Nhu cầu protein duy trì

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà hisex brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi (Trang 25)

Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng protein cần thiết cho duy trì tƣơng đối thấp, vì thế yêu cầu protein trƣớc hêt tùy thuộc vào lƣợng cần thiết cho mục đích sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải đƣợc cung cấp đầy đủ lƣợng và tổng lƣợng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lƣợng acid amin không thiết yếu.

Nhu cầu protein cho duy trì sự sống đƣợc xác định thông qua giá trị trao đổi chất cảu cơ thể và mối tƣơng quan chặt chẽ với nhu cầu năng lƣợng cho quá trình trao đổi chất cơ bản. Qua các thí nghiệm trên động vật sống, các nhà khoa học đã xác định đƣợc rằng: Trung bình cứ 1 kcal năng lƣợng trao đổi chất cơ bản tạo ra 2 mg nitơ nội sinh trong nƣớc tiểu (Nguyễn Duy Hoan, 2010).

Sự trao đổi protein xảy ra ngay khi cả cơ thể động vật không nhận protein thức ăn. Quá trình trao đổi protein đã tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lƣợng nitơ này thải ra ngoài cùng nƣớc tiểu gọi là nitơ nội sinh, nó đặc trƣng cho lƣợng nitơ mất đi tối thiểu để cần thiết duy trì sự sống. Theo Scott (1976) cho biết nitơ nội sinh hàng ngày ở gà khoảng 250 mg/1kg khối lƣợng cơ thể.

Một khi lƣợng protein tối thiểu đƣợc yêu cầu cung cấp cho sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng cộng thêm do bị oxy hóa thành năng lƣợng cũng phải tính đến. Protein cũng không đƣợc dự trữ trong cơ thể theo số lƣợng có thể đánh giá đƣợc. Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu là các chất dinh dƣỡng khác.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà hisex brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)