Ảnh hƣởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 19-21 tuần

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà hisex brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi (Trang 49)

tuần tuổi

Ảnh hƣởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 19 – 21 tuần tuổi qua Bảng 4.2.

Mật độ chuồng nuôi không ảnh hƣởng lên tỉ lệ đẻ (%) của gà Hisex Brown (P=0,17). Tỉ lệ đẻ của NTĐC là 21,88% ; NT1là 28,88% và NT2 là 24,59%. Tỉ lệ

đẻ này trong thí nghiệm thấp hơn tiêu chuẩn của công ty TNHH Emivesst Việt Nam từ 19 – 21 tuần tuổi thì khoảng 41%.

Mật độ ô chuồng không ảnh hƣởng lên khối lƣợng trứng ở NTĐC (47,01g); NT1 (47,86g) và NT2 (46,68g) (P=0,26). Theo tiêu chuẩn của công ty TNHH Emivesst Việt Nam thì khối lƣợng trứng nghiệm thức thấp hơn 47,90 g và Nguyễn Thúy Kiều (2014), là 51,47 g.

Khối lƣợng trứng (g/gà/ngày) cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P=0,13), kết quả phân tích thống kê của 3 nghiệm thức lần lƣợt là: NTĐC (10,26); NT1 (13,75) và NT2 (11,51). So với kết quả công bố của Nguyễn Thị Thúy Kiều (2014) khối lƣợng trứng gà đẻ ở 18 – 21 tuần tuổi là 18,75 g/gà/ngày thì kết quả thí nghiệm của tôi có thấp hơn. Điều này đƣợc giải thích rằng, trong quá trình khảo sát gà mắc bệnh về đƣờng hô hấp, vì vậy giảm lƣợng thức ăn ăn vào dẫn đến giảm khối lƣợng trứng của gà.

Mật độ chuồng nuôi có ảnh hƣởng lên tiêu tốn thức ăn (g/ngày) của gà Hisex Brown (P=0,05). Cụ thể tiêu tốn thức ăn là: NT1 có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất là 90,96 g/ngày, kế đến ở NTĐC (95,26 g/ngày) và cao nhất ở NT2 (95,37 g/ngày). Trong khi đó hiệu quả sử dụng thức ăn không bị ảnh hƣởng bởi mật độ chuồng nuôi (P=0,11), với mật nuôi 3 con gà thì NTĐC có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất là 13,10 và thấp nhất là NT1 là 8,10.

Do gà hậu bị đƣợc nhập vào thí nghiệm có khối lƣợng thấp là 1,36 kg thấp hơn tiêu chuẩn công ty đề ra 1,56 kg. Nhƣ vậy, nhóm gà hậu bị khối lƣợng chƣa đạt tiêu chuẩn về con giống khi đi vào giai đoạn đẻ, do đó cũng có ảnh hƣởng lên tỉ lệ đẻ và khối lƣợng trứng. Ngoài ra giai đoạn 19 – 21 tuần tuổi gà mới bƣớc vào thời kỳ đầu của chu kì đẻ trứng nên còn nhiều biến động.

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng mật độ nuôi lên năng suất sinh sản của gà giai đoạn 19-21 tuần tuổi

Chỉ tiêu NTĐC NT1 NT2 P SEM

Tỉ lệ đẻ, % 21,88 28,80 24,59 0,17 2,60

Khối lƣợng trứng, g 47,01 47,86 46,68 0,26 0,52

Khối lƣợng trứng, g/gà/ngày 10,26 13,75 11,51 0,13 1,21

Tiêu tốn thức ăn, g/ngày 95,26a 90,96b 95,37a 0,05 1,04

HQTA, g/g 13,12 8,10 10,87 0,11 1,65

Ghi chú: Các giá trị mang các chữ số a, b, c, d và e trên cùng một hàng khác biệt có ý nghĩa thống kê mức (P<0,05).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà hisex brown giai đoạn 19 – 28 tuần tuổi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)