VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ------LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH TRONG CÂY DIẾP CÁ Houttuynia c
Trang 1- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC
PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH
TRONG CÂY DIẾP CÁ (Houttuynia cordata T.)
Ở TỈNH CÀ MAU
PGS.TS NGUYỄN HỮU HIỆP VÕ CHÍ MẢI
MSSV: 3113728 Lớp: Vi Sinh Vật Học K37
Cần Thơ, Tháng 7/2014
Trang 2VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VI SINH VẬT HỌC
PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH
TRONG CÂY DIẾP CÁ (Houttuynia cordata T.)
Ở TỈNH CÀ MAU
MSSV: 3113728 Lớp: Vi Sinh Vật Học K37
Cần Thơ, Tháng 7/2014
Trang 3PHẦN KÝ DUYỆT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký tên) (Ký tên)
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)
Trang 4Bốn năm học tập và nghiên cứu ở trường Đại học Cần Thơ, đây không phải là
thời gian quá dài trong cuộc đời nhưng nó là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên
trong tâm trí của tôi Đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Đại học, chuyên
ngành Vi Sinh Vật Học Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi luôn được sự hỗ
trợ và động viên từ gia đình, quý Thầy Cô và bạn bè giúp tôi vượt qua những khó
khăn, hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cha mẹ và gia đình của tôi, họ luôn là nguồn động viên, an ủi khi tôi gặp khó
khăn
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh
học Vi sinh vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học
Cần Thơ, Thầy hướng dẫn đề tài, đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm học tập
và nghiên cứu khoa học
Quý thầy cô của Viện NC & PT Công nghệ sinh học, đã truyền đạt những kiến
thức bổ ích cho việc hoàn thành luận văn và tìm kiếm việc làm sau này
Cán bộ quản lí phòng thí nghiệm vi sinh vật, các anh chị cao học K19, các em
sinh viên K38, tập thể lớp Vi sinh vật K37 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn thành luận
văn thật tốt đẹp
Cuối cùng, xin gửi lời chúc sức khỏe đến cha mẹ, người thân, quý Thầy Cô và tất cả
bạn bè của tôi
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày 17, tháng 11, năm 2014
Võ Chí Mải
Trang 5Diếp cá là cây trồng phổ biến ở Việt Nam, chúng dùng như một loại rau hàng
ngày trong cuộc sống, một số nghiên cứu cho thấy cây Diếp cá có hoạt tính kháng
khuẩn và được ứng dụng để điều trị một số bệnh thông thường Tuy nhiên việc nghiên
cứu tập đoàn vi khuẩn nội sinh trong cây Diếp cá chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy
đề tài phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây Diếp cá đã thực hiện Từ mẫu cây Diếp cá
được trồng tại Cà Mau, đã phân lập được 21 dòng vi khuẩn trên môi trường PDA
đặc Đa số các dòng vi khuẩn này có dạng hình que, gram âm và có khả năng chuyển
động, ngoài ra chúng còn có các đặc tính cố định đạm, tổng hợp IAA và hòa tan lân
Kết quả khảo sát khả năng cố định ammonium và tổng hợp IAA của vi khuẩn cho thấy
các dòng vi khuẩn này có thể tổng hợp được một lượng ammonium cao nhất ở ngày 2
sau khi chủng và giảm ở ngày 4 và 6 Trong đó, dòng L1-DD1 có khả năng tổng hợp
lượng ammonium cao nhất (2,62 µg/mL) Nồng độ IAA được sinh ra nhiều nhất ở ngày
thứ 4 và giảm ở ngày thứ 6 là 4,49 µg/mL (do dòng L2-DD2 tổng hợp) Tám dòng vi
khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan, dòng R3-CM có khả năng hòa tan lân lớn nhất
lên đến 182,31% ở ngày thứ 6 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn trên 2 chủng vi
khuẩn Escherichia coli và Aeromonas hydrophila cho thấy có 5 dòng có hoạt tính
kháng Escherichia coli, 4 dòng có tính kháng Aeromonas hydrophila và 2 dòng có khả
năng kháng được Escherichia coli và Aeromonas hydrophila là dòngL1-DD1 và
R1-DD2 Ba dòng vi khuẩn được nhận diện ở cấp độ loài bằng phương pháp giải trình tự
16S-rRNA Dòng L1-DD1 được nhận diện là Bacillus megaterium strain ATCC 14581 (ở mức độ là 98%) Dòng R1-DD2 được nhận diện là Bacillus amyloliquefaciens
subsp Plantarum strain FZB42 có độ tương đồng là 93% với và dòng T6-DD1 được
nhận diện là Bacillus aerius strain 24K có độ tương đồng 94%
Từ khóa: Bacillus megaterium, Bacillus amyloliquefaciens subsp Plantarum, Bacillus
aerius, cây Diếp cá, kháng khuẩn, tổng hợp amonium - IAA, vi khuẩn nội sinh
Trang 6Trang
PHẦN KÝ DUYỆT ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về Cà Mau 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên: 4
2.2 Tổng quan về cây Diếp cá 5
2.2.1 Tên gọi và phân loại 5
2.2.2 Mô tả: 6
2.2.3 Phân bố: 6
2.2.4 Thành phần hóa học: 6
2.2.5 Tác dụng dược lý: 7
2.2.6 Tính vị, công năng: 7
2.2.7 Công dụng: 7
2.3 Tổng quan về vi khuẩn nội sinh: 7
2.3.1 Một số nhóm vi khuẩn nội sinh thường gặp: 9
2.4 Một số vi khuẩn gây bệnh 15
2.4.1 Vi khuẩn Escherichia coli 15
2.4.2 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila 17
2.5 Tình hình nghiên cứu cây Diếp cá trong và ngoài nước 18
Trang 72.5.2 Ngoài nước 18
2.6 Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) 20
2.6.1 Nguyên lý chung của kỹ thuật PCR 20
2.6.2 Mồi (primer) sử dụng trong kỹ thuật PCR 21
2.6.3 Điện di gel agarose 22
2.6.4 Phần mềm phân tích trình tự DNA được giải mã 24
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Phương tiện nghiên cứu 25
3.1.1 Thời gian – Địa điểm thực hiện 25
3.1.2 Vật liệu 25
3.1.3 Dụng cụ - Thiết bị 25
3.1.4 Hóa chất 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1 Thu thập và xử lý mẫu 30
3.2.2 Phân lập vi khuẩn nội sinh từ rễ, thân và lá của cây Diếp cá 30
3.2.3 Quan sát hình dạng, khả năng chuyển động và kích thước vi khuẩn… ….31
3.2.4 Nhuộm Gram vi khuẩn 33
3.2.5 Xác định khả năng tổng hợp NH4+ của một số dòng vi khuẩn đã phân lập được 34
2.3 Phương pháp xử lý số liệu: 41
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Kết quả phân lập và đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn 42
4.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn 42
4.1.2 Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập 43
4.1.3 Hình dạng và khả năng di chuyển của 21 dòng vi khuẩn: 46
4.2 Khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn đã phân lập dựa trên lượng NH4+ (ammonium) tổng hợp được 49
Trang 8được từ rễ 50
4.2.2 So sánh khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn phân lập được từ thân 51
4.2.3 So sánh khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn phân lập được từ lá 52
4.2.4 So sánh khả năng cố định đạm của 6 dòng vi khuẩn triển vọng sống nội sinh trong cây Diếp cá 53
4.3 Khả năng tổng hợp indol-3-acetic acid (IAA) của các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây Diếp cá 55
4.3.1 So sánh khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được từ rễ 55
4.3.2 So sánh khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được từ thân 56
4.3.3 So sánh khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được từ lá 58
4.3.4 So sánh khả năng tổng hợp IAA của 8 dòng vi khuẩn triển vọng nội sinh trong cây Diếp cá 59
4.4 Khả năng hòa tan lân khó tan của các dòng vi khuẩn phân lập được 62
4.5 Khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn được phân lập: 64
4.5.1 Khả năng kháng khuẩn với vi khuẩn Escherichia coli 64
4.5.2 Khả năng kháng khuẩn với vi khuẩn Aeromonas hydrophila 66
4.6 Kết quả nhận diện một số dòng vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR 69
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1 Kết luận 72
5.2 Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Tiếng việt: 73
Tiếng Anh 75
Trang web: 84
Trang 9PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HÀM LƯỢNG NH4+ CỦA 21 DÒNG VI KHUẨN
PHỤ LỤC 2: ĐƯỜNG CHUẨN NH4+ CỦA 3 NGÀY ĐO
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ HÀM LƯỢNG NH4+ CỦA 21 DÒNG VI
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HÀM LƯỢNG IAA CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN
PHỤ LỤC 9: ĐƯỜNG CHUẨN IAA CỦA 3 NGÀY ĐO
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ THỐNG KÊ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP IAA
PHỤ LỤC 17 : KẾT QUẢ THỐNG KÊ KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN A
HYDROPHILA CỦA CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH TRONG CÂY DIẾP
CÁ
PHỤ LỤC 18: KẾT QUẢ TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE CỦA CÁC DÒNG VI
KHUẨN ĐỊNH DANH
Trang 10Trang
Bảng 1: Thành phần các chất trong phản ứng PCR 30
Bảng 2: Môi trường PDA 30
Bảng 3: Môi trường NFb (g/l) (Kirchhof et al., 1997) 30
Bảng 4: Thành phần dung dịch vi lượng 31
Bảng 5: Thành phần dung dịch Vitamin 31
Bảng 6: Môi trường NBRIP đặc (Nautiyal, 1999) 31
Bảng 7: Môi trường LB (Lauria Betani) … 31
Bảng 8: Nguồn gốc các dòng vi khuẩn phân lập trên môi trường PDA ….…….…44
Bảng 9: Đặc tính khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập trên môi trường PDA.… …… 45
Bảng 10: Hình dạng, kích thước, khả năng chuyển động cùa các dòng vi khuẩn 48
Bảng 11: Kết quả nhuộm Gram của 21 dòng vi khuẩn……… …49
Bảng 12: Kết quả giải trình tự của một số dòng triển vọng ……….………… 70
Trang 11Trang
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau 3
Hình 2: Cây Diếp cá (Houttuynia cordata T) 5
Hình 3: Mối liên hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong một chu kỳ phản ứng PCR 23
Hình4: Phản ứng màu của đường chuẩn NH4+ ……… ………….……… 36
Hình 5: Phản ứng màu của đường chuẩn IAA………… ……….38
Hình 6: Sự phát triển của vi khuẩn tạo vòng pellicle trong môi trường NFb bán đặc
.……… ……… …43
Hình 7: Hình ảnh một số khuẩn lạc phát triển trên môi trường PDA ………… ….47
Hình 8: hình ảnh nhuộm Gram của các dòng vi khuẩn phân lập… ………50
Hình 9: Hàm lượng trung bình NH4+ của các dòng vi khuẩn phân lập từ rễ……… 51
Hình 10: Hàm lượng trung bình NH4+ của các dòng vi khuẩn phân lập từ thân.…….53
Hình 11: Hàm lượng trung bình NH4 + của các dòng vi khuẩn phân lập từ lá …… 54
Hình12: Hàm lượng trung bình NH4+ của các dòng vi khuẩn triển vọng …….……55
Hình 13: Hàm lượng trung bình IAAcủa các dòng vi khuẩn phân lập từ rễ ….… 57
Hình 14: Hàm lượng trung bình IAAcủa các dòng vi khuẩn phân lập từ thân … 59
Hình 15: Hàm lượng trung bình IAAcủa các dòng vi khuẩn phân lập từ lá… … 60
Hình 16: Hàm lượng trung bình IAAcủa các dòng vi khuẩn triển vọng… ……….61
Hình 17: Vòng sáng halo của các dòng vi khuẩn phát triển trên môi trường NBRIP
đặc……….……….63
Hình18: Hiệu suất hòa tan lân (E) của các dòng vi khuẩn nội sinh qua các ngày… 64
Hình 19: Khả năng kháng khuẩn của dòng T6-DD1 và R1-DD2 với vi khuẩn E
Coli………66
Hình 20: Khả năng của các dòng vi khuẩn phân lập được với E Coli …….….… 66
Hình 21: Khả năng kháng khuẩn của dòng R1-DD2 và L1-DD2 trên Aeromonas hydrophila ……….…….………….… 67
Hình 22: Khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập được với vi khuẩn Aeromonas hydrophila……….…….……68
Trang 13BLAST Basic Local Alignment Search Tool
DMSO Dimethyl sulfoxide
DNA Deoxyribo Nucleic Acid
dNTP deoxyribonucleotide triphosphates
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐK Đường kính
EAC Ehrlich Ascites Carcinoma
EAEC Enteroaggregative E coli
EHEC Enterohemorrhagic E coli
EIEC Enteroinvasive E coli
EPEC Enteropacthogenic E coli
ETEC Enterotoxigenic E coli
IAA Indole – 3 – Acetic Acid
LB Luria - Bertani
MEWC Methanolic Wedelia chinensis
NBRIP National Botanical Research Institute's phosphate
Nfb nitrogen-free semisolid malate
OD Optical Density
PCR Polymerase Chain Reaction
PDA Potato dextrose agar
rRNA ribosomal ribonucleic acid
VKNS Vi khuẩn nội sinh
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thiên nhiên có rất nhiều cây có chất kháng sinh và nguồn dược liệu của Việt Nam thì vô cùng phong phú, theo số liệu thống kê gần đây ở nước ta có hơn 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật Hàng năm cả nước sử dụng hơn 50.000 tấn cây dược liệu (htt://duoclieu.net/caythuocvn.html ngày 19/06/2014), trong đó có nhiều cây thuốc có tính kháng khuẩn đã được y học dân gian sử dụng từ lâu Chúng thường là những cây cỏ quen thuộc, mọc hoang dại hay trồng ngay trong vườn nhà
So sánh với kháng sinh tổng hợp, có thể thấy các cây thuốc dược liệu có chất kháng sinh nhưng hiệu lực kháng khuẩn không mạnh bằng kháng sinh tổng hợp Tuy vậy chất kháng sinh từ cây dược liệu có những ưu điểm mà chất kháng sinh tổng hợp không có Một trong những vấn đề đó là hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc và loạn khuẩn do tình trạng sử dụng chất kháng sinh bị lạm dụng, tuy nhiên chất kháng sinh có nguồn gốc từ thực vật thì các nhà khoa học chưa thấy điều này Kháng sinh từ thực vật rất bền vững và dễ hòa tan trong nước, nên có thể dung dưới dạng thuốc sắc là dạng bào chế đơn giản và thông dụng nhất Chính vì vậy, gần đây người ta chú ý nhiều đến kháng sinh thực vật và có xu hướng trở lại với cây thuốc hoặc sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Nhiều nghiên cứu sản xuất cây dược liệu có tính kháng khuẩn như cây Sài đất
(Wedelia chinensis M.), cây Diếp cá (Houttuynia cordata T.), cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria L.)… đã được nghiên cứu chứng tỏ chúng có hoạt tính kháng
khuẩn nhờ chúng có chứa tinh dầu là các nhóm aldehyde và các dẫn xuất ceton như methyl n-nonyl ceton, L-decanal, L-dodecanal Nhóm terpen bao gồm các chất α pinen,
camphen,… Có tác dụng diệt các vi khuẩn Streptococcus pneumonia, Staphylococcus
aureus, Shigella, Salmonella, E coli (Đỗ Tất Lợi, 2004; Shu-Chen et al., 2008)
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tập đoàn vi sinh vật nội sinh ở cây dược liệu chưa được quan tâm nhiều Do đó việc nghiên cứu tập đoàn vi sinh vật hữu ích này để phát triển cây dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả hơn sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay
Trang 151.2 Mục tiêu đề tài
Phân lập và khảo sát được một số đặc tính tốt như tính kháng khuẩn, khả năng tổng hợp đạm, IAA và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn sống nội sinh trong cây Diếp
cá ở tỉnh Cà Mau
Trang 16CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
3 nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và là trung tâm vùng biển của thế giới ở Đông Nam Á
Diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau là 5.329 km2 chiếm 15,3% diện tích cả nước, dân số trên 17 triệu người, đây là vùng giàu tiềm năng phát triển
Theo: http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1160&Itemid=92 (truy cập 29/05/2014)
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_Mau (truy cập 29/05/2104)
Hình 1: Bảng đồ tỉnh Cà Mau
(Nguồn:http://www.geology.hcmus.edu.vn/vietnamese/thuvien/map, ngày 17/06/2014)
Trang 172.1.2 Điều kiện tự nhiên:
Cà Mau là vùng đất thấp thường xuyên bị ngập nước, khí hậu của Cà Mau đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oC
Cà Mau có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình là 165 ngày mưa/năm với 2.360 mml, độ ẩm trung bình hàng năm là 85,6%
Chế độ thủy triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây, biên
độ triều ở biển Đông tương đối lớn khoảng 300-350 cm vào các ngày triều cường
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều quanh năm, Cà Mau có hệ thống kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài của hệ thống kênh rạch lên tới 7000km chiếm 4% diện tích tự nhiên của tỉnh
Tài nguyên đất đai, Cà Mau có các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất mặn có diện tích 208,496 ha chiếm 40% diện tích đất tự nhiên, đất mặn phân bố chủ yếu các huyện Đầm Dơi, U Minh, Trần Văn Thời, Tp Cà Mau, Cái Nước, Ngọc Hiển,Thới Bình Do đây là vùng đất mặn cùng với hiện tượng biển lấn nên các vùng bị nhiễm mặn chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, một số vùng như U Minh, Trần Văn Thời có thể kết hợp một vụ lúa một vụ tôm khi mùa mưa tới
Đất phèn có diện tích 271,926 ha chiếm 52,18% đất tự nhiên, phân bố chủ yếu các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời
Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở những vùng ven biển
Ngoài các loại đất trên còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha phân bố U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488 ha phân bố các huyện Ngọc Hiển và Cái Nước
Theo;http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhcamau/thongtintinhth anh?view=introduction&provinceId=1341 (truy cập 01/06/2014)
Trang 182.2 Tổng quan về cây Diếp cá
2.2.1 Tên gọi và phân loại
- Cây Diếp cá còn có tên là cây Giấp cá, Lá giấp, Ngư tinh thảo
- Tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb Saururaceae
- Tên tiếng Anh là heartleaf (lá hình tim) hay lizardtail (đuôi thằn lằn) (Võ Văn
- Chi Diếp Cá (Houttuynia Thunb.)
- Diếp Cá (Houttuynia cordata Thunb.) (Nguồn: Phạm Thành Hộ, 1999)
Hình 2: Diếp cá (Houttuynia cordata T)
(Hình chụp, ngày 07/06/2014)
Trang 19Chi Houttuynia Thunb, chỉ có một vài loài diếp cá, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới châu Á, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Độ cao đến 1500 mét (Sa Pa) Cây còn trồng được nhiều nơi để làm rau và làm thuốc
Diếp cá thuộc loại ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất là mùa xuân hè, có hoa quả hàng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái lá thường xuyên, có khả năng tái sinh mạnh từ thân rễ Ở vùng thị trấn Tam Đảo và núi Ngọc Linh, diếp cá mọc nhiều đến mức ảnh hưởng tới cây trồng
2.2.4 Thành phần hóa học:
Toàn thân cây Diếp cá có chứa tinh dầu Thành phần chủ yếu là: Nhóm aldehyl và các dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl ceton, 1-decanal, 1-dodecanal là những chất không có tác dụng kháng khuẩn, chất có tác dụng kháng khuẩn là 3-oxododecanal Nhóm terpen bao gồm các chất: α-pinen, camphen, myrcen limonene, linalool, bornyl, acetate, geraniol và caryophylen Ngoài ra tinh dầu còn chứa acid caprinic, laurinaldehyd, benzamid, acid hexadecanoic, acid decanoic, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, acid stearic, aldehyd capric, acid clorogenic, lipid và vitamin K
Từ lá diếp cá người ta đã phân lập được β – sitosterol, một alkaloid gọi là cordalin
và các flavonoid như afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin (Đỗ Tất Lợi, 2004)
Trang 202.2.5 Tác dụng dược lý:
Theo Zhang Y et al., (2008) Diếp cá có khả năng diệt được Gonococcus (gây bệnh lậu mủ) và ngăn cản sự phát triển của các siêu vi khuẩn cúm Còn theo Kim et al., (2010) cây Diếp cá còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E Coli O157-H7
Hoạt chất quercitrin có trong diếp cá có tác dụng lợi tiểu mạnh Một số hoạt chất có tác dụng điều trị loét dạ dày được phân lập từ cây diếp cá Một chất sterol, tương tự
sitosterol phân lập từ thân rễ, kích thích tiết các chất kháng sinh từ một chủng Bacillus
tạo bào tử Gram dương
2.3 Tổng quan về vi khuẩn nội sinh:
Vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn trải qua phần lớn vòng đời trong cây trồng (Quispel, 1992) Chúng cư trú ở trong nội mô của thực vật ký chủ, qua đó hình thành mối quan hệ giữa vi khuẩn nội sinh với thực vật khác nhau như cộng sinh, hội sinh…
Từ vùng rễ, chúng xâm nhập vào mô thực vật xuyên qua vùng rễ theo 3 cách là: bám ở
bề mặt rễ và tìm cách chui vào rễ chính hay rễ bên (lateral roots), thông qua lông hút,
giữa các tế bào nhu mô rễ hay biểu bì rễ để sống nội sinh như: Azotobacter, Bacillus,
Trang 21Beijerinckia, Derxia, Enterobacteriaeae (Klebsiella, Enterobacter, Pantonae), Pseudomonas, Alcaligenes, Azoarcus, Burkholderia, Campylobacter, Herbaspirillum Gluconacetobacter, và Paenibacillus (Elmerich, 2007)
Tuy nhiên nó cũng có thể xâm nhập vào các mô xuyên qua khí khổng hay các vị trí bị tổn thương của lá (Roos và Hattingh, 1983).Sau khi xâm nhập vào cây chủ, các vi khuẩn nội sinh có thể tập trung tại vị ví xâm nhập hay phát tán khắp nơi trong cây đến các tế bào bên trong, đi vào các khoảng trống gian bào hay vào trong hệ mạch (Zinniel
et al., 2002) Mật số của quần thể vi khuẩn nội sinh rất biến thiên, phụ thuộc chủ yếu
vào loài vi khuẩn và kiểu di truyền của cây chủ; nhưng cũng phụ thuộc vào giai đoạn
phát triển của cây chủ và các điều kiện môi trường (Pillay và Nowak, 1997; Tan et al.,
2003) Mặc dù vi khuẩn nội sinh tập trung hay tiếp cận các địa điểm mà chúng có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật nhưng mật số tương đối thấp chỉ từ 1000 đến
100000 tế bào/gam mô thực vật (Hallmann, 2001), và chúng bắt buộc phải sinh sản một
số lượng lớn trước khi xâm nhập vào bên trong mô thực vật Hurek et al, (1994) cho rằng sự phân cắt hay sinh sản của vi khuẩn Azoarcus sp, được tìm thấy bên ngoài và bên
trong mô rễ lúa và cỏ Kallar
Một số nhóm vi khuẩn nội sinh không gây hại hay gây bệnh cho cây chủ, mà trái lại chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng bằng cách sản xuất các chất kích
thích sự sinh trưởng thực vật và sự cố định đạm từ không khí (Sturz et al., 2000), còn theo Kloepper et al (1989), các giống Azospirillum, Gluconacetobacter và
Pseudomonas là những vi khuẩn cố định đạm nhưng nhờ vào khả năng tổng hợp auxin
của chúng nên cũng được xem là là vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng Hơn nữa,
một số dòng vi khuẩn nội sinh có thể cải thiện sự phát triển bệnh (Benhamou et al.,
1996) và kích thích sự chống chịu của cây trồng đối với sự tác động của các nhân tố vô
sinh và hữu sinh (Hallmann et al., 1997)
Vùng rễ là nơi tiếp giáp giữa rễ thực vật và đất, là nơi lắng động các chất hữu cơ,
và là nơi xuất phát của các môi trường sống và các nguồn sống khác nhau cho các vi sinh vật đất Thực vật có thể thay đổi vùng rễ của chúng nhờ sự hấp thu các chất dinh dưỡng, độ ẩm và oxy từ vùng rễ; và các chất do rễ tiết ra (El-Shatnawi và Makhadmeh, 2001) Đặc tính quan trọng của các dịch rễ là có tỉ lệ C/N cao nên có thể đẩy mạnh sự phong phú của các vi khuẩn cố định đạm trong vùng rễ (Döbereiner, 1974) Ngược lại,
vi sinh vật vùng rễ có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây do sự tác động
Trang 22của chúng đến giá trị của các chất dinh dưỡng, sự phát triển và hình thái của rễ (Rovira
et al., 1983; Harari et al., 1988) Nhờ sự đa dạng của cây trồng và sự đa dạng của vùng
rễ nên các nhà khoa học đã khám phá được nhiều nhóm vi khuẩn nội sinh khác nhau từ các loại cây khác nhau
Các vi khuẩn vùng rễ làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng và sự chuyển hóa các chất
trong các cây còn non (Rovira et al., 1983) Azospirillum brasilense đã thúc đẩy sự phát triển lông rễ một cách mạnh mẽ và giảm sự kéo dài rễ ở Panicum miliaceum (Harari et al., 1988) Còn theo các nghiên cứu của Hiệp et al (2005) cho thấy khi sử dụng vi khuẩn Azospirillum lipoferum chủng cho cây bắp dài hơn cây đối chứng không
chủng vi khuẩn nhờ đó mà cây có thể hấp thu dưỡng chất trong đất tốt hơn, đồng thời có khả năng kháng hạn tốt hơn Vi khuẩn nốt rễ sống trong rễ lúa giúp cây hấp thu nhiều
nitơ, lân, kali và sắt tăng từ 10 – 64% (Biswas et al., 2000) Chaintreuil et al (2000) đã phát hiện những vi khuẩn nốt rễ còn sống trong rễ lúa hoang (Oryza breviligulata) ở vùng Châu Phi và chúng có nguồn gốc từ những cây điên điển (Sesbania sp.) mọc chen
lẫn với cây lúa hoang
Như vậy vi khuẩn nốt rễ không những nội sinh ở cây họ đậu mà còn xâm nhiễm vào cả cây hòa bản và cố định đạm sinh học cho cây
Trong các nhóm vi khuẩn nội sinh, các nhà khoa học chú ý đến hai đặc điểm: khả năng cố định đạm và khả năng chống lại bệnh hại, cả hai đặc điểm này có vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp Rediers et al.(2003) xác định một vài gen trong vi khuẩn nội sinh cố định đạm Pseudomonas stutzeri A15 mà họ cho rằng có liên quan đến
việc quần tụ (colonization) của vi khuẩn chung quanh rễ lúa Ngoài việc vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, các nhà khoa học còn nhận thấy chúng cũng có khả năng
chống lại dịch hại, ví dụ vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sản xuất độc tố có
thể giết chết ấu trùng của nhiều loại côn trùng
2.3.1 Một số nhóm vi khuẩn nội sinh thường gặp:
Hơn 300.000 loại thực vật được biết trên trái đất, mỗi loài có một hay nhiều loài
vi khuẩn nội sinh (Strobel et al., 2004) Tuy nhiên một số ít đươc nghiên cứu trước đây,
ngày nay các nhà khoa học đã phát hiện nhiều nhóm vi khuẩn nội sinh trong cây trồng
và cây hoang dại, bao gồm những nhóm sau:
Trang 232.3.1.1 Vi khuẩn Bacillus
Vi khuẩn Bacillus là những vi khuẩn Gram dương, có nội bào tử hình ovan có khuynh hướng phình ra ở một đầu Bacillus được phân biệt với các loài vi khuẩn sinh nội bào tử khác bằng hình dạng tế bào hình que, sinh trưởng dưới điều kiện hiếu khí
hoặc kỵ khí không bắt buộc Tế bào Bacillus có thể đơn hoặc chuỗi và chuyển động
bằng tiêm mao Nhờ khả năng sinh bào tử nên vi khuẩn Bacillus có thể tồn tại trong thời gian rất dài dưới các điều kiện khác nhau và rất phổ biến trong tự nhiên nên có thể phân lập từ rất nhiều nguồn khác nhau như đất, nước, trầm tích biển, thức ăn, sữa, nhưng chủ yếu là từ đất nơi mà đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ C và N
Tất cả các loài thuộc chi Bacillus đều có khả năng dị dưỡng và hoại sinh nhờ sử dụng các hợp chất hữu cơ đa dạng như đường, acid amin, acid hữu cơ, Một vài loài có thể lên men carbohydrat tạo thành glycerol và butanediol; hầu hết đều là loài ưa nhiệt trung bình với nhiệt độ tối ưu là 30oC -45oC, nhưng cũng có nhiều loài ưa nhiệt với nhiệt độ tối ưu là 65oC
Đa số Bacillus sinh trưởng ở pH=7, một số phù hợp với pH= 9-10 như Bacillus
alcalophillus, hay có loại phù hợp với pH=2-6 như Bacillus acidocaldrius Bacillus có
khả năng sản sinh enzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase…), do đó chúng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, trong bảo vệ môi trường, …
Bacillus có khả năng sản sinh enzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase…), do đó chúng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, trong bảo vệ môi trường, …
Một số loài Bacillus thường gặp trong tự nhiên:
Bacillus subtilis
Bacillus subtilis được nhà khoa học cùng thời với Robert Koch tên là Ferdinand
Cohn phát hiện và đặt tên năm 1872 Chúng được gọi là trực khuẩn cỏ khô vì nó phân
bố nhiều trong đất và đặc biệt là ở cỏ khô
Chúng phân hủy pectin và polysaccarit ở mô thực vật và góp phần gây nên các nốt trên củ khoai tây Chúng sinh trưởng trên môi trường nguyên thủy xác định mà không cần bổ sung thêm yếu tố kích thích sinh trưởng Sự sinh trưởng phát triển của chúng góp phần làm hỏng các nguyên liệu có nguồn gốc động thực vật Chúng
Trang 24không sinh trưởng trên thực phẩm có tính acid ở điều kiện tối ưu Chúng là nguyên nhân gây hư hỏng bánh mì
Phần lớn thông tin chúng ta có về đặc điểm sinh học, hóa sinh, di truyền của các
vi khuẩn Gram dương khác đều nhận được từ việc nghiên cứu Bacillus subtilis
Chúng là những vi khuẩn hình que, ngắn, nhỏ, kích thước (3 – 5) x 0,6 µm Chúng phát triển riêng rẻ như những sợi đơn bào ít khi kết chuỗi sợi Khuẩn lạc khô, không màu hay xám nhạt, có thể màu trắng hơi nhăn hoặc tạo ra lớp màng mịn lan trên
bề mặt thạch, mép nhăn hoặc lồi lõm nhiều hay ít, bám chặt vào môi trường thạch
Bacillus subtilis sinh trưởng tốt nhất ở 36°C –50°C, tối đa khoảng 60°C Là loại
ưa nhiệt cao Bào tử của Bacillus subtilis cũng chịu được nhiệt khá cao Bào tử hình bầu
dục, kích thước 0,6–0,9µm Phân bố không theo nguyên tắc chặt chẽ nào, lệch tâm, gần tâm nhưng không chính tâm Chúng phát tán rộng rãi Chúng là một thể nghỉ sinh ra vào cuối thời kỳ sinh trưởng phát triển của vi khuẩn Chúng không có khả năng trao đổi chất nên có thể sống được vài năm đến vài chục năm, thậm chí đến 200-300 năm
Vi khuẩn Bacillus subtilis được xem là vi sinh vật điển hình vì có những đặc tính
tiêu biểu không gây hại nên đây là một trong những vi khuẩn được sử dụng để sản xuất enzyme và các hóa chất đặc biệt như: amylase, protease, inosine, ribosides, acid
amin, subtilisin Ngoài ra nhờ khả năng bám dính proton lên bề mặt mà B subtilis có thể loại bỏ được chất thải phóng xạ như Thorium (IV) và Plutonium (IV) Đặc biệt, B
subtilisđược sử dụng trong lên men Natto của Nhật –một thực phẩm chức năng rất bổ dưỡng cho sức khỏe (Ngô Tự Thành và Bùi Thị Việt Hà, 2007)
Bacillus cereus
Đây là loại có mối quan hệ gần gũi với Bacillus anthracis, Bacillus
mycoides, Bacillus thuringiensis Bào tử của chúng phát tán khắp nơi, trong đất, không
khí… Chúng thường sinh sôi nảy nở trên thực phẩm như cơm và có thể sinh ra độc tố làm cho thực phẩm hư hỏng Chúng được áp dụng để sản xuất kháng sinh
Tế bào Bacillus cereus dày, kích thước (1 - 1,5) x (3 - 5)µm, có khi dài hơn, chúng
đứng riêng rẽ hay xếp chuỗi Bào tử hình bầu dục kích thước 0,9 x (1,2 - 1,5)µm nằm lệch tâm, tế bào chất của nó chứa các hạt và không bào (Lương Đức Phẩm, 2007) Khuẩn lạc của chúng phẳng, khá khuếch tán, hơi lõm, trắng đục, mép lồi lõm (Nguyễn Lân Dũng, 1983)
Trang 25Theo nghiên cứu của Swetha Sunkar và C Valli Nachiyar (2011) trên cây bứa
mủ vàng (Garcinia xanthochymus), Bacillus cereus sống nội sinh có khả năng diệt các
chủng vi khuẩn E coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella
typhi và Klebsiella pneumonia
Bacillus amyloliquefaciens
Bacillus amyloliquefaciens là một trực khuẩn gram dương có liên quan chặt chẽ
với các loài Bacillus subtilis Hai loài này có nhiều gen tương đồng và xuất hiện tương
tự nhau không thể phân biệt được chúng một cách trực quan (Friest et al., 1987)
Bacillus amyloliquefaciens là trực khuẩn Gram dương, hình que, di động, kích
thước 0,7 - 0,9 x1,8 - 3m, nội bào tử (0,6 - 0,8 x 1 - 1,4m), là vi khuẩn hiếu khí hay
kỵ khí, phát triển tối ưu ở pH = 7, NaCl không cần thiết cho sự tăng trưởng Nhiệt độ giới hạn 15-50oC, nhiệt độ tối ưu 30 - 40oC (http://www.tgw1916.net/Bacillus/ amyloliquefaciens.html, ngày 2/7/2014) Nó cũng tổng hợp protein barnase là một loại kháng sinh tự nhiên (http://en.wikipedia.org/wiki/Bacillus_amyloliquefaciens, ngày 2/7/2014)
B amyloliquefaciens FZB42 được coi là PGPR do kiểm soát sinh học và sản xuất
IAA thúc đẩy tăng trưởng thực vật (Chen et al., 2007) Bacillus amyloliquefaciens được
tìm thấy để sản xuất hỗn hợp của acid lactic, isovaleric, isobutyric, acid acetic và cũng
được báo cáo là có khả năng hòa tan lân (Idriss et al., 2002) Sushil et al (2013) cho rằng dòng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens sks_bnj_1 thúc đẩy sự tăng trưởng thực
vật và ảnh hưởng trên đất vùng rễ của đậu tương Mẫu phân lập được xác định dựa vào
trình tự gen 16S - rRNA cho thấy 98,7% tương đồng với dòng vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens sks_bnj_1 (AY 932.823) chúng có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng
ở cây đậu tương như: sản xuất siderophore, indole -3- acetic acid, deaminase ACC, phosphatases, phytase, HCN, cellulase, hòa tan kẽm và đối kháng với các mầm bệnh
trong đất gây ra Nghiên cứu này cho thấy rằng dòng vi khuẩn B Amyloliquefaciens
sks_bnj_1 cải thiện hầu hết các thuộc tính vùng rễ, cây tăng trưởng, đồng hóa các chất dinh dưỡng và năng suất của đậu tương
Bacillus polymyxa
Bacillus polymyxa là vi khuẩn Gram dương, có khuẩn lạc vô màu, phẳng hoặc lồi,
trơn, nhày, lan dần ra xung quanh, mép đôi khi có thùy Tế bào của Bacillus polymyxa
Trang 26có kích thước (0,6 - 1) x (2 - 7) µm, đứng riêng rẽ hay xếp thành đôi, chuỗi ngắn Khi hình thành bào tử tế bào đó sẽ phồng lên hình quả chanh (Nguyễn Lân Dũng, 1983) Bào tử hình bầu dục kéo dài, trên bề mặt cắt ngang như hình sao
Chúng phát tán rộng, kích thước dài khoảng 1,7 - 2,6 µm, nằm giữa tế bào Loại
vi khuẩn này làm giảm pectin và polysaccharide trong cây Chúng còn có khả năng cố định đạm Chúng thường sinh trưởng phát triển trên thực vật đang bị hỏng Vì vậy người ta thường phân lập chúng từ thực phẩm Môi trường kem và những môi trường có tính acid yếu phù hợp với loại vi khuẩn này Chúng là nguồn để sản xuất kháng sinh polymyxin Đây là một loại vi khuẩn rất phổ biến và có ích, chủ yếu là cho công nghiệp dược (http://en.wikipedia.org/wiki/Bacillus, ngày 2/8/2014)
3.2.1.3 Vi khuẩn Pseudomonas
Pseudomonas là vi khuẩn xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường Sự biến dưỡng
dễ thay đổi và linh động của chúng làm cho chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác
nhau như nước, đất, trên cây và trong các động vật Trong số những loài Pseudomonas
này, có những loài tiêu biểu có thể được sử dụng trong công nghệ sinh học
Đặc điểm hình thái học chung cho Pseudomonas là Gram âm, tế bào hình que, di động nhờ roi ở đầu và không có bào tử Các đặc điểm sinh lí là dị dưỡng, không lên men, linh hoạt về dinh dưỡng, không quang hợp hoặc cố định nitrogen
Một số chủng Pseudomonas có ảnh hưởng quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển thực vật như tổng hợp kích thích tố tăng trưởng thực vật như: auxin (IAA), cytokinin, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây làm gia tăng khả năng hấp thu chất dinh
dưỡng trong đất ở một số loài như: Pseudomonas putida, Pseudomonas fluorescens,
Pseudomonas syringae (Glickmann et al., 1998; Suzuki et al., 2003; Xie et al., 1996)
Khả năng phân giải phosphat Trong rác ủ, phospho tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau Phospho được tích luỹ trong rác khi động thực vật chết đi, những hợp chất phospho hữu cơ này được vi sinh vật phân giải tạo thành các hợp chất phospho vô cơ khó tan Do đó phospho tồn tại ở hai dạng: phospho hữu cơ và phospho vô cơ Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ chủ yếu thuộc hai chi: Bacillus và Pseudomonas Các loài có
khả năng phân giải mạnh là B megatherium, B mycoides và Pseudomonas sp
Trang 27Trong số các loài Pseudomonas spp., P fluorescens là được chú ý nghiên cứu
hơn hết, vì ngoài khả năng đối kháng với 10 loại mầm bệnh phát sinh từ đất, nó còn có khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng (Nguyễn Trọng Thể, 2004)
Pseudomonas fluorescens
Pseudomonas fluorescens là loài trực khuẩn, Gram âm, có đơn hoặc trùng
mao, sống hiếu khí bắt buộc nhưng một số dòng có khả năng sử dụng nitrate thay thế oxy làm chất nhận electron cuối cùng trong quá trình hô hấp tế bào Chúng có cơ chế trao đổi chất cực kỳ linh hoạt giúp chúng sống được cả trong đất và trong nước Nhiệt
độ tối ưu cho sự phát triển của Pseudomonas fluorescens là 25-30°C
Đến nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác cơ chế kiểm soát sinh
học của Pseudomonas fluorescens, một số giả thuyết được đưa ra như sau: thứ nhất
người ta cho rằng chúng kích thích tính kháng tập thể của cây, giúp cây kháng lại tốt hơn sự tấn công của mầm bệnh thực sự Thứ hai là chúng cạnh tranh dinh dưỡng với các vi sinh vật gây bệnh, ví dụ như tiết ra các hợp chất siderophore tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh sắt (Fe) Và cuối cùng chúng có thể tạo ra các hợp chất đối kháng với các vi sinh vật khác, chẳng hạn như các loại kháng sinh thuộc họ phenazine hoặc hydrogen cyanide
Theo Sivamani et al., 1987 cho rằng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có thể được dùng như biện pháp sinh học, là tác nhân chống lại Pseudomonas solanserum gây bệnh héo xanh và vi khuẩn Xanthomonas campestris
3.2.1.4 Vi khuẩn Azospirillum
Azospirillum là vi khuẩn Gram âm, có khả năng chuyển động, có dạng hình que
ngắn, cong hoặc hình chữ S (như Azospirillum lipoferum) Đây là vi khuẩn có khả năng
tổng hợp IAA, khả năng cố định đạm, phân giải lân và một số chất dinh dưỡng khác Vào năm 1923, Beijerinck phân lập được nhóm vi khuẩn giống như xoắn khuẩn
và đã được Becking (1963) phát hiện lại Đến năm 1976, Döbereiner và Day mô tả về
sự liên hợp của những vi khuẩn này với các cây cỏ và nhiều loại ngũ cốc khác nhau Sau
đó các vi khuẩn này được phân thành giống mới và được gọi là Azospirillum (Tarrand
et al., 1978) Các loài Azospirillum biểu hiện sự phân bố sinh thái vô cùng rộng lớn và
được gắn liền với sự đa dạng to lớn của cây trồng (Van Berkum và Bohlool, 1980)
Trang 28Trong những năm 1984 – 1985, người ta đã phát hiện nhiều loài của giống
Azospirillum trong vùng rễ của cỏ Kallar (Leptochloa fusca) (Reinhold et al., 1986)
Trong đó các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong nhu mô rễ có khả năng cố định đạm, hòa
tan lân ở dạng khoáng khó tan và các chất dinh dưỡng khác (Seshadri et al., 2000), sản
xuất kích thích tố thực vật hay kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
(Rangarajan et al., 2003)
3.2.1.5 Vi khuẩn Burkholderia
Vi khuẩn Burkholderia là vi khuẩn cố định đạm, Gram âm, dạng hình que ngắn, đường kính khoảng 1m, chúng có thể di chuyển nhờ các chiên mao ở đầu (Caballero-
Mellado et al., 2004) Chúng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện kị khí hoặc hiếu
khí, trong môi trường ít khí oxi thì phát triển tốt nhất Trong môi trường nuôi cấy, chúng tạo thành các khuẩn lạc màu trắng hoặc hơi vàng, đường kính khoảng 2-4 mm, tròn,
phẳng hoặc lài (Caballero -Mellado et al., 2004; 2007) Vi khuẩn này có khả năng cố định đạm và tạo nốt sần trong những cây họ đậu nhiệt đới (Mounlin et al., 2001) Vi
khuẩn Burkholderia sống cộng sinh với cây trồng và có khả năng cố định đạm, kích thích sự tăng trưởng của cây, hiện diện trong vùng rễ và rễ của nhiều loại cây như: bắp,
mía, cà phê, lúa (Scarpella et al., 2003) Hiện nay người ta tìm được khoảng hơn 40 loài Burkholderia (Martinez - Aguilar et al., 2008) bao gồm vi khuẩn cố định đạm trong đất,
rễ cây, đẩy mạnh các giai đoạn phát triển của cây (Coenye và VDNAamme, 2003;
Osullivan và Mahenthiralingam, 2005)
2.4 Một số vi khuẩn gây bệnh
2.4.1 Vi khuẩn Escherichia coli
Sơ lược về E coli
E coli là trực khuẩn hình que ngắn, gram âm bắt màu hồng, kích thước dài hay
ngắn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy, trung bình 2 - 3μm x 0,5μm, hai đầu tròn, có lông quanh tế bào, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, di động không hình thành nha bào Trong bệnh phẩm có khi bắt màu lưỡng cực hai đầu
E coli còn có tên gọi là Bacteriam coli commue được ông Escherich phát hiện
năm 1885 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em
Trang 29Theo P.J.Quinn (1994), E coli có nhiều trong ruột của động vật ăn thịt, ăn tạp
hơn là động vật ăn cỏ, sống vài tuần đến vài tháng trong bụi, phân, nước, ngoài tự nhiên Hầu hết chúng không gây hại cho người và động vật, giúp ổn định sinh lý đường ruột Tuy nhiên cho đến nay đã phát hiện được 5 dòng có khả năng gây hại cho người và động vật là:
EAEC (Enteroaggregative E coli), E coli kết tạp ở ruột
EHEC (Enterohemorrhagic E coli), E coli gây xuất huyết ở ruột
EPEC (Enteropacthogenic E coli), E coli gây bệnh đường ruột
ETEC (Enterotoxigenic E coli), E coli sinh độc tố ruột
EIEC (Enteroinvasive E coli), E coli xâm lấn niêm mạc ruột
Đặc điểm, cơ chế gây bệnh và các triệu chứng:
Đặc điểm: Chúng tiết ra các độc tố tế bào, các dòng vi khuẩn này có một
plasmid có thể giúp chúng bám dính vào màng nhầy của ruột, gây tiêu chảy không có hoặc có máu và các hội chứng khác ở người
Cơ chế gây bệnh: Để gây bệnh trước hết vi khuẩn phải bám dính vào tế bào
nhung mao ruột bằng các nhân tố xâm nhập, vi khuẩn bám dính vào lớp tế bào biểu mô của thành ruột Ở đây, chúng phát triển và nhân lên làm phá hủy các lớp tế bào biểu mô gây viêm ruột Đồng thời sinh sản độc tố đường ruột enterotoxin gồm yếu tố chịu nhiệt làm tăng tính thấm xuất của tế bào thành ruột và phá hủy tế bào, yếu tố không chịu nhiệt sẽ tác động vào quá trình trao đổi muối, nước làm rối loạn chu trình này Nước từ cơ thể chảy vào ống ruột làm căng ruột, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên một tác động cơ học làm nhu động ruột đẩy nước và thức ăn gây nên hiện tượng tiêu chảy Sau khi đã phát triển ở thành ruột, chúng vào hệ bạch huyết, đến hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, chúng nhanh chống lại hiện tượng thực bào, gây dung huyết làm cho cơ thể thiếu máu Từ hệ thống tuần hoàn chúng theo các vi quản đến các tổ chức, cơ quan, ở đây chúng lại phát triển nhân lên lần thứ hai Chúng phá hủy tế bào tổ chức gây viêm và sản sinh độc tố toxogenic và verotocin phá hủy tế bào tổ chức gây tụ huyết và xuất huyết
Triệu chứng: Sau khi sử dụng thực phẩm bị nhiễm E coli thì trong vòng 24 –
48h sẽ có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng từ 5 – 15 lần/ngày có lẫn
Trang 30máu Trong phân, đôi khi có buồn nôn, nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời sẽ bị mất nước, điện giải, rối loạn thân nhiệt, hạ huyết áp và có thể tử vong
2.4.2 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Sơ lược về A hydrophila
Vi khuẩn Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, Aeromonas là vi khuẩn Gram
âm, di động, hình que, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, khử nitrate, có khả năng lên men, oxidase dương tính
Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A salmonicida) thường gây bệnh ở
Bệnh xuất huyết còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu hay
bệnh sởi… Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn A hydrophila gây ra (Bergey, 1957)
Một số nghiên cứu về A hydrophila
Groberg (1978) khi gây cảm nhiễm A hydrophila trên cá hồi giống đã kết luận
tỷ lệ chết thường cao ở 20,50C và 170C, tỷ lệ chết thấp hơn ở 150C và 120C, còn ở 90C hay thấp hơn nữa thì cá chết rất ít hoặc không chết (Roselynn and Stevenson, 1988)
Theo báo cáo của Rahman et al., (2000) thí nghiệm gây cảm nhiễm A hydrophila trên cá vàng (Carassius auratus) bằng 4 cách: tiêm ở bụng (mật độ vi khuẩn
3.104-3.108 CFU/ml), tiêm dưới da (8,5x104-8,5x108 CFU/ml), tiêm ở cơ (8x1048x108 CFU/ml), và ngâm vi khuẩn (4,6x104-4,6x108 CFU/ml), sau khi so sánh kết quả gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm dưới da độc lực của vi khuẩn mạnh nhất với giá trị LD50 là 106,4 CFU/ml
-Ngoài ra, Đoàn Nhật Phương (2001) đã thí nghiệm gây cảm nhiễm 15 chủng A
hydrophila trên cá chép bằng phương pháp tiêm với mật độ vi khuẩn từ 103 đến 107 CFU/ml trong thời gian 14 ngày, qua 2 lần thí nghiệm thì các chủng vi khuẩn
Trang 31độc lực mạnh có giá trị LD50 lần lược là 3,68x106 CFU/ml, 2,64x106 đến 4,52x106CFU/ml và 1,96x106 đến 1,45x107 CFU/ml
2.5 Tình hình nghiên cứu cây Diếp cá trong và ngoài nước
2.5.2 Ngoài nước
Hiện nay thế giới đang nghiên cứu tập đoàn vi sinh vật sống nội sinh trong cây dược liệu, đặc biệt các cây dược liệu sống ở các vùng nhiệt đới, như cây Diếp Cá, cây Sài Đất
(Wedelia chinensis M), cây Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L)…
Gon et al., (2012) khi nghiên cứu công dụng của cây Diếp cá (Houttuynia cordata T.) cho biết dịch chiết của cây này có khả năng diệt khuẩn Salmonella Jee et al.,
(2010) cũng cho biết cây diếp cá có khả năng kháng khuẩn cũng nhờ kháng viêm Ngoài ra, các dịch chiết cây diếp cá còn có thể giúp gia tăng số lượng tế bào lympho
nhanh chóng giúp tăng tính miễn dịch của người (Busarawan et al., 2007)
Sheng Qin và Jie Li (2009) đã phân lập ra một số vi khuẩn mới như
Saccharopolyspora, Dietzia, Blastococcus, Dactylosporangium, Promicromonospora, Oerskovia, Actinocorallia, và Jiangella có khả năng kháng lại Candida albicans, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, trong cây dược liệu
trong rừng nhiệt đới Xishuangbanna ở Trung Quốc
Cleidson Valgas, et al (2006) Đã sang lọc các hoạt tính kháng khuẩn từ hợp chất tự
nhiên, tuy nhiên ông cũng cho rằng các vi sinh cũng tiết ra một số chất kháng lại vi sinh
Trang 32vật, trong trường hợp này ông đề cập việc kháng lại Staphylococcus aureus ATCC
25923 và Escherichia coli ATCC 25922
Renato Fani et al., (1989) cho biết một số vi khuẩn nội sinh với các cây trồng như Lavandula officinalis, Echinacea purperea và Echinacea angustifolia có thể sản xuất ra các hợp chất có tính kháng khuẩn gây các bệnh như Cysitic Fibrosis (CF)
Bacillus cereus sống nội sinh có khả năng diệt các chủng E coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi và Klebsiella pneumonia
(Swetha Sunkar, C Valli Nachiyar, 2012)
Bacillus polymyxa nội sinh trên cây Arabidopsis thaliana có khả năng tổng hợp kháng sinh polymyxin kháng lại cả nấm và vi khuẩn (Salme Timmusk et al.,
Theo nghiên cứu của Artidtaya Bhoonobtong et al., (2012) trên cây Phyllodium
pulchellum, vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens sống nội sinh có khả năng diệt E coli, Pseudomonas aeruginosa
Theo Merina Paul Das et al., (2013) Dịch trích ethanol trong lá cây Sài đất (Wedelia calendulacea) có tác dụng kháng khuẩn đáng kể với bốn vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Micrococcus
luteus) và bốn vi khuẩn gram âm (Salmonella typhimurium, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli) Xét nghiệm kháng nấm cũng đã
được thực hiện chống lại bốn loại nấm (Aspergillus niger, Aspergillus flavus,
Candida albicans, Alternaria alternata),… và tất cả các thử nghiệm trên đều cho kết
quả tốt…
Trang 332.6 Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
2.6.1 Nguyên lý chung của kỹ thuật PCR
PCR là một chuỗi phản ứng liên tục, gồm nhiều chu kỳ kế tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn (Khuất Hữu Thanh, 2006):
- Giai đoạn biến tính: ở nhiệt độ cao 90-95oC, làm đứt các liên kết hydro của phân
tử DNA, hai mạch phân tử DNA tách rời nhau Đoạn DNA khuôn có các đoạn dài gồm nhiều nucleotide giống nhau, hoặc tỷ lệ G-C càng cao, có nhiệt độ biến tính (Tm) cao hơn Do vậy cần căn cứ đặc điểm của DNA khuôn để lựa chọn nhiệt độ biến tính phù hợp giai đoạn này kéo dài 1 phút đến 2 phút
- Giai đoạn gắn mồi: ở nhiệt độ khoảng 55-65oC để các mồi bắt cặp với các mạch đơn DNA khuôn ở các đầu 3’theo nguyên lí Chargaff Giai đoạn này khoảng 30-60 giây
- Giai đoạn tổng hợp: nhiệt độ 70-72oC thích hợp với điều kiện hoạt động của enzyme DNA polymerase Enzyme DNA polymerase xúc tác hoạt động tổng hợp gắn thêm các nucleotide vào cuối đoạn mồi, các đoạn mồi được kéo dài trên cơ sở bắt cặp với mạch khuôn theo nguyên lí Chargaff, tạo nên các mạch đơn DNA mới, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn polymer hóa (polymerization) Thời gian giai đoạn này từ 30 giây đến vài chục phút, tùy thuộc vào kích thước của đoạn DNA
Chu kỳ gồm ba bước này sẽ được lặp lại nhiều lần khoảng 25-40 (tùy vào ứng dụng chuyên biệt) Cuối cùng được kết thúc bằng một “extension” ở 72oC trong 5 phút, sau đó cho ngừng hẳn bằng cách tồn trữ sản phẩm PCR ở nhiệt độ phòng hoặc ở 4oC
(tùy thuộc vào loại máy Thermal cycler được sử dụng) (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí
Bửu, 2005)
Trang 34Một phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ liên tục, sản phẩm tạo ra ở chu kỳ trước được làm khuôn ở chu kỳ
Kế tiếp, nên số lượng bản sao tạo thành tăng theo cấp số nhân Một phản ứng PCR thường thực hiện 20-40 chu kỳ, từ mỗi đoạn DNA khuôn có thể tạo nên 220-240 bản sao DNA Trong quá trình thực hiện phản ứng PCR, cần lưu ý ở những chu kỳ sau lượng khuôn tăng, lượng mồi và dNTP tự do giảm, enzyme DNA polymerase hoạt động yếu dần,… do đó cần tính toán hàm lượng mồi dNTP, enzyme để đảm bảo phản ứng PCR có kết quả tốt nhất
2.6.2 Mồi (primer) sử dụng trong kỹ thuật PCR
Primer là các đoạn oligonucleotide ngắn khoảng 14-15 nucleotide, có vai trò quyết định thành công của phản ứng PCR Một cặp mồi trong PCR gồm có mồi xuôi F
và mồi ngược R
- Mồi xuôi (sense primer): bắt cặp và gắn ở đầu 3’ của mạch khuôn 5’→ 3’
- Mồi ngược (antisense primer): bắt cặp và gắn ở đầu 3’ của mạch khuôn 3’→ 5’ Điều kiện chủ yếu của bảo đảm hiệu quả mồi là:
- Mồi không quá ngắn (nhỏ hơn 8 nucleotide) hoặc quá dài (lớn hơn 50 nucleotide), mồi quá ngắn kết quả PCR không chính xác, mồi quá dài khó đảm bảo thành công của phản ứng PCR Khi thiết kế mồi, nên để dư 1-3 nucleotide ở đầu 5’ của mồi, giúp cho đoạn DNA được nhân lên có trình tự nguyên vẹn
- Trình tự của mồi có tính đặc hiệu cao, chỉ có thể bắt cặp với đầu 3’ của mạch khuôn Các mồi không được bắt cặp với nhau, hoặc bắt cặp ở giữa mạch khuôn
- Nhiệt độ nóng chảy (Tm) của các mồi không được chênh lệch nhau quá lớn
Hình 3: Mối liên hệ giữa thời gian và nhiệt độ trong một chu kỳ phản ứng PCR
(Nguồn
http://voer.edu.vn/m/cac-phuong-phap-xac-dinh-su-hien-dien-va-bieu-hien-cua-gen-ngoai-lai/952c041b ngày 22/06/2014)
Trang 35Khoảng cách tiến hóa giữa hai loài có thể đo được bằng sự khác biệt trong nucleotide hay acid amin của phân tử tương đồng từ hai loài bởi vì số lượng khác biệt trong chuỗi (sequence) trong một phân tử là một tỉ số không đổi cố định trong mã di truyền ở DNA Chọn rRNA (Ribosomal RNAs) 16S hay 16S-23S để phân loại và xác định sự tiến hóa vì:
- Nó tham gia trong quá trình tổng hợp protein nên RNA của ribosome được chọn
để nghiên cứu mối liên hệ tiến hóa trong sinh vật
- RNA của ribosome là những phân tử cổ điển, chức năng cố định, đồng nhất và đặc trưng cho các loài
- Kích thước của nó vừa phải, thuận lợi cho việc xếp hàng (align) để so sánh các chuỗi
Bản chất ổn định của các chuỗi rRNA cũng dẫn đến sự phát triển các mẫu dò DNA, để nhận diện chi vi khuẩn Các mẫu dò này được sử dụng để hình dung các thành phần chuyên biệt trong bộ gen DNA vi khuẩn cắt giới hạn, được tách riêng ra bởi điện
di Kết quả khuôn giới hạn gen rRNA được sử dụng cho sự khác nhau của các loài và các dòng bên dưới chi sinh ra, như một công cụ cho sự nhận diện vi khuẩn với biên độ rộng
Trong mỗi ribosome có 3 phân tử RNA với loài sơ hạch có 5S, 16S và 23S trong
đó 16S có khoảng 1500 nucleotide và 23S có khoảng 2900 nucleotide 5S chứa khoảng
120 nucleotide (quá nhỏ) nên ít được nghiên cứu, 16S và 23S được nghiên cứu nhiều hơn, ở loài chân hạch dùng 18S để nghiên cứu
Chuỗi trình tự 16S rRNA được sử dụng như là một công cụ mạnh mẽ để đánh giá
sự đa dạng di truyền của các vi khuẩn ở các mẫu môi trường (Barker et al., 2003)
2.6.3 Điện di gel agarose
2.6.3.1 Nguyên tắc của kỹ thuật điện di
Dựa vào đặc tính cấu trúc của các acid nucleic Các đại phân tử tích điện âm đồng đều trên khắp bề mặt nên dưới sự tác động của một điện trường sẽ di chuyển về cực dương của điện trường (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2002)
Sau phản ứng PCR, các DNA của vi khuẩn được nhuộm với Ethidium bromide (EtBr) Chất này có khả năng gắn xen vào giữa các base của acid nucleic và dưới tác
Trang 36dụng của tia tử ngoại sẽ phát huỳnh quang Tiến hành điện di sản phẩm trên gel agarose
và quan sát kết quả dưới tia UV có bước sóng 260nm
Thang DNA (DNA ladder): “yếu tố đánh dấu trọng lượng phân tử” dùng để ước lượng kích thước các trình tự acid nucleic trong gel agarose, đó là một tập hợp nhiều trình tự DNA có kích thước đã biết (Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2002)
2.6.3.2 Các kỹ thuật điện di chủ yếu
a Điện di trên gel agarose
Điện di trên gel agarose là kỹ thuật điện di để kiểm tra DNA sử dụng Agarose từ 0,3-2,0% làm bản gel, tùy theo kích thước của DNA Nếu kích thước đoạn DNA nhỏ dưới 1kb, hàm lượng agarose sử dụng 1-2%, trong các phòng thí nghiệm thường sử dụng hàm lượng Agarose khoảng 0,7-0,8%
b Điện di trên gel polyacrylamide
Điện di trên gel polyacrylamide là kỹ thuật điện di để kiểm tra DNA hoặc protein, sử dụng bản polyacrylamide với nồng độ khoảng 3,5-20% làm bản gel, tùy theo kích thước đoạn DNA hoặc trọng lượng phân tử protein Đoạn gel có kích thước càng nhỏ, protein có khối lượng phân tử nhỏ thì hàm lượng polyacrylamide sử dụng càng lớn,
và ngược lại
c Phương pháp giải trình tự DNA
Giải trình tự gen theo phương pháp dideoxy
Nguyên tắc cơ bản là dựa vào hoạt động của enzyme DNA polymerase trong quá trình tổng hợp DNA DNA polymerase xúc tác gắn các nucleotide không có nhóm 3’-
OH phản ứng tổng hợp bị ngừng lại Kết quả tạo ra các đoạn oligonucleotide dài ngắn khác nhau một nucleotide
Thực hiện bốn phản ứng trong 4 ống Eppendorf, mỗi ống có chứa DNA, mồi, bốn loại dNTP có một loại được đánh dấu phóng xạ (S35 – dATP, dGTP, dCTP, dTTP), enzyme và các điều kiện thích hợp Ống A thêm 1% ddATP, ống G thêm 1% ddTTP, ống C thêm 1% ddCTP, ống T thêm 1% ddTTP Sau khi khuếch đại DNA qua PCR khoảng 25-35 chu kỳ, điện di kết quả thu được trên gel polyacrylamide Các đoạn oligonucleotide có kích thước khác nhau di chuyển với tốc độ khác nhau, tạo nên các vị trí khác nhau trên bản gel, thực hiện phản ứng hiện hình phóng xạ có thể quan sát được
Trang 37các đoạn mạch đơn DNA bằng các vạch trên bản gel Tổng hợp kết quả phản ứng ở 4 ống thu được trình tự các nucleotide mạch đơn, có thể biết trình tự các nucleotide trong gen
Tùy theo mục đích giữ mẫu, có thể sử dụng đồng vị phóng xạ S35 hoặc P32 đánh dấu phóng xạ đoạn mạch khuôn Sử dụng S35 thời gian mất hoạt tính khoảng 3 tháng, còn P32 khoảng 14 ngày (Khuất Hữu Thanh, 2006)
2.6.4 Phần mềm phân tích trình tự DNA được giải mã
Trong những năm gần đây lượng thông tin liên quan đến trình tự DNA được xác định ở các loài sinh vật khác nhau đã được quản lý dưới dạng ngân hàng dữ liệu (EMBL
ở Châu Âu, GenBank ở Mỹ), có thể dễ dàng truy cập và tải về miễn phí thông tin trên internet
BLAST là một trong những chương trình được sử dụng rộng rãi nhất trong tin sinh học BLAST cho phép nhà nghiên cứu tìm kiếm DNA, protein xem đoạn mà ta quan tâm có tương cận với đoạn của sinh vật nào trong ngân hàng gen không, khi được cung cấp một thư viện hay dữ liệu các chuỗi đó Để chạy BLAST cần đầu tư hai chuỗi: chuỗi đích và cơ sở dữ liệu chuỗi Chuỗi đích nhỏ hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu
Có 5 chương trình BLAST: BLAST N, BLAST P, BLAST S, TBLAST N, TBLAST X, trong đó BLAST N (Nucleotide-Nucleotide BLAST) cho phép so sánh cấu trúc chuỗi nucleotide trong ngân hàng dữ liệu (Ken, 2002)
Trang 38CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian – Địa điểm thực hiện
Thời gian: Tháng 6/2014 – 11/ 2014
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Vi sinh vật, Phòng Thí nghiệm Sinh hóa, Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử - Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ
3.1.2 Vật liệu
Toàn bộ rễ, thân, lá của cây Diếp cá trồng ở một số huyện thuộc tỉnh Cà Mau
Chủng vi khuẩn E coli được cung cấp từ phòng thí nghiệm Sinh học phân tử -
Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học– Trường Đại học Cần Thơ
Chủng vi khuẩn A hydrophila được cung cấp từ bộ môn Bệnh học thủy
sản –Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
- Kẹp, kim cấy, que trãi mẫu, đèn cồn
- Lame, Lammelle – Duhan group (Đức)
- Máy Vortex
- Tủ cấy vi sinh vật – Biosafe II – ESCO (Singapore)
- Tủ ủ vi sinh vật – Binder (Đức)
- Máy lắc mẫu – GFL3005 (Đức)
- Kính hiển vi – Meji (Nhật); Trắc vi thị kính – Olympus (Nhật)
- Nồi khử trùng nhiệt ướt – Pbinternational (Đức)
Trang 39- Cân điện tử - Startorius (Đức)
3.1.4.2 Hóa chất nhuộm Gram vi khuẩn
- Crystal violet, iod
Trang 403.1.4.5 Môi trường phân lập vi khuẩn nội sinh
Bảng 2: Môi trường PDA (Harold Eddleman., 1998)