1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam

188 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật cạnh tranh khó thực thi - Cơ sở để xác định thị trường liên quan: theo quy định Luật Cạnh tranh hiện hành việc xác định một doanh nghiệp có vi phạ

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

Người hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Danh Vĩnh Người hướng dẫn 2: TS Trịnh Thị Thanh Thủy

Hà Nội, Năm 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tác giả

Trịnh Anh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án 5

4.1 Phương pháp phân tích và thống kê 6

4.2 Phương pháp so sánh 6

4.3 Phương pháp khảo sát thực tế 6

5 Những đóng góp mới của Luận án 6

5.1 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn 6

5.2 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án 9

6 Kết cấu nội dung của Luận án 10

PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 11

1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 11

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 15

3 Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 19

1.1 Một số khái niệm có liên quan 19

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các hình thái cạnh tranh 19

1.1.2 Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật cạnh tranh 22

1.1.3 Khái niệm về thực thi pháp luật cạnh tranh 27

1.1.4 Khái niệm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh 29

1.2 Tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh 31

1.2.1 Nhóm tiêu chí bên trong 32

1.2.2 Nhóm tiêu chí bên ngoài 36

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của một số nước và bài học đối với Việt Nam 40

1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 40

1.3.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 50

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 61

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2014 67

2.1 Tổng quan về pháp luật cạnh tranh Việt Nam 67

2.1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh 70

2.1.2 Quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh 70

2.1.3 Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 80

2.1.4 Quy định về Cơ quan cạnh tranh 82

2.1.5 Quy định về quy trình tố tụng cạnh tranh 83

Trang 5

2.2 Thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ

năm 2005 đến năm 2014 84

2.2.1 Thực trạng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam 84

2.2.2 Thực trạng công tác điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh 89

2.2.3 Thực trạng hoạt động tăng cường sự tiếp cận pháp luật cạnh tranh của cơ quan thực thi 103

2.3 Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2014 106

2.3.1 Đánh giá theo nhóm tiêu chí bên trong 106

2.3.1.1 Đánh giá về tính hợp pháp của pháp luật cạnh tranh 106

2.3.1.2 Đánh giá về tính thực tiễn của pháp luật cạnh tranh 111

2.3.2 Đánh giá theo nhóm tiêu chí bên ngoài 117

2.3.2.1 Đánh giá về công tác tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh 117 2.3.2.2 Đánh giá về khả năng tiếp cận và tuân thủ pháp luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp 120

2.3.3 Một số bất cập và nguyên nhân 123

2.3.3.1 Một số bất cập 123

2.3.3.2 Nguyên nhân của những bật cập 127

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM129 3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 129

3.1.1 Bối cảnh trong nước 129

3.1.2 Bối cảnh quốc tế 130

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới ở Việt Nam 131

3.2.1 Tạo lập một sân chơi bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp 131

3.2.2 Đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội 132

Trang 6

3.2.3 Phù hợp với các cam kết mới của Việt Nam trong các Hiệp định song

phương và đa phương 133

3.3 Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới 134

3.3.1 Quan điểm 134

3.3.2 Định hướng 134

3.4 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh 135

3.4.1 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật cạnh tranh 135

3.4.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan cạnh tranh 147

3.4.3 Nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh 152

3.4.4 Tăng cường hợp tác quốc tế 153

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 165

Trang 8

TIẾNG ANH

Viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

ASEAN Association of Southeast

FTC Federal Trade Commission Ủy Ban thương mại liên bang

Hoa Kỳ ICN International Competition

Network

Mạng lưới cạnh tranh quốc tế

JFTC Japan Fair Trade Commission Ủy Ban Thương mại lành

mạnh Nhật Bản WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số vụ việc áp dụng các biện pháp xử lý từ 2005-2013của JFTC 43

Bảng 1.2 Số vụ xử lý vi phạm của JFTC theo hành vi vi phạm 44

Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của Cục Quản lý cạnh tranh 87

Bảng 2.2 Số vụ việc hạn chế cạnh tranh đã điều tra, xử lý trong giai đoạn 2006-2014 89

Bảng 2.3 Số vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2006 - 2014 91

Bảng 2.4 Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng theo nhóm ngành, lĩnh vực 93

Bảng 2.5 Số vụ việc tập trung kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 99

Bảng 2.6 Phân loại các vụ việc TTKT theo nhóm hành vi 100

Bảng 2.7 Phân loại vụ việc TTKT theo nhóm ngành nghề 100

Bảng 2.8 Thống kê các loại hình doanh nghiệp tham gia TTKT 102

Bảng 2.9 Thời điểm DN bắt đầu nhận thức về Luật Cạnh tranh 121

Bảng 2.10 Kênh thông tin giúp doanh nghiệp nhận biết Luật Cạnh tranh 121

Bảng 2.11 Đánh giá của DN về mức độ hiểu biết các quy định của pháp luật cạnh tranh 122

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Số tiền phạt JFTC áp dụng đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá và

thông thầu giai đoạn 2005-2013 45

Hình 1.2 Số tiền phạt do Cục chống độc quyền tiến hành từ 2004 - 2013 57

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh [43] 87

Hình 2.2 Số vụ việc hạn chế cạnh tranh giai đoạn 2006 - 2014 92

Hình 2.3 Phân loại vụ việc điều tra tiền tố tụng giai đoạn 2006-2014 92

Hình 2.4 Cơ cấu vụ việc điều tra tiền tố tụng theo nhóm ngành, lĩnh vực 94

Hình 2.5 Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh giai đoạn 2006 - 2013 95

Hình 2.6 Vụ việc CTKLM theo nhóm hành vi vi phạm 96

Hình 2.7 Tổng số tiền phạt vụ việc CTKLM 97

Hình 2.8 Số vụ việc tập trung kinh tế giai đoạn 2005 - 2014 99

Hình 2.9 Số lượng vụ việc TTKT theo nhóm ngành nghề 101

Hình 2.10 Các loại hình doanh nghiệp tham gia TTKT 102

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trong thời gian qua, cùng với chính sách đổi mới, mọi thành phần kinh

tế được khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia kinh doanh trên thị trường Từ đó, cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh, đã xuất hiện những hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh của đất nước

Trước thực tế đó, năm 2004, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh nhằm điều tiết các hành vi cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các cơ hội cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Theo quy định của Luật Cạnh tranh, các hành vi như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh

Từ khi có hiệu lực đến nay, pháp luật cạnh tranh đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, số lượng vụ việc cạnh tranh được điều tra, xử lý là chưa nhiều (08 vụ hạn chế cạnh tranh và 122 vụ cạnh tranh không lành mạnh) Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng là do còn nhiều bất cập về quy định của pháp luật cạnh tranh, bộ máy thực thi và nhận thức của cộng đồng

Trang 12

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật cạnh tranh khó thực thi

- Cơ sở để xác định thị trường liên quan: theo quy định Luật Cạnh tranh hiện hành việc xác định một doanh nghiệp có vi phạm các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được xác định trên cơ sở yếu tố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan Do đó, vấn đề xác định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan là hết sức quan trọng có yếu tố quyết định trong quá trình thực thi Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì các yếu tố để xác định thị trường liên quan là không phù hợp với thực tế do đó gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi

- Về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế (mua bán và sáp nhập): theo

Điều 18 của Luật Cạnh tranh, pháp luật cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan (trừ trường hợp quy định tại Điều 19) Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30-50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi tiến hành các hoạt động tập trung kinh tế Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp rất khó để tự xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan và như vậy rất khó để biết xem mình có thuộc ngưỡng bị cấm hoặc phải thông báo tập trung kinh tế hay không Do đó, các quy định hiện nay về vấn đề này là không có tính khả thi

- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ ràng về thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh Các quy định hiện hành chỉ đề cập đến các hình thức biểu hiện bên ngoài một cách cứng nhắc, chưa tiếp cận được bản chất phản cạnh tranh của hành vi Chẳng hạn, thỏa thuận ấn định mức giá sàn, giá trần; thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá (không chỉ ở mức cụ thể) hoặc thỏa thuận duy trì giá bán lại cho bên thứ ba là những thỏa thuận có bản chất hạn

Trang 13

chế cạnh tranh, nhưng chưa được quy định Trong khi hành vi kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hành vi thỏa thuận thay đổi ngày càng phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau thì tiếp cận quy định

“cứng” như hiện nay sẽ gây khó khăn cho cơ quan thực thi trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cụ thể Ngoài ra, thực tiễn một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh xem xét, xử lý cho thấy các hiệp hội đều là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp Thậm chí trong nhiều vụ việc, Hiệp hội còn ban hành các “quyết định”, các “nghị quyết” về giá cả, sản lượng trên thị trường để các doanh nghiệp thành viên thực hiện Tuy nhiên, các hành vi nêu trên của hiệp hội lại chưa được điều chỉnh trong các quy định hiện hành

Thứ hai, mô hình cơ quan thực thi chưa phù hợp

- Hiện nay cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam bao gồm hai cơ quan: Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan QLCT) và Hội đồng cạnh tranh (HĐCT) Một trong những nhiệm vụ và chức năng của Cơ quan QLCT là thụ

lý, tổ chức điều tra các vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh để HĐCT xử

lý theo quy định của pháp luật Như vậy, sau khi thụ lý và điều tra, Cơ quan QLCT sẽ phải chuyển vụ việc sang HĐCT để tiến hành xử lý vi phạm Trong khi đó, HĐCT lại được thành lập và hoạt động theo cơ chế liên ngành nên việc vận hành rất khó linh hoạt trong điều kiện các cơ quan nhà nước của Việt Nam như hiện nay Chính vì vậy, để xử lý được vụ việc cạnh tranh, Cơ quan QLCT và HĐCT phải tiến hành rất nhiều thủ tục và nhiều công đoạn dẫn đến

sự thiếu hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa hai cơ quan này

- Bên cạnh đó, ngoài chức năng thực thi pháp luật cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh còn phải thực hiện thêm các chức năng thực thi pháp luật

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại dẫn tới nguồn lực dành cho công tác quản lý cạnh tranh bị hạn chế

Trang 14

Thứ ba, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh chưa cao

Trong số các vụ việc đã xử lý trong thời gian qua, số vụ việc do doanh nghiệp nộp hồ sơ khiếu nại không nhiều (chiếm khoảng hơn 20%), hầu hết các vụ xử lý là do cơ quan cạnh tranh tự phát hiện thông qua các phương tiện đại chúng Điều này cho thấy, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vấn

đề này là chưa cao

Vì những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

luận án Tiến sĩ kinh tế sẽ góp phần đưa pháp luật cạnh tranh đến gần hơn với cuộc sống

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài luận án, xác định những vấn đề đã được các nhà khoa học nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu

- Đánh giá tổng quan về pháp luật cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

- Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật cạnh tranh và hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Trang 15

- Phân tích đánh giá thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ khi Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực đến nay, từ đó rút ra những bất cập cần được hoàn thiện

- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

a Về nội dung

- Nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam

(bao gồm Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành), các nhân tố

tác động, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện pháp luật cạnh tranh

- Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam

b Về không gian

Hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…

c Về thời gian

- Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh từ năm 2005 - 2014

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết

Trang 16

hợp phân tích định tính và định lượng, đề tài luận án áp dụng các phương pháp cụ thể sau đây

4.1 Phương pháp phân tích và thống kê

Được sử dụng nhằm hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, lý luận cơ bản về các vấn đề liên quan trong Đề tài nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để làm rõ các thuật ngữ, những

lý luận sử dụng trong lĩnh vực cạnh tranh, các kết quả nghiên cứu, những vấn

đề đang tồn tại mà được các công trình khoa hoc trước đây đã nghiên cứu

4.2 Phương pháp so sánh

Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập, phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh và trong phần phân tích đánh giá thực trạng theo khung lý thuyết

5 Những đóng góp mới của Luận án

5.1 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn

a Về lý luận

+ Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả thực thi pháp luật

Trang 17

cạnh tranh, cụ thể là làm rõ những khái niệm cơ bản về cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh, vị trí vai trò của pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các đối tượng, yếu tố liên quan đến công tác thực thi pháp luật cạnh tranh, các

mô hình tổ chức quản lý nhà nước về pháp luật cạnh tranh trên thế giới

+ Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh, rút ra bài học và điều kiện áp dụng cho Việt Nam

b Về thực tiễn

- Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về nội dung pháp luật, cơ quan thực thi, các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi, từ đó kiến nghị bài học có thể áp dụng ở Việt Nam

- Đề tài luận án phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam trong thời gian vừa qua (trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động điều tra, xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật cạnh tranh, các hoạt động tuyên truyền phổ biến ) chỉ ra những thành tựu, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra cho công tác thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam, tựu trung là:

+ Về nội dung các văn bản pháp luật: Một số quy định liên quan đến quy trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, quy định về xác định thị trường liên quan và quy định về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn hiện không phù hợp và khó có thể

áp dụng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam

+ Về cơ quan cạnh tranh: Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là cơ quan thuộc Bộ Công Thương không đảm bảo vị trí độc lập, còn ôm đồm nhiều chức năng làm phân tán nguồn lực

+ Về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp: Trong thời gian gần đây

Trang 18

nhận thức cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh đã có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp Đây là một phần nguyên nhân nhiều doanh nghiệp khi quyền lợi của mình bị xâm hại không biết sử dụng pháp luật cạnh tranh như là một công cụ để bảo vệ mình

- Xác định bối cảnh trong nước, quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới Luận án

đã đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới, bao gồm:

+ Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, cần xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật cạnh tranh, trong đó cần làm rõ tiêu chí xác định thị trường liên quan, minh bạch quy trình xử lý vụ việc, áp dụng hình thức xử lý vi phạm hợp

lý dựa trên cơ sở phạm vi và mức độ vi phạm; bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến các nhóm hành vi vi phạm

+ Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan thực thi, theo đó đề xuất thành lập một Ủy ban Cạnh tranh độc lập và đặc biệt chú trọng công tác cán bộ trong thực thi pháp luật cạnh tranh

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, cần thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến có trọng điểm đến các nhóm doanh nghiệp trong từng lĩnh vực; đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền; thúc đẩy và sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp

+ Hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với cơ quan cạnh tranh nước ngoài và tham gia tích cực vào các diễn đàn cạnh tranh khu vực và trên thế giới để tận dụng kinh nghiệm và đào tạo cán bộ

Trang 19

5.2 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án

Từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước, nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm tiêu chí làm căn cứ đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh:

+ Các tiêu chí thể hiện chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm tính hợp pháp và tính thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật

+ Các tiêu chí thể hiện mối quan hệ tương tác của quy phạm pháp luật đối với xã hội bao gồm khả năng tổ chức thực thi của cơ quan thi hành pháp luật và khả năng tiếp cận, tuân thủ của các đối tượng điều chỉnh mà văn bản quy phạm pháp luật hướng tới

Nghiên cứu đã chỉ ra các bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian qua Các giải pháp được đưa ra là các giải pháp từ phía Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chỉ rõ tính khả thi, tính hữu dụng của giải pháp, cụ thể:

+ Đối với giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam: Luận án đã chỉ ra những quy định cần sửa đổi bổ sung phù hợp trên cơ

sở xây dựng Luật Cạnh tranh sửa đổi

+ Đối với giải pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cơ quan điều tra Luận án đã chỉ ra Việt Nam không nên tách hai cơ quan cạnh tranh riêng biệt và thực hiện cơ chế Hội đồng như hiện nay và nên thành lập một cơ quan riêng biệt, độc lập

+ Giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tham gia của doanh nghiệp trong việc thực hiện luật: Trên thực tế, để một văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp là hết sức cần thiết và đòi hỏi phải có nguồn lực Do đó, Luận án chỉ rõ trong thời gian tới,

Trang 20

cơ quan cạnh tranh cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tập trung tuyên tuyền trực tiếp đến các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực riêng biệt và thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông

6 Kết cấu nội dung của Luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận và phụ lục, nội dung của Luận

án được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Chương 2: Thực trạng công tác thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Trang 21

PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trong nước và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh với mục tiêu và cách tiếp cận khác nhau Những công trình nghiên cứu điển hình có thể kể đến là:

1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan

- “Cơ sở khoa học xác định mức độ hạn chế cạnh tranh của các thoả thuận và các tiêu chí cho phép hưởng miễn trừ trong luật cạnh tranh”, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu thương mại, năm 2004

[28] Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung (i) làm rõ luận cứ khoa học của khái niệm và tiêu chí “mức độ hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; các trường hợp được hưởng miễn trừ việc áp dụng quy định cấm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (ii) nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xác định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh các trường hợp được miễn trừ áp dụng quy định cấm đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh

Đề tài cũng đề xuất một số nội dung về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

để đưa vào trong Dự thảo Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Sách “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung

ương, năm 2002 [34] Với quan điểm cho rằng để đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả, cần thiết phải xóa bỏ các quy định bất hợp lý cản trở cạnh tranh trong kinh doanh Nghiên cứu này tập trung đi sâu vào đánh giá những hạn chế về các quy định hiện hành, đồng thời hệ thống hoá một số hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh

Trang 22

nghiệp Nghiên cứu chia thành 3 phần chính: (i) làm rõ một số vấn đề lý luận

về cạnh tranh làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng của Việt Nam; (ii) kiến nghị phương hướng xử lý; (iii) nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Hoa Kỳ, Nhật, Australia và Mexico trong xây dựng chính sách cạnh tranh

và rút ra bài học cho Việt Nam

- Giáo trình “Luật cạnh tranh tại Việt Nam” TS Lê Danh Vĩnh, Hoàng

Xuân Bắc, Ths Nguyễn Ngọc Sơn NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006 [32] Giáo trình hệ thống hóa nền tảng lý luận và việc ứng dụng kinh nghiệm của các nước vào các quy định của Luật Cạnh tranh phục vụ cho công tác đào tạo môn học Luật Cạnh tranh cho sinh viên chuyên ngành Luật học Các nội dung

cơ bản được làm rõ như: khái niệm cạnh tranh, vai trò, mục tiêu của chính sách cạnh tranh đến quy định và cách tiếp cận những nhóm hành vi trong Luật Cạnh tranh và cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam

- “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật cạnh tranh”, Đề tài nghiên

cứu cấp Bộ, do Thạc sĩ Lê Thị Bích Thọ, Trường Đại học Luật TP.HCM làm chủ nhiệm, năm 2002 [27] Nội dung đề tài đã phân tích các quan điểm, quy định của pháp luật một số nước từ đó xây dựng tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trên cơ sở các tiêu chí đó, các tác giả đã chỉ ra được các hành vi cụ thể được coi là cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền Đây là những hành

vi quan trọng cần phải xác định khi nghiên cứu xây dựng pháp luật về cạnh tranh Các tác giả cũng chỉ ra được những yếu tố chi phối thị trường cạnh tranh ở Việt Nam, đó là các yếu tố về pháp luật; trình độ phát triển của kinh tế – xã hội; các hình thức sở hữu kinh doanh, sự quản lý của Nhà nước và mức

độ mở cửa của nền kinh tế Công trình cũng đã tập trung nghiên cứu pháp luật của một số nước về cạnh tranh, bao gồm: Luật chống độc quyền của Đan Mạch, Luật chống hạn chế cạnh tranh Đức, Luật Cạnh tranh Hà Lan, Luật

Trang 23

Cạnh tranh Thụy Điển, Luật Cạnh tranh và kinh doanh bình đẳng của Italia, Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, Luật Cạnh tranh Châu Âu Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, các tác giả đã rút yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng Luật Cạnh tranh là: phải dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế, phù hợp với chính sách ngoại giao và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới; phải đồng bộ và phù hợp với các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Việt Nam và phải đảm bảo tạo ra được môi trường pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh tự do cạnh tranh ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu tổng quan về pháp luật cạnh tranh, vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh của một số nước để tập trung xây dựng Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn trong giai đoạn 2003-2006 Chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu, chỉ ra những bất cập trong khung pháp lý về cạnh tranh, cũng như nghiên cứu sâu

và tổng thể về hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và đặc biệt là nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

- "Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Tăng Văn Nghĩa đăng tại Tạp chí Nghiên cứu kinh tế năm 2006 [17]

- “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh”, của tác giả TS Lê Hoàng Oanh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2005 [18]

Trang 24

- “Pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền” Tạp chí Nhà nước và pháp luật của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, năm 1999 [16]

- Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh

- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW - NXB Lao động - Hà Nội, năm 2000

[35]

Các công trình khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về lý luận chung, như

sự cần thiết phải có những thay đổi căn bản về vai trò của nhà nước khi chuyển đổi nền kinh tế, tính tất yếu của việc xây dựng pháp luật và chính sách cạnh tranh để phù hợp với quy luật của thị trường nhằm (i) kiểm soát độc quyền; (ii) tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh; (iii) bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có một công trình liên quan

đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án là “Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiếm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Đồng Thị Hà, Trường Đại học kinh tế quốc dân,

2014 [28] Luận án này đã (i) Phân tích những ý kiến và cách thức hoạch định, triển khai chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam và một

số nước trên thế giới, (ii) Đánh giá ý nghĩa của chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền đối với phát triển kinh tế để đổi mới nhận thức, quan điểm giữa hai mặt đối lập: cạnh tranh và độc quyền Qua đó khẳng định: Nhà nước cần xây dựng chính sách duy trì cạnh tranh (cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng ) và kiểm soát, hạn chế độc quyền, chống các hành vi thống lĩnh thị trường và cản trở cạnh tranh ; (iii) phân tích, đánh giá các quy định và giải pháp chính sách hiện tại đang gây khó khăn bất cập cho cạnh tranh và môi trường cạnh tranh, cũng như kiểm soát độc quyền trong kinh doanh để làm cơ

sở cho các kiến nghị về hoàn thiện và xây dựng mới các chính sách cạnh tranh

và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam trong thời gian tới mà không phân tích khía cạnh về thực trạng thực thi pháp luật cạnh tranh hiện nay

Trang 25

1.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan

- Luật Cạnh tranh năm 2004;

- Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm

2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh;

- Nghị định số 119/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm

2011 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh;

- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm

2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Hội đồng cạnh tranh;

- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm

2006 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh;

- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm

2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;

- Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm

2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách và pháp luật cạnh tranh vô cùng phong phú và đa dạng, được thực hiện bởi các

cá nhân, tổ chức khác nhau Có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề cụ thể

về chính sách cạnh tranh, chủ yếu là phân tích về cách tiếp cận trong việc xây dựng chính sách cạnh tranh, các nguyên tắc xây dựng chính sách cạnh tranh

và các hành vi và đối tượng mà chính sách cạnh tranh điều chỉnh

Trang 26

Một trong số những công trình được biết đến rộng rãi là “Chính sách cạnh tranh, Lý thuyết và thực tiễn” (Competition Policy, Theory and Practice)

của tác giả Massimo Motta do Trường Đại học Cambridge phát hành năm

2004 [44] Công trình nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) Tổng quan các vấn đề chống độc quyền (chính sách cạnh tranh) bao gồm: khái niệm về chính sách cạnh tranh, cách tiếp cận xây dựng chính sách cạnh tranh tại Hoa Kỳ và một

số nước Châu âu; (ii) Đưa ra các khái niệm về quyền lực thị trường, những ảnh hưởng của doanh nghiệp có quyền lực thị trường tới môi trường cạnh tranh; (iii) Các công cụ kinh tế thường dùng để xác định quyền lực thị trường Công trình nghiên cứu cũng phân tích và dẫn chiếu tới các vụ việc chống độc quyền từ các quốc gia phát triển Công trình nghiên cứu có thể được sử dụng như một cuốn sách giáo khoa kinh tế trong các khóa học về chính sách cạnh tranh của chương trình đào tạo đại học hoặc sau đại học

Luật chống độc quyền và kinh tế (Antitrust law and Economics) của

Ernest Gellhorn, William E.Kovacis, Stephen Calkings do Thomson West phát hành năm 2004 (tái bản lần thứ 5) [39] Công trình nghiên cứu giúp các nhà kinh tế, luật sư tăng cường sự hiểu biết về luật chống độc quyền của Hoa

Kỳ, trong đó có phân tích các phán quyết mới nhất của Tòa án tối cao Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung như: (i) Xác định các tiêu chuẩn đánh giá tác động của thỏa thuận hạn chế theo chiều ngang, chiều dọc; (ii) Các vấn đề về độc quyền, độc quyền tự nhiên; (iii) Quy trình và thủ tục xét xử

và thực thi phán quyết tại tòa; (iv) Các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; (v) Giới hạn về phạm vi áp dụng pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ

Chính sách cạnh tranh và pháp luật chống độc quyền quốc tế

(International antitrust law and policy) do Viện nghiên cứu pháp luật cạnh tranh thuộc Đại học Fordham của Hoa Kỳ thực hiện và phát hành năm 2008

Trang 27

[37] Đây là công trình nghiên cứu tập hợp các bài phân tích về luật và chính sách cạnh tranh của các giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực cạnh tranh trên thế giới Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung: (i) chính sách cạnh tranh, trợ cấp Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước; (ii) kiểm soát các vụ mua bán sáp nhập quốc tế - góc nhìn từ cơ quan cạnh tranh quốc gia; (iii) các vấn đề cạnh tranh phát sinh trong ngành năng lượng ở một số nước trên thế giới…

Pháp luật cạnh tranh Châu Âu (EC Competition Law) của Joanna

Goyder, Albertina Albors-llorens được Nhà xuất bản Oxford University Press phát hành năm 2009 [42] Nghiên cứu này cung cấp đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển chính sách cạnh tranh Châu Âu từ năm 1957 Công trình nghiên cứu cũng phân tích tình hình, bối cảnh kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn sửa đổi và phát triển chính sách cạnh tranh của Châu Âu

Vấn đề cạnh tranh cũng được các tổ chức UNCTAD, OECD, APEC, ASEAN… và các Diễn đàn kinh tế khác quan tâm và thực hiện nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau

Mặc dù số lượng các nghiên cứu đề cập tới vấn đề chính sách cạnh tranh là không ít nhưng xét trên phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của luận án thì không có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể ở cả góc

độ lý luận và quy định pháp lý về hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh giống như cách tiếp cận, phạm vi và nội dung nghiên cứu trong luận án

3 Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

- Vị trí, vai trò của pháp luật cạnh tranh Đối tượng liên quan đến công tác thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

- Nhân tố ảnh hưởng và quyết định hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam

- Đối tượng trực tiếp ảnh hưởng tới công tác thực thi pháp luật cạnh tranh cạnh tranh tại Việt Nam

Trang 28

- Nội dung và hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam

- Những bất cập về các quy định pháp luật cạnh tranh của Việt Nam

- Kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

- Đánh giá thực trạng công tác thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong thời gian qua, định hướng hoàn thiện

- Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới

- Những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luât cạnh tranh trong thời gian tới

Trên đây là những vấn đề được đặt ra trong nội dung nghiên cứu của luận án và cũng là những vấn đề mà các đề tài khoa học trước đây chưa đề cập hoặc có đề cập nhưng chỉ mang tính liệt kê chưa đi sâu phân tích nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết

Trang 29

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT

CẠNH TRANH

1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các hình thái cạnh tranh

a Khái niệm cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh với tư cách là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện

và tồn tại như là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, phản ánh năng lực phát triển của kinh tế thị trường Với cách tiếp cận này, Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992 đã định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Từ điển Luật học cũng giải thích “cạnh tranh là sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn [33]”

Theo quan điểm trên, xét từ góc độ các chủ thể của hành vi thì cạnh tranh được coi là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng Nếu nhìn khái quát trên quy mô toàn xã hội, thì cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu, do đó là động lực phát triển kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cạnh tranh có bản chất kinh tế và bản chất xã hội Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích tạo lập cho mình một ưu thế chi phối thị trường và vì lợi nhuận Bản chất xã

Trang 30

hội của cạnh tranh phản ánh đạo đức kinh doanh và uy tín của mỗi chủ thể cạnh tranh trong mối quan hệ đối với những người trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và với các đối thủ cạnh tranh khác [20]

b Các hình thái cạnh tranh

- Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo

Căn cứ vào cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, lĩnh vực kinh tế, người ta phân thị trường thành các hình thái: Cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo [34]

+ Cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường trong đó giá cả và sản lượng của một hàng hoá được hoàn toàn xác định bởi cung và cầu trên thị trường, của hàng hóa đó Do vậy, các doanh nghiệp tham gia thị trường phải chấp nhận giá thị trường

Theo đó, cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường trong đó có nhiều người bán và nhiều người mua một sản phẩm Bất kỳ người bán và người mua nào đều là quá nhỏ so với quy mô thị trường, do vậy không có khả năng để tác động tới giá của sản phẩm Điều này có nghĩa là sự thay đổi sản lượng của một doanh nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới giá thị trường Tương tự, mỗi người mua cũng quá nhỏ để có thể đòi hỏi người bán những điều như phải giảm giá khi mua nhiều hay bán chịu

Độc quyền là một hình thái thị trường trong đó có một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không có một sản phẩm thay thế gần giống với nó (được gọi là độc quyền bán - monopoly), hoặc chỉ có một người mua (được gọi là độc quyền mua - monopsony) Như vậy, độc quyền là thái cực trái ngược với cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh không hoàn hảo là một hình thái thị trường nằm giữa hai hình thái là cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm

Trang 31

Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thái thị trường có nhiều người bán sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ dàng thay thế cho nhau Mỗi người chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình So với hình thái cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền cũng có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường không hạn chế Nhưng nó khác với cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ sản phẩm được phân hoá cao độ - mỗi doanh nghiệp đều

có một loại sản phẩm khác nhau về hình dáng, kích thước, nhãn mác, chất lượng và danh tiếng và mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất loại hàng hoá riêng của mình

Độc quyền nhóm là một hình thái thị trường trong đó chỉ có một số ít các nhà sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó

- Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, người

ta phân loại các hành vi cạnh tranh trên thị trường thành cạnh tranh lành mạnh

và cạnh tranh không lành mạnh

+ Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh tích cực, trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp Đó là những hoạt động nhằm thu hút khách hàng mà pháp luật không cấm và phù hợp với tập quán thương mại và đạo đức kinh doanh

+ Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của một chủ thể kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh (không nhất thiết phải trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay bạn hàng cụ thể

Như vậy, từ những khái niệm ở trên đây, có thể hiểu rằng cạnh tranh là

sự ganh đua nhau giữa các doanh nghiệp về giá cả, số lượng, dịch vụ hoặc kết

Trang 32

hợp các yếu tố này để giành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao

vị thế của mình trên thị trường Cạnh tranh trên thị trường được phân chia thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo nếu xét theo cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh nếu căn

cứ vào mục đích và tính chất của các phương thức cạnh tranh

1.1.2 Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật cạnh tranh

a Khái niệm pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh, theo cách hiểu phổ biến nhất trong giới nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới, bao gồm tất cả các quy định của Nhà nước

có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp và cấu trúc thị trường Pháp luật cạnh tranh bao gồm hai mảng chính Mảng thứ nhất là việc ban hành và thực thi một tập hợp các quy định có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các quy định về gia nhập thị trường và đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia thị trường, tự do hóa về thương mại cũng như các quy định hiệu quả điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ngành, v.v Mảng thứ hai là bao gồm các chế định pháp lý được ban bành để kiểm soát/ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi phản cạnh tranh và các can thiệp quá mức của Nhà nước vào việc điều tiết thị trường

b Lịch sử hình thành pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh của các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế Cùng với quá trình phát triển, pháp luật cạnh tranh đã được liên tục sửa đổi để phù hợp với thực tiễn Luật Cạnh tranh có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: Luật Cạnh tranh - Competition Law của Anh, Luật chống độc quyền- Anti monopoly Act của Nhật Bản, Luật thương mại lành mạnh – Fair Trade Law của Đài Loan…) nhưng tất cả đều có một mục đích chung là duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho

Trang 33

phép các thực thể kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường Bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc khuyến khích hạ giá và cải thiện chất lượng sản phẩm được xem như một hệ quả của cạnh tranh tự do và lành mạnh trên thị trường

Trên thế giới có thể nói Hoa Kỳ là một trong số những nước ban hành pháp luật cạnh tranh sớm nhất, pháp luật cạnh tranh này còn được biết đến với tên gọi là Luật Chống độc quyền Lịch sử chống độc quyền của Hoa Kỳ nhìn chung được bắt đầu với Luật Sherman năm 1890, đây là bộ luật chống độc quyền đầu tiên được thông qua bởi các bang trước khi trở thành bộ luật Liên bang Luật Sherman gồm hai phần chính Phần một quy định các thoả thuận gây hạn chế thương mại Phần hai cấm việc giành được vị thế độc quyền bằng việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền (không phải là độc quyền tự nhiên) Một điểm quan trọng cần lưu ý là Luật Sherman có thể được thực thi như luật dân sự hoặc như luật hình sự, các phán xét được trao cho Cục Chống độc quyền, Bộ Tư pháp Cụ thể, các hành vi hiển nhiên vi phạm như: ấn định giá tạm thời, thông đồng để thắng thầu sẽ bị truy tố hình sự Trong năm 1914, hai bộ luật Liên bang nữa đã được thông qua là Luật Clayton và Luật Uỷ ban Thương mại Liên bang

Theo quy định của Luật Ủy ban Thương mại Liên bang, FTC được thành lập để thực thi Luật Clayton, Luật Robinson-Patman (ngoại trừ điều khoản xử lý hình sự theo Luật Sherman) Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung đối với 3 bộ luật Liên bang này (điển hình là Luật Robinson-Patman

1936 và Luật Hart-Scott-Rodino 1976) nhưng về cơ bản là không có sự thay đổi lớn từ năm 1914 Đến nay, hầu hết các bang cũng đã thông qua luật của bang căn cứ theo nội dung của Luật Sherman và Luật FTC

Canada ban hành Luật Cạnh tranh lần đầu tiên năm 1889 Mặc dù có lịch sử tương đối dài nhưng Luật Cạnh tranh vẫn không có được vai trò nổi

Trang 34

trội trong các hoạt động kinh tế của Canada cho tới gần đây Đó một phần là

do các lực lượng kinh tế và chính trị đứng đằng sau quá trình phát triển của nền kinh tế Canada vốn thích sự phát triển một cơ cấu công nghiệp tương đối tập trung Canada đã phát triển nền kinh tế của mình với một mức độ tham gia lớn của Chính phủ Theo đó, các quy định về âm mưu và duy trì giá đã nhận được sự chú ý đáng kể về mặt thi hành luật nhưng sự phân biệt giá, bán phá giá, sáp nhập và độc quyền thì thực sự bị bỏ qua Năm 1975, Nghị viện đã thực hiện giai đoạn sửa đổi đầu tiên Điểm đáng chú ý trong sửa đổi lần này là

đã mở rộng quyền hành động có giới hạn của tư nhân, biến các hành vi thông đồng trong đấu thầu thành đương nhiên bất hợp pháp, và việc từ chối giao dịch, bán hàng có ràng buộc, giao dịch mang tính độc quyền và hạn chế thị trường thành những hành vi được xem xét về mặt dân sự

Giai đoạn sửa đổi thứ hai được thực hiện vào năm 1986 Luật, khi đó được gọi là Luật Điều tra các vụ kết hợp được đổi tên thành Luật Cạnh tranh Những cuộc cải cách trong năm 1986 cũng bao gồm việc củng cố các quy định về âm mưu mang tính hình sự của Luật, bổ sung quy định về các thoả thuận chuyên môn hoá và bổ sung khả năng xem xét về mặt dân sự hành vi định giá chuyển giao, lạm dụng vị trí thống lĩnh và sáp nhập Cuộc cải cách trong năm 1986 cũng tạo nên một cơ quan pháp luật mới gọi là Toà Cạnh tranh thay cho Hội đồng các hành vi hạn chế thương mại để xử lý các quy định dân sự của Luật

Vào tháng 3/1999, Luật được sửa đổi lần nữa bởi Luật sửa đổi Luật Cạnh tranh Những sửa đổi lần này đã làm thay đổi Luật về một số khía cạnh rất quan trọng như đã chuyển một số hành vi từ hành vi vi phạm mang tính hình sự thuần tuý sang hành vi được xem xét cả về mặt hình sự và dân sự tuỳ từng trường hợp; sửa đổi cũng bổ sung quy định miễn trừ và các quy định về

xử lý hình sự… Năm 2000, Luật tiếp tục được sửa đổi để giao cho Uỷ viên

Trang 35

Hội đồng Cạnh tranh (Commissioner) và Toà Cạnh tranh những quyền mới để

xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của Hàng không Canada (Air Canada)

Trong các nước Châu Âu (Italia, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Hà lan, Pháp, Anh và Thụy điển), Đức là quốc gia ban hành pháp luật cạnh tranh rất sớm Đức đã ban hành Luật Chống hạn chế cạnh tranh, viết tắt ARC, và chính thức

có hiệu lực vào ngày 01/01/1958 Tính đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung 7 lần Lần sửa đổi cuối cùng có hiệu lực vào tháng 07/2008

Ở Pháp, Bộ Luật Thương mại đã chứa đựng các quy định về cạnh tranh Quay lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật cạnh tranh Pháp, có thể nhận thấy một số thay đổi của pháp luật tuy chỉ mang tính hình thức nhưng lại có tầm quan trọng đáng kể: Pháp lệnh ngày 01/12/1986 về tự do giá

cả và tự do cạnh tranh đã bị bãi bỏ và chuyển hoá vào Bộ Luật Thương mại sau một chương trình pháp điển hoá rộng lớn Kể từ nay, nếu xét về nguồn luật trong nước thì văn bản nền tảng của pháp luật cạnh tranh chính là Quyển

IV của Bộ luật Thương mại Do quá trình pháp điển hoá nên số thứ tự của các điều khoản đã hoàn toàn bị thay đổi Chính vì vậy, Quyển IV đã dành một phụ lục trong đó trình bày bảng đối chiếu giữa các điều khoản trước đây của Pháp lệnh năm 1996 và các điều khoản hiện hành của Bộ Luật Thương mại Một số thay đổi khác của pháp luật cạnh tranh trong nước, chủ yếu xuất phát

từ việc ban hành Luật ngày 15/05/2001 về các biện pháp điều tiết kinh tế mới,

là những thay đổi liên quan đến cả luật nội dung lẫn luật tố tụng

Mặc dù còn nặng về mặt hình thức, nhưng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã chiếm một vị trí rất quan trọng, có uy tín tại nhiều quốc gia muốn gia nhập Liên minh và tại một số quốc gia khác Đặc biệt, cách thức áp dụng pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã làm cho các chủ thể kinh tế phải tôn trọng và cân nhắc thận trọng những ràng buộc của pháp luật đó

Trang 36

Tại Anh, Luật Cạnh tranh được ban hành ngày 09/11/1998 để sửa đổi Luật Thương mại lành mạnh 1973 Luật đã đưa thêm các điều khoản cấm các hành vi phản cạnh tranh (Chương I và Chương II) Văn phòng Thương mại lành mạnh (OFT) có thẩm quyền khá lớn trong việc điều tra các doanh nghiệp được cho là vi phạm Luật và áp dụng các hình phạt đối với các doanh nghiệp này Luật được sửa đổi ngày 01/05/2004, theo đó đã trao cho OFT quyền điều tra và áp dụng các hình phạt đối với các tổ chức/các nhân vi phạm các điều khoản cấm theo Điều 81 và Điều 82 của Hiệp ước EC Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý đối với pháp luật cạnh tranh của Anh là khi tiến hành xử lý, OFT không chỉ dựa trên Luật Cạnh tranh, mà còn tuân theo các quy định pháp luật

có liên quan, chẳng hạn Luật Doanh nghiệp 2002 (có điều khoản quy định vi phạm cacten) Theo đó, các cá nhân tham gia vào một trong các dạng thỏa thuận phản cạnh tranh nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Hơn nữa, khi Luật Doanh nghiệp 2002 được ban hành, nước Anh cũng đã tiến hành sửa đổi Luật Truất quyền các nhà điều hành doanh nghiệp Các nhà điều hành doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật cạnh tranh (các hành vi bị cấm theo Điều 81, Điều 81 Hiệp ước EC và của Luật Cạnh tranh) có thể phải nhận Lệnh truất quyền cạnh tranh Lệnh này sẽ chấm dứt các hành vi có liên quan

và buộc họ không được quản lý doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là 15 năm

Nhưng quan trọng hơn chính là những thay đổi của pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đã được sửa đổi ngay từ năm 1999 Quy chế về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng đã được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2004 Các quy định hướng dẫn thi hành Điều 81 và các điều tiếp theo của Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu đã được sửa đổi một cách toàn diện vào cuối năm 2002

và trong năm 2003 Những sửa đổi này cũng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày

Trang 37

01/05/2004 Ở đây cần lưu ý: điều khoản được hướng dẫn thi hành là Điều 81 chứ không còn là Điều 85, bởi sau khi Hiệp ước Amsterdam được ký kết, đã kéo theo sự thay đổi trong cách đánh số quen thuộc của các điều khoản

Đối với Úc, pháp luật cạnh tranh được quy định trong Luật Thực tiễn Thương mại năm 1974 và Luật Giám sát giá cả năm 1983 Mục đích của Luật Thực tiễn Thương mại (TPA) là nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của Úc thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh và thương mại lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng TPA liên quan đến hầu hết các vấn đề trên thị trường: mối quan hệ giữa nhà cung cấp, bán buôn, bán lẻ, các đối thủ cạnh tranh và khách hàng Trên bình diện rộng, TPA giải quyết các vấn đề như các hành vi không lành mạnh trên thị trường, luật theo ngành, sáp nhập, an toàn sản phẩm, nhãn mác sản phẩm, giám sát giá cả và quy định của các ngành công nghiệp như viễn thông, khí đốt, điện và hàng không

1.1.3 Khái niệm về thực thi pháp luật cạnh tranh

Thực thi pháp luật được hiểu chung nhất là hoạt động thực hiện và thi hành pháp luật Theo nghĩa hẹp thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của riêng

cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng, thi hành pháp luật Nhưng cách hiểu đó là phiến diện và chưa đầy đủ vì pháp luật là những chuẩn mực chung

và bất cứ ai trong xã hội đều phải tuân theo Vì vậy, thực thi pháp luật phải là hoạt động thực hiện và tuân theo pháp luật của tất cả mọi người

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực

tế đời sống

Thi hành pháp luật là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực

Ngoài thi hành pháp luật còn có các hình thức thực hiện pháp luật khác:

Trang 38

- Tuân thủ pháp luật: chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm;

- Sử dụng pháp luật: chủ thể pháp luật sử dụng quyền pháp lí; và

- Áp dụng pháp luật: cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp

cụ thể, đối với cá nhân và tổ chức cụ thể;

Nói cách khác, thi hành pháp luật là những hoạt động của các cá nhân,

tổ chức nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống Ví dụ: một người thấy người khác đang có hành vi vi phạm pháp luật đã tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng, tức là người đó đã bằng hành động tích cực thi hành quy định về nghĩa

vụ công dân của pháp luật nói chung và của luật hình sự nói riêng

Theo ý kiến của một số chuyên gia, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc

và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể Nói thực hiện pháp luật là nói đến một kết quả tích cực của quá trình điều chỉnh pháp luật, mà điều chỉnh pháp luật thì hướng tới hai yêu cầu: thực hiện hành vi hợp pháp hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật [30]

Quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật là thước đo hiệu quả điều chỉnh pháp luật Với những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của quá trình thực hiện pháp luật cũng như các yếu tố mang tính tác nhân của quá trình đó, có thể thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật trong

hệ thống pháp lý Bởi lẽ, thứ nhất, thực hiện pháp luật là một phạm vi độc lập với những hình thức gắn với hoạt động của các chủ thể tương ứng và theo đó

là những nguyên tắc, những phạm vi thẩm quyền nội dung phương pháp và trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật tương ứng và thích hợp Thứ hai, thực

Trang 39

hiện pháp luật là tổng thể những hoạt động và hành vi hết sức đa dạng ở những cấp độ khác nhau, từ hành vi của cá nhân công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể pháp lý của mình, việc thực hiện các điều kiện tổ chức và hoạt động của một pháp nhân, thực hiện các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công quyền… cho đến hoạt động lập pháp của Quốc hội

Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật là hành vi và hoạt động của nhóm đối tượng mà một văn bản pháp luật hướng đến, có thể là cá nhân công dân hay là cộng đồng doanh nghiệp

Đối với pháp luật cạnh tranh việc thực thi pháp luật chia làm 2 nhóm hoạt động tương ứng với 2 nhóm đối tượng đó là việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh (chủ thể quyền lực) và việc tuân thủ, thi hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp (chủ thể

là đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh)

1.1.4 Khái niệm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, đã có rất nhiều công trình, học giả nghiên cứu và đúc kết khái niệm về “hiệu quả của pháp luật” và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của một văn bản pháp luật

Theo từ điển luật học, hiệu quả của pháp luật là kết quả cụ thể của sự tác động pháp luật đến các quan hệ xã hội so với yêu cầu đặt ra khi ban hành pháp luật [33] Hiệu quả của pháp luật có thể được đánh giá theo từng cấp độ khác nhau: hiệu quả của quy phạm pháp luật, của chế định pháp luật, của ngành luật, của toàn bộ hệ thống pháp luật Những căn cứ để đánh giá mức độ hiệu quả của pháp luật là mục tiêu yêu cầu đặt ra khi ban hành pháp luật, chi phí cho việc thực hiện pháp luật và kết quả thực tế đạt được của việc thực hiện pháp luật

Trang 40

Hiệu quả của pháp luật cũng có thể là kết quả so sánh: Kết quả đó do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật đó mang lại trong những phạm vi nhất định; kết quả đó biểu hiện ở trạng thái của các quan hệ xã hội; kết quả đó phù hợp với mục đích yêu cầu, định hướng của pháp luật; kết quả đó đạt được với chi phí thực tế thấp (cùng một kết quả nhưng nếu chi phí quá lớn thì xem là hiệu quả thấp và ngược lại) [12]

Theo quan niệm khác: hiệu quả của pháp luật là khả năng của pháp luật có thể tác động được vào các quan hệ xã hội và ý thức xã hội để điều chỉnh các quan hệ đó với những tổn thất vật chất và tinh thần ít nhất và mang lại kết quả theo hướng cần điều chỉnh và cần được xác định của pháp luật [8]

Trên thực tế, việc đưa ra khái niệm về hiệu quả thực thi của một văn bản pháp luật và các tiêu chí đánh giá còn nhiều ý kiến khác nhau Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả thực thi pháp luật có nghĩa hẹp hơn so với hiệu quả của pháp luật Hiệu quả thực thi pháp luật có thể là kết quả đạt được trên thực tế của công tác tổ chức thực thi pháp luật trong một giai đoạn nhất định Pháp luật có hiệu quả thực thi phải là pháp luật phát huy tối đa vai trò của mình để tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội

Khi đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật có thể sử dụng các tiêu chí định tính và định lượng sau đây [10]:

- Sự phù hợp và đầy đủ của các quy định pháp luật; ví dụ như luật bảo

vệ môi trường đòi hỏi các quy định cần thiết, hệ thống đo đạc, giám sát, các chế tài đủ mạnh để răn đe v.v

- Các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để thực thi pháp luật Kinh nghiệm cho thấy trong tình trạng bần cùng và đói khổ quá mức, pháp luật sẽ khó được thực thi (lũ lụt, thiên tai, thiếu đói v.v.)

- Ý thức của người dân, cộng đồng doanh nghiệp về thực thi pháp luật,

sự am hiểu cần thiết để thi hành pháp luật

Việc đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật phải được thực hiện trong

Ngày đăng: 18/11/2015, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ sản xuất trong nước, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ sản xuất trong nước
Tác giả: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 1998
10. Lê Đăng Doanh (2012), Tiêu chí về hiệu quả thi hành pháp luật của Nhà nước: Đánh giá từ giác độ kinh tế, Tia sáng, Bộ Khoa học công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chí về hiệu quả thi hành pháp luật của Nhà nước: Đánh giá từ giác độ kinh tế
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 2012
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
12. Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của pháp luật: những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2012
14. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Vũ Huân
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
15. Dương Đăng Huệ (2004), Mô hình quản lý cạnh tranh của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản lý cạnh tranh của Việt Nam
Tác giả: Dương Đăng Huệ
Năm: 2004
16. Phạm Duy Nghĩa (1999), Pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (Số 8), tr. 22-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 1999
17. Tăng Văn Nghĩa (2006), Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nghiên cứu kinh tế, (Số 333), tr 35 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Tăng Văn Nghĩa
Năm: 2006
18. Lê Hoàng Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh
Tác giả: Lê Hoàng Oanh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
19. Bùi Xuân Phái (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (Số chuyên đề tháng 9), tr. 11-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật
Tác giả: Bùi Xuân Phái
Năm: 2009
20. Nguyễn Như Phát (2000), Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 11), tr. 29-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Như Phát
Năm: 2000
22. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Chế độ pháp chế thống nhất, hợp lý và áp dụng chung, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số 9), tr 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ pháp chế thống nhất, hợp lý và áp dụng chung
Tác giả: Hoàng Thị Kim Quế
Năm: 2005
23. Quốc hội (2004), Luật số 27/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 27/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2004
24. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 68), tr. 21-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2006
25. Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 7/79), tr.42-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2006
26. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, (Số 1/162), tr.43-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2010
48. Trang thông tin của Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản: http://www.jftc.go.jp/en/ Link
49. Trang thông tin của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: http://www.justice.gov/atr/public/workload-statistics.html Link
50. Trang thông tin điện tử của Ủy Ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ http://www.ftc.gov/ Link
53. Tạp chí cạnh tranh toàn cầu: http://globalcompetitionreview.com Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w