Cũng nhƣ các loài động vật khác, khả năng sinh trƣởng của gia cầm xảy ra nhanh ở giai đoạn còn non, và giảm dần theo lứa tuổi. Quá trình tăng trƣởng này gắn liền với sự tích lũy protein trong cơ thể. Khi tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần sẽ làm tăng tốc độ sinh trƣởng, nhƣng sự tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần chỉ có giới hạn nhất định và tùy thuộc và khối lƣợng cơ thể (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Theo Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng sự thiếu hụt của protein tổng số hoặc là một acid amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trƣởng. Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần nhƣ cùng một lúc. Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp protein. Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ đƣợc tạo thành. Các acid amin không đƣợc sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lƣợng trực tiếp hay đƣợc dự trữ dƣới dạng mô mỡ. Thân thịt của vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thƣờng chứa nhiều mỡ hơn những vật đƣợc ăn khẩu phần đủ và cân đối protein.
Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu acid amin là lƣợng thức ăn tiêu thụ. Một lƣợng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn đƣợc yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trƣởng mô cơ thể có thành phần không thay đổi. Tuy nhiên khi nhu cầu protein đƣợc biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng lƣợng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lƣợng thức ăn ăn vào.
2.3.2.3Nhu cầu protein đẻ trứng
Với mỗi quả trứng đƣợc đẻ, một gà mái phải sinh sản ra khoảng 6,7g protein. Lƣợng protein này tƣơng đƣơng với lƣợng protein tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trƣởng có mức tăng trọng 37 g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thƣờng xuyên hàng ngày nhƣng protein cho duy trì cũng phải đƣợc sem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những mái đang đẻ cao cũng đày đủ nhƣ cho gà thịt đang sinh trƣởng nhanh (Bùi Xuân Mến, 2007).
Trong thời kỳ đầu sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và sản xuất trứng. Sau đó nhu cầu của protein cho
tăng trọng giảm xuống nhƣng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để có thể tạo ra những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái 1 ngày cần phải tiêu thụ 17g protein (cân đối acid amin).
Trong thời gian đẻ trứng cần phải cung cấp cho gia cầm đầy đủ protein để giữ cho cơ thể luôn luôn có sự trao đổi chất cao đồng thời bảo đảm cho hoạt động nội tiết bình thƣờng (nhƣ tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến ở buồng trứng,...). Vì những tuyến ảnh hƣởng lớn đến sức sản xuất của gia cầm.
Nhu cầu protein trong khẩu phần gà đẻ trứng tùy thuộc sản lƣợng trứng, sản phẩm chất protein trong thức ăn, giá trị dinh dƣỡng của thức ăn và điều kiện chăm sóc. Ngoài ra còn tùy thuộc khối lƣợng trứng và khối lƣợng cơ thể của gà.
Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải đƣơng nhiên thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm sút khả năng sản xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số. Việc xác định nhu cầu các acid amin riêng rẽ cho gà mái có khó khăn hơn cho gà thịt. Vì thế những ƣớc lƣợng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành phần các acid amin của protein trong trứng. Tỷ lệ của các acid amin thiết yếu trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin đƣợc tạo thành trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2008).