid amin, trong hoạt động thần kinh Sự trao đổi phospho gắn liền với sự trao đổi canxi và kalki trong cơ thể

Trang 29

Thiếu phospho trong thức ăn gà giảm tính thèm ăn, gây còi xương, xốp xương, gà trống đạp mái kém, gà mái đẻ trứng mỏng vỏ Nhu cầu phospho trong thức ăn của gà đẻ 0,45 – 0,5 %

2.3.3 Nhu cầu nước

Nước tuy không phải là nguồn năng lượng của động vật, nhưng nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con vật Cơ thể sống phải thường xuyên thu nhận nước và đào thải nước Một con vật vẫn có thể sống khi mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein trong cơ thể, nhưng con vật đã thấy khó sống, nếu mất 10% nước trong cơ thể và có thể chết khi mất tới 20% lượng nước cơ thể (Tôn Thất Sơn, 2005)

Nước là thành phần cơ bản của sự sống, chiếm khoảng 60 – 70 % khối lượng cơ thể gia súc và gia cầm Nước làm dung môi hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu và thải cặn bả ra ngoài Các phản ứng sih hóa của cơ thể đều được thực hiện trong môi trường nước Nước có vai trò trong điều hòa, ổn định thân nhiệt, tham gia các phản ứng hóa học trong trao đổi chất của cơ thể, làm giảm sự thối rửa thức ăm trong các bộ phận tiêu hóa Nước giữ thể hình cho cơ thể động vật, tăng tính đàn hồi, giảm ma sát giữa các bộ phận

Nước cung cấp cho con vật gồm 3 nguồn: nước uống, nước trong thức ăn

và nước trao đổi Cách cung cấp nước tốt nhất cho con vật là cho chúng tiếp xúc

tự do với nguồn nước sạch Nước sạch là nước không có ký sinh trùng và vi trùng gây bệnh, không có hóa chất

Khi nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 220C gà cần lượng nước gấp 1,5 – 2 lần lượng thức ăn, ở gà 350C gà cần lượng nước lên đến 4,7 – 7 lần lượng thức ăn Gà mái không đẻ uống 140g nước/ngày, gà mái đẻ uống 250g nước/ngày, bình thường gà đẻ uống nước bằng 3 lần lượng thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996)

2.4 Điều kiện khí hậu

Nước ta nằm trong cùng đông nam châu Á, đất nước kéo dài từ bắc xuống nam lại có địa hình khá phức tạp với những vùng núi cáo, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển dài và rộng Đặc biệt nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km chạy dài từ bắc xuống nam, có nhiều cửa sông mang phù sa màu mở đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi gia cầm

Trang 30

Nhìn chung, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do

sự chênh lệch về vĩ độ và có những đặc điểm khác biệt về địa lý nên từng vùng có những đặc trưng riêng Hơn nữa do đặc điểm của nền kinh tế chưa phát triển tới mức có thể hạn chế được những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, nên ở nhiều vùng, nhất là các vùng miền núi, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chỉ là một ngành rất phụ.Ở nước ta, hầu hết các giống gia cầm đều được tạo ra từ lâu ở những vùng

có khí hậu tương đối ổn định như vùng đồng bằng hoặc vùng thấp ở trung du (Theo Đào Đức Long, 2004)

Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh tồn và sự phát triển của vật nuôi Trong điều kiện tự nhiên động vật phải tự thích nghỉ với sự thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại, những cá thể nào không thể thích nghi, không chịu đựng được sẽ chết và tỉ lệ này cao Nhưng khi nuôi nhốt, thì người nuôi phải duy trì điều kiện khí hậu thích hợp để giảm mức hao hụt thấp nhất mức cần thiết

Những yếu tố môi trường cơ bản ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất của vật nuôi:

2.4.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ trong chuồng nuôi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của đàn gà Nhiệt độ nóng hay lạnh có mối quan hệ trực tiếp lên cơ thể gà và khả năng hấp thụ dưỡng chất (Võ Bá Thọ, 2007)

Ngay từ nhỏ gà đã có quá trình điều tiết nhiệt, khả năng giúp chúng tạo ra nhiệt và thoát nhiệt để ổn định nhiệt độ cơ thể Do da gà không có tuyến mồ hôi nên việc thoát nhiệt được thực hiện thông qua quá trình hô hấp của gà (Đào Đức Long, 2004)

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật Nếu sự thay đổi ít, với biên độ nhỏ từ từ thường không gây tác hại mà có khi còn có tác dụng như một kích thích có lợi Trường hợp nhiệt độ biến đổi đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt xa giới hạn sẽ gây tác khại trực tiếp và gián tiếp lên gà Ở gà lớn, khi nhiệt độ môi trường nóng sẽ có biểu hiện rối loạn chức năng sinh lý, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, Ảnh hưởng đến tăng trọng, giảm đẻ, khối lượng giảm, chất lượng trứng kém, có thể gây chết hàng loạt (Võ Bá Thọ, 2007)

Trang 31

Trong nhà nuôi gà, nếu nhiệt độ luôn duy trì khoảng 15-20 0C thì gà sẽ có sức sản xuất cao nhất, tiêu tốn thức ăn thấp nhất Nếu gà nuôi trong điều kiện thông thoáng tự nhiên nên khó có thể khống chế nhiệt độ (Đào Đức Long, 2004)

Gà thích nghi rất tốt với môi trường lạnh, gà trưởng thành có thể sống trong nhiệt độ thấp đến mức -140C trong vòng 1 giờ, lông được dựng thẳng lên để bảo vệ duy trì thân nhiệt hoặc rùng mình để phản ứng với lạnh làm tăng tốc độ trao đổi của cơ thể để sinh thêm nhiệt (Bùi Xuân Mến, 2007)

Người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến đàn gà khi nhiệt độ tăng nhanh và khi nhiệt độ cao kéo dài Nhiệt độ tăng nhanh làm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng và chất lượng trứng và chất lượng trứng, gà ăn giảm số lượng thức ăn rõ rệt Nhiệt

độ tăng kéo dài theo sự biến động nhiệt mạnh mẽ trong ngày là thời kỳ đặc biệt nguy hiểm cho gà vì chúng bị choáng nóng lên tục và dẫn đến chết (Đào Đức Long, 2004)

Ở nhiệt độ dưới 100

C nếu gà đẻ khỏe mạnh chúng có thể đẻ những quả trứng có khối lượng to Nhiệt độ 29-30 0C làm giảm khối lượng trứng, sự hấp thụ canxi kém, khi đó gà sẽ mổ cắn nhau

2.4.2 Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi

Khả năng chứa nước của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ càng cao không khí càng hút ẩm và ngược lại Không khí trong chuồng nuôi thường bão hòa hơi nước do gà thải ra ngoài trong khi thở, nước bóc hơi từ phân, từ bề mặt của thiết bị cung cấp nước, từ mặt nước rơi vãi và hơi nước từ ngoài vào do thông khí kém Có nhiều yêu tố ảnh hưởng đến sự thải hơi nước đặc biệt là nhiệt

độ không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân, sự cách ly của tường và nền chuồng, do đó cần có hệ thống không khí Độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65-70 %, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà Độ ẩm thấp có hại cho gà vì bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm da khô gây ngứa, đây là một trong những nguyên nhân gây mổ nhau, ăn lông (Nguyễn Đức Hưng, 2006)

Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65-70 % Đây là độ ẩm tương đối được biểu bằng số phần trăm của độ ẩm tối đa để đo độ ẩm không khí

Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, lớp độn chuồng

dễ bị nấm mốc gây mủn nát, các thiết bị dụng cụ nhà nuôi dễ hỏng hoặc lau chùi,

Trang 32

cọ rửa nhiều, các bệnh dễ lây lan hơn Sự kết hợp của ẩm độ và nhiệt độ cao làm giảm sức đề kháng của gà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật

trong chuồng nuôi phát triển, đặc biệt là sự phát triển của E.coil, kèm theo triệu

chứng hô hấp Nhiệt độ và ẩm độ cao hơn so với điều kiện chuẩn thì có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ hô hấp và tỷ lệ chết ở gà (Đào Đức Long, 2004)

Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống bà thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh đường

hô hấp

Vào những ngày hô hanh độ ẩm có thể giảm thấp 40-50 % cũng gây hại cho gà Chuồng nuôi dễ gây bụi làm bẩn không khí, gà dễ bệnh qua đường hô hấp Khô hanh làm cho da gà bị khô gây ra bệnh ngứa ở gà, chúng thường dùng

mỏ để rỉa lông từ đó dẫn đến mổ cắn và ăn lông Về mùa khô hanh ở nước ta có những ngày kèm theo lạnh nên sự bốc hơi từ phổi tăng nhanh dễ gây cho cơ thể mất nhiệt và lạnh (Đào Đức Long, 2004)

Khi ẩm độ khô thì nhu cầu uống nước của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn giảm xuống, gà dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi, Giữa nhiệt độ và

ẩm độ có mối tương quan nghịch với nhau Ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ 65 –

75 % (Dương Thanh Liêm, 2003)

2.4.3 Thông thoáng

Độ thông thoáng có nghĩa là hàm lượng dưỡng khí trong chuồng nuôi Chuồng nuôi được thông thoáng tốt đồng nghĩa với lượng dưỡng khí ngang bằng với hàm lượng dưỡng khí trong không khí khoảng 21 % oxygen

Khi gà hô hấp lấy đi dưỡng khí và thải ra thán khí làm cho dưỡng khí trong chuồng nuôi giảm dần Người ta tính toán một gà mái đẻ nặng khoảng 2 kg, trong

24 giờ, nó yêu cầu 1000 lít không khí có hàm lượng oxygen là 21 % Như vậy một ngăn chuồng nhốt 100 gà mái đẻ có diện tích 20 – 23 m2 thì cần một lượng không khí mới tra đổi là 100 m3 (Dương Thanh Liêm, 2003)

Trong quá trình lên men phân hủy phân và chất độn chuồng sinh ra một số khí như ammoniac, metan, hydrosulfit và một số khí độc có hại Trong đó thì khí ammoniac là đáng lưu ý, gây hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động cũng

Trang 33

như trên đàn gà Cơ quan khứu giác của gà rất nhảy cảm với khí NH3 Biểu hiện triệu chứng chủ yếu là hắc hơi, sổ mủi, chảy nước mắt Nếu kéo dài có thể bị tổn thương niêm mạc tiếp xúc, giảm tính ngon miệng và giảm sức sản xuất Nồng độ

dễ tăng cao khi điều kiện vệ sinh môi trường trong chuồng nuôi kém, thông thoáng kém, ẩm độ chuồng ẩm ướt Thông thoáng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống và sức khỏe cảu gia cầm Trong lúc thông thoáng cần tránh gió lùa Gió lùa làm cho gia cầm bị lạnh đột ngột, hệ thống điều tiết nhiệt không bù đắp lại được ngay nên cũng rất nguy lại

2.4.4 Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng tác động mạnh mẽ đễn quá trình sinh lý, nó không thể thiếu cho chức năng thị giác và nhận biết của gia cầm Ánh sáng cho phép gia cầm thành lập các hoạt động đồng bộ hóa thiết yếu như điều chỉnh nhiệt cơ thể và các bước chuyển hóa khác nhau tạo điều kiện cho sự thu nhận thức ăn và tiêu hóa Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phát dục của chúng Thông qua hệ thống nội tiết, ánh sáng kích thích sự phát triển của buồng trứng, kích thích sự rụng trứng và chín các bao noãn (Đào Đức Long, 2004)

Màu sắc của ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động của gà Ánh sáng màu snah sẫm gà cảm thấy tối hoàn toàn Người ta lợi dụng điểm này để bắt gà trong những chuồng nuôi kín Ánh sáng đỏ có thể hạn chế gà mổ cắn nhau và ăn lông Thường dùng chiếu sáng, thúc đẩy sinh dục, làm trứng chín sớm hơn gà không được chiếu sáng và có ảnh hưởng tốt đến khả năng đẻ trứng

2.4.5 Mật độ

Mật độ nuôi gà là số gà nuôi/1m2 nền chuồng hay 1m2 sàn, nó phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện chuồng trại và phương thức nuôi

Ngày đăng: 25/11/2015, 17:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w