1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn sở hữu trí tuệ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

44 1,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồmtác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cảibiên, chuyển thể, biên soạn, chú giả

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN 2

I QUYỀN TÁC GIẢ 2

1 Các quy định pháp luật hiện hành về thực thi quyền tác giả 2

2 Khái niệm chung về quyền tác giả 2

3 Chủ thể của quyền tác giả 3

4 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm 6

5 Nội dung quyền tác giả 9

6 Bảo hộ quyền tác giả 15

II CÁC QUYỀN LIÊN QUAN 21

1 Các qui định pháp luật hiện hành về thực thi quyền liên quan……… …21

1.1 Các công ước và thỏa ước quốc tế……… 21

1.2 Pháp luật Việt Nam ……….22

2 Khái niệm và đặc điểm ……… …22

2.1 Khái niệm quyền liên quan ……… 22

2.2 Đặc điểm quyền liên quan……… 22

3 Chủ thể quyền liên quan……….22

4 Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ………23

5 Chủ sở hữu quyền liên quan ……… 23

6 Nội dung quyền liên quan ……….24

7 Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ……… 25

8 Hành vi xâm phạm quyền liên quan ……… 25

9 Ngoại lệ sử dụng quyền liên quan ……….26

9.1 Không phải xin phép, không phải trả nhuận bút ………26

9.2 Không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút……… 27

PHẦN II THỰC TRẠNG THỰC THI QUYỀN TG VÀ QUYỀN LQ 28

I ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VN 28

1 Những kết quả đạt được ……….28

2 Những hạn chế còn tồn tại ……….28

II THỰC TRẠNG THỰC THI QUYỀN TG VÀ QUYỀN LQ ……… 31

Trang 2

1.1 Lĩnh vực xuất bản ……… 33

1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh băng, đĩa ……….34

1.3 Phần mềm máy tính … 35

1.4 Lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật ………35

2 Giải quyết vi phạm ………36

3 Vướng mắc của các cơ quan có thẩm quyền ……….37

3.1 Thẩm quyền cụ thể của các cơ quan thực thi ……….37

3.2 Xác định hành vi vi phạm ……… 38

3.3 Giám định ………38

3.4 Xác định thiệt hại ………38

3.5 Biện pháp khẩn cấp tạm thời ……… 39

Phần III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QTG VÀ QLQ 40

I ĐỐI VỚI QUYỀN TÁC GIẢ ……….40

1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý ……… 40

2 Nâng cao nhận thức cộng đồng ……….41

3 Phối hợp hoạt động hiệu quả ……….41

4 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ……… 41

5 Tăng cường hợp tác quốc tế ……… 41

II ĐỐI VỚI QUYỀN LIÊN QUAN……… 41

Trang 3

PHẦN I

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

I QUYỀN TÁC GIẢ

1 Các quy định pháp luật hiện hành về thực thi quyền tác giả

- Các công ước và thỏa ước quốc tế:

+ Công ước Berne về bảo vệ các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học

+ Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả

+ Hiệp định TRIPs

- Pháp luật Việt Nam:

+ Luật Dân sự

+ Luật Sở hữu trí tuệ

+ Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

+ Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số100/2006/NĐ-CP

2 Khái niệm chung về quyền tác giả

2.1 Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả ra đời cùng với sự ra đời của máy in và nhu cầu thông tin củacác trường đại học và đi từ quốc gia này đến quốc gia khác Quyền tác giả là mộtkhái niệm xuất hiện sớm nhất trên thế giới, trong đó mỗi hệ thống pháp luật ghinhận các quyền của tác giả một cách khác nhau

- Theo hệ thống Civil law của các nước: Quyền tác giả chính là các quyềncủa tác giả chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm

- Theo hệ thống luật Anh - Mỹ: Quyền tác giả chính là quyền sao chép tácphẩm họ thiên về ghi nhận và bảo hộ các quyền kinh tế cho tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả, ghi nhật sự độc quyền sao chép đối với chủ sở hữu quyền tác giả

=> Quyền tác giả là phạm vi các quyền (bao gồm cả quyền nhân than và quyền tài sản) của chủ thể (bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả) đối với tác phẩm của họ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ

Trang 4

2.2 Đặc điểm và ý nghĩa của quyền tác giả

Quyền tác giả là một bộ phần của quyền sở hữu trí tuệ nên nó mang đầy đủcác đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra quyền tác giả còn một số đặcđiểm riêng:

- Quyền tác giả được xác lập tự động

- Quyền tác giả chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ ýtưởng của tác phẩm

- Đối tượng của quyền tác giả là các sản phẩm của hoạt động sáng tạo

- Đối tượng quyền tác giả không nhằm mục đích ứng dụng công nghiệp

3 Chủ thể của quyền tác giả

3.1 Tác giả của tác phẩm

a Tác giả

- Theo điều 736 bộ luật Dân sự 2005:

"Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung

là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó Trong trường hợp có hai hoặc nhiều ngườicùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả

Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồmtác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cảibiên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinhđó."

- Theo Nghị định số 100/2006/NĐ-CP thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo

ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm: cánhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; cá nhân nước ngoài có tácphẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; cá nhânnước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyềntác giả mà Việt Nam là thành viên của Điều ước quốc tế đó

Một chủ thể chỉ có thể được công nhận là tác giả khi:

- Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tácphẩm (theo khoản 2, điều 8, nghị định số 100/2006/NĐ-CP)

- Phải là người ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm đượccông bố (theo khoản 2, điều 738, Bộ luật dân sự)

Trang 5

- Chỉ thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết quả của lao độngsáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học (tác phẩm).

Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó.

b Phân loại tác giả

Theo điều 736 Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể phân loại tác giả theo cáctiêu chí:

- Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm:

 Tác giả đơn nhất: là một cá nhân, là người duy nhất tạo ra toàn bộ tác phẩm

và được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đốivới tác phẩm

 Đồng tác giả: là nhiều cá nhân hợp tác để cùng nhau bằng lao động sángtạo về cùng một lĩnh vực để tạo ra tác phẩm, mỗi người là tác phẩm củatừng phần tác phẩm Những người này cùng nhau hưởng các quyền nhânthân cũng như quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm

+ Đồng tác giả hợp nhất: một tác phẩm không thể xác định được phần sáng

tạo của từng người vì vậy tất cả các đồng tác giả cùng hưởng quyền nhân thân,quyền tài sản đối với tác phẩm là ngang nhau

+ Đồng tác giả theo phần: là trường hợp tác phẩm được kết cấu theo từngchương, từng phần và có thể xác định được mỗi phần, mỗi chương đó do tác giảnào sáng tạo ra thì những người cùng tạo ra tác phẩm đó được gọi là đồng tác giảtheo phần

Các văn bản pháp luật chỉ xác định chung chung theo Khoản 1, điều 736 Bộluật Dân sự năm 2005: Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì được gọi là đồng tác giả

Trong thực tế có 2 cách hiểu:

Thứ nhất: các cá nhân bằng lao động sáng tạo để cùng tạo ra một tác phẩm

thì họ là đồng tác giả của tác phẩm đó

- Đồng tác giả không định phần: Nếu tác phẩm được hình thành do nhiều

người cùng sáng tạo trong cùng một lĩnh vực mà tác phẩm đó không phân

Trang 6

biệt được phần nào do người nào sáng tạo nên thì các đồng tác giả có quyền ngang nhau đối với tác phẩm.

- Đồng tác giả định phần theo chiều ngang tác phẩm: Nếu tác phẩm được

hình thành do nhiều người cùng sáng tạo cùng một lĩnh vực mà do kết cấu nên tác phẩm đó có thể phân biệt được phần sáng tạo của mỗi người thì mỗi đồng tác gải chỉ được hưởng quyền đối với phần tác phẩm do mình sáng tạonên

- Đồng tác giả có định phần theo chiều dọc tác phẩm: Những người cùng

sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vịtrí của những sở hữu chung theo phần

Thứ 2: Các cá nhân cùng lao động sáng tạo để cùng tạo ra một tác phẩm chỉ

được coi là đồng tác giả nếu sự sáng tạo của họ là cùng một lĩnh vực

- Đồng tác giả là khi nhiều người cùng sáng tạo ra một tác phẩm văn họchoặc cùng sáng tạo ra một tác phẩm âm nhạc Nếu một người dựa vào tácphẩm văn học của người khác để tạo ra một tác phẩm ở một lĩnh vực hoàn toànkhác nên họ là tác giả của hai tác phẩm khác nhau mà không thể coi là đồng tácgiả

- Dựa vào nguồn gốc của tác phẩm.

 Tác giả là người tạo ra tác phẩm gốc

 Tác giả phái sinh: bao gồm tác giả dịch thuật, tác giả phóng tác, tác giả cảibiên, tác giả chuyển thể, tác giả biên soạn, tác giả chú giải, tác giả tuyểnchọn

- Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm.

 Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

 Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

3.2 Chủ sở hữu quyền tác giả

Theo điều 36 -> 42 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định Các tổ chức đượcthừa nhật là chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

- Tác giả của một tác phẩm sẽ đồng thời được thừa nhận là chủ sở hữuquyền tác giả của tác phẩm đó nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vậtchất kỹ thuật của riêng mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải theo nhiệm

Trang 7

vụ hoặc theo hợp đồng giao việc, toàn bộ quyền nhân thân cũng như quyền tài sản

có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả

- Các đồng tác giả của một tác phẩm đồng thời là đồng sở chủ sở hữu đốivới tác phẩm đó, là chủ sở hữu hợp nhất, đồng chủ sở hữu tác phẩm có chung cácquyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm

- Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm, trong trườnghợp này người tạo ra tác phẩm (tác giả) chỉ được hưởng các quyền nhân thân đốivới tác phẩm, còn chủ sở hữu quyền về tài sản đối với tác phẩm lại thuộc về cơquan, tổ chức đã giao nhiệm vụ

- Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng

- Người được thừa kế quyền tác giả

- Người được chuyển giao quyền

- Nhà nước

- Công chúng

4 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tínhnguyên gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tácphẩm Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ hiện hành, các loại hình tácphẩm sau đây được bảo hộ quyền tác giả:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác đượcthể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa,truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc,công trình nghiên cứu vănhoá, văn học nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác.Ngoài ra loại hình tác phẩm này còn bao gồm các tác phẩm khác được thể hiệnbằng các ký tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệutốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép đượcbằng nhiều hình thức khác nhau

Trang 8

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là các tác phẩm được thể hiện bằnggnôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định và cáctác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện Tuy nhiên, bài giảng, bài phátbiểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc/và được lưu thành vănbản.

- Tác phẩm sân khấu: là các tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễnnghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc,múa, múa rối và cá loại hình tác phẩm sân khấu khác

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: Lànhững tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệuứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trênmột chất liệu nhất định và có thể phân phối truyền đạt đến công chúng bằng cácthiết bị kỹ thuật, công nghệ bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu,phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác như phim truyềnhình, video

- Tác phẩm nhiếp ảnh: là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trênvật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể đượctạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (thông qua phương pháp hoá học, kỹthuật số hoặc phương pháp khác)

- Tác phẩm báo chí: là các tác phẩm được thể hiện thông qua các loại: ghi nhanh,phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyênluận, ký báo chí được truyền đến công chúng qua sóng điện từ hoặc các trangbáo, tạp chí bao gồm: báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử hoặc các phương tiệnkhác bằng các ngôn ngữ khác nhau

- Tác phẩm âm nhạc: là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bảnnhạc hoặc trong các ký tự âm nhạc khác có hoặc khong có lời không phụ thuộc

Trang 9

vào việc trình diễn hay không trình diễn Tuy nhiên, thường phải thông qua giọnghát, nhạc cụ thì mới có thẻ truyền đạt các tác phẩm này đến công chúng.

- Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác,qui hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng Tác phẩm kiến trúc bao gồm cácbản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo

về ngôi nhà, công trình, tôt hợp công trình kién trúc, tổ hợp không gian, kiên strúccảnh quan của một vùng, một đo thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khudân cư nông thôn, trong đó mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặcqui hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật, ứng dụng bao gồm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, mỹthuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự

- Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, côngtrình khoa học

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được hiểu là một hoặc một nhóm chươngtrình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nhấtđịnh nào đó và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phài làm gì

để thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể được cài đặt như phần mềm của máy tínhhoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM

- Tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên chuyển thể,biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, là các tác phẩm được tạo ra từ các tácphẩm đã có Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đếnquyền tác gải đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

Theo Công ước Bern thì tác phẩm bao gồm tất cả cá sản phẩm trong lĩnhvực văn học, khoa học và nghệ thuật được biểu hiện theo bất kỳ phương thức hayhình thức nào chẳng hạn: sách, tập in nhỏ và các văn bản viết khác, cá bài giảng,bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch , hay

Trang 10

nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời,các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tựvới điện ảnh, cá tác phẩm đồ hoạ, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in bảnthạch, ác tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuậttương tự như nhiếp ảnh, các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh hoạ, địa đồ, đồ

án, bản phác hoạ và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa hình, kiến trúc haykhoa học

5 Nội dung quyền tác giả

Trước hết cần phải xác định rằng quyền tác giả và nội dung quyền tác giả làhai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau Nếu quyền átc giả là một khái niệm rộng xácđịnh tất cả các vấn đề liên quan đến tác phẩm thì nội dung quyền tác giả là mộtkhái niệm hẹ chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả,của chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc do họ là chủ sởhữu quyền tác giả

Ở nước ta, các quyền của tác giả đối với tác phẩm được Nhà nước xác địnhtrong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số100/2006/NĐ-CP Theo qui định của các văn bản pháp luật về quyền tác giả hiệnhành thì nội dung của quyền tác giả là tổng hợp các lợi ích tinh thần và lợi ích vậtchất mà một người được hưởng do việc sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữuđối với tác phẩm đó Họ được hưởng các lợi íhc tren với một phạm vi và mức dộnhư thế nào là phụ thuộc vào vai trò, vị trí của họ Vì vậy, nhìn chung, nội dungquyền tác giả được cấu thành bởi hai yếu tố là quyền nhân thân và quyền tài sảnđối với tác phẩm và được xác định như sau:

5.1 Quyền nhân thân đối với tác phẩm

Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần củachủ thể đối với tác phẩm Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là nhữngquyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao

Trang 11

gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toànvẹn của nội dung tác phẩm Nếu chúng ta ví tác phẩm là đứa con tinh thần của tácgiả, thì các quyền nhân thân này cũng tương tự quyền của cha mẹ được đặt tên chocon, nhận con và bảo vệ chăm sóc con cái Vì là quyền nhân thân không đượcchuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồngthời là chủ sở hữu quyền tác giả) Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín

và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền vớitác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao Cácquyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với nhữngquyền khác được bảo hộ có thời hạn

Về quyền bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm, xin lưu ý là quyền bảo

vệ sự toàn vẹn này chỉ liên quan đến "nội dung tác phẩm", chứ không nhắc đến

"phương thức thể hiện tác phẩm" Thí dụ một cộng tác viên gửi bài đăng lên báo

có thể bị ban biên tập chỉnh sửa một số câu chữ quá dài dòng hay không đúngchính tả Một luật sư là người lao động ở một văn phòng luật sư, có các bài tưvấn, sau khi thôi không công tác trong văn phòng này nữa thì các luật sư kháctrong văn phòng có thể sử dụng lại các bài tư vấn này, chỉnh sửa câu chữ có liênquan Hành vi biên tập không phải là xâm phạm quyền tác giả Tuy vậy nếu sựchỉnh sửa làm thay đổi nội dung tác phẩm thì phải có sự đồng ý của tác giả Một

số vụ kiện hiện nay về bản quyền cũng liên quan đến vấn đề bảo vệ sự toàn vẹncủa nội dung tác phẩm Điển hình là vụ nhà văn Nguyễn Kim Ánh kiện XưởngPhim truyện 1 về bộ phim "Hôn nhân không giá thú" Bộ phim dựa trên truyệnngắn cùng tên đã được giải thưởng của nhà văn Nguyễn Kim Ánh Tác giả tácphẩm văn học đã bất bình khi thấy nội dung tác phẩm của mình qua tay nhà viếtkịch bản và đạo diễn bộ phim đã bị thay đổi rất nhiều, đến nỗi "không còn nhận

ra đứa con tinh thần của mình nữa" Án dân sự sơ thẩm bác đơn kiện của nhà vănNguyễn Kim Ánh, vì theo cơ quan giám định - Cục Điện ảnh "việc sửa đổi nội

Trang 12

dung tác phẩm chỉ làm tác phẩm hay thêm." Song như chúng ta biết, việc đánhgiá quyền tác giả không phải ở chất lượng hay dở của tác phẩm

Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng, nhưngquyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các quyềnnhân thân gắn với tài sản Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tácphẩm (về khái niệm sử dụng, xin xem phần trình bày dưới đây) Chính từ này làmphát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả Nhiều người cho rằng, trước kiakhi chưa có quyền tác giả vẫn có nhà văn, nhạc sỹ, nhà khoa học Họ có quyềnđặt tên, đứng tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, sử dụng tác phẩm hay nhậnthù lao, giải thưởng Nay có quyền tác giả, thì cũng chính những người đó cónhững quyền này, chẳng có gì khác Hay nói khác đi, các chế định về quyền tácgiả không mang lại cho các chủ thể nhiều quyền hơn cái bản thân họ từ trước đếnnay vẫn có Nhận xét trên không sai nếu chúng ta quên mất một quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả, đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tácphẩm Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển giao, gắn với các quyền tàisản trong chế định quyền tác giả, vì thế nó chỉ giành cho chủ sở hữu quyền tác giả

và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả Việc quyđịnh bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản trong luật về quyền tác giả chỉ

có ở các nước theo hệ thống luật lục địa, chứ không có ở các nước theo hệ thốngluật chung, một phần vì họ coi các quyền này là điều hiển nhiên Đối với quyềnnhân thân gắn với tài sản, khái niệm này cũng chỉ tồn tại ở các nước theo hệ thốngluật xã hội chủ nghĩa trước đây (Nga, Ba Lan, v.v.) chứ không tồn tại ở các nướctheo hệ thống luật lục địa khác như Pháp, Đức Tại các nước này các quyền cho/không cho người khác sử dụng tác phẩm được coi là một quyền tài sản (quyềnđịnh đoạt đối với tác phẩm của mình)

5.2 Quyền tài sản đối với tác phẩm

Trang 13

Nếu quyền nhân thân đem đến cho tác giả các lợi ích tinh thần thì quyền tàisản sẽ đem đến cho tác giả các lợi ích vật chất Để có được một tác phẩm, tác giảphải đầu tư công sức và các chi phí vật chất nhất định Chi phí vật chất đó có thể

do chính tác giả bỏ ra nhưng cũng có thể là sự đầu tư của người khác Vì vậy, khitác phẩm được sử dụng, tác giả và chủ sở hữu tác phẩm phải được hưởng cácquyền về tài sản để tái tạo sức lao động và bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra.Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 100/2006/NĐ-CP xác định quyền sửdụng tác phẩm bao gồm các quyền sau:

5.2.1 Làm tác phẩm phái sinh

Quyền này được hiểu ràng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được phép từ tácphẩm của mình để tạo ra một tác phẩm phái sinh khác hoặc có quyền cho haykhông cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để tạo ra một tác phẩmphái sinh như dịch thuật, cỉa biên, chuyển thể Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng,người khác có quyền sử dụng tác phẩm đó để tạo ra tác phẩm phái sinh mà khôngcần sự đồng ý của tác giả và chủ sử hữu tác phẩm khi tác phẩm đã được công bốnhưng phải trả tiền thù lao cho tác giả hoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quiđịnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ

5.2.2 Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Biểu diễn tác phẩm được hiểu là việc trình bày tác phẩm theo một hìnhthức, phương tiện nhất định để chuyển tải tác phẩm cho coong chúng óc thể tiếpcận được Như vậy, quyền này thường được xác định đối cới các tác phẩm mangtính nghệ thuật như một vở diễn, bài hát, bài thơ Việc biểu diễn tác phẩm có thểđược thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để biểu diễn một vởdiễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để biểu diễn một bài hát, thôngqua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để biểu diễn trực tiếp một bài thơ trướccông chúng để công chúng trực tiếp tiếp cận tác phẩm, nhưng cũng có thể được

Trang 14

thực hiện thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹthuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một độc quyền thuộc về chủ

sở hữu quyền tác giả, vì thế, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình biểu diễn tácphẩm, có thể cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm Tuy nhiên, ngườikhác có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyềntác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên tác giả và phải trả thùlao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn mang mục đíchthương mại

5.2.3 Sao chép tác phẩm

Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiệnhay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩmdưới hình thức điện tử

Nếu tác phẩm chư được công bố thì sao chép tác phẩm là một độc quyền vềchủ sở hữu quyền tác giả Vì vậy, trong những trường hợp này chỉ có chủ sở hữuquyền tác giả hoặc người đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới đượcsao chép tác phẩm Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền saochép tác phẩm mà không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù laocho tác giả hoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả trong hai trường hợp sau: tự saochép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mụcđích thương mại; sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mụcđích nghiên cứu Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩmtới công chúng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả có hay không mang mục đíchthương mại

5.2.4 Phân phối tác phẩm

Trang 15

Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bảngốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào màqua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm Xét về mặt kinh tế thì đây làmột quyền tài sản hết sức quan trọng vì chỉ khi quyền này được thực hiện trongthực tế thì chủ sở hữu quyền tác giả mới đạt được mục đích kinh tế đối với tácphẩm của mình Cũng chính vì vậy, quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tácphẩm luôn là một độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời hạntác phẩm được bảo hộ mà không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa.

5.2.5 Nhập khẩu bản sao tác phẩm

Mặc dù quyền này được Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 xác đinh là một trongcác quyền tài sản trong nội dung quyền tác giả nhưng cần phải thấy rằng đây làquyền của mọi chủ thể nói chng mà không phải là quyền của riêng tác giả hay củariêng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của họ Vì vậy, mọi cá nhân, tổchức đều có quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng riêng theo nhu cầu củamình Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 24 Nghị địng số 100/2006/NĐ-

CP thì việc nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác “chỉ áp dụng cho trườnghợp nhập khẩu không qua một bản”

5.2.6 Truyền đạt tác phẩm đến công chúng

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng là việc chuyển tải tác phẩm hoặc bảnsao tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thôngtin điện tử hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cậnđược tác phẩm đó Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là độc quyền củachủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy, việc thực hiện quyền này có thể do chính phủ sởhữu quyền tác giả thực hiện hoặc có thể chủ sở hữu quyền tác giả cho phép ngườikhác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thôngqua một phương tiện kỹ thuật nhất định

Trang 16

5.2.7 Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, để khai thác tính năngkinh tế đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm này

có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong một thời hạnnhất định theo thỏa thuận giữa các bên Theo đó, bên thuê sử dụng tác phẩm phảitrả tiền thuê cho chủ sở hữu tác phẩm theo thoả thuận Quyền cho người khác thuêbản gốc hoặc bản sao tác phẩm là một độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tácgiả Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chương trình máy tính độc lập, nghĩa là bản thânchương trình máy tính đó là đối tượng chủ yếu để cho thuê thì chủ sở hữu quyềntác giả mới có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, ngược lại, nếuchương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường của các phương tiệngiao thông cũng như của các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác thì chủ sở hữu quyềntác giả sẽ không có quyền cho thuê nói trên

5.2.8 Quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ

Ngoài các quyền nói trên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (hoặc bằng các vănbản hướng dẫn) phải xác định quyền này cho tác giả Bởi vì, tuỳ theo thể lệ củatừng loại giải thưởng mà có thể có các cách bình chọn giải thưởng khác nhau,nhưng giải thưởng bao giờ cũng là sự thừa nhận về chất lượng, tính sáng tạo củangười sáng tác ra tác phẩm Vì vậy, quyền được nhận giải thưởng luôn thuộc vềtác giả

6 Bảo hộ quyền tác giả

6.1 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả là sự quy định của Nhà nước thông qua các văn bảnpháp luật để xác định cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, xácđịnh các quyền của các chủ thể đó đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,

Trang 17

xác định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả và quy định các biện phápđược thực hiện để bảo vệ quyền tác giả.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định: Bảo hộ quyền tácgiả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệthuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18, 19

và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ

6.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

* Điều kiện đối với chủ thể được bảo hộ

Cá nhân chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được thừa nhận là tác giả hoặcchủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm Cụ thể, tổ chức, cá nhân có tác phẩmđược bảo hộ quyền tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc chủ sởhữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 - 41 của Luật Sở hữu trí tuệ,gồm:

- Người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để

sáng tạo ra tác phẩm

- Các đồng tác giả

- Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng vơi tácgiả

- Người thừa kế quyền tác giả

- Người được chuyển giao quyền tác giả

- Nhà nước

* Điều kiện đối với tác phẩm được bảo hộ

- Theo Công uớc Berne:

Trang 18

 Việc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng hoặc giá trị của tác phẩm, tácphẩm sẽ được bảo hộ dù nó có bị đánh giá là hay hay dở và cả mục đích mà

nó hướng tới Công ước Berne chỉ bảo hộ hình thức, không bảo hộ nội dungtác phẩm

+ Tính định hình: Tác phẩm phải được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ

ví dụ, tác phẩm được viết trên giấy, lưu trong đĩa, vẽ bằng sơn dầu hoặc ghi vàobăng Luật pháp quốc gia thành viên có thẩm quyền quyết định không bảo hộ cáctác phẩm nói chung hoặc một số loại cụ thể nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đãđược ấn định bằng một hình thái vật chất

+ Đối với tác phẩm phái sinh: Không phương hại đến quyền tác giả của tácphẩm gốc

- Luật Sở hữu trí tuệ:

Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ ViệtNam, phải là tác phẩm không sao chép từ tác phẩm của người khác và nội dungkhông trái với quy định của pháp luật Việt nam đồng thời phải thuộc một trongcác trường hợp sau:

+ Tác phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài được công bố lần đầu tiên tạiViệt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thờitại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bốlần đầu tiên ở nước khác

+ Tác phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theođiều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên

+ Điều kiện bảo hộ giống Công ước Berne về tính nguyên gốc, định hình

và không phương hại tác phẩm gốc

6.3 Thời hạn bảo hộ quyên tác giả

- Theo Công ước Berne:

Trang 19

+ Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời của tác giả và năm mươi năm sau khi tácgiả chết.

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ chấm dứt là 50 năm sau khitác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp Nếu không có sự phổcập như thế thì thời hạn bảo hộ chấm dứt 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện

+ Đối với tác phẩm khuyết danh hay bút danh, thời hạn bảo hộ do Công ướcnày quy định chấm dứt là 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúngmột cách hợp pháp Nếu khi bút danh tác giả biểu lộ không chút hoài nghi về danhtích của tác giả hay tác giả một tác phẩm khuyết danh hay bút danh tiết lộ danhtính của mình trong thời gian đã nói ở trên, thời hạn bảo hộ là thời hạn được quyđịnh suốt cuộc đời của tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết

Các quốc gia thành viên Liên hiệp không bắt buộc phải bảo hộ những tácphẩm khuyết danh hay bút danh khi có đủ lý do cho rằng tác giả của tác phẩm đó

đã chết được 50 năm

+ Đối với tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng: Quốc gia thành viên

có thẩm quyền quy định thời hạn bảo hộ tuy nhiên thời hạn này kéo dài ít nhất 25năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện

+ Đối với tác phẩm đồng tác giả: Thời hạn bảo hộ như trên nhưng thời hạnbảo hộ tính đến sau 50 năm tác giả cuối cùng chết

- Theo Luật Sở hữu trí tuệ:

+ Bảo hộ vô thời hạn: Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là cácquyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặttên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tênthật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹncủa tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩmdưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Trang 20

+ Bảo hộ có thời hạn: Các quyền được pháp luật bảo hộ có thời hạn baogồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người kháccông bố tác phẩm) và các quyền tài sản Thời hạn bảo hộ được xác định như sau:

 Thời hạn chung: là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo nămtác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộchấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

 Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tácphẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩmđược công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tácphẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa đượccông bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tácphẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạnbảo hộ được tính như thời hạn chung

 Đối với tác phẩm sân khẩu còn thời hạn bảo hộ thì thời hạn bảo hộ là suốtcuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết

 Đối với tác phẩm di cáo: Thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩmđược công bố lần đầu tiên

6.4 Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mụcđích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường hợppháp luật có quy định khác Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản quyền

hay sao chép lậu (piracy) Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ

được liệt kê như sau:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

- Mạo danh tác giả

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác

Trang 21

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tácgiả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quyđịnh tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trảtiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừtrường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chấtkhác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đếncông chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không đượcphép của chủ sở hữu quyền tác giả

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tácgiả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tácphẩm

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuêthiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹthuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tácphẩm của mình

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ

sở hữu quyền tác giả

Trang 22

* Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cánhân;

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minhhọa trong tác phẩm của mình;

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩmđịnh kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổisinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

Điều kiện sử dụng: Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm không được làm

ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đếncác quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả vànguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp này không áp dụng đối với tácphẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính

* Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát

Ngày đăng: 25/02/2015, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w